Bài tập Yoga cơ bản – Tư thế Asana

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi anhhungvn, 27/7/2011.

  1. anhhungvn

    anhhungvn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/9/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Các qui tắc cho việc tập asana
    1. Nên tắm hoặc tắm sơ (rửa mặt mũi, chân tay) trước khi tập asana.
    2. Không tập asana ở ngoài trời bởi điều đó có thể khiến cơ thể phải hứng gió đột ngột và do vậy có thể cảm lạnh. Khi tập asana ở trong nhà, phải chú ý mở cửa sổ để không khí thông thoáng.
    3. Không để khói bụi bay vào phòng. Càng ít khói bụi càng tốt
    4. Nam nữ nên mặc đồ lót vừa vặn khi tập.
    5. Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập asana có thể bị phá huỷ.
    6. Chỉ tập asana khi lỗ mũi trái hoặc cả hai lỗ mũi đều thông: không tập asana khi hơi thở chỉ qua lỗ mũi phải.
    7. Nên ăn thức ăn tinh khiết (xem phần chế độ ăn uống).
    8. Không cắt lông ở các khớp trên cơ thể.
    9. Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn.
    10. Không tập asana khi bụng đầy. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa ăn.
    11. Sau khi tập asana phải xoa bóp kỹ chân, tay, và toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp.
    12. Sau khi xoa bóp, nằm nguyên ở tư thế xác chết shavasana tối thiểu hai phút.
    13. Sau khi thư giãn ở tư thế xác chết, không tiếp xúc ngay với nước trong vòng tối thiểu là 10 phút.
    14. Sau khi tập asana, nên đi bộ ở nơi yên tĩnh một lúc.
    15. Nếu phải đi ra ngoài sau khi tập asana khi nhiệt độ cơ thể chưa hạ xuống mức bình thường, hoặc nếu nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài cần mặc quần áo cẩn thận khi ra ngoài. Nếu có thể, hãy hít sâu vào khi ở trong phòng và thở ra khi đi ra ngoài. Làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
    16. Người tập asana có thể tập các môn thể thao khác, nhưng chỉ không nên tập ngay sau các asana.
    17. Nếu bạn bị đau (cảm cúm…) không nên tập asana.
    18. Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong vòng một tháng sau khi sinh, phụ nữ không nên luyện tập asana cũng như các bài tập khác.

    Các nguyên lý của YOGA

    Astaunga Yoga: Tám bước đạt tới sự hoàn thiện
    Mục tiêu của Yoga là đạt tới hạnh phúc hoàn hảo và phương pháp đạt tới mục tiêu đó nằm ở sự phát triển toàn diện của cơ thể và tâm trí. Mặc dù cơ thể và tâm trí có thể được hoàn thiện dần dần qua các phương pháp tự nhiên, nhưng cũng có phương pháp được xây dựng để phát triển cá nhân nhanh hơn.
    Có tám phần của phương pháp này, và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất (Yoga) với Ý thức Vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga Yoga, hay Yoga tám bước.
    Hai bước đầu tiên là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người. Sự cần thiết của đạo đức ở đây là ở chỗ nhờ kiểm soát hành vi, chúng ta có thể đạt tới trạng thái sống cao hơn. Vấn đề không phải là chỉ đơn thuần theo một nguyên tắc nào đó chỉ vì đó là một nguyên tắc. Đúng hơn, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí. Khi tâm trí đã hoàn thiện thì không còn vấn đề “các nguyên tắc” bởi vì lúc đó ý muốn làm điều gì tổn hại đến bản thân hoặc người khác không còn tồn tại trong tâm trí nữa – đó là trạng thái cân bằng hoàn hảo. Yama có nghĩa là “cái kiểm soát”, và việc thực hành Yama có nghĩa là kiểm soát các hành vi liên quan đến ngoại giới. Trong cuốn sách Hướng dẫn hành vi con người, Shrii Shrii Anandamurti đã giải thích rõ ràng các khía cạnh khác nhau của Yama và Niyama, một cách giải thích rất rõ ràng và cũng thực tế cho con người của thế kỷ 21.
    Bước thứ ba của Astaunga Yoga là Asana. Một asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của Yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.
    Khía cạnh quan trọng nhất của asana là tác động lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất hóc môn trực tiếp vào máu. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến tuỵ, tuyến ức, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Nếu một trong các tuyến trên tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.
    Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Khi hoạt động của các tuyến được cân bằng, điều này giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ làm mạnh lên các trung tâm thần kinh các asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí (vrttis) ở các trung tâm này. Có năm mươi các khuynh hướng tâm trí được phân bổ ở sáu luân xa thấp của cơ thể.
    Phần thứ tư của Astaunga Yoga là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống. Pranayama cũng là phần luyện tập nổi tiếng của yoga nhưng nguyên tắc của cách luyện tập này thường không được giải thích rõ.
    Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sóng thể chất và tâm trí trong quan hệ với năng lượng sức sống. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chúng chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi v.v… Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranendriya. (Pranendriya, giống như các luân xa, không phải là một cơ quan giải phẫu). Cơ quan Pranendriya này cũng có chức năng nối các giác quan với một điểm trên não. Pranendriya nằm ở giữa ngực và nó đập theo nhịp hô hấp.
    Trong pranayama có một quá trình đặc biệt điều chỉnh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Điều này giúp cho thiền định rất nhiều. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sức sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có khả năng.
    Bước thứ năm của Astaunga Yoga là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự gắn bó với các đối tượng bên ngoài. Trong thiền định Yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra.
    Phần thứ sáu của Astaunga Yoga là Dharana. Dharana có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Trong bài thiền cơ bản, người tập đưa tâm trí tới một luân xa nhất định, đó là hạt nhân tâm trí và tâm linh của người đó. Điểm này (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi mất tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharana.
    Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy của Astaunga Yoga là Dhyana. Trong quá trình này, trước hết tâm trí được mang đến một luân xa cụ thể, sau đó được hướng theo một luồng chảy liên tục tới Ý thức Tối cao. Luồng chảy này tiếp tục tới khi tâm trí hoàn toàn bị thu hút vào Ý thức Tối cao. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana.
    Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga Yoga là samadhi.
    Samadhi không giống bảy bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả của các phần khác của Astaunga Yoga. Đó là thu hút tâm trí vào Ý thức Tối cao. Có hai dạng samadhi, nirvikalpa và savikalpa. Savikalpa là trạng thái nhập định chưa hoàn toàn. Trong savikalpa samadhi người tập cảm thấy “Tôi là Ý Thức Tối cao”, nhưng trong nirvikalpa samadhi không còn cảm giác cái “Tôi” nữa. Ý thức cá nhân hoàn toàn hoà nhập với Ý thức Vũ trụ.
    Những ai kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bởi vì nó diễn ra khi tâm trí ngưng hoạt động. Cách duy nhất mà họ có thể biết được họ đã kinh nghiệm trạng thái này là sau khi tâm trí thoát khỏi trạng thái nhập định. Khi đó họ kinh nghiệm các sóng của hạnh phúc tột cùng và có thể biết rằng họ đã trải qua trạng thái nirvikalpa samadhi. Việc đạt tới trạng thái samadhi là kết quả của nhiều năm luyện tập trong kiếp này, hoặc kiếp trước hoặc nhờ ân huệ của người Thầy. Nó là đỉnh cao của hàng triệu năm tiến hoá từ những dạng sống thấp hơn cho tới kiếp người và cuối cùng là hoà nhập với Cội nguồn của tất cả hiện hữu.
    Lược dịch từ cuốn The Wisdom of Yoga (P.R. Sarkar, Singapore, 1990).

    Bài tập tư thế Yoga cơ bản

    Thế con thỏ (Shashaungasana)Thế con thỏ (Shashaungasana) Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

    Thế đầu sát gối (Janushirasana)Thế đầu sát gối (Janushirasana) Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy

    Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana) Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.

    Thế cây cung (Dhanurasana)Thế cây cung (Dhanurasana) Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.

    Thế chào dài (Diirgha Pranama)Thế chào dài (Diirgha Pranama) Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.

    Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana) Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.

    Thế Yoga (Yoga Mudra)Thế Yoga (Yoga Mudra) Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.
    Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy Yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một tháng 8 buổi, tuần 2 buổi.

    Trình độ cơ bản: thế yoga, thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế thức dậy, thế ấn bụng, thế thót bụng, thế cây cung, thế ngồi dậy khó.
    Trình độ nâng cao 1: thế tay và chân, thế vặn mình, thế đầu bò, thế con châu chấu, thế cây nến, thế con cá, nhảy kaoski và tandava.
    Trình độ nâng cao 2: thế con thỏ, thế phát triển trí tuệ, thế thăng bằng, thế hành động, thế suy tưởng, thế con gấu, thế con chim, thế nửa vầng trăng.
    Ngoài ra hướng dẫn viên có thể bổ sung, điều chỉnh các tư thế học tuỳ theo trình độ của học viên từng lớp.

    Theo Yoga.com.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhhungvn
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. nguyenleanh

    nguyenleanh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/4/2010
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bài tập Yoga cơ bản – Tư thế Asana

    Oa oa oa, bài viết dài quá, lười đọc. Sao bác chủ topic ko bôi đậm những ý quan trọng cho dễ đọc nhở:(
     

Chia sẻ trang này