Làm gì để giúp trẻ bại não bình phục?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thucuong8878, 11/7/2013.

  1. thucuong8878

    thucuong8878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/5/2013
    Bài viết:
    1,541
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    48
    LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ BẠI NÃO BÌNH PHỤC



    Trẻ có thể bị gọi là thiểu năng trí tuệ, sống thực vật, chậm phát triển, tăng động, xuất huyết não, tự kỷ, động kinh, tai biến mạch máu não, rối loạn tập trung chú ý… Tùy theo từng vùng não bị tổn thương, trẻ có thể gặp phải vấn đề về vận động, cảm giác, thị giác, thích giác, ngôn ngữ, học tập hoặc pha trộn của nhiều rắc rối trên. Tất cả những biểu hiện đó là triệu chứng tổn thương não (bại não). Đã từ lâu, người ta vẫn cho rằng sự tăng trưởng và phát triển của não là do số phận định sẵn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tế đã chứng minh sự lớn lên và phát triển của não là quá trình biến đổi năng lượng và không ngừng hoạt động.

    * Có 5 con đường đi lên não: Thị giác, thích giác, cảm nhận, vị giác, khứu giác và có hàng ngàn cách để kích thích não thông qua 5 con đường. Hàng ngàn trẻ bại não trên thế giới đang trên đường đi tới sự bình phục. Nhiều trẻ đã tới đích và một điều quan trọng là cha mẹ, người thân, thầy cô giáo v.v.. không bao giờ đầu hàng với những khó khăn của trẻ.

    * Có một số cách làm giúp trẻ bại não đi tới sự bình phục

    1. Phát triển vận động

    Vận động là nền tảng của cuộc sống, trẻ bại não càng vận động nhiều càng tốt. Nếu trẻ biết trườn sấp, biết bò, biết đi, biết chạy v.v… thì hãy giúp trẻ trườn, bò, đi, chạy càng nhiều càng tốt. Sau mỗi một bài tập bố mẹ hoặc cô giáo động viên khích lệ để trẻ vui vẻ và có những thành công tiếp theo. Vì vận động làm tăng khả năng hô hấp, tăng oxy não thể hiện qua sự cải thiện chức năng.

    - Trách đặt bé nằm ngửa; tránh cản trở cơ hội di chuyển của bé bằng cách ôm ấp trẻ.

    - Tránh mặc áo quần chật làm ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ.

    - Đừng sửa, đừng chê kiểu vận chuyển của trẻ, mà bố mẹ ở nhà, hoặc cô giáo ở trường cùng trườn, bò, đi, chạy đúng động tác để trẻ làm theo.

    2. Phát triển tư duy

    - Không có mối liên hệ nào giữa sự tổn thương não và trí thông minh.

    - Có một mối liên hệ giữa tổn thương não và khả năng diễn đạt, trí thông minh đó bằng ngôn ngữ.

    - Dạy trẻ tổn thương não đòi hỏi phải kiên trì, nhân ái, vui vẻ và tôn trọng.

    - Cung cấp cho trẻ môi trường thoải mái, kích thích tư duy mỗi ngày. Trẻ tổn thương não gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ, còn trí thông minh vẫn phát triển bình thường, hãy dạy cho trẻ mọi lúc, mọi nơi với sự trung thực, vui vẻ và khích lệ, động viên trẻ.

    - Đừng vội chê bai, đừng làm trẻ chán nản; đừng cho rằng trẻ không thể học được, đừng nghĩ rằng trẻ không thông minh chỉ vì trẻ chưa nói được để diễn đạt tư duy, trí thông minh của mình.

    - Hãy nhẫn nại, chờ đợi nhìn vào ánh mắt, cử chỉ và nghe những âm thanh chưa rõ tiếng của trẻ để phán đoán trẻ muốn nói gì.

    - Đừng phất lờ yêu cầu của trẻ.

    3. Phát triển giao tiếp

    - Mọi đứa trẻ đều muốn giao tiếp.

    - Dù cho bố mẹ hoặc cô giáo có thể không hiểu ngôn ngữ của trẻ, nhưng trẻ đang cố gắng nói với bố mẹ hoặc cô giáo hoặc những người xung quanh.

    - Rất nhiều trẻ bại não gặp rắc rối về ngôn ngữ, trục trặc trong việc sắp xếp những điều mình muốn nói.

    - Khi người lớn muốn nhận được một sự hồi đáp từ trẻ hãy kiên trì, vui lòng cho trẻ có thời gian tự chuẩn bị để trẻ có thể tạo ra một âm hay nói một từ.

    - Trẻ bại não nếu tức tối, bức xúc khi chúng không thể giao tiếp, khi người lớn bạn bè không hiểu ý của chúng và điều này có thể dẫn tới những rắc rối về hành vi của trẻ (cắn, cấu, khua tay chân loạn lên…)

    - Cha mẹ và cô giáo nên hướng trẻ vào những cuộc đàm thoại vui vẻ.

    - Đừng cắt ngang khi trẻ đang nói, đừng sửa chữa hoặc nhại lại hoặc chê bai lời trẻ nói.

    4. Hội nhập xã hội

    - Cách cư xử văn minh của bố mẹ, của cô giáo tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học và thực hành lối cư xử đúng mực.

    - Tất cả trẻ bại não đều muốn biết mọi người trông đợi gì ở chúng và chúng muốn cống hiến cho mọi người.

    - Trẻ bại não thường học phải những cách cư xử không đúng mực khi trẻ bị đặt chung với những bé bại não khác.

    - Bố mẹ, cô giáo, người thân cố gắng gần gũi trẻ càng nhiều càng tốt, trẻ sẽ học được cách cư xử đúng mực, rèn luyện đạo đức tốt.

    - Giao cho trẻ trách nhiệm tăng dần để bé trở thành một thành viên hữu ích của gia đình và nhà trường.

    - Trẻ bại não không phải là phế nhân, cần đối xử trung thực, công bằng, tôn trọng và đầy nhân ái.

    - Bố mẹ của trẻ đừng bao giờ xấu hổ, ngần ngại, buồn phiền hay thất vọng về con của mình. Trẻ bại não có quyền học tập và lớn lên như bao đứa trẻ khác chỉ cần gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm đến chúng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thucuong8878
    Đang tải...


  2. xuanhuong15

    xuanhuong15 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/10/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Làm gì để giúp trẻ bại não bình phục?

    nghe nói có trung tâm chữa cho trẻ bại não rất hiệu quả bằng cấy tế bào gốc, thử liên lạc vào số điện thoại 0466811155 tư vấn thử coi các mẹ
     

Chia sẻ trang này