Toàn quốc: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Mẹ Típ, 24/7/2013.

  1. greeno

    greeno Hương nhang Bồ Đề Tâm

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    3,075
    Đã được thích:
    831
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Tối nay em qua nhà bà chị trên HQV mợ mang về nhà em tiện đường qua lấy luôn nhé
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  2. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Okie bác, khách mua nào cũng thế này tốt quá hihi
     
  3. greeno

    greeno Hương nhang Bồ Đề Tâm

    Tham gia:
    25/4/2013
    Bài viết:
    3,075
    Đã được thích:
    831
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Thân gái dặm trường bắt mợ mang xuống tận làng quê ngoại ô nhà em thì vất vả lắm, hehe
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  4. phuonglienle

    phuonglienle

    Tham gia:
    13/8/2011
    Bài viết:
    11,869
    Đã được thích:
    3,323
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    oánh dấu ngâm cứu .
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  5. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Khi nào có nhu cầu mẹ nó ủng hộ mình nhé. Cảm ơn bạn nhiều :)
     
  6. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Ngừa tiêu chảy cho trẻ vào mùa hè

    Tiêu chảy dễ mắc ở trẻ em, tỷ lệ tử vong cao. Mùa hè được các chuyên gia y tế khuyến cáo là thời điểm dễ phát bệnh tiêu chảy nhất ở trẻ.

    Chuyển bệnh nhanh

    Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TP HCM vừa cứu sống một trường hợp tiêu chảy cấp có biến chứng nặng. Bệnh nhi chưa được 1 tuổi, nhập viện trong tình trạng sốt cao, hôn mê, khó thở, trụy mạch, có dấu hiệu mất nước nặng. Ngay lập tức, bé được đặt nội khí quản thở máy, truyền dịch chống sốc và thực hiện các xét nghiệm cấp cứu. Bác sĩ kết luận bệnh nhi bị toan chuyển hóa, hạ đường huyết và hạ kali máu nặng.

    Mang đến bệnh viện ngay nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau:

    - Bỏ ăn, bỏ bú.
    - Sốt cao.
    - Tiêu phân có máu hoặc tiêu lỏng nhiều lần.
    - Trẻ khát đòi uống nước liên tục.
    - Khóc không thấy nước mắt.

    Đặc biệt đối với các trẻ bụ bẫm hoặc béo phì, các bậc cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn vì những trẻ này rất khó đánh giá tình trạng mất nước.

    Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPCHM, trước đó, bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận những trường hợp biến chứng nặng do tiêu chảy cấp như bệnh nhi trên. Nguy hiểm là những bé tiêu chảy khoảng 10 lần/ngày, đột nhiên sốt cao, co giật, hôn mê, trụy mạch. Nếu không xử trí kịp thời rất dễ tử vong.

    Theo GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, Nguyên Giám đốc BV Nhi Trung ương, mùa nào trẻ cũng có thể bị đe doạ bởi bệnh tiêu chảy cấp. Nhưng tỷ lệ phát sinh bệnh cao nhất là mùa hè - thu. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời. Tiêu chảy cấp cũng là một trong số loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ.

    Khi bị tiêu chảy, nếu trẻ có những biểu hiện như: Mất nước, mắt hõm sâu, miệng cực kỳ khô, khát nước, khóc không thấy nước mắt, tiểu tiện ít, không muốn ăn và uống nước, nôn mửa nhiều lần, trong 1-2 giờ đồng hồ đại tiện ra nước nhiều lần, trong phân có máu thì ngay lập tức phải đưa đến viện cấp cứu vì trẻ đang bị đe doạ tính mạng.

    Bù nước cho trẻ như thế nào?

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: Khi trẻ tiêu chảy cấp (tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày và kéo dài dưới 14 ngày), điều quan trọng nhất phải vẫn phải cho trẻ ăn, bú nhằm tránh tình trạng hạ đường huyết. Phải bù nước cho trẻ bằng đường uống ngay từ những ngày bị tiêu chảy đầu tiên. Tốt nhất là uống nước oresol.

    Tuy nhiên, nếu ở nông thôn không tiện mua loại nước điện giải này thì có thể thay thế bằng nước cháo muối hay nước gạo rang muối theo tỷ lệ 50g gạo với 3,5g muối, nấu nhừ và lọc lấy nước. Cứ sau mỗi lần trẻ đại tiện, cha mẹ nên bù nước cho con với lượng uống từ 50-100ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100-200ml đối với trẻ trên 2 tuổi. Riêng với nước oresol, không nên pha quá đặc. Tỷ lệ tốt nhất là 1 gói pha với 1 lít nước sôi để nguội.

    Với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu đứa trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó. Tuy nhiên, người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì lý do sợ truyền sang con vì thức ăn của người mẹ có mỡ sẽ làm tăng hấp thu vitamin A,D,E,K. Vì vậy, thành phần của sữa sẽ không thiếu các vitamin này, nhất là vitamin A. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường tiêu hoá, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh. Trong sữa mẹ năng lượng do mỡ tạo ra chiếm khoảng 50%. Vì vậy, nếu người mẹ kiêng mỡ sẽ thiếu năng lượng, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

    Với những trẻ nuôi bộ bằng sữa bò hoặc sữa bột, khi cho trẻ uống sữa cần tăng thêm lượng nước sạch gấp 2 lần so với lúc bình thường để bổ sung thành phần nước đã bị mất.

    Với trẻ đã ăn dặm hoặc ăn cơm, vì tiêu chảy mất nước, cơ thể mệt mỏi nên ngoài bú mẹ (nếu chưa cai sữa) có thể chia nhỏ bữa ăn cho trẻ và ăn làm nhiều bữa trong ngày. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn bằng những loại thức ăn hàng ngày chúng thường ăn hoặc thích ăn. Tuy nhiên, loại thực phẩm tốt nhất là cháo hoặc bột nấu với khoai tây, cà rốt, thịt lợn nạc, thịt gà, đồ uống có sữa đậu nành, sữa ít lactose hoặc không có lactose. Không nên cho trẻ uống các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường.
     
  7. meviet

    meviet Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    5/6/2006
    Bài viết:
    4,322
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    chúc mừng nhà mới của bà nhé>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  8. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Tks bà, có gì giới thiệu giúp tôi bà nhé :)
     
  9. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Kẽm và vai trò quan trong trong dinh dưỡng trẻ em

    Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam : Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ,dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.

    [​IMG]
    Thiếu kẽm khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu, chán ăn

    Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định nước ta hiện còn nằm trong nhóm 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất trên thế giới,. Kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 cho thấy khoảng 18,9% (1,54 triệu) trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và khoảng 31,9% (2,59 triệu) bị SDD thể thấp còi. Điều tra năm 2010 cho thấy 17,5% trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 29,3% bị SDD thể thấp còi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một vi khoáng được chứng minh có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời.

    Dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Một số người xơ gan bị thiếu kẽm do không giữ được kẽm. Dấu hiệu sinh hóa của tình trạng thiếu kẽm bao gồm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh (< 70 mcg/dl hay <10.7 micromol/L), giảm alkaline phosphatase, alcohol dehydrogenase trong võng mạc (không thấy ban đêm), giảm testosterone trong huyết tương vàsuy giảm chức năng hoạt động của tế bào lymphô T, giảm tổng hợp chất tạo keo (collagen) từ đó vết thương không liền được và giảm hoạt động của RNA polymerase trong nhiều mô.

    Vai trò của kẽm đối với cơ thể :Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp
    protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

    Nếu thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng .Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (kém phát triển về chiều cao), có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1, một yếu tố tăng trưởng quan trọng của cơ thể. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, có hiện tượng gián đoạn quá trình nhân đôi của các tế bào phôi trong thời kỳ bào thai, dẫn đến sự khiếm khuyết về sự tăng trưởng của bào thai và tỷ lệ quái thai cao ở các động vật chịu một chế độ ăn thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai.Theo nghiên cứu của tác giả Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Như vậy để trẻ có chiều cao tốt thì trong chế độ ăn của bà mẹ từ lúc có thai cho đến chế độ ăn của con sau khi sinh đều phải có đầy đủ kẽm.

    Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.

    Nhu cầu của kẽm và hấp thu kẽm trong cơ thể : Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5m/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.

    [​IMG]
    Nên bổ sung kẽm cho trẻ từ các loại thực phẩm giàu kẽm

    Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày. Kẽm được hấp thu chủ yếu tại tá và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỉ lệ hấp thu vào khoảng 33%. Giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Nên cho trẻ ăn đủ chất đạm từ động vật vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm này của thức ăn giàu phytate thay vì hạn chế thức ăn thực vật. Canxi làm tăng bài tiết kẽm và do đó làm giảm tỉ lệ hấp thu kẽm, không nên uống cùng lúc với kẽm. Để tăng hấp thu kẽm, nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.

    Cung cấp kẽm cho cơ thể: Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

    [​IMG]
     
  10. KuHim

    KuHim Sp tăng khả năng thụ thai , Vitamin cac loai

    Tham gia:
    26/3/2011
    Bài viết:
    15,683
    Đã được thích:
    12,430
    Điểm thành tích:
    3,813
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Men vi sinh Biomycare ở dạng bào tử Bacillus clausii uống sẽ hất thu rất tốt lại có thêm cả Kẽm nữa sẽ rất hiệu quả cho việc điều trị rồi loạn tiêu hóa cho các bé đặc biết là các bé bị đi ngoài do sử dụng kháng sinh. Sản phẩm này cũng rất hữu hiệu cho các bé chậm lớn, kém hấp thu dinh dưỡng đấy chủ top ah. Sản phảm tốt, ngâm cứu để làm đại lý cho mẹ cháu.
     
  11. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    May quá, có ý kiến của dược sĩ đây rồi. Cảm ơn mẹ cháu nhiều nhiều :)
     
  12. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Tiêu chảy cấp do Rotavirus

    Theo thống kê, tại Việt Nam, tác nhân gây tiêu chảy cấp nhập viện thường gặp nhất là Rotavirus và có đến 95% trẻ em bị nhiễm virut Rota ít nhất một lần trước 5 tuổi. Hằng năm, tiêu chảy cấp do virut Rota gây ra tước đi sinh mạng hơn 600.000 trẻ em trên toàn thế giới và tỉ lệ trẻ tử vong vì bệnh này rất cao ở các nước đang phát triển.

    Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh gì?

    Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virut Rota gây nên. Bệnh rất thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Trong 5 năm đầu đời, hầu như không trẻ nào thoát khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng thường nhẹ hơn. Tiêu chảy cấp do Rotavirus là nguyên nhân gây tử vong cho trên 600.000 trẻ em trên thế giới hàng năm. Tại các nước có khí hậu ôn đới, bệnh xảy ra vào mùa đông (tháng 10 – 12) và mùa xuân (tháng 1 – 4). Tuy nhiên những năm gần đây bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.

    Bệnh lây truyền như thế nào?

    Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Virus được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu trong phân, ở bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật… bị nhiễm. Trẻ dễ dàng bị nhiễm bệnh do uống hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn.

    Virus Rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn ói và dẫn đến mất nước nhanh chóng và có thể tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Siêu virut này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường và đề kháng với các chất tẩy rửa thông thường như cồn, nước Javel nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Virut Rota lây truyền chủ yếu qua con đường phân, miệng và tay. Chúng được thải ra ngoài theo phân của bệnh nhi và tồn tại nhiều ngày trên bề mặt các đồ vật xung quanh trẻ như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, các vật dụng trong nhà. Nguy cơ nhiễm bệnh của các trẻ nhỏ là rất cao, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng.

    Các triệu chứng

    Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

    - Nôn ói và tiêu chảy. Nôn ói xuất hiện trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trẻ ói rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đàm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên có thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại.

    - Sốt vừa phải. Đau bụng. Có thể có ho và chảy mũi nước.
    Trong trường hợp điển hình, khi bị nhiễm virut Rota trẻ nhỏ sẽ gặp các triệu chứng như sốt, quấy khóc, sau đó nôn ói dữ dội và tiêu chảy. Nôn ói và tiêu chảy có thể đến 20 lần một ngày, phân thường nhiều nước, có thể có đờm không có máu.

    Vì trẻ vừa nôn ói và vừa tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên cơ thể trẻ dễ bị mất nước và phải nhập viện để điều trị. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 đến 9 ngày nhưng để hồi phục hẳn có khi phải mất đến ba tuần. Nếu không được điều trị bù nước kịp thời và thích hợp trẻ sẽ mất nước nặng, toan máu thậm chí tử vong. Sau đợt bệnh, trẻ dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng dù đã được nâng đỡ dinh dưỡng thích hợp.

    Biến chứng của bệnh?

    Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là suy kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: Khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện.

    Điều trị

    Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp. Do trẻ vừa bị tiêu chảy vừa nôn ói nhiều lần trong ngày nên bù dịch bằng đường uống thường gặp khó khăn. Trong những trường hợp này, trẻ phải nhập viện để truyền dịch bằng tĩnh mạch.
    Đối với trẻ bị bệnh nhẹ, sau khi đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Lưu ý những điểm sau đây:

    + Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không có gas), nước dừa tươi hoặc cho trẻ uống nước ORESOL theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

    + Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, đút chậm bằng muỗng vì trẻ dễ bị ói. Nếu trẻ ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi đút lại, chậm rãi hơn.

    + Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.

    + Theo dõi số lần đi đại tiện, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.

    + Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.

    + Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài (chứ không có tác dụng tiêu diệt virus – nguyên nhân gây nên tiêu chảy). Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong…

    + Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh?

    - Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, do đó nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác.

    - Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

    - Các bà mẹ, cô bảo mẫu phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

    - Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.

    - Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

    - Tã lót của trẻ bị bệnh phải được cho vào bao nylon, cột kín rồi cho vào thùng rác.

    - Cho trẻ uống vacxin. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được chủng ngừa phòng bệnh càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh có con dưới 6 tháng tuổi nên gặp ngay bác sĩ từ lần khám đầu tiên tại các bệnh viện sản, nhi và các trung tâm y tế dự phòng trong thành phố để được tư vấn về biện pháp ngăn ngừa trẻ khỏi sự tấn công của virus Rota. Trẻ được uống 2 liều cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ tuần lễ thứ 6 sau khi sinh (tuổi lớn nhất còn có thể uống được vaccin phòng Rotavirus là 3 tháng tuổi, tuổi kết thúc uống là 4 tháng tuổi). Sau khi uống vacxin lần thứ nhất, cần theo dõi xem trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc bất thường để báo ngay với thầy thuốc.
     
  13. TM.Store

    TM.Store Mua hàng tại kho

    Tham gia:
    13/4/2011
    Bài viết:
    7,376
    Đã được thích:
    3,617
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Trời ơi không biết sớm, vừa cho thằng cu nhà mình uống xong 1 đợt men tiêu hóa >> lần sau mới mua thì có được KM giảm giá không nhỉ? hihi
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  14. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Ku nhà bác làm sao phải uống men tiêu hóa ạ? Bác cho uống loại gì?
    Lần sau, kiểu gì cũng có hihi
     
  15. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Lượng kẽm cần có mỗi ngày cho trẻ

    Giới hạn kẽm phù hợp cho từng độ tuổi như sau:

    • Trẻ từ 0-6 tháng: 3mg/ngày
    • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
    • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
    • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
     
  16. dongholananh

    dongholananh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/5/2013
    Bài viết:
    3,005
    Đã được thích:
    978
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    bạn ơi men tiêu hóa này dùng hàng ngày đuọc không ban? hay khi nao be đi ngoai mơi uông vậy ban?
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  17. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Bạn có thể cho con dùng 1 đợt (1 hộp 20 ống dùng trong 5 ngày) để hệ tiêu hóa của bé khỏe, hấp thu tốt hơn. Sau đó thì nếu có vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) hoặc kém hấp thu mới cần dùng tiếp bạn ạ
     
  18. mit miu

    mit miu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/5/2011
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Thế bé suy dinh dưỡng còi xương nhưng không tiêu chảy mà táo bón thì sao hả mẹ nó ?????????
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  19. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy việc bổ sung men vi sinh hằng ngày giúp giảm 47,5% tỷ lệ táo bón ở trẻ nhỏ và kích thích cảm giác ăn ngon miệng cho bé. Do vậy mẹ nó có thể bổ sung đều đặn cho bé để tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, ổn định hệ vi sinh đường ruột và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

    Biomycare là men vi sinh dạng ống chứa kẽm, vi khuẩn ở dạng bào tử, không bị phân hủy bởi axit dạ dày, bổ sung hệ vi khuẩn có ích cho trẻ, và cung cấp thêm kẽm, giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu trẻ em. Hơn nữa Biomycare bổ sung kẽm cho đường tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hấp thu tốt hơn.

    Mẹ nó có thể cho con uống một đợt (1 hộp dùng trong 5 ngày, mỗi ngày 2 ống) là có thể thấy có sự thay đổi rồi đấy :)
     
  20. mit miu

    mit miu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/5/2011
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Có còn chương trình 60K/hộp không để mẹ cháu còn lấy 3 hộp uống thử nào ............... >> 097 890 8585
     
    Mẹ Típ thích bài này.

Chia sẻ trang này