Toàn quốc: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Mẹ Típ, 24/7/2013.

  1. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Vẫn còn mẹ cháu ạ. Mẹ cháu PM cho mình địa chỉ để bên mình giao hàng nhé.
    Cảm ơn mẹ cháu đã ủng hộ (u)
     
  2. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Cu nhà mình dùng mãi men của bạch mai mà cũng chả ăn thua. Đánh dấu xem thế nào
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  3. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Biomycare ưu việt hơn các loại men khác là có bổ sung thêm kẽm, kể cả enterogemina của Pháp (loại các mẹ rất ưa dùng) cũng không có đâu. Mẹ nó nghiên cứu ủng hộ mình nhé :0
     
  4. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Vì sao bé chậm lớn, kém hấp thu?


    Bé ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy tong teo. Đồ ăn của bé toàn thứ bổ dưỡng theo tiêu chuẩn cân bằng vậy mà bé vẫn suy dinh dưỡng như thể thiếu ăn. Vì sao vậy?

    Biomycare xin gửi tới cha mẹ bảng hướng dẫn để biết cách khắc phục tình trạng chậm lớn, kém hấp thu của bé:

    [​IMG]
     
  5. mit miu

    mit miu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/5/2011
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Nhà mình ở ngõ 145 Quan Nhân nhé - Trước khi qua liên hệ theo số 097 890 8585 - Thanks !
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  6. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Cảm ơn bạn, mai mình sẽ giao hàng nhé :)
     
  7. TM.Store

    TM.Store Mua hàng tại kho

    Tham gia:
    13/4/2011
    Bài viết:
    7,376
    Đã được thích:
    3,617
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    hic, thì vẫn cái vụ muôn thủa: ăn uống kém ấy mà, vừa cho uống 1 đợt enterogemina của Pháp ấy, rồi sắp lại Unikid của DHG, cứ như thế liệu trình 2 tháng 1 lần mà chỉ được mấy ngày đầu, chả ăn thua gì lắm...éc éc
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  8. TM.Store

    TM.Store Mua hàng tại kho

    Tham gia:
    13/4/2011
    Bài viết:
    7,376
    Đã được thích:
    3,617
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Mình cũng đã cho uống men bạch mai roài, cũng chỉ được mấy ngày đầu... >> có điều cháu đi ngoài thì có mùi hơi khác lạ, hị hị
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  9. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Enterogemina của Pháp nhưng không có bổ sung kẽm như Biomycare nhà em đâu bác nhé. Món này mới kích thích ăn uống đây này :p
     
  10. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    sản phẩm này nghe có vẻ hay quá, oánh dấu ngâm cứu
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  11. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Cảm ơn em, lúc nào có nhu cầu ủng hộ chị nhé :)
     
  12. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Lưu ý khi cho bé uống sữa tươi

    Cho bé uống sữa tươi đúng cách không chỉ giúp bé phát triển sức khỏe tối đa mà còn tăng hệ miễn dịch phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tiêu chảy. Biomycare xin giới thiệu một số lưu ý khi cho bé uống sữa tươi.

    Nên cho bé uống sữa tươi khi nào?

    Giai đoạn bé chưa đủ 12 tháng tuổi, bé vẫn còn rất cần các vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin E, kẽm và sắt) có trong sữa mẹ để tăng trưởng, phát triển và đề kháng với bệnh tật. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa đủ sức để tiêu hóa được những protein phức hợp có trong sữa tươi. Vì thế, đây vẫn chưa phải là thời điểm phù hợp để bé chuyển sang sữa tươi.

    Tuy nhiên, khi bé đã đủ 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng thì sữa tươi lại trở thành một nguồn thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên và vô cùng quan trọng đối với bé.

    Sữa tươi cung cấp canxi, phốt pho, vitamin A và magiê phong phú giúp điều khiển các cơ, xây dựng xương và răng của bé chắc khỏe; cung cấp chất béo giúp bé phát triển trí não; tăng cường vitamin D giúp cơ thể bé hấp thụ tốt hơn lượng canxi cần thiết; và hơn cả là cung cấp protein và hydro carbon cho sự tăng trưởng của bé, giúp bé có đủ năng lượng để tập đi, tập chạy mỗi ngày, giảm thiểu nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tim hay các vấn đề về xương cho bé sau này.

    Tập cho bé làm quen với sữa tươi

    Khẩu vị của bé đã quá quen với sữa mẹ hay sữa công thức, nên nếu ngay lập tức bạn chuyển sang sữa tươi thì hầu hết các bé đều có phản ứng chống cự. Việc tập cho bé uống sữa tươi cũng cần có bí quyết và thời gian.

    Khi bé được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé tập ăn từng chút một những sản phẩm từ sữa tươi như phô mai, sữa chua… vừa bổ sung canxi cho bé, vừa tạo điều kiện giúp bé làm quen với các protein có trong sữa, và để xem cơ thể bé có thích nghi được với loại thức ăn mới này không.

    Khi bé chính thức được 1 tuổi, bạn sẽ cho bé chuyển sang giai đoạn uống sữa tươi một cách từ từ. Bạn có thể pha một phần sữa tươi với hai phần sữa mẹ cho bé dùng, nhưng chỉ pha một lượng nhỏ thôi để bé làm quen trước đã. Sau đó, bạn tăng từng chút một tỷ lệ sữa tươi trong khẩu phần sữa của bé lên mỗi ngày cho đến khi bé hoàn toàn uống được sữa tươi. Quá trình này sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần. Đối với nhiều bậc cha mẹ, đây cũng là thời điểm thích hợp tập cho bé chuyển từ bú bình sang uống cốc.

    Sau khi bé đã quen với sữa tươi, bạn duy trì mức 350-400 ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày cho bé.

    Chọn sữa tươi cho bé

    Để tốt cho sức khỏe của bé, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi cho trẻ uống sữa tươi:

    Thứ nhất, các mẹ chú ý chỉ chọn sữa tươi nguyên chất cho bé. Khi đến giai đoạn bé tập uống sữa tươi, các mẹ không nên chọn mua cho con loại sữa ít chất béo hoặc không có chất béo. Bởi chất béo có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.

    Thứ hai, cho bé uống sữa tươi trong ngày hài hòa với sữa mẹ và sữa công thức. Không dùng sữa tươi thay thế hoàn toàn hai loại sữa kể trên. Nếu con bạn không thích vị của sữa tươi, bạn thử khéo léo tìm cách kết hợp sữa tươi với sữa mẹ và sữa công thức. Có thể trộn 1 phần sữa tươi với 3 phần sữa mẹ để bé làm quen. Khi bé đã quen, tiếp tục thêm nhiều sữa tươi hơn.

    Thứ ba, mẹ chỉ nên cho bé uống tối đa 2 cốc sữa tươi/ngày. Bạn cũng có thể làm những món soup, nước sốt với sữa tươi để “đãi” bé.

    Thứ tư, bạn cần chú ý đến hương vị của sữa. Khi bạn bắt đầu tập cho bé uống sữa tươi, bé có thể từ chối. Hãy chọn loại sữa tươi có mùi vị thơm ngon để lôi kéo bé.

    Lưu ý khi cho bé uống sữa tươi

    Theo kết luận từ các nhà nghiên cứu, tỷ lệ đạm whey và casein trong sữa tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi nên sữa tươi được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

    Giai đoạn từ 1-2 tuổi, mẹ nên cho bé uống sữa nguyên kem thay vì sữa gạn bớt kem hay sữa gầy. Bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa. Sau 2 tuổi, mẹ có thể cho bé uống sữa gầy, tùy theo sự phát triển của bé. Nhưng tốt nhất là mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa tươi nguyên kem cho đến khi bé được ít nhất 5 tuổi.

    Các mẹ lưu ý bảo quản sữa tươi cho bé ở tủ lạnh trong 7 ngày với điều kiện nhiệt độ của tủ lạnh phải dưới 5ºC nhé (lý tưởng nhất là từ 0-4ºC). Khi các mẹ lấy sữa tươi từ tủ lạnh, có thể hâm nóng lại trước khi cho bé uống bằng cách ngâm cách thủy nước sôi… để tránh cho bé có thể bị viêm họng.

    Biomycare là men vi sinh dạng ống chứa kẽm, vi khuẩn ở dạng bào tử, không bị phân hủy bởi axit dạ dày, bổ sung hệ vi khuẩn có ích cho trẻ, và cung cấp thêm kẽm, giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu trẻ em.
     
  13. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

    Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ tiêu chảy tức là hệ tiêu hóa “có vấn đề”. Vì thế họ cho trẻ ăn ít, hoặc nhịn để “ruột được nghỉ ngơi”, mau chóng phục hồi. Nhưng thực tế, đó là quan niêm hết sức sai lầm. Khi bé bị tiêu chảy, bé cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, để không bị thiếu chất và cung cấp đầy đủ năng lượng và các thành phần để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

    Nguyên tắc dinh dưỡng

    - Ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ và vitamin.
    - Các loại thực phẩm cần hạn chế: thức ăn chứa nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp, các thức ăn khô.
    - Chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.
    - Bổ sung nước và điện giải, nhất là tiêu chảy cấp (trên 10 lần/ngày) hoặc tiêu chảy kéo dài (trên 14 ngày) để phòng mất nước và điện giải.
    - Bổ sung kẽm và men vi sinh

    Cách bù nước điện giải

    Oresol là dung dịch điện giải phổ biến và hiệu quả nhất để bù nước, điện giải cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể pha nước gạo rang muối, nước cháo muối, nước xúp cà rốt muối… để bù nước điện giải cho con.

    Cách pha dung dịch oresol: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ một gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc với 200ml, 250ml nước theo hướng dẫn ghi trên từng loại gói), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và khuấy kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

    Cách cho uống:

    - Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.

    - Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.

    Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy với từng độ tuổi

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi

    Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, mẹ không nên ăn kiêng.

    Nếu mẹ không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

    Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

    Tiếp tục bú mẹ

    Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.

    Đảm bảo thức ăn bổ sung như bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến, đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hóa, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu.

    Cho ăn nhiều bữa trong ngày (ít nhất 6 bữa).

    Trẻ từ 1 tuổi trở lên

    Bú mẹ và ăn thêm sữa động vật.

    Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, đậu đỗ.

    Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam, còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110kcal/kg/24giờ.
    Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

    Nếu trẻ đang bú mẹ, ngoài các bữa cháo, súp cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường, mẹ không phải kiêng khem trong ăn uống (chỉ kiêng ăn thức ăn có nhiều đường nếu như trẻ tiêu chảy phân bọt và nhầy, có mùi chua).

    Nếu ăn sữa bò trẻ tiêu chảy tăng lên thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng loại sữa không có lactose. Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu.
     
  14. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Hôm nay nhân viên bên mình giao hàng. Mẹ nó dùng thử rồi cho mình xin đánh giá nhé. Cảm ơn mẹ nó :)
     
  15. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Mẫu thực đơn khi trẻ bị tiêu chảy
    (theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia)​

    Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi

    [​IMG][/URL]​

    Ghi chú:
    Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
    Trẻ ăn sữa bò ỉa chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
    Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt ỉa chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.

    Đối với trẻ từ 7-12 tháng

    [​IMG][/URL][/IMG]​

    Ghi chú:
    Nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thay các bữa bú mẹ bằng sữa bột công thức pha với nước cháo + cà rốt nghiền mỗi bữa từ 100-150ml, trẻ nôn hoặc ăn ít cho tăng số bữa.
    Không có sữa bò hoặc sữa bột cho trẻ ăn sữa đậu tương 10% (100g đậu tương/1 lít sữa).
    Từ ngày thứ 5 trở đi trẻ bớt ỉa chảy quay dần sang chế độ ăn bình thường.

    Đối với trẻ trên 1 tuổi

    [​IMG][/URL][/IMG]​

    PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. BS. Lê Thị Hải

    Biomycare – Men vi sinh dạng ống uống chứa kẽm, không bị phá hủy bởi axit dạ dày, cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cung cấp một số vitamin nội sinh giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
    Biomycare - người bạn thân thiết của bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, bé chậm lớn.
     
  16. bimbim82_minhmun

    bimbim82_minhmun 0934510808

    Tham gia:
    26/10/2008
    Bài viết:
    13,008
    Đã được thích:
    2,659
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    oánh dấu...............................................................dạng ống này thì lũ giặc nhà mình lại thích ..................
     
    Mẹ Típ thích bài này.
  17. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Re: Ðề: Biomycare - cho bé hệ tiêu hóa khỏe như sư tử

    Đúng rồi, bọn nó đặc biệt thích cầm cả ống để mút mẹ nó nhỉ :)
     
  18. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn

    Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, có thể bé chuẩn bị mọc răng, có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên,hoặc còi xương, thiếu máu, cũng có thể do thiếu kẽm, các vitamin...

    Bé lười ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho bé lười ăn:

    Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12)

    Tất cả các vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B3, B12... sẽ kết hợp với nhau để giúp cho cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất, và giúp bé ăn ngon miệng.

    Vì vitamin B là nhóm vitamin có thể hòa tan trong nước, nên chúng không được tích trữ trong cơ thể và có thể được bài tiết ra ngoài nếu cơ thể thu nạp quá mức. Vì vậy mỗi ngày mẹ phải bổ sung cho bé một lượng vitami nhóm B nhất định để tránh trường hợp bé thiếu chất này.

    Nhóm các vitamin B thường có nhiều trong bánh mì, khoai tây, chuối, đậu lăng, tiêu, cá ngừ, các loại đậu, các loại hạt, các loại trứng, ngũ cốc và bột yến mạch, ức gà, nước ép cà chua...

    Chất xơ

    Khi cơ thể thiếu chất xơ, bé sẽ bị táo bón. Và khi bị táo bón kéo dài, bé thường khó tính, cáu bẳn do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

    Chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Khi bé đi đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.

    Ngoài ra, chất xơ còn tạo điều kiện tốt nhất cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, vì vậy sẽ tăng cảm giác ngon miệng khi bé ăn.

    Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của bé, mẹ nên chú trọng bổ sung chất xơ vào thực đơn của con để bé phát triển khỏe mạnh và ăn uống tốt hơn.

    Kẽm

    Kẽm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải axit nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống; do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Bé thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng.

    Lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể bé. (Ảnh minh họa)

    Các mẹ nên chú ý bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm như gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hàu… Bổ sung thức ăn giàu kẽm tốt không chỉ dễ tiêu và hấp thụ mà còn tăng cường sự thèm ăn của trẻ.

    Lysine

    Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể, nên có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương.

    Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn vì vậy mẹ nên học cách chế biến thực phẩm để giữ lại nhiều lysine nhất cho bé.

    Để cung cấp đủ vi chất này cho bé, mẹ cần cân đối lại khẩu phần, cho bé ăn đủ các thực phẩm như trứng, cá, sữa tươi.

    Kali

    Nhiệt độ mùa hè cao khiến các bé đổ mồ hôi nhiều hơn, dễ dàng mất nước và một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như natri, kali, kẽm, canxi, đặc biệt là sự thiếu hụt kali sẽ làm cho em bé của bạn giảm sút tinh thần một cách đáng kể. Hứng thú ăn uống vì thế cũng bị kéo theo. Vì thế các mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi và rau, đặc biệt là các loại trái cây (như chuối, cam, dâu tây, mơ, vải, đào, mận… ) và rau (bắp cải, cần tây, đậu Hà Lan, nấm, khoai tây, …) giàu kali.
     
  19. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    Vai trò của sắt đối với sự phát triển của trẻ em


    Sắt là một yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, Sắt, Iốt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống, vì sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống:

    Chức năng hô hấp: Tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan

    Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

    Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.

    Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch

    Như vậy sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng, vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.

    Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi. Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gãy biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu.

    Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể

    Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm.

    Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối lọan dẫn truyền thần kinh.

    Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

    Muốn phòng chống thiếu sắt cho trẻ em các bà mẹ cần phải làm gì?

    Vì lượng sắt ở trẻ sơ sinh lệ thuộc vào sắt của bà mẹ cho nên từ lúc mang thai bà mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều sắt, có thể uống viên sắt bổ sung nếu ăn uống chưa được đầy đủ.

    Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

    Đến 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.

    Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc, tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần.

    Điều trị các bệnh nếu trẻ mắc phải: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai…

    Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém…cần cho đi khám bác sĩ dể được điều trị kịp thời.

    Lưu ý: khi ăn các thực phẩm giàu sắt thì phải ăn các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt: ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là quả: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài… vì ăn hoa quả giàu vitamin C không bị mất nhiều do không phải qua chế biến.

    Ths. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Khoa khám, Tư vấn dinh dưỡng trẻ em​
     
  20. Mẹ Típ

    Mẹ Típ Charm Spa

    Tham gia:
    18/9/2009
    Bài viết:
    5,797
    Đã được thích:
    1,825
    Điểm thành tích:
    863
    "Sự thật" về các loại vitamin cho bé​


    Trong 6 tháng đầu đời, trẻ được tiếp nhận lượng vitamin cần thiết có đủ trong sữa mẹ, nhưng khi bước vào thời kì ăn dặm, song song với sự phát triển của cơ thể, trí não, trẻ cần được bổ sung thêm đầy đủ các nhóm vitamin cần thiết.

    Mẹ hãy cùng tìm hiểu các nhóm vitamin thiết yếu cần cho sự phát triển của bé nhé!

    Vitamin A

    Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực. Vitamin A giúp sáng mắt, ngoài ra còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, hô hấp và đường tiết niệu của trẻ khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn.

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin A cho con trong loại thực phẩm nào ?

    Vitamin A có trong gan (đặc biệt là gan cá), các chế phẩm từ bơ sữa, lòng đỏ trứng, cà rốt, cà chua, cam, mận, đào.

    Vitamin B

    Nhóm vitamin B bao gồm Vitamin B1, Vitamin B2 ,Niacin, Pantothenic acid, Pyridoxine, Biotin và Vitamin B12.

    Những vitamin này giúp tạo ra một loại enzyme quan trọng nhằm tăng cường khả năng chuyển hóa đường, chất béo, protein trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 còn giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

    Khi trẻ có dấu hiệu chán ăn, ăn không ngon miệng, mẹ có thể cho con uống bổ sung Vitamin B1.

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin B cho con trong loại thực phẩm nào?

    Trong gan, cật, thịt, trứng, sữa, pho mát, lúa mạch, các loại đậu/đỗ, rau xanh v..v đều có lượng vitamin B cần thiết cho trẻ.

    Vitamin C

    Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể như:

    Làm phát triển và duy trì hệ xương, răng, nướu, dây chằng, mạch máu.

    Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn

    Giảm các chất thải có hại đối với cơ thể và cả những chất độc do cơ thể tạo ra

    Chống lại chứng thiếu máu

    Khi bé bị nhiệt, nổi mẩn hay nóng trong, mẹ cần bổ sung Vitamin C cho con.

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin C cho con trong loại thực phẩm nào?

    Vitamin C chủ yếu có trong trái cây, rau xanh như cam, canh, kiwi, cà chua, khoai tây v..v Ngoài ra mẹ nên lưu ý việc nấu chín đồ ăn quá lâu sẽ làm hao hụt lượng vitamin C có trong thực phẩm.

    Vitamin D

    Vitamin D giúp điều hòa và chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể, giúp củng cố phát triển hệ xương- răng khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao thuốc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ luôn có thêm thành phần Vitamin D.

    Nếu mẹ thấy con ngủ hay giật mình không yên giấc, rụng tóc vành khăn thì hãy nhớ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý bổ sung hợp lý. Việc sử dụng vitamin D trong thời gian dài và quá liều lượng có thể gây chán ăn ở trẻ nhỏ.

    Những trẻ sinh non, thiếu tháng rất dễ đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin D dẫn đến vàng da sinh lý. Một trong những cách bổ sung vitamin D tự nhiên hiệu quả là cho trẻ tắm nắng hàng ngày trước 9h sáng.

    Vitamin E

    Vitamin E giúp cơ thể khỏe mạnh tăng sức đề kháng. Đặc biệt vitamin E rất tốt cho phổi và giúp ngăn chặn các mô cơ thể khỏi các tác nhân có hại bên ngoài. Bổ sung vitamin E con sẽ có da dẻ hồng hào trắng đẹp

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin E cho con trong loại thực phẩm nào?

    Vitamin E có chủ yếu trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, rau xanh, đậu/đỗ, thịt, lòng đỏ trứng.

    Vitamin K

    Vai trò chính của vitamin K là giúp đảm bảo quá trình đông máu, ngoài ra Vitamin K còn có thể kết hợp với calcium giúp cho xương chắc khỏe.

    Mũi tiêm vitamin K cũng là mũi tiêm đầu tiên ngay sau khi trẻ chào đời vì ở thời điểm này cơ thể trẻ chưa tự sản sinh ra được vi khuẩn ruột hình thành vitamin K.

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin K cho con trong loại thực phẩm nào?

    Rau bó xôi, cải xoăn, củ cải tươi, cải bẹ xanh, súp lơ, ngò tây, rau diếp, gan bò… đều chứa hàm lượng vitamin K cao.

    Choline

    Choline là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp não bộ của trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, choline còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất béo trong cơ thể, bảo đảm chức năng vận động cơ và khả năng ghi nhớ của trẻ.

    Muốn trẻ học tốt nhớ lâu, mẹ đừng quên bổ sung Choline

    Mẹ có thể tìm nguồn vitamin K cho con trong loại thực phẩm nào?

    Mẹ có thể cung cấp cho trẻ choline thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, gan, lạc.

    Sắt

    Sẳt giúp cơ thể bé có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, sắt còn có chức năng hình thành hồng cầu và khiến hồng cầu có màu đỏ. Sắt đảm nhiệm vai trò trong việc phát triển thể chất, trí não và tinh thần cho trẻ nhỏ.

    Mẹ có thể tìm nguồn sắt cho con trong loại thực phẩm nào?

    Trứng, cá, thịt bò, gan, các loại rau xanh đậm ( cải bó xôi) là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho trẻ.

    Acid folic

    Axit folic giữ vai trò hình thành tế bào hồng cầu và giúp đảm bảo một hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ.

    Do đó, cho con ăn thực phẩm cho chứa acid folic có thể giúp bé thông minh, tránh những nguy cơ dị tật ống thần kinh và bệnh tự kỉ.

    Mẹ có thể tìm nguồn axit folic cho con trong loại thực phẩm nào?

    Các loại rau xanh đậm, súp lơ, các loại đỗ, ngũ cốc, cam, bơ, cà chua đều chưa hàm lượng acid folic cao.

    Chất béo

    Chất thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và đóng vai trò thiết yếu với cơ thể, là nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với sự phát triển của não bộ và thị giác.

    Mẹ có thể tìm nguồn chẩt béo cho con trong loại thực phẩm nào?

    Mẹ hãy bổ sung các loại dầu thực vật, mỡ động vật sạch trong khẩu phần ăn của con để đảm bảo lượng chất béo cần thiết.

    Cung cấp đủ hàm lượng vitamin cho trẻ cũng là đảm bảo cho trẻ có sự phát triển thể chất cũng như trí não toàn diện nhất. Tuy nhiên, chị em đừng quá lạm dụng bổ sung viên vitamin theo đường thuốc nước hoặc viên nén. Cách bổ sung hiệu quả ,lành mạnh nhất đó là mẹ hãy lên những thực đơn đa dạng, nhiều màu sắc và dưỡng chất cho bé mẹ nhé! Hãy đảm bảo mỗi bữa ăn của bé luôn đủ 4 nhóm thực phẩm chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo; Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả sẽ giúp bé có hệ miễn dịch và khả năng phát triển vượt trội.
     

Chia sẻ trang này