Sắm Lễ và Văn khấn cho Tất niên và Năm mới và mâm cúng ngày tết"

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi mebelinh04, 23/1/2010.

  1. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Các mẹ thân mến, tớ sưu tầm được mấy bài này post lên cho các mẹ vỉ thấy cũng khá bổ ích khi chuẩn bị cho "Năm hết, Tết đến":
    [FONT=&quot]Văn Khấn lễ tạ năm mới [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng. [/FONT]
    Ý nghĩa:
    Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

    Sắm lễ:
    Lễ vạt dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:
    - Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
    - Trầu cau;
    - Rượu;
    - Đèn, nến;
    - Lễ ngột, bánh kẹo;
    - Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.

    Văn khấn tạ năm mới

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương
    - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.
    - Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.
    Tín chủ (chúng) con là:..............................................
    Ngụ tại:....................................................................


    Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm .............

    Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

    Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

    Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

    Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật
    ![FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Lễ cúng giao thừa trong nhà [/FONT]
    [FONT=&quot]Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ý nghĩa:
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính và trang trọng, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới được khoẻ mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.
    Sắm lễ:

    Lễ vật trong lễ cúng giao thừa gồm:
    - Hương hoa, vàng mã;
    - Đèn nến;
    - Trầu cau;
    - Rượu;
    - Bánh kẹo;
    - Mâm cỗ mặn ngày Tết đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.
    Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm và thành kính cầu khấn.

    VĂN KHẤN GIAO THỪA TRONG NHÀ

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật
    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    - Con kính lảy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.
    - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần
    - Con kính lạy - Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị Tiên linh. .
    Nay phút giao thừa năm..............................................
    Tín chủ (chúng) con là...............................................
    Phút giao thừa vừa tới, giờ Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cũng Tổ tiên, đốt nén hương, thành tâm kính lễ.
    Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài thần, các ngài Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.
    Con lại kính mời các cụ Tiên lnh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nội ngoại Gia tộc, chư vị Hựơg linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.
    Tín chủ chúng con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.
    Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ
    Chúng con năm mới tốt lành, sức khoẻ dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật! [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] Lễ cúng giao thừa (Lễ trừ tịch)
    [FONT=&quot]Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. [/FONT]
    Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa(hết giờ hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết).

    Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

    A. LỄ CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

    Ý nghĩa:
    Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là:

    Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

    Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
    Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan.
    Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan.
    Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan.
    Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan.
    Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan.
    Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan.
    Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan.
    Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan.
    Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan.
    Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan.

    Chú ý là trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy.

    Sắm lễ:
    Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. . . tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

    Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

    Vào đúng thời điểm giao thừa,' người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án.

    Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.


    VĂN KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
    - Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
    - Con kính lạy HoàngTthiên, Hậu Thổ, chư vịTtôn thần.
    - Con kính lạy Ngày Cựu niên Đương cai Hành khiển.
    - Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh vị của vị Hành khiển năm ấy) năm………… các Ngài NGũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

    Nay là phút giao thừa năm……………

    Tín chủ (chúng) con là:…………

    Ngụ tại:…………
    Giao thừa chuyển năm
    Năm cũ qua đi
    Năm mới đã đến
    Tam dương khai thái
    Vạn tượng canh thân.

    Ngài Thái Tuê Tôn thần trên vâng lệnh thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt.

    Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc nhân ngày đầu xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng phật thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương thơm, thành tâm bái thỉnh.

    Chúng con kính mời: ngài cưu niên đương cai Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài bản cảnh thành hoàng chư vị dại vương, ngài bản xử thần linh thổ địa, phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, long mạch tài thần, các bản gia táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, làm ăn phát đạt.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, Phù hộ độ trì.

    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phậ
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] Lễ Tất niên
    [FONT=&quot]Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    Ý nghĩa:

    Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất.. . Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.

    Sắm lễ:
    Mâm lễ cúng Tất niên gồm:
    - Hương hoa, vàng mã;
    - Đèn nến;
    - Trầu cau;
    - Rượu;
    - Bánh chưng;
    - Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

    VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
    - Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
    - Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
    - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
    - Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

    Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….
    Tín chủ (chúng) con là:…………
    Ngụ tại:……….
    Trước án kính cẩn thưa trình:
    Đông tàn sắp hết
    Năm kiệt tháng cùng
    Xuân tiết gần kề

    Minh niên sắp tới.
    Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    Nam mô a di đà phật!
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]Văn khấn Tổ tiên [/FONT]
    [FONT=&quot]Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. [/FONT]
    Ngày mồng Một tết)[FONT=&quot][/FONT]
    Nam mô a di Đà Phật![FONT=&quot][/FONT]
    Nam mô a di Đà Phật![FONT=&quot][/FONT]
    Nam mô a di Đà Phật!

    - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    [FONT=&quot][/FONT]
    - Con kính lảy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.[FONT=&quot][/FONT]
    - Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch.....[FONT=&quot][/FONT]​
    Tín chủ (chúng) con là:..............................................[FONT=&quot][/FONT]
    Ngụ tại ..........................

    Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày mồng Một tháng Giêng năm . .... . . . . . . .. . ., tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành hình dâng lên trước án.

    Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huỳnh, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữa Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành.
    [FONT=&quot][/FONT]
    Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành. [FONT=&quot][/FONT]
    Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.[FONT=&quot][/FONT]

    Nam mô a di Đà Phật![FONT=&quot][/FONT]
    Nam mô a di Đà Phật![FONT=&quot][/FONT]
    Nam mô a di Đà Phật![FONT=&quot][/FONT]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebelinh04
    Đang tải...


  2. nangvangbienxanh

    nangvangbienxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/8/2008
    Bài viết:
    1,411
    Đã được thích:
    201
    Điểm thành tích:
    103
    Hay quá đánh dấu nào. Năm nay bị đuổi ra ở riêng phải tự túc hết rồi.
     
  3. medaudo

    medaudo 0944038181-0912110299

    Tham gia:
    4/1/2008
    Bài viết:
    13,624
    Đã được thích:
    2,397
    Điểm thành tích:
    863
    ở riêng là nhất bà rồi đó còn gì !
     
  4. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Thêm bài này nữa các mẹ ơi


    Phong tục Lễ Tết truyền thống ở Việt Nam

    Tết Nguyên đán

    Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" tính chất phát của người nông dân cày cấy ở Việt Nam...

    [​IMG]

    Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ... Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.

    [​IMG]

    Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao qúi thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...


    [​IMG]

    Mâm cỗ đạm bạc cúng Giao Thừa.

    [​IMG]

    Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

    Tống cự nghênh tân:

    Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

    Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

    Tục chúc Tết

    Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.

    “Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:

    Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm và nhà cửa, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía".

    Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách. Sau giao thừa ca tục mong tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

    [​IMG]

    Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò mừng tuổi thầy giáo, bệnh nhân cám ơn thầy thuốc, con rể chúc tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không nên đánh giá theo giá cả thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm, không có quà ngại không đến... ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi âm lịch. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui. Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suông sẻ. Sau ngày mùng Một tết, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày".

    Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

    Cờ bạc:

    Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29, gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.



    Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết:

    Trong "Sưu thần kỳ" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết.



    Tục dựng cây nêu

    Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai.

    Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.

    Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ xuống.

    (sưu tầm)
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2010
    architect thích bài này.
  5. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Mâm cỗ cúng ngày Táo quân



    Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. ​
    [​IMG]
    Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

    [​IMG]

    Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
    [​IMG]
    Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
    Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

    [​IMG]
    Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
    Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
    Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

    Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:

    1 đĩa gạo
    1 đĩa muối
    5 lạng thịt vai luộc
    1 bát canh mọc
    1 đĩa xào thập cẩm
    1 đĩa giò
    1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
    1 đĩa xôi gấc,
    1 đĩa chè kho
    1 đĩa hoa quả
    1 ấm trà sen
    3 chén rượu
    1 quả bưởi
    1 quả cau, lá trầu
    1 lọ hoa đào nhỏ
    1 lọ hoa cúc
    1 tập giấy tiền, vàng mã
    [​IMG]


    Có bà nội trợ thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng...gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau..

    Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

    Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
    (sưu tầm)
     
  6. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Mâm ngũ quả ngày Tết

    Mâm ngũ quả ngày Tết

    Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

    Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.
    [​IMG]
    Mâm quả bày theo cách của người miền Bắc, không kiêng cả trái ớt mang vị cay
    Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:
    Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.
    Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
    [​IMG] [​IMG]
    Chuối xanh ứng với mùa xuân Phật thủ như bàn tay Phật
    Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) như ớt sừng, cam - quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…
    Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.
    [​IMG] [​IMG]
    Cam đỏ ứng với mùa hạ Roi (mận) trắng ứng với mùa thu
    Theo đó, mâm ngũ quả của người dân Nam Bộ thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, ứng với câu “cầu vừa đủ xài sung”; thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam…
    Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

    [​IMG]
    Hồng xiêm tượng trưng cho hành thủy, ứng với mùa đông
    Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Song, vẫn có những điều không khác, theo quan niệm của người dân từng vùng, miền.
    Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…
    Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình

    MÂM NGŨ QUẢ NAM BỘ


    [​IMG]

    (sưu tầm)
     
    Sửa lần cuối: 25/1/2010
    architectsunrose81 thích.
  7. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Mâm cỗ ngày Tết

    Mâm cỗ ngày Tết

    Theo phong tục thì ba ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng: đó là gặp gỡ các thần linh, tổ tiên, ông bà đã khuất và sau cùng là dịp gia đình, người thân sum họp. Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng miền có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.

    Cỗ Bắc
    [​IMG]
    Ảnh: test.eva
    Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường theo đúng bài bản. Có lẽ do ở sát cạnh một nền văn hoá ẩm thực lớn của người Trung Hoa, nên sự khắt khe để giữ truyền thống của mâm cỗ miền Bắc là có lý do. Mâm cỗ thường gồm 4 đĩa và 4 bát không kể đĩa xôi và bát nước mắm.
    [​IMG]
    Ảnh: blog.360.yahoo
    Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Khi ăn chia làm hai giai đoạn, phần đầu ăn các món ở đĩa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ, tuỳ gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào, ngày Tết còn có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho…

    Cỗ Trung
    [​IMG]
    Nem lụi - Ảnh: zing
    Những món ăn mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Gồm những món ăn nguội như nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Thịt ngâm nước mắm, thịt phay, những món ăn thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.
    [​IMG]
    Bánh tổ - Ảnh: hochiminhcity.gov
    Món chính để ăn với cơm có món quay, rán là sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,…Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, mứt màu hoa,... Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, cốm,… những thứ bánh này đa số bảo quản được dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra giêng.

    Cỗ Nam


    Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tuỳ nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà còn sinh tiền thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình.
    [​IMG]
    Thịt kho nước dừa - Ảnh: vnkrol
    Sau những món khai vị là các món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày ba mươi Tết; theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ dầu, lưu trữ lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm.
     
    architectbốsuzi thích.
  8. nangvangbienxanh

    nangvangbienxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/8/2008
    Bài viết:
    1,411
    Đã được thích:
    201
    Điểm thành tích:
    103
    Ừ thì ko có gì quý hơn độc lập tự do nhưng một mình đánh vật với 2 thằng quỷ sứ ko có ông bà hỗ trợ mệt lắm bà ạ, bố nó thì chỉ lớt phớt thôi.
     
  9. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    up lên chào các mẹ một ngày mới nhé
     
  10. boombang

    boombang Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/8/2008
    Bài viết:
    1,730
    Đã được thích:
    360
    Điểm thành tích:
    173
    đánh dấu, topic này ý nghĩa quá. Mình cũng đang loay hoay cúng bái đây.
     
  11. sunrose81

    sunrose81 sunrose81

    Tham gia:
    15/10/2009
    Bài viết:
    1,233
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    103
    Cám ơn bác, em cũng nên tập dần đây, nhưng mà chắc phải photo ra, vừa khấn vừa cầm giấy bác nhỉ
     
  12. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Sắp hết năm rồi các mẹ nào cần thì vào xem nhé ,............
     
  13. binbum2006

    binbum2006 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/9/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    311
    Điểm thành tích:
    63
    hihihi, cám ơn các mẹ đã sưu tầm... May quá, em cũng đang bối rối về cúng Tết đây!
     
    architectmebelinh04 thích.
  14. mebelinh04

    mebelinh04 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/11/2008
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    83
    Ừ mẹ sunrose81 cứ việc photocopy và nhìn vào đọc cũng được mà .... miễn có tấm lòng thành kính là Trời Phật và Ông bà phù hộ cho thôi
     
    architectsunrose81 thích.
  15. chimcutbeo

    chimcutbeo Vouloir,C'est pouvoir

    Tham gia:
    9/12/2009
    Bài viết:
    2,704
    Đã được thích:
    687
    Điểm thành tích:
    773
    bạn nào có văn khấn Ông Táo thì post lên giúp mọi người luôn đi.Sắp 23 rồi
     
  16. Cún Trâu

    Cún Trâu Mẹ Tít

    Tham gia:
    27/5/2009
    Bài viết:
    1,475
    Đã được thích:
    284
    Điểm thành tích:
    173
    Topic này hay quá, em cũng đánh dấu để tối về rảnh rang học tập.
     
    mebelinh04 thích bài này.
  17. cunbeo

    cunbeo Gấu mẹ vĩ đại

    Tham gia:
    12/11/2008
    Bài viết:
    1,291
    Đã được thích:
    287
    Điểm thành tích:
    123
    Ôi mẹ nó giỏi quá, phải học tập mới được:)
     
    mebelinh04 thích bài này.
  18. hangxachtayduc

    hangxachtayduc Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    171
    Điểm thành tích:
    83
    hi hi, e cũng ko thạo mấy vụ này lắm. May mà đọc đc topic này hum nay để T7 cúng ông Táo cho chu đáo
     
    mebelinh04 thích bài này.
  19. hạnhvy

    hạnhvy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/5/2009
    Bài viết:
    1,005
    Đã được thích:
    296
    Điểm thành tích:
    123
    Nhà m còn hay photo cả các bài cúng thần linh ngày rằm mùng 1 hàng tháng cơ,thành 1 tập để sẵn đấy(ngày tháng để chừa ra rồi điền vào sau)khi khấn thì lẩm nhẩm theo rồi xong thì hóa luôn cùng tiền vàng,vừa là để rèn luyện cho bố nó ko thờ ơ với việc cúng bái,sau là hóa để các cụ thông suốt hơn:D(đấy là sư thầy dặn thế).Đợt vừa rồi đi tạ mộ(lần đầu tiên mấy chị em dâu phải tự đứng ra làm)cũng phải chuẩn bị sẵn các thể loại bài cúng,sớ,vừa khấn vừa cầm giấy đọc cứ như phát biểu:D,nhưng kệ chứ mình thành tâm là chính,các cụ chắc chẳng nỡ trách phạt lũ trẻ người non dạ tụi m đâu.
     
  20. thaomit

    thaomit Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/10/2009
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    ôi, hay quá, đúng thứ mình đang tìm.
    khoản này mình kém lắm..
     
    mebelinh04 thích bài này.

Chia sẻ trang này