Thông tin: HỘI THẢO DINH DƯỠNG VÀ NUÔI DẠY CON tại hội chợ Làm cha mẹ (chủ nhật, ngày 08/09/2013)

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi IZZI_Ngon, 22/8/2013.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    HÀNG TRĂM CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐT NHẤT CHO CON SẼ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP TẠI ĐÂY!

    Hãy tham gia Hội thảo do chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục hàng đầu là PGS.TS Nguyễn Thị LâmTS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh chủ trì. Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động do Công ty CP Sữa Hà Nội – Nhãn hàng IZZI tổ chức tại Hội chợ giao lưu Làm cha mẹ.

    Đặc biệt Chương trình NGÀY HỘI CON YÊU IZZI NGON và KHÁM TƯ VẤN MIỄN PHÍ cũng sẽ được tổ chức dành riêng cho các con yêu tham dự sự kiện này.

    ĐĂNG KÝ THAM GIA HỘI THẢO:
    https://docs.google.com/a/teamworkp...RXaDgQH_RDX9I9BUpSSOFo3jjQDHGEHJYgHY/viewform

    Hội thảo 1: Dinh dưỡng hợp lý cho con
    Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh dưỡng quốc gia
    Thời gian: 10h00-12h00, Chủ nhật ngày 08/09/2013
    Địa điểm: Hội trường lớn, trường PTTH Chu Văn An, Số 10 Thụy Khuê, Hà Nội

    Hội thảo 2: Phương pháp dạy con
    Diễn giả: TS. Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh
    Thời gian: 15h00 – 17h00, Chủ nhật ngày 08/09/2013
    Địa điểm: Hội trường lớn, trường PTTH Chu Văn An, Số 10 Thụy Khuê, Hà Nội

    Các mẹ hãy đặt câu hỏi ngay tại topic này theo mẫu: XX - Câu hỏi dành cho chuyên gia
    VD: 88 - Con mình biếng ăn, phải làm thế nào đây?
    để có cơ hội nhận được phần quà may mắn từ BTC chương trình. 4 thùng sữa IZZI Ngon 110ml sẽ dành tặng cho 4 mẹ may mắn nhất trong chương trình quay số trúng thưởng vào ngày 07/09/2013. Phần quà sẽ được trao cho các mẹ vào ngày diễn ra chương trình chính thức, 08/09/2013.


    Giới thiệu đôi nét về các diễn giả:

    [​IMG]

    PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm là Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc gia. Bà đã có hàng chục năm nghiên cứu về các vấn đề về dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và tham gia vào rất nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của trẻ.

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng đã cùng các cán bộ khoa học của Viện Dinh dưỡng nghiên cứu và xây dựng thành công công thức sữa bổ sung vi chất S+ dành riêng cho trẻ em Việt Nam - công thức hiện đang được áp dụng hiệu quả trong sản phẩm sữa IZZI Ngon.

    Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh bảo vệ luận án TS. Giáo dục học tại Hội đồng khoa học trường ĐH Tổng hợp sư phạm Matxcơva năm 2002. Chị đã tham gia tư vấn học đường cho rất nhiều các bậc phụ huynh có con trẻ đến tuổi tới trường.

    Hiện chị là chủ nhiệm CLB Đọc Sách Cùng Con, một mô hình hoạt động xã hội phi lợi nhuận hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển văn hóa đọc của cộng đồng nói chung, và của trẻ em trong gia đình nói riêng. Đồng thời, chị nằm trong nhóm các chuyên gia biên soạn bộ sách “Chào Lớp Một” đang được dư luận rất quan tâm.

    Mọi thắc mắc về thông tin chương trình, xin vui lòng liên hệ tới Hotline: 0169 4715 918 (Ms Chinh)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi IZZI_Ngon
    Đang tải...


  2. Dame_Clemence

    Dame_Clemence Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/3/2011
    Bài viết:
    7,952
    Đã được thích:
    2,700
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Hội thảo hay quá. Mình đăng ký xin một vé nhé. Cảm ơn BTC
     
    IZZI_Ngon thích bài này.
  3. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    IZZI đã ghi tên mẹ rồi, mẹ có thể gửi trước câu hỏi trong Link form đăng ký để BTC chuẩn bị cho kỹ càng nhé!
     
  4. hienshop

    hienshop hienshop.com 0979823368

    Tham gia:
    26/9/2009
    Bài viết:
    2,651
    Đã được thích:
    507
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Hay quá, bán hàng mà rảnh mình sẽ tham gia
     
    IZZI_Ngon thích bài này.
  5. Canh_than

    Canh_than 090 329 6839

    Tham gia:
    17/11/2007
    Bài viết:
    7,879
    Đã được thích:
    2,251
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Không có giờ cụ thể hả bạn? Mình cũng muốn tham gia nhưng lại ngại bận bán hàng quá!
     
    IZZI_Ngon thích bài này.
  6. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    BTC vẫn đang tiến hành set-up phòng tại trường Chu Văn An. Thời gian cụ thể sẽ thông báo cho các mẹ và bố sau nhé! ;)
     
  7. me_tom2011

    me_tom2011 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/9/2011
    Bài viết:
    3,523
    Đã được thích:
    773
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Bạn ơi, mình vào đăng ký dự hội thảo dc
     
  8. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Một số mẹ đặt câu hỏi: Làm thế nào để trị trẻ biếng ăn?

    Các mẹ tham khảo bài viết sau của các bác sỹ ở Viện Dinh Dưỡng nhé!

    1. Biếng ăn là gì?

    Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, ăn thức ăn chọn lọc, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, bữa ăn kéo quá dài (trên 30’ thậm chí hàng tiếng) do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

    Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.

    Có trường hợp trẻ không thực sự biếng ăn mà do cảm giác lo lắng của cha mẹ hoặc người trông nuôi trẻ. Do đó để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các chỉ số sau: số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo tuổi, trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường, phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.

    Rất nghiêm trọng vì dễ gây ra một vòng xoắn: biếng ăn, ăn ít gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng... dẫn đến hậu quả bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất như khô mắt, thiếu máu…và càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và trẻ lại càng biếng ăn hơn sau các đợt bệnh đó.

    2. Nguyên nhân biếng ăn

    2. 1. Biếng ăn liên quan đến bệnh tật của trẻ

    - Biếng ăn là triệu chứng thường gặp đối với tất cả trẻ em khi ốm.
    - Trẻ mắc các bệnh cấp tính: Viêm phổi, sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết...
    - Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh: Tim bẩm sinh, bại não...
    - Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng...

    2. 2. Biếng ăn liên quan đến dinh dưỡng

    -Thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein, lysin, kẽm, kali...
    - Còi xương
    - Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ
    - Ép trẻ ăn, áp đặt trẻ làm cho trẻ sợ ăn.
    - Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc.
    - Khi trẻ ốm, cho trẻ uống thuốc lẫn thức ăn để trẻ nhận biết được gây phản xạ sợ hãi.
    - Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính
    - Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới hoặc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá gây chán ăn.
    - Thay đổi giờ ăn, người cho ăn.
    - Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không mẫu mực làm trẻ bắt chước.

    3. Xử trí và phòng ngừa biếng ăn

    Biếng ăn do nhiều nguyên nhân gây ra do đó có nhiều cách chữa trị tuỳ theo từng nguyên nhân.

    3. 1. Đối với trẻ bệnh:

    Trẻ em mắc bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn, do đó ngoài việc chữa bệnh chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phải xác định rằng ăn đối với trẻ lúc này rất quan trọng. Vì trẻ bệnh nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Cần phải kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi. Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này cũng đừng lo lắng quá, khi lành bệnh trẻ sẽ ăn bù. Điều cần nhất là phải cho trẻ uống đủ nước, nên uống các loại nước quả có đường như nước cam, nước chanh, nước dừa, nước táo, nước xoài. . . hoặc sữa, vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và chất khoáng cho trẻ. Cần cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này.

    3. 2. Đối với các trường hợp khác:

    Trong năm đầu tiên của trẻ, cần tập cho trẻ ăn đa dạng thức ăn theo hướng dẫn nuôi trẻ.

    Chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo ô vuông thức ăn và đủ số lượng, chất lượng theo tuổi.
    Kiểm tra xem thức ăn có hợp khẩu vị của trẻ hay không, nếu cần phải đổi thức ăn cho hợp với trẻ. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích.

    Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn. Ví dụ, trẻ sợ uống sữa, ta có thể cho trẻ chơi đồ hàng với búp bê cho búp bê uống sữa, trong khi trẻ cho búp bê uống sữa ta cần động viên, khuyến khích bằng cách khen sữa ngon, đùa với trẻ, dần dần cho trẻ uống thử hoặc uống hộ búp bê chút ít hoặc cho trẻ ăn uống cùng với bạn, thi đua cùng bạn. . .
    Có trường hợp trẻ nhìn thấy thìa là sợ, có phản ứng tiêu cực, ta cần cho trẻ chơi với thìa để quen dần. . . .

    Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Không nên quá chăm chút để trẻ phải ăn riêng trong khi trẻ có khả năng ăn cùng mâm với gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa cơm gia đình sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

    Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử... không nên cho trẻ ăn quà vặt.
    Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau sẽ ăn bù.

    Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì các thức ăn này tạo cảm giác no giả làm trẻ chán ăn.
    Cần bổ sung vi tamin và chất khoáng cho trẻ nếu nghĩ tới trẻ biếng ăn do thiếu các chất này.

    Khi thay đổi môi trường mới, thay đổi người chăm sóc trẻ ( cho trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo, thay người chăm nuôi...) cần phải tạo cho trẻ tâm lý thoải mái tránh lo lắng, sợ sệt ảnh hưởng tới tâm lý làm trẻ chán ăn.

    Không được để trẻ nhịn đói vì có người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

    4. Phương pháp xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn.

    4. 1. Cách cho ăn:
    Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
    Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung:
    + Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành bữa nhỏ.
    + Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
    + Cần tạo tâm lý thoải máI, vui thú nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hoá, hoật động, tăng bàI tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

    4. 2. Lựa chọn những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần trẻ biếng ăn:
    Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng:

    4. 2. 1. Các loại thực phẩm giàu chất đạm (đặc biệt đạm nguồn gốc động vật): sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu tương, trứng, thịt, cá:

    - Sữa: Tốt nhất là trẻ được bú sữa mẹ, trong trường hợp không thể:
    Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua ngày từ 1 - 2 cốc (không ăn lúc đói). Trẻ < 6 tháng: Sữa chua nên làm từ sữa bột công thức đang nuôi trẻ.
    Hoặc có thể trộn thêm sữa bột vào bột cháo trứng/thịt của trẻ với tỷ lệ thấp (1 - 2 thìa sữa bột/ 200ml dung dịch bột/cháo trứng, thịt).
    Những trẻ > 6 tháng biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa như format mềm rất dầu canxi và năng lượng.
    Nếu có điều kiện kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng ăn được ít hơn yêu cầu (1Cal/1ml sữa).
    Cho trẻ uống thêm sữa dầu 5%: 100ml sữa bột công thức trộn thêm 1 thìa cà phê dầu thực vật 5ml (loại dầu ăn dùng để ăn sống, trộn xa-lát).

    - Trứng: là thức ăn bổ, tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn cả quả trứng.

    - Thịt là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà - 22, 4% đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm, khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ.

    - Cá tôm cua cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì chúng chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều can xi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).

    - Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ. Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối với hệ tiêu hoá người cũng thấp hơn so với đạm động vật).

    4. 2. 2. Các loại thực phẩm giàu chất béo:

    Chất béo rất nguồn năng lượng quan trọng từ thực phẩm, với cùng một hàm lượng nó cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột: ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.
    Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ.

    4. 2. 3. Các thực phẩm giàu glucid:

    Gạo, mì: Với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng.
    Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.

    4. 3. Để giúp hệ tiêu hoá trẻ làm việc dễ dàng hơn có thể hỗ trợ bằng cách

    Sử dụng bột mộng có thêm thành phần enzym hoặc dùng nước giá đỗ sống để giúp tăng khả năng tiêu hoá thức ăn và hoá lỏng thức ăn 2 – 3 lần (đặc biệt cần cho trẻ kém khả năng ăn bột/cháo đặc so với lứa tuổi).

    4. 4. Những sai lầm các bà mẹ hay mắc phải trong việc thực hiện chế độ ăn của trẻ biếng ăn

    - Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
    - Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.
    - Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
    - Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng là: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô...), thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai.. Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ…trong bột xay của trẻ, hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo gây thấp năng lượng khẩu phần.

    Chúc các mẹ sẽ trị được bé con lười ăn của mình!
     
  9. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
  10. mehainam30082010

    mehainam30082010 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2012
    Bài viết:
    5,581
    Đã được thích:
    307
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    cho em xin một vé để tham gia với ạ
    cảm ơn BTC
     
  11. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
  12. Bống Tít

    Bống Tít Guest

    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Mình vừa đăng ký rồi nhé! Em mình cũng có một gian hàng trong hội chợ, rảnh mình sẽ ghé qua liền.
     
  13. MẹNhật

    MẹNhật Guest

    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Cháu mình 8 tuổi vẫn đái dầm, bố mẹ cháu đã thử rất nhiều cách, cho uống thuốc các kiểu vẫn chưa hết được. Mình bảo anh chị cho con đi khám thì anh chị chủ quan bảo bên họ nội cũng có cô từng 12 tuổi cũng bị đái dầm nhưng sau lại tự hết. Tuy thế mình vẫn hơi lo vì cháu mình nghịch lắm, là con gái nhưng không thùy mị tí nào hết, tay chân không lúc nào ngừng nghỉ được hoạt động. Izzi cho mình hỏi là cháu như thế có phải biểu hiện của tự kỉ không?
     
  14. Bống Tít

    Bống Tít Guest

    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Thường là các bé 4,5 tuổi là không còn tè dầm nữa. Con nhà mình cũng vậy mà. Bé này 8 tuổi vẫn tè dầm thì chắc bị làm sao rồi? Mẹ nó đưa con đi khám bác sỹ coi.
     
  15. MẹNhật

    MẹNhật Guest

    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Hic cháu mình mẹ ạ. Bố mẹ nó lười mà chủ quan quá mình cũng bận nữa thôi sẽ cố gắng khi nào rảnh sẽ sang đưa nó đi khám :(
     
  16. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Tự kỷ có nhiều biểu hiện lắm mẹ Nhật ạ. Phần lớn là trẻ gặp khó khăn, chậm chạp trong sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, các trò chơi hoạt động, cần sự tưởng tượng...Biểu hiện của cháu có thể chỉ là do cháu hiếu động quá, hoặc có thể mắc phải chứng tăng động, giảm chú ý. Mẹ nên nói chuyện thêm với anh chị mình và cho cháu đi khám bác sỹ để được tư vấn chính xác nhé!
     
  17. IuBiNhi

    IuBiNhi Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/8/2013
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Cháu mình ở nhà đã hơn 3 tuổi mà vẫn chưa nói rành, nhà mình cũng hơi lo. Giờ không biết làm sao cho cháu mau nói đây ?????
     
  18. Meiuconlam

    Meiuconlam Thành viên tập sự

    Tham gia:
    20/8/2013
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Con mình ở nhà thì kén ăn vô cùng, mỗi lần ăn phải mất cả buổi trời, chạy tới chạy lui, kiếm cái này kiếm cái kia cho con chơi. hix, có con rồi mới hiểu được lòng mẹ
     
    IZZI_Ngon thích bài này.
  19. MẹNhật

    MẹNhật Guest

    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Hơn 3 tuổi mà chưa nói được mới đáng lo, chứ nói chưa sõi thì cũng không lo lắm đâu mẹ ạ. Chắc cháu chỉ bị chậm thôi gia đình nên thường xuyên trò chuyện với cháu bất cứ khi nào rảnh để tạo cho bé cái ohản xạ ý. Nhiều bé chậm nói nhưng lúc nói được rồi thì bắn như súng liên thanh suốt ngày ý mà :)
     
    IZZI_Ngon thích bài này.
  20. IZZI_Ngon

    IZZI_Ngon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/8/2013
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HỘI THẢO DINH DƯỠNG IZZI tại Hội chợ lamchame ngày 08/09/2013

    Mẹ có thể dựa vào tiêu chuẩn giai đoạn tập nói của trẻ để biết con có chậm nói không nhé!

    Những biểu hiện trẻ phát triển bình thường:

    - Trước 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải xem những dấu hiệu cho thấy trẻ sử dụng giọng của chúng có liên quan đến môi trường xung quanh. Những tiếng thì thầm hoặc bập bẹ là giai đoạn sơ khai của phát triển vốn từ. Khi bé lớn hơn chút nữa (thường khoảng 9 tháng), chúng bắt đầu nối các âm thanh với nhau, và nói thành từ như "mẹ" và "bà" (dù không thực sự hiểu nghĩa từ). Trước 12 tháng, bé sẽ chăm chú vào các âm thanh. Những bé nhìn chăm chú nhưng không phản ứng với âm thanh có thể có dấu hiệu của việc không nghe được.

    - Từ 12 đến 15 tháng: Trẻ ở tuổi này đã phát được khá nhiều âm và ít nhất nói được một hoặc hai từ đúng (không bao gồm "mẹ" và "bà). Các danh từ thường được nói trước, như "bé" và "bóng". Con bạn cũng đã có thể hiểu và tuân theo những chỉ dẫn (câu lệnh) đơn lẻ, chẳng hạn "đưa cho mẹ quả bóng".

    - Từ 18 đến 24 tháng: Trẻ phải có vốn từ khoảng 20 từ vào lúc 18 tháng tuổi và 50 hoặc hơn vào thời điểm lên 2. Ở 2 tuổi, trẻ đã học được cách kết nối 2 từ, ví dụ "bé khóc" hoặc "bố béo". Trẻ 2 tuổi cũng có thể thực hiện được các chỉ dẫn hai bước, ví dụ "nhặt quả bóng lên và đưa cho bố cái cốc".

    - Từ 2 đến 3 tuổi: Cha mẹ thường chứng kiến sự "bùng nổ" trong ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này. Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.

    Khả năng hiểu cũng tăng lên - vào năm 3 tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu "đặt nó lên bàn" hoặc "đặt nó dưới gầm giường" nghĩa là gì. Con bạn cũng sẽ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ).


    Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:

    - Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ

    - Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu

    - Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản

    - Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)

    - Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

    Cha mẹ có thể làm gì?

    Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gene có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?

    Và đây là vài điểm chung các bậc cha mẹ có thể áp dụng tại nhà:

    - Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

    - Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

    - Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.

    Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt!
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này