Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi duclong_1105, 1/9/2013.

  1. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    em có sở thích sưu tầm tiền xu & tiền giấy, các mẹ nào có cùng sở thích vì vô đây nhé, mục đích của hội là:
    - Chia sẻ kinh nghiệm sưu tầm tiền.
    - Show hàng, chém gió, giao lưu, giới thiệu bộ sưu tập.
    - Mua bán, trao đổi tiền xu, tiền giấy.
    - ..........

    Rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các mẹ !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi duclong_1105
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. mẹ nhím baby

    mẹ nhím baby Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    7,656
    Đã được thích:
    1,243
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    cho mình tham gia với nhé .
     
  3. khanganh

    khanganh

    Tham gia:
    20/7/2012
    Bài viết:
    25,100
    Đã được thích:
    6,180
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Cứ oánh dấu cái, mai bắt lão chồng chup ảnh bộ sưu tập của mềnh để mang lên đây khoe mọi người nhé :D
     
  4. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Thêm vài xu bạc em mới sưu tầm được:

    Xu bạc hoa xòe đông dương piastre năm 1897 (năm khó kiếm): Khối lượng 27 gr, 90% bạc, đường kính 39 mm. Chất lượng XF++

    [​IMG]

    Xu bạc hoa xòe 10 cent đông dương năm 1937: Khối lượng 2.7 gr, 68% bạc, đường kính 19 mm. Chất lượng AU

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 6/10/2013
  5. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Mời các mẹ chiêm ngưỡng:

    Xu bạc hoa xòe đông dương năm 1907: Khối lượng 27 gr, 90% bạc, đường kính 39 mm. Chất lượng đẹp từ XF++ đến AU

    [​IMG]

    Xu bạc hoa xòe đông dương năm 1906: Khối lượng 27 gr, 90% bạc, đường kính 39 mm. Chất lượng VF+


    [​IMG]

     
  6. minhthinh3101

    minhthinh3101 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    đánh dấu tham gia vì e cũng hâm mộ môn này
     
  7. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Xu Bạc này em mới mua sáng nay:

    Pháp: Xu bạc 10 Francs năm 1932, Khối lượng 10 gr, 68% bạc, đường kính 28 mm. Chất lượng AU+

    [​IMG]

    Mỹ: xu bạc PEACE DOLLAR năm 1923, hàm lượng bạc 90%, khối lượng 26.73 gram, đường kính 38,1 mm. Chất lượng XF, có kèm theo giấy chứng nhận hàm lượng bạc.

    [​IMG]

    THÔNG TIN THÊM VỀ XU SILVER DOLLAR PEACE:

    Đồng đô la Hòa bình (Peace Dollar) là đồng đô la bạc tiêu dùng cuối cùng của nước Mỹ, xu được đúc trong thời kỳ 1921-1928 và một lần nữa vào năm 1934 và năm 1935. Đồng xu này được đúc như là để kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ nhất, thể hiện khát khao hòa bình của nhân dân Mỹ và tôn vinh hòa bình thế giới.

    Điều đặc biệt là người khởi xướng cho việc ra đời của đồng Peace Dollar lại chính là những nhà cổ tiền học. Tháng 8/1920 trong một bài báo có tựa đề "Kỷ niệm Hòa bình với một xu cho lưu hành" nhà cổ tiền học Farran Zerbe thuộc Hiệp Hội cổ tiền học Mỹ (American Numismatic Association-ANA) đã kêu gọi việc phát hành của một đồng xu để kỷ niệm hòa bình. Đề nghị Zerbe đã dẫn đến việc bổ nhiệm một Ủy ban để truyền tải đề xuất với Quốc hội và kêu gọi thông qua. Sau nhiều phiên điều trần và nhiều tranh cãi về luật pháp thì đến những ngày cuối cùng của năm 1921 (28/12/1921), hơn 1 triệu đồng Peace Dollar đầu tiên đã được phát hành.
    Tuy thế, hoàn cảnh kinh tế, chính trị ở nước Mỹ trong giai đoạn này mới là nhân tố đóng vai trò quyết định đến việc phát hành xu Peace Dollar. Vào năm 1918, hơn 270 triệu đô la bạc lớn tuổi, gần như tất cả là các xu Morgans, đã bị nấu chảy để lấy bạc bán cho Đồng minh Anh quốc nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng tiền tệ ở Ấn độ. Cũng trong thời gian này hơn 11 triệu đô la bạc Mỹ cũng đã bị nấu chảy để đúc các xu bạc mệnh giá nhỏ. Mặt khác, theo yêu cầu bởi các điều khoản của Đạo Luật Pittman, Kho bạc Mỹ được giao nhiệm vụ đúc hàng triệu đồng đô la bạc mới để thay thế các đồng tiền đã tan chảy và thu mua bạc từ các công ty khai thác mỏ của Mỹ để phục vụ mục đích này . Tuy nhiên, do sự dùng dằng trong việc quyết định dùng phiên bản Peace Dollar thay thế nên vào năm 1921 vẫn có 86 triệu Morgan Dollar được phát hành.

    Để có được thiết kế cho đồng xu Peace Dollar, Ủy ban Mỹ thuật liên bang Mỹ đã sắp xếp tổ chức cuộc thi liên quan đến một nhóm các nhà thiết kế danh tiếng nhất của quốc gia. Chín khách mời đã tham gia bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng như Victor D. Brenner, Adolph A. Weinman và Hermon A. MacNeil, tất cả đều đã được thiết kế đồng xu Mỹ trước đó và chiến thắng đã thuộc về bản thiết kế của Anthony de Francisci người Italy. Từ bản thiết kế ban đầu đến đồng xu thực phát hành thì nó cũng đã được chỉnh sửa ít nhiều để phù hợp với tư tưởng chung và đảm bảo dễ chế tạo theo công nghệ đúc dập áp lực. Vì theo thiết kế thì phần nổi của mặt trái xu Peace Dollar là khá phức tạp dẫn đến dễ vỡ khuôn nên Giám đốc thiết kế lúc này là Morgan đã sửa đổi một chút cho phù hợp. Dù chỉ trong một thời gian rất ngắn nhưng có thể nói thiết kế hai mặt của đồng xu Peace là những kiệt tác nghệ thuật mang đầy tư tưởng nhân văn.

    Mặt chính là chân dung của Nữ thần Liberty đội vương miện phát quang được mô phỏng từ hình ảnh người vợ trẻ của ông (Teresa), vương miện phát quang trên đầu nữ thần Tự do mang dáng dấp của những đồng tiền La Mã cổ đại. Từ "tự do" đặt trên đầu nữ thần. Các chữ In God We Trust đặt ở phần dưới ngang với cổ tượng thần với từ "Trust" được viết là "TRVST" theo phong cách cổ tiền La mã.
    Mặt trái của đồng tiền cho thấy một con đại bàng đậu trên đỉnh một vách đá, chân quắp cành ô liu tượng trưng cho hòa bình, nhìn chăm chú nhìn ra biển lúc mặt trời mọc thông qua một loạt các tia sáng mặt trời, từ "hòa bình" in chồng trên tảng đá. Về ý nghĩa của mặt trái đồng xu thì Đại bàng đang nhìn về phía đông (và châu Âu), nơi các hiệp ước hòa bình đã được ký kết. Hoặc cũng có thể lý giải hình ảnh đại bàng phản ánh tâm trạng của người dân Mỹ đối với cuộc chiến kết thúc, Con đại bàng bình thản nhìn về viễn cảnh của chiến thắng và hòa bình. Chim đang đậu trên đỉnh một ngọn núi tượng trưng cho sức mạnh và quyết tâm để mang lại một cuộc sống thật sự bình an và sung túc.

    Peace Dollar chính thức được lưu hành vào đầu năm 1922, đến năm 1928, Mint đã sản xuất đủ số đô la Hòa bình để đáp ứng yêu cầu của Đạo luật của Pittman, và nó được tạm dừng sản xuất . Peace Dollar được sản xuất trở lại vào các năm 1934 và 1935, phần lớn là vì người ta cần đến những đồng xu bạc tiêu chuẩn (standard) như là sự quay lại của chế độ bản vị bạc. Có những tin đồn rằng Peace Dollar đã súyt nữa thì xuất hiện lại một lần nữa vào năm 1964, khi Quốc hội Mỹ cho phép sản xuất 45 triệu đô la bạc mới. Theo đó, Mint Denver đã sản xuất 316.076 đô la Hòa Bình. Tuy nhiên, tháng 5/1965, dự định đã được hủy bỏ bởi Tổng thống Johnson và tất cả các xu trên đã bị nấu chảy trở lại và đến nay đièu đó vẫn chỉ là tin đồn.
    Trong toàn bộ lượng đô la Hòa bình đã lưu hành chỉ gồm 24 tổ hợp date-mint khác nhau không có đồng nào trong số đó là quá hiếm. Vì vậy, nhiều nhà sưu tập đã có thể thu xếp được bộ Date-Mint hoàn chỉnh. Tất nhiên là những xu chất lượng cao thì giá cả cũng rất cao, nhưng những đồng xu với chất lượng vừa phải thì giá cũng khá phổ thông. Peace Dollars không được phổ thông như Morgan Dollar, cũng có vài năm tạm gọi là key date khi giá của nó đắt hơn như 1921, 1927 1928 và các xu năm 1934 1935 có chất lượng cao. Peace Dollar Proof chỉ được sản xuất vào các năm 1921, 1922 và đó cũng là những xu hiếm.

    Điểm để kiểm tra đánh giá grade của xu là mặt, cổ Nữ thần và tóc trên tai và trên trán. Trên mặt trái điểm đánh giá grade sẽ hiển thị trên cánh, chân và đầu của con đại bàng.


    Mỹ: xu bạc HALF DOLLAR năm 1964, hàm lượng bạc 90%, khối lượng 12,5 gram, đường kính 30,61 mm. Chất lượng AU.

    [​IMG]


    MỜI CÁC MẸ LIKE FANPAGE VỀ TIỀN XU ỦNG HỘ EM NHÉ: https://www.facebook.com/fiohshop
     
    Sửa lần cuối: 10/10/2013
  8. mabuvn

    mabuvn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/2/2010
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Toàn xu đẹp !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  9. botrecon2011

    botrecon2011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/7/2011
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    thích quá cứ tưởng cái này chỉ đàn ông thích thui hj hj
     
  10. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    THUẬT NGỮ PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG TIỀN XU

    Giá trị của tiền xu ngoài được đánh giá theo kim loại tạo nên đồng tiền (hàm lượng Bạc, Vàng, Bạch kim, Đồng, Nikel....), mức độ hiếm gặp (lượng phát hành nhiều hay ít) hay mức độ xác thực (có giấy chứng nhận bởi các tổ chức sưu tầm uy tín hay không ? - thường được áp dụng cho những xu cổ, giá trị cao, dễ bị làm giả) ; còn được đánh giá theo chất lượng của bản thân đồng tiền xu nữa.

    Khi đánh giá chất lượng tiền xu, các chuyên gia thường dựa vào 2 yếu tố chính:
    - Tổng quan bề mặt của đồng xu.
    - Sự hao hụt, mất mát, mài mòn của các chi tiết thiết kế nguyên gốc như sợi tóc, lông trên con đại bàng, thiết kế trên mặt người, quần áo…

    Sau đây, em xin giới thiệu với các anh (chị) một số thuật ngữ phân loại chất lượng tiền xu thông dụng.

    1, Proof
    Đồng xu với chất lượng tốt nhất, có độ sắc nét của các chi tiết rất cao, bề mặt bóng như gương do được dập đi dập lại nhiều lần với công nghệ đặc biệt, thường được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các nhà sưu tầm.

    2, Brilliant Uncirculated (BU)
    Đồng xu không có bất cứ dấu hiệu bị mài mòn nào (kể cả soi dưới kính hiển vi 30x) và chưa từng được đưa ra lưu thông, bề mặt của nó sáng choang như của đồng xu vừa mới được đúc ra.

    3, Uncirculated (UNC hoặc MS-60)
    Đồng xu không có bất cứ dấu hiệu bị mài mòn nào (kể cả soi dưới kính hiển vi 30x) và chưa từng được đưa ra lưu thông, cấp độ dưới BU vì bề mặt không được sáng choang như đồng xu chất lượng BU

    4, Almost Uncirculated (About Uncirculated hay AU hay AU-50)

    Đồng xu có chất lượng gần như UNC. Nếu chỉ nhìn thoáng qua có thể nghĩ nó là UNC, nhưng khi xem xét kỹ hơn sẽ thấy trên đồng xu do hiện tượng ma sát (cầm, va chạm vào vật nào đó) sẽ bị sần hay mòn hay xước nhẹ mặc dù không đáng kể và rất khó để phát hiện. Nói chung các chi tiết nguyên bản của đồng xu chỉ mất ít hơn 5%

    5, Extremely Fine (EF hay XF hay XF-40)
    Đồng xu vẫn còn khoảng 95% các chi tiết nguyên bản có thể nhìn rõ, không bị mài mòn, sần, xước nhẹ… Các chữ cái và con số còn rõ nét.

    6, Very Fine (VF hay VF-20)
    Đồng xu vẫn còn khoảng 75% các chi tiết nguyên bản có thể nhìn rõ, không bị mài mòn, sần, xước nhẹ…Các chữ cái và con số còn khá rõ nét .

    7, Fine (F hay F12)
    Đồng xu vẫn còn khoảng 50% các chi tiết nguyên bản có thể nhìn rõ, không bị mài mòn, sần, xước nhẹ… Các chữ cái và con số không rõ nét lắm.

    8, Very Good (VG hay VG-8)
    Đồng xu vẫn còn khoảng 25% các chi tiết nguyên bản có thể nhìn rõ, không bị mài mòn, sần, xước nhẹ… Các chữ cái và con số bị mòn tương đối.

    9, Good (G hay G-4)
    Thiết kế nguyên bản của đồng xu bị mòn khá nhiều, nhưng các chi tiết lớn (như mặt người, quốc huy…) thì vẫn có thể nhìn thấy được.

    10, About Good (AG)
    Thiết kế nguyên bản của đồng xu bị mòn rất nhiều và các chi tiết lớn (như mặt người, quốc huy…) thì hơi khó để nhìn thấy.

    11, Poor (P)
    Đây là chất lượng thấp nhất, thiết kế nguyên bản của đồng xu bị mòn cực kỳ nhiều và các chi tiết lớn (như mặt người, quốc huy…) thì gần như không thể nhìn thấy được.

    Hy vọng với bài viết này, anh (chị) sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng tiền xu trong bộ sưu tập của mình !

    Mời các anh (chị) mê tiền xu, vào like fanpage của em, sẽ có nhiều thông tin hay về tiền xu trên đó: https://www.facebook.com/fiohshop
     
    Sửa lần cuối: 6/10/2013
  11. w.tieudungthongminh.vn

    w.tieudungthongminh.vn Hàng nội địa chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2012
    Bài viết:
    18,728
    Đã được thích:
    4,582
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    mình chả nhớ , còn vài xu việt nam , đâu rùi ko bnuawuawx . hcihic .
     
  12. yte_24h

    yte_24h Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/8/2009
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Để em mai show hàng nhé ! Em có một ít sưu tầm lâu rồi :D !
     
  13. duclong_1105

    duclong_1105 Banned

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Em vừa mới show thêm 2 xu mỹ, em mới lấy về xong, mời các mẹ chiêm ngưỡng !
     
  14. NGUYỄN VĂN THÙY947629309

    NGUYỄN VĂN THÙY947629309 Hotline: 0988.169.470

    Tham gia:
    25/5/2012
    Bài viết:
    1,010
    Đã được thích:
    153
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    đợt trước nhà mình có 1 vốc tay đồng xu, của cả Nga và Việt Nam mà giờ tìm mãi không thấy
     
  15. longrollroy

    longrollroy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/7/2013
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    sưu tầm tiền, tiền sưu tầm, tiền lì xì, tiền may mắn, tiền cổ

    shop tiền sưu tầm

    chuyên: mua bán tiền, trao đổi tiền, kinh doanh tiền các loại

    tiền sưu tầm, tiền lì xì, tiền may mắn, tiền làm quà tặng

    tiền việt nam xưa, tiền đông dương, tiền thế giới, tiền xu, tiền cổ, tiền hiếm, tiền serial đẹp.

    ship hàng miễn phí trên toàn quốc

    liên hệ: 0976 956 997 or 0938 146 298 (A. Long)

    add: 85 Nguyễn Bá Tòng, P Tân Thành, Q Tân Phú, TP.HCM

    website: shoptiensuutam.com
     
  16. smilewind

    smilewind Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/11/2011
    Bài viết:
    1,260
    Đã được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Đánh dấu ạ. em nhớ là ngày xưa có cái đồng tiền nc ngoài cứ tưởng là tiền xu
     
  17. hoangminhvnnv

    hoangminhvnnv Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2013
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  18. hoa_thực phẩm chức năng

    hoa_thực phẩm chức năng Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/5/2013
    Bài viết:
    1,980
    Đã được thích:
    334
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Em cũng thích sưu tập tiền xu và tiền giấy lắm. Hiện tại em mới có gần 20 đồng xu của một số nước châu Á :)
    Em vẫn cố gắng sưu tập thêm.hiiiii
     
  19. rainvn

    rainvn Thành viên mới

    Tham gia:
    25/9/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
  20. mabuvn

    mabuvn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/2/2010
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hội các mẹ sưu tầm tiền xu, tiền giấy

    Tờ 2 USD hình dê lì xì năm mới 2015

    Những tờ tiền được quảng cáo là rất hiếm và chỉ được đưa về Việt Nam khi có đơn đặt hàng, đang được một trang mạng rao bán với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/tờ.


    Trước Tết Nguyên đán hơn 2 tháng, trên nhiều trang mạng đã xuất hiện những quảng cáo tiền lì xì in hình dê của các quốc gia.

    Theo đó, tiền Nepal trị giá 50 rupee, tiền xu Úc trị giá 1 AUD và phiên bản giới hạn của tiền giấy 2 USD in màu... là những loại được rao nhiều hơn cả.

    Tết-Nguyên-đán, lì-xì, hình-dê, USD, tiền-mừng-tuổi, đô-la
    Đồng 50 rupee của Nepal được bán lẻ với giá 80.000 đồng/tờ. Ảnh: FBNV.
    Tùy theo chất liệu và độ hiếm, những tờ tiền này được bán với giá gấp từ 5 đến 12 lần so với mệnh giá.

    Cụ thể, một tờ 50 rupee của Nepal với hình dê chỉ có mệnh giá tương đương 10.000 đồng của Việt Nam, nhưng hiện được rao với giá 80.000 đồng/tờ.

    Nếu lấy số lượng lớn, khách có thể được chiết khấu với tỷ lệ 25%. Theo người bán, đây đã là giá "sát gốc" mà họ có thể cung cấp nếu khách lấy từ 50 tờ trở lên.

    Chưa về đến Việt Nam và được quảng cáo "hiếm, khó có hàng", những đồng xu vàng, bạc trị giá 1 AUD của Úc và tiền giấy in màu mệnh giá 2 USD của Mỹ hiện có lượng đặt hàng khá nhiều.

    Tờ 2 USD có hai hình dê chụp nghiêng tại mặt trước, đi kèm là một phong bao và chứng nhận của Bộ Tài chính Mỹ.

    Được khẳng định có giá trị lưu thông trong thực tế, tờ tiền 2 USD in màu đỏ vàng hiện được các trang mạng Việt ra giá bán lẻ 600.000 đồng/tờ và giá bán buôn 500.000 đồng/tờ, trong khi các trang giao dịch thế giới chỉ ra giá 13,5 USD (tương đương 300.000 đồng).

    Tuy nhiên, hiện tại tiền chưa về tới Việt Nam nên khách đặt hàng có thể phải chờ đến cuối tháng 12 để nhận, nếu đặt mua.

    Tết-Nguyên-đán, lì-xì, hình-dê, USD, tiền-mừng-tuổi, đô-la
    Tờ 2 USD phiên bản đặc biệt năm 2015. Ảnh: FBNV.
    Tiền xu Úc dành riêng cho năm Ất Mùi có một mặt in hình nữ hoàng Elizabeth, mặt còn lại in hình 3 con dê và dòng chữ "Year of the Goat" (tạm dịch: năm Mùi), được rao bán với hai màu sắc là vàng và bạc.

    Đồng xu này lớn hơn và không có giá trị lưu hành như tiền thường. Giá một đồng tiền màu vàng với trọng lượng 9 g là 13,5 USD (290.000 đồng), trong khi đồng tiền màu bạc với trọng lượng 31 g có giá 80 USD (tương đương 1,7 triệu đồng).

    Khách sẽ được nhận thêm một hộp đựng bằng da, thiếp hoặc phong bao mạ vàng đi kèm sản phẩm.

    Theo anh Minh Khánh, người kinh doanh tiền độc, lạ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, dù chưa vào mùa sốt hàng, nhưng rút kinh nghiệm trước lượng tiêu thụ tiền in hình ngựa năm Giáp Ngọ, năm nay anh dự định sẽ nhập khoảng vài trăm tờ tiền hình dê.

    "Tiền không hiếm, mệnh giá thực lại không quá đắt, và đến nay đã có khoảng 200 tờ được đặt trước nên số lượng nhập về sẽ lớn.

    Con dê mang ý nghĩa bình an, có thể không hút khách bằng con ngựa, nhưng nhiều người lại thích mua để sưu tập nên hàng chắc chắn không ế", anh Khánh nói.

    (Theo Zing)
     

Chia sẻ trang này