Cách nấu xôi ngon!!!

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi Loanhoang, 20/2/2010.

Tags:
  1. Mốt Đẹp

    Mốt Đẹp Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/3/2009
    Bài viết:
    3,133
    Đã được thích:
    1,283
    Điểm thành tích:
    863
    Thức khuya thế em ?
    Mà sưu tầm nhiều quá vậy ?
     
    Đang tải...


  2. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi - món ngon bình dị của mùa đông

    Xôi ở trong cuộc sống chúng ta gần gũi và thân quen.
    Xôi là món ăn sáng, là quà trưa, là bữa lót dạ đêm. Xôi bình dân nhưng không hề lem luốc. Xôi ở trong cuộc sống của chúng ta gần gũi, thân quen trong những tiếng rao lẫn vào dòng đời vội vã "Xôi nóng đ...â...y...".

    Trong những ngày hè oi ả, đợi cơn mưa đầu mùa, mẹ tôi thường hay đi chợ mua những củ sắn( khoai mì) về nầu xôi. Nếp chín trắng trong trong, sắn chín trắng đùng đục, rưới một ít dầu ăn và cho hành hương cắt nhỏ vào trộn đều. Hình như món xôi này không thấy ai bán, nó có lẽ chỉ là một sáng tạo của Mẹ trong những ngày mưa dầm , làm món ăn lạ để cả nhà ăn mà quên bớt cái sầu của cơn mưa ngòai kia . Nếu như chỉ là ngẫu hứng thì phải nói làm sao đây, vì cái ngẫu hứng mộc mạc ấy lại làm nên một món ăn chẳng thể nào chê được.

    Xôi dừa

    [​IMG]

    Miền Nam nấu xôi hay cho nước cốt dừa và đường, hạt nếp được cái béo của nước cốt dừa làm cho ngon hơn. Hà Nội cũng có món xôi dừa ngon không kém. Cách nấu thì khá cầu kỳ. Nếp ngâm rồi, đồ lên cho chín khỏang 2/3, gọi là nứt mắt cua . Khi hạt nếp bên ngoài trong mà bên trong vẫn còn hơi đục thì lấy ra, xả nước lạnh, cho vào cái rá để nước thoát ra hết; bấy giờ mới trộn vừng rang thơm, dừa sữa( lớp dừa non trong cùng của quả dừa) - có khi lại dùng dừa bánh tẻ - và đường. Tất cả đem đồ lại cho đến khi xôi chín.

    Hạt nếp bấy giờ dẻo dai dai, khi nhai có cảm giác nổ lép bép nhẹ nhẹ và cái sậm sựt của dừa , thơm thơm của vừng rang. Mầu xôi cũng hay, vì nếp trắng trong, dừa trắng sữa, vừng lấm chấm li ti nâu nhạt. Khi ăn nhiều người thích nắm vón vón trên đầu ngón tay thành một miếng nhỏ, nhai chầm chậm để tất cả các vị trên hòa tan trong miệng, nhẩn nhơ hết dĩa xôi lúc nào không biết. Xôi dừa hay nấu vào dịp mùng Năm tháng Năm, tết Đoan Ngọ, dọn cùng với các loại bánh trôi, bánh chay và ruợu nếp, Mẹ tôi bảo xôi dừa có thể giết được sâu bọ!

    Xôi bánh khúc

    [​IMG]

    Miền Nam có một loại xôi bắp cũng ngon lắm. Cái loại xôi này nấu lắm công phu, những hạt bắp cứng như đanh kia phải bung với vôi cho nở ra, đãi hết mày rồi mới bằt đầu đồ chung với nếp. Hai thứ này quện vào nhau chưa đủ ngon đâu. Xới xôi ra lá rồi, còn phải lấy đậu xanh đã giã nhuyễn nắm thành từng nắm chặt, thái mỏng cho lên trên mặt, rồi nhúm một ít hành phi , rắc tí đường, trộn tất cả lên. Xôi bắp ngon là khi hạt bắp nở bung mà không sượng, đậu xanh bùi bùi, hành phi thơm thơm…Có người không thích ăn ngọt, lại thay đường bằng một ít xì dầu cũng hay hay …Tùy ý thích mà, dù sao xôi bắp cũng là một món ăn ngon và chắc bụng, nhất là những ngày đông hay mưa dầm.

    Xôi ngô

    [​IMG]

    Bạn của xôi bắp là xôi đậu các loại : nào là xôi đậu xanh, đậu đen, đậu phộng . Xôi đậu xanh thì ngoài xôi vò, xéo, hoa cau còn có xôi đậu xanh cả vỏ, có cho thêm chút nước cốt dừa khi nấu để xôi thơm và béo ngậy, có khi xôi được dọn kèm cả thịt vịt, như ở ngòai Phan Thiết vẫn bán.

    Vào mùa me chín nhiều, các bà khéo tay ngòai việc nấu chè hột me còn dùng hột me nấu xôi nữa đấy . Hột me nấu xôi cũng dẻo và vị cốt dừa béo sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho gói xôi hột me.

    Chán các loại xôi chay hay các loại xôi đậu , các bà nội trợ lại quay sang làm xôi mặn để đổi món . Gà xé, phá lấu, cút quay …cái gì cũng có thể để lên xôi được , kèm theo đó là chút hành phi, nước sốt của gà hay phá lấu , ăn cũng lạ nhưng chóng ngán, chỉ hợp cho những lúc bụng thật đói.

    Xôi lạp xưởng

    [​IMG]

    Có một loại xôi mà người bán thường rao là bánh : Bánh khúc. Mua một cái ( không gọi là một gói như các loại xôi khác vì thực chất đúng là một cái), sẽ thấy một lớp nếp óng ả , mỡ màng bọc bên ngoài một viên mầu xanh xám, bẻ ra thì bên trong có nhân đậu xanh …

    Còn nhiều loại xôi nữa lắm. Có những loại xôi mà khi ăn phải kẹp bên ngòai cái bánh tráng phồng , bóp lại rồi mới ăn , có loại lại phải trét một lớp dừa sên với đường thốt nốt lên trên như xôi ở Hà Tiên …

    Đơn giản nhất là xôi trắng . Những hạt nếp cái hoa vàng tròn trĩnh, ngăn ngắn, thơm mượt mà trơn láng được vo sạch, ngâm vài ba tiếng rồi vớt ra đồ trong chõ. Lửa chỉ vừa vừa, hạt xôi chín từ từ, hạt no tròn, căng bóng, thơm ngào ngạt cả một góc bếp.

    Xôi đậu xanh

    [​IMG]

    Xôi trắng ăn với ruốc, với giò chả, chấm tí muối vừng hoặc chỉ ăn không. Cái ngọt của hạt nếp cứ thấm dần trong miệng, thong thả nhai, từ từ nuốt, hình như xôi có vị ngọt, nhè nhè, thanh thanh. Xôi trắng cách điệu, cho vài lát lạp xưởng mỏng tang lên trên đã thành một món xôi riêng.

    Rồi còn xôi vò ăn với chè hoa cau hay chè cốm, vị béo của đậu xanh, lẫn chút thơm thanh tú của cốm lan dần trong miệng, thật là tuyệt.

    Mùa mưa dầm, ghé vào một thúng xôi bên đường, mở cái vỉ buồm ra, khói nhè nhẹ bốc lên, mùi thơm nhè nhẹ bốc lên... ngây ngất một món ăn thân thuộc.
     
    architect thích bài này.
  3. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    [​IMG]

    Nguyên liệu

    - 1/2 gói bắp khô ( 200gr) mua ở các chợ vn

    - 1 và 1/2 chén nếp

    - 1/2 chén đậu xanh,ngâm qua đêm

    - Hành tím vài củ

    - Đậu phộng và ít mè

    Cách làm

    1. Trộn vào nếp,và bắp một xíu muối,2 thứ đem ngâm riêng hai thố to khác nhau.

    2. Sáng ra đổ 2 thứ ra rổ để ráo, cho bắp lên nồi,đổ nước xấp xấp mặt bắp,lửa nhỏ hầm mềm (nếu muốn mau mềm cho vào tí baking powder)

    3.Sau khi bắp mềm trộn chung bắp và nếp đã để ráo,đổ vào chỏ hông xôi,hông chín

    4.Hành thái mỏng,bắc nồi lên bếp,cho hành tím vào phi vàng,giữ lại dầu đã phi hành

    5.Đậu phộng, mè rang vàng giã nhuyễn,trộn vào xíu đường

    6. Đậu xanh đổ nước xấp xấp mặt đậu,hầm mềm,tán nhuyễn ra cho mịn vắt thành 1 cục tròn bằng lòng bàn tay

    7.Lúc nấu xôi,lâu lâu dùng vá xới xôi trộn đều,trộn từ dưới lên trên,chứ không hơi không lên trên được sẽ làm nếp sộn sộn và bị nhão.

    8.Lúc thấy nếp trong veo là xôi chín tới,lấy ra bỏ ra lá chuối,cho khoảng 1 muỗng cf hành phi và xíu dầu ăn ở chén hành phi lên trên,dùng dao bào đậu xanh lên trên bề mặt xôi,rồi đến dừa sợi (miền Nam hay bỏ dừa chứ miền ở Trung không có dừa),đổ muối mè lên,trộn đều.Măm thôi :)
     
    architect thích bài này.
  4. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    GIỚI THIỆU MÓN ĂN: Xôi

    Xôi là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong nền ẩm thực của nhiều nước châu Á.

    CỬA HÀNG THAM KHẢO:

    - Xôi 41 Đường Thành
    - Xôi chè 53 Hàng Bồ
    - Xôi giò chả 41 Đường Thành
    - Xôi nóng Anh Tùng 75 Mai Hắc Đế
    - Xôi patê 188 Hàng Bông
    - Xôi sắn ruốc tôm 32B Hàng Giấy
    - Xôi Yến 35B Nguyễn Hữu Huân

    GIÁ THAM KHẢO: 8.000 - 15.000 đồng/bát

    MÔ TẢ MÓN ĂN:

    Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp, và đôi khi là các loại gạo tẻ thơm dẻo. Ngoại trừ xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn, đa số các loại xôi khác đều có kết hợp với các chất phụ gia tạo màu, tạo vị như lá cẩm, lá dứa, gấc, bột dành dành. Cá biệt có một số dân tộc (như dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mường) sử dụng nhiều loại nước sắc từ lá, củ, rễ thực vật các loại để tạo nên xôi nhiều màu sắc[1]; các nguyên liệu kết hợp khác như đỗ xanh, đỗ đen, lạc, thịt, cá, ngô, xoài, sầu riêng, v.v. có thể tạo nên nhiều dạng xôi với sắc thái đặc biệt. Các thực phẩm như ruốc, pate, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, trứng, giò lụa, chả, lạp xường cũng cho món xôi những hương vị và chất lượng riêng biệt khi được ăn kết hợp.
    Khó có thể liệt kê hết các loại xôi trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nền ẩm thực của các nước có văn hóa sử dụng lúa gạo nói chung, và danh sách dưới đây chỉ là một số loại ít nhiều phổ biến:
    - Xôi gấc: sử dụng thịt gấc để tạo màu sắc đỏ tươi tắn và hương vị thơm ngon cho món xôi. Gấc chọn quả chín, bổ đôi lấy phần cơm thịt bao quanh hạt màu đỏ ở trong đem tán nhuyễn trong một chút rượu trắng. Cho phần gấc đã tán nhuyễn (bao gồm cả hạt) vào trộn đều với gạo nếp đã ngâm. Sau khi đồ chín xôi gấc thường được gia thêm một chút đường và mỡ nước. Tuy xôi gấc không dùng đậu xanh khi nấu, nhưng khi trình bày có thể được ép khuôn với đậu xanh tán nhuyễn ở giữa như một phần nhân của bánh xôi. Xôi gấc là một món ăn ngon, bổ, phổ thông, và rất được ưa chuộng như một đồ thờ cúng ngày lễ, tết, giỗ chạp, hoặc đi kèm với lợn sữa quay trên mâm đồ lễ ăn hỏi.
    - Xôi lạc: còn gọi là xôi đậu phộng. Lạc nhân được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và đem lên đồ theo cách làm xôi thông thường. Theo Thạch Lam trong thiên ẩm thực Quà Hà Nội, xôi lạc là món để ăn vui miệng. Biến thể của loại xôi này là xôi hạnh nhân hoặc xôi hạt điều.
    - Xôi đậu xanh: đậu xanh cà vỡ, ngâm nở và đãi bỏ vỏ (hoặc có thể để nguyên vỏ) trộn với gạo nếp và đồ chín. Đây là một loại xôi rất thịnh hành, phổ biến và có rất nhiều loại xôi tương tự được chế biến với các loại đậu, đỗ khác như xôi đậu đen, xôi đậu ván, xôi đậu tương v.v.
    - Xôi vò: điểm đặc biệt của loại xôi này là các hạt xôi được tách rất rời nhưng vẫn rất dẻo. Gần tương tự xôi xéo với đậu xanh đồ chín tán nhuyễn, nhưng gạo nếp được đồ riêng với một chút lá dứa lấy mùi thơm, và có thể có một chút bột dành dành, bột nghệ tạo màu. Nếp chín được dỡ ra xửng và cho một nửa lượng đậu xanh đã tán nhuyễn vào trộn đều, vò, bóp cho hạt nếp được bao đậu xanh trở nên rời rạc. Sau đó lại thành phẩm cho vào chõ đồ tiếp lần nữa cho thật dẻo, có thể cho chút nước cốt dừa cho xôi có vị thơm béo. Trút ra xửng và cho nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn, vò cho hạt nếp dẻo và rời. Xôi vò có thể được làm trong sự kết hợp với hạt sen để thành phẩm có vị thơm ngon đặc biệt, là một trong những món ăn trên mâm cỗ ngày lễ, tết, hay tiệc cưới.
    - Xôi Hoàng Phố: sử dụng húng lừu, hạnh nhân, hành phi và mỡ nước. Xôi có màu vàng đẹp và hương vị khá đặc biệt.
    - Xôi ngũ sắc: còn gọi là xôi năm màu, thịnh hành với các dân tộc thiểu số (dân tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộc Thái) v.v., 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành với màu vàng là màu của thổ, xanh là màu của mộc, đỏ là màu của hỏa, trắng là màu của kim, đen là màu của thủy. Xôi được nấu kết hợp với các loại nước sắc của lá cơm xanh, cơm đỏ, cơm vàng để tạo màu.
    - Xôi lúa: trước kia xôi lúa, như một biến thể của loại xôi gạo nếp, không sử dụng gạo nếp mà dùng hạt ngô (bắp) ngâm nước vôi, đãi vỏ và bung với hành mỡ. Tuy nhiên hiện nay xôi lúa thường được đồ xen gạo nếp với ngô nếp nên còn có thể gọi là xôi ngô, xôi bắp. Đây là loại xôi đặc biệt dân dã, ngon, thường ít khi được sử dụng như một đồ thờ cúng[5], tuy có địa phương tại Hà Tây vẫn dùng để cúng tổ tiên trong những ngày hội cơm mới[6].
    - Xôi sắn: gạo nếp trộn đều với củ sắn nếp đã bào thành sợi hoặc chặt miếng nhỏ, đồ chín và gia chút hành phi, mỡ nước.
    - Xôi sầu riêng: sầu riêng gỡ lấy cơm thịt trộn đều với gạo nếp trước khi đồ xôi, thường kết hợp với nước cốt dừa. Một cách làm khác là đồ xôi chín dỡ ra xửng rồi mới trộn thêm sầu riêng.
    - Xôi lá dứa: lá dứa được cắt khúc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, trộn đều vào gạo nếp trước khi đồ sẽ cho thành phẩm có màu xanh dịu rất đẹp mắt và rất thơm.
    - Xôi lá cẩm, cách làm tương tự xôi xéo với đậu xanh tán nhuyễn, nhưng kết hợp với nước sắc của lá cẩm để lấy màu tím đỏ.
    - Xôi vừng dừa: sử dụng hạt vừng (mè), dừa nạo, chút đường kính, trộn đều với gạo và đồ chín, là loại xôi rất thơm ngon nhưng có thể hơi ngậy do có dầu dừa, dầu vừng, đường và mỡ nước.
    - Xôi khúc: còn gọi là bánh khúc, được làm với lá khúc giã nhuyễn trộn bột nếp, nắm với nhân làm bằng đậu xanh đồ chín và thịt mỡ xắt hạt lựu, sau đó lăn qua gạo nếp và cho vào chõ đồ xôi. Mỗi chiếc bánh khúc được áo một lớp xôi, nhân đậu xanh và thịt mỡ hành khiến món bánh khúc rất thơm ngon.
    - Xôi trắng: được thực hiện chỉ với gạo nếp và chút muối, không có bất cứ một nguyên liệu phụ nào khác hoặc đôi khi chỉ được kết hợp với một chút màu thực phẩm. Xôi trắng thường rất thịnh hành như một thứ quà trong sự kết hợp với các thực phẩm động vật khác như ruốc, trứng, giò, pate, xúc xích, lạp xường, thịt kho tàu, tạo ra các loại xôi như xôi trứng giò, xôi lạp xường, xôi thịt, xôi pate, xôi ruốc v.v.
    - Xôi xéo: xôi xéo được thực hiện với nguyên liệu là đậu xanh đồ thật chín và hành mỡ phi thơm. Đậu xanh được chọn lựa loại bỏ hạt lép, hỏng, ngâm mềm, đãi vỏ, đồ chín đến độ tơi, bở. Đem đậu ra đánh thật tơi, thậm chí cho vào cối giã cho thật nhỏ mịn và nắm thành quả thật chặt trước khi đậu xanh bị nguội. Gạo nếp cũng ngâm vài tiếng đồng hồ, trộn chút muối và có thể trộn với chút bột dành dành, bột nghệ cho màu vàng đẹp, đem đồ chín. Hành củ tím thái mỏng đem phơi nắng cho hơi héo rồi cho vào chảo mỡ phi thơm vàng. Khi ăn cho xôi lên bát, lấy dao lạng mỏng từng lát xéo đậu xanh lên trên, rắc hành phi và rưới chút mỡ nước. Đây được coi là một trong những món xôi khó nấu ngon nhất[12], dù các nguyên liệu đi kèm khá đơn giản.
    - Xôi gà: xôi được làm với nước cốt dừa và lá dứa, sau đó xé phay thịt gà luộc hoặc thịt gà quay, thái mỏng lạp xường và bày lên bát xôi như một đồ ăn kèm.
    - Xôi cá: dùng cá rô phi hoặc cá suối hấp chín gỡ thịt, xào trong chảo hành phi cho thơm sau đó trộn đều cùng xôi.
    - Xôi thập cẩm: phối trộn xôi với rất nhiều thực phẩm khác như tôm khô, thịt gà, lạp xường, đậu phộng, dừa xiêm, hành, tỏi phi, mỡ nước, giò lụa.
    - Xôi xoài: xôi trắng rưới nước đường và nước cốt dừa, ăn kèm với xoài chín cắt lát mỏng

    CÁCH CHẾ BIẾN:

    Cách làm xôi nhìn chung rất đa dạng không chỉ tùy loại xôi mà còn tùy tập quán, phong tục và kinh nghiệm của người nội trợ. Tuy nhiên, hầu hết xôi đều thực hiện bằng cách ngâm gạo nếp trong một thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ cho gạo tương đối nở, đãi sạch, trộn với một ít muối và phối trộn với các nguyên liệu riêng biệt tùy theo loại xôi. Sau đó cho nguyên liệu vào chõ/xửng, đổ một lượng nước sôi vào đáy nồi, đặt chõ lên trên nồi sao cho nguyên liệu trong nồi tiếp xúc nhiều nhất với hơi nước nhưng không bị chạm vào nước. Cho nồi lên bếp đậy kín, đun cách thủy trong lửa nhỏ đến khi hạt xôi chín dẻo. Người nội trợ có thể tận dụng nồi cơm điện với ngăn hấp cách thủy hoặc các nồi làm xôi, làm các thực phẩm hấp chuyên dụng, thay thế cho nồi chõ truyền thống
     
    saobien1987architect thích.
  5. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi cúc ( hay xôi khúc) cách 2

    VẬT LIỆU -

    Nếu nấu nhiều, nhân phân lượng chuẩn lên.
    1. Làm nhân đậu xanh:
    - 1/2kg đậu xanh cà (loại đậu xanh khô đã đãi vỏ và cà bể làm hai), ngâm nước nóng 2 -3 giờ, nấu chín đậu như nấu cơm cho chín ráo, dùng chày cối quết nhuyễn đậu hoặc dùng máy cắt có dao hình chữ S để cắt nhuyễn, đậu sau khi làm phải còn ở dạng mềm ướt.
    - 300gr mỡ gáy heo, luộc chín, cắt thành dạng hột lựu nhỏ, xốc với 2 muỗng súp đường, để ra chỗ thoáng gió cho đến khi mỡ trở trong.
    - 200gr hành tím lột vỏ, cắt ngang thành lát càng mỏng càng tốt, phơi ra nắng cho vừa héo mặt. Cho 6 muỗng súp dầu chiên ( hoặc mỡ nước) vào chảo, thả hành tím vào phi vàng, lưu ý canh lửa cho hành vừa đổi màu vàng, tắt bếp ngay rồi để hành đổi sang màu vàng nâu là vừa. Vớt hành phi ra để riêng. Cho đậu xanh tán nhuyễn vào chảo dầu trộn đều với 1 muỗng cà phê muối + 1 muỗng nhỏ tiêu + phần mỡ heo. Lấy ra, để nguội bớt. Vo phần đậu mỡ này thành từng viên nhỉnh hơn ngón tay cái.
    2. Làm vỏ bột rau khúc:
    - 400gr lá rau khúc hoặc lá tần ô (cải cúc) không lấy cọng...rửa sạch, vẩy thật ráo rồi xay hoặc giả quết bằng chày cối cho rau thật nhuyễn mịn.
    - 400gr bột nếp + 100gr bột gạo, trộn đều rây lại. Trộn rau vào hỗn hợp bột, nhồi thật kỹ cho đến khi bột dẻo mịn có thể nắn thành miếng, lưu ý không nhất thiết phải dùng hết số lượng rau đã quết nhuyễn, làm cho bột vừa đủ dẻo mịn thì thôi. Chia bột rau thành từng phần bằøng số phần nhân đậu.
    - Nắn hỗn hợp bột rau thành miếng mỏng, đủ để gói kín một viên nhân đậu, cho viên nhân đậu vào miếng bột rau, vo gói lại cho kín. Làm hết phần bột rau và nhân đậu và bạn sẽ có vài chục viên đậu xanh bọc ngoài là một lớp bột rau. Lớp bột rau bọc chung quanh viên đậu dày chừng 3 - 4mm là vừa.
    3. Hong xôi:

    Chuẩn bị xửng hấp có tầng lổ nhỏ, chuyên để hong xôi. Nước xửng phải nhiều và cho sôi già.
    - 1kg nếp ngon, vo sạch, ngâm nếp trong nước nóng qua 3 giờ, đổ qua rá, để ráo.
    - Trải vào đáy tầng hong một lớp nếp chừng 1cm rồi sắp những viên bột rau nhân đậu vào, viên này phải cách viên kia và cách thành xửng hấp khoảng 3cm sau đó trải lên một lớp nếp dày hơn mặt viên bột rau 1cm rồi lại sắp tiếp một lớp viên bột rau, lớp nếp... Lớp trên cùng phải là lớp nếp.
    - Hong sau khi nước sôi khoảng 50 phút đến 1 giờ là xôi chín.
    - Khi dỡ xôi, khéo tay để có thể dở từng viên xôi bọc kín nhân bột rau đậu, sắp lên dĩa, rắc hành phi
     
    architect thích bài này.
  6. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Trời chuyển mùa, bắt đầu có những cơn mưa lạnh và âm u, bạn hãy chuẩn bị cho cả nhà một bữa sáng ấm bụng với món xôi lạp xường thơm ngon này nhé.

    [​IMG]

    Nguyên liệu:

    *
    Gạo nếp
    *
    Lạp xường
    *
    Thịt xông khói
    *
    Hành tím
    *
    Hành xanh
    *
    Xì dầu

    Cách làm:

    Gạo nếp ngâm ít nhất 2 giờ.

    Thái nhỏ lạp xường, thịt xông khói, hành tím, hành xanh.

    Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tím rồi cho phần thịt xông khói nhiều mỡ vào chảo trước rang cho chảy mỡ ra.

    Tiếp theo là cho lạp xường. Đảo đều.

    Cuối cùng cho hành xanh vào. Tắt bếp rồi cho ra bát

    Gạo sau khi ngâm cho lên nồi hấp

    Để lửa to cho nước mau sôi và nhiều hơi nước thì xôi mới ngon.

    Hấp xôi được 20 phút bạn mở vung kiểm tra, thấy gạo mềm, chín tới thì cho phần nhân lạp xường chuẩn bị lúc đầu vào.

    Thêm chút xì dầu cho có màu sắc đẹp. Đậy vung nồi hấp thêm 10 phút nữa.

    Lấy bát xôi nóng ra, trộn đều lên

    Xôi chín dẻo mềm, lạp xường thịt nguội thơm phức, màu sắc hấp dẫn
     
    architect thích bài này.
  7. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Món xôi màu tim tím, mùi thơm gạo và vị ngọt hoa quả hòa quyện vào nhau khiến bạn phải ngạc nhiên khi ăn.

    [​IMG]

    Nguyên liệu:

    Đu đủ nửa quả

    Gạo nếp cẩm

    Gạo nếp trắng

    Nho khô

    Cà rốt

    Ớt chuông (tùy chọn)

    Xúc xích hoặc lạp xường



    Cách làm:

    Chuẩn bị 1 bát gạo nếp trắng, 1 bát gạo nếp cẩm. Ngâm cả 2 loại gạo trước 1 đêm.

    Đu đủ bỏ hạt, nạo hết thịt quả cho ra bát, cà rốt, lạp xường, ớt chuông thái miếng vuông.

    Trộn lẫn hai loại gạo với nhau, rắc một chút muối, đem hấp 30 phút.

    Đảo xôi lên, cho cà rốt, nho khô, ớt chuông, lạp xường vào, rưới 1 thìa dầu ăn lên trên cho bóng đẹp (tùy chọn) rồi hấp thêm 15 – 20 phút nữa.

    Xôi chín, các nguyên liệu khác cũng chín tới thì tắt bếp.



    Múc xôi cho vào thuyền đu đủ.

    Ăn kèm với phần thịt quả đu đủ nạo ra ban đầu, bạn không còn cảm giác ngán nữa.

    Nho khô sau khi hấp lên làm cho xôi tăng vi ngọt nhưng lại tốt cho sức khỏe.

    Trời lành lạnh được thưởng thức món xôi lạ hấp dẫn thế này thật tuyệt
     
    bongyeu1212architect thích.
  8. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Chỉ với cách làm đơn giản nhưng bạn sẽ có một “sản phẩm” thực sự thú vị đấy, cuối tuần rảnh rỗi tại sao bạn không thử món xôi tím vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng này.

    [​IMG]

    Nguyên liệu:

    Gạo nếp cẩm 1 chén

    Gạo nếp trắng 1 chén

    Khoai lang tím 2 củ

    Cách làm:



    Gạo nếp cẩm và nếp trắng ngâm nước ít nhất 1 giờ

    Khoai lang gọt vỏ, thái vuông cỡ 1cm

    Vớt gạo ra trộn đều với khoai và táo tàu

    Cho vào nồi hấp chín thành xôi.



    Xôi dẻo quyện với khoai ngọt và táo tàu thơm bùi. Màu tím tự nhiên của gạo cẩm và khoai lang sẽ tạo cho món xôi sự hấp dẫn lạ mắt.

    Đây cũng là một món ăn bổ dưỡng, khoai lang tím giàu tinh bột, protein và các vitamin B, A, C, giàu chất sắt, chất chống lão hóa. Khoai lang tím tăng cường miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt có khả năng chống lại bệnh ung thư.

    Bên cạnh đó táo tàu được coi như một vị thuốc tự nhiên, có tác dụng giảm đau, an thần rất tốt.
     
    saobien1987architect thích.
  9. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    [​IMG]

    Nguyên liệu:
    - 2 kg gạo nếp
    - ½ chén dầu ăn
    - 200 gr đường ( nếu thích )
    - ½ muỗng canh muối
    - 100ml nước cốt dừa (nếu thích)
    - 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn ( cooking wine)
    - 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc )

    Cách làm:
    Gạo nếp : vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo , ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ . Hôm sau đem ra sả lại cho sạch, để cho ráo nước.

    Gấc : lựa trái chín đỏ , vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra , phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó , cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều .

    Ướp gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối , ướp qua đêm. Sở dỉ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn. Trộn thịt gấc + nếp + ½ muỗng canh muối cho đều .

    Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

    Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôị Sau đó , đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa , tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đềụ Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô , có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa .

    Khi xôi đã chín mềm và dẻo , nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều ( nếu thích ). Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế , xôi sẽ bị nát.

    Đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh.

    Xôi gấc nấu khéo là xôi phải chín dẻo , thơm, hột nếp không nở bung và bóng.
    Món xôi gấc thường dùng vào những dịp cưới , hỏi hay lễ , tết.
    Xôi gấc dùng chung với chả lụa hay ăn với đường cũng ngon.
     
    saobien1987architect thích.
  10. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi tam sắc (xôi tam hạt)

    Nguyên liệu: 450g gạo nếp, 50g đậu đen, 50g đậu xanh cà vỏ, 50g lạc, muối.
    Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo, chia làm ba phần bằng nhau. Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối.
    Nấu cho đậu đen chín mềm, trộn với 1 phần nếp, sau đó cho vào nồi, chế nước xâm xấp mặt, nấu chín như nấu cơm. (Lưu ý: Vặn lửa nhỏ để hạt nếp mềm mà không bị khét).

    Lạc ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối, nấu đến khi chín mềm. Trộn lạc với 1 phần nếp, nấu chín như nấu với đậu đen.
    Đậu xanh rửa xanh, trộn với 1/4 thìa cafe muối và 1 phần nếp. Cách nấu xôi đậu xanh giống như nấu xôi đậu đen hay xôi lạc.
    Thưởng thức: Cho xôi vào khuôn tròn tạo hình, ăn kèm với muối vừng.
     
    architect thích bài này.
  11. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Cách làm xôi sầu riêng

    Đến với đất nước Thái Lan chắc hặn bạn sẽ không thể bỏ qua việc thưởng thức các món xôi ngọt với những hương vị nồng nàn của trái cây miền nhiệt đới, trong đó nổi tiếng là món Xôi sầu riêng rất thơm ngon

    Nguyên liệu:

    - Nếp hạt tròn: 450 g

    - Nước cốt dừa: 400g

    - Đường thẻ: 200g

    - Đường cát: 100g

    - Sầu riêng: 400 g( không vỏ, không hạt)

    - Muối: 1 muỗng cà phê

    Thực hiện:

    - Ngâm nếp với nước lạnh khoảng 3 tiếng sau đó vớt để ráo và cho vào chõ hong khoảng 30 phút là chín.

    - Cho nước cốt dừa, đường cát, đường thẻ đập vụn, muối, sầu riêng tán nhuyễn vào nồi nấu với lửa nhỏ khoảng 5 phút cho sôi sau đó rưới lên xôi đã nấu chín là hoàn tất.

    - Khi ăn dọn ra đĩa, trình bày với múi sầu riêng.

    Mách nhỏ: Để xôi không bị nhão, nên dùng nước cốt dừa đóng lon hoặc vắt dừa nạo bằng nước nóng, để một lúc cho phần nước cốt nổi lên trên rồi dùng muỗng hớt nhẹ lấy phần nước cốt.
     
    architect thích bài này.
  12. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi khúc (xôi cúc)

    [​IMG]

    Nguyên liệu: 300g gạo nếp, 150g đậu xanh cà vỏ, 150g bột nếp, 30g bột gạo, 100g thịt nạc đùi, 1 bó rau tần ô nhỏ (200g), muối.

    Thực hiện: Thịt nạc đùi luộc chín, thái hạt lựu lớn. Nếp ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh nấu chín với 1/2 thìa cafe muối, dùng thìa tán mịn, trộn thịt nạc vào, chia thành những viên nhỏ. Lá tần ô xay với 1 ít nước, vắt lấy nước.

    Trộn bột nếp với bột gạo, cho từ từ nước rau tần ô vào, nhồi thật kỹ đến khi bột dẻo, mịn, chia thành từng viên nhỏ.

    Nắn bột mỏng, cho viên đậu xanh vào giữa, nắn kín. Thực hiện với các viên còn lại. Trải 1 lớp nếp dày 1cm vào xửng, cho các viên bột lọc đậu xanh vào, sắp mỗi viên cách nhau 1cm. Trên cùng trải phần nếp còn lại, hấp chín.

    Thưởng thức: Dùng nóng

    Xôi tam sắc (xôi tam hạt)

    [​IMG]

    Nguyên liệu: 450g gạo nếp, 50g đậu đen, 50g đậu xanh cà vỏ, 50g lạc, muối.

    Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo, chia làm ba phần bằng nhau. Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối.

    Nấu cho đậu đen chín mềm, trộn với 1 phần nếp, sau đó cho vào nồi, chế nước xâm xấp mặt, nấu chín như nấu cơm. (Lưu ý: Vặn lửa nhỏ để hạt nếp mềm mà không bị khét).

    Lạc ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối, nấu đến khi chín mềm. Trộn lạc với 1 phần nếp, nấu chín như nấu với đậu đen.

    Đậu xanh rửa xanh, trộn với 1/4 thìa cafe muối và 1 phần nếp. Cách nấu xôi đậu xanh giống như nấu xôi đậu đen hay xôi lạc.

    Thưởng thức: Cho xôi vào khuôn tròn tạo hình, ăn kèm với muối vừng.

    Xôi vò

    [​IMG]

    Nguyên liệu: 400g gạo nếp ngỗng, 150g đậu xanh cà vỏ, 30g đường cát, dầu ăn, muối, 1 bó lá dứa.

    Thực hiện: Nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh ngâm nước 30 phút, vớt ra, để ráo, xốc với 1/2 thìa cafe muối, hấp chín, giã mịn. Chia đậu xanh làm 2 phần. Một phần trộn với nếp, 10ml dầu ăn và 1/2 thìa cafe muối. Phần còn lại để riêng.

    Chuẩn bị một xửng nước sôi, cho lá dứa vào, cho phần nếp đã trộn đậu xanh vào hấp chín. Đổ xôi ra một cái mâm, đánh tơi, để nguội.

    Trộn tiếp phần đậu xanh còn lại vào xôi, hấp thêm khoảng 5 phút rồi rắc đường lên mặt xôi, nhắc xuống, trộn đều.

    Thưởng thức: Múc ra đĩa, ăn kèm với chả lụa.

    Xôi gấc

    [​IMG]

    Nguyên liệu: 400g gạo nếp, 1 quả gấc chín đỏ, 50g đường cát, 10ml dầu ăn, 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe rượu trắng.

    Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Gấc xẻ đôi, nạo lấy phần thịt gấc, cho vào tô. Cho rượu trắng, muối vào tô gấc, bóp nhuyễn thịt gấc thành hỗn hợp sền sệt, trộn vào nếp.

    Cho nếp vào xửng hấp chín. Trộn đều xôi với đường và dầu ăn.

    Thưởng thức: Múc xôi ra đĩa hoặc có thể cho vào khuôn tạo hình theo ý thích, dùng nóng hay nguội đều được.
     
    architectmecua2cu thích.
  13. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Mình phải tạo nhiều dịch vu gia tăng cho khách hàng thì khách hàng mới ủng hộ mình chứ chị!
     
    architect thích bài này.
  14. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Ấn tượng xôi dừa

    Nếu bạn là người thích ăn béo, và mê thức ăn chế biến từ dừa thì không thể bỏ qua món Xôi dừa quá hấp dẫn trong những ngày thời tiết dễ chịu này. Bếp doanh nhân Saga xin giới thiệu với các bạn món Xôi dừa nóng hổi và không thể chê vào đâu được.

    Nguyên liệu

    * Gạo nếp 1kg, vừng 100g, dừa nạo 200g, đường 150g và muối 1 thìa cà phê.
    * Nước cốt dừa: Cho 1 lít nước ấm vào 1kg dừa khô nạo vắt lấy nước cốt hoặc dùng nước cốt dừa đóng lon.
    * Nước dừa tươi ngọt
    * Ít lá dứa rửa sạch, cắt lá dứa thành khúc ngắn chừng mười phân.

    Cách đồ xôi

    Chuẩn bị nồi đồ xôi có tầng hấp lổ nhỏ chuyên dùng (loại nồi đồ xôi kiểu này bán rất nhiều ở các siêu thị, cả ở chợ). Cho nhiều nước vào nồi để sôi với lửa lớn.

    Trộn đều 1kg nếp đã ngâm với một chén (#100cc) nước cốt dừa + 10 khúc lá dứa + 1 muỗng cà phê muối và đường, cho vào nồi đồ chín, xới đều xôi khi đã chín và trộn với vừng và dừa nạo, hạ lửa, giữ nóng xôi trong nồi. Gắp bỏ lá dứa khi xới xôi ra. Nếu muốn xôi béo nhiều hơn thì tăng lượng nước cốt dừa lên. Bạn có thể vảy nước cốt dừa trong quá trình đồ xôi, sau đó đảo đều lên để xôi mềm và thêm ngậy.

    Khi ăn bày xôi ra đĩa, rắc nốt phần dừa nạo còn thừa lên trên mặt xôi. Xôi ăn có vị béo ngậy và thơm của dừa, vừng và đường.

    Các bạn có thể nấu theo cách tương tự, nhưng thay nước cốt dừa bằng nước dừa tươi hoặc không ngâm trong nước dừa. Như thế xôi sẽ chỉ hơi có mùi nhẹ của dừa và thơm của lá dứa. Không quá béo ngậy nếu bạn sợ dầu mỡ.

    Và món xôi dừa đã hoàn tất, mời cả nhà thưởng thức!

    [​IMG]
     
    architect thích bài này.
  15. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi sắn

    Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt và mỗi vùng lại có cách chế biến khác nhau. Nếu như món xôi đỗ xanh mang lại sự thơm ngon, béo ngậy từ những hạt đỗ, thì xôi sắn lại hấp dẫn người dùng bởi hương vị dân dã của làng quê Việt Nam.

    [​IMG]

    Kể sơ sơ ra thì ngay tại mảnh đất Hà thành cổ kính này cũng phải có đến hàng chục loại xôi khác nhau. Đó là những loại xôi từ khắp mọi miền được du nhập vào Hà Nội và trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực nơi đây. Ta thường gặp sự xuất hiện của món ăn này trong những ngày giỗ tết. Mà chẳng phải đi đâu xa thì buổi sáng bước chân ra đầu ngõ, bạn cũng dễ dàng “bị đánh thức” bởi mùi hương thoảng thoảng từ hàng xôi đầu ngõ.

    Xôi thì có rất nhiều món khác nhau, bao nhiêu món thì bấy nhiêu cách làm. Nhưng nói đến cách chế biến xôi sắn Hà Nội thì có lẽ phải mất nhiều thời gian lắm. Đây là món ăn có nguồn gốc từ dân tộc Thái, bình dị nhưng đã ăn một lần thì khó có thể quên.

    Có gì đâu, xôi sắn nấu cũng đơn giản thôi nhưng không hiểu vì lý do gì mà dường như người Hà Nội thờ ơ với món xôi thơm ngon này. Chỉ là sắn được xắt sợi, đem trộn với gạo nếp rồi đồ lên như nấu các loại xôi khác. Món xôi không cầu kỳ nhưng lại khiến người ta bất ngờ bởi hương vị của nó.

    Xôi sắn khi vừa chín, mùi thơm lừng của gạo nếp và sắn quấn quýt, vương vấn với nhau khiến thực khách không thể làm ngơ. Nồi xôi sắn với làn khói mỏng manh, những hạt xôi nếp dẻo, trắng trong, những sợi sắn trắng ngà, bở tơi, nhìn đã thấy thèm! Nếm thử một miếng, cái ngọt ngọt, bùi bùi của sắn quyện lấy cái dẻo dẻo, dính dính của xôi nếp hương, chỉ cần thêm một chút muối cho đậm đà là đã khiến thực khách ăn một lại muốn ăn hai rồi. Người ta có khi còn cho thêm mỡ hành vào xôi sắn nữa. Mùi thơm của hành phi, vị béo ngậy của mỡ càng làm món ăn thêm cuốn hút.

    [​IMG]

    Hà Nội có rất ít nơi bán thứ xôi sắn này, chỉ thấy ở 32B Hàng Giấy có đề biển: “Xôi sắn – ruốc tôm”. Những gói xôi sắn thơm lừng, bên trên là ruốc tôm tơi bông lên, màu hồng nhạt nổi lên trên màu trắng của nếp và sắn vô cùng đẹp mắt. Xôi sắn là sản phẩm của núi rừng cùng với ruốc tôm là sản vật của biển, món ăn là sự hòa hợp của thiên nhiên Việt Nam. Sự kết hợp lạ kỳ của các nguyên liệu chế biến đã làm nên sự độc đáo và phong phú cho nền ẩm thực Việt.
     
    architect thích bài này.
  16. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi cốm

    Nguyên liệu:
    - Cốm làng Vòng
    - Đậu xanh cà
    - Đường
    - Dừa nạo
    - Hành phi

    Cách làm:
    - Đồ cốm: Như đồ xôi vò, chú ý đồ cốm non trong chõ cho đến khi hạt cốm nở phồng, dẻo mềm nhưng không được quá hơi vì sẽ làm cốm bị nát. Xôi cốm "chín tới", xới ra mâm sạch, vừa xới tơi vừa rắc đường kính và trộn thật đều sao cho đủ vị ngọt dịu. Sau đó, xôi cốm tẩm đường lại được đồ vào chõ lần thứ 2 sao cho hạt xôi ngấm đường chín dẻo. Lại xới xôi cốm ra mâm, xới nhẹ cho tơi hạt và để nguội hẳn.
    - Nấu đậu xanh: Đậu xanh cà ngâm nước ấm vài giờ, đãi sạch vỏ, hấp chín. Sau đó giã trong cối cho thật nhuyễn khi còn đang nóng, rồi đem nắm lại bằng vốc tay, để nguội.
    - Nạo dừa: Cùi dừa nạo thành sợi dài và nhỏ. Cho dừa vào chảo dầu đã nóng già, rắc đường kính và đảo đều cho sợi dừa ngấm đường, mỡ và săn lại. Đổ sợi dừa ra khay sạch, để nguội.
    - Phi hành: Hành khô bóc vỏ, bào mỏng, phi trong chảo dầu sôi cho vàng sậm, giòn tan. Vớt hành ra để ráo mỡ.

    Trình bày:
    Xôi cốm không bày lẫn lộn mà bày từng lớp. Dưới cùng là lớp xôi cốm dẻo thơm, hạt cốm nở căng mọng, xanh trong, phủ trùm lên là lớp đậu với màu vàng óng ả, thơm mát, mịn tơi, hành phi được rắc lên đậu nổi bật màu vàng ruộm nom bùi ngậy, trên cùng rải lớp sợi dừa trắng sữa.

    * Tip:
    - Xôi cốm muốn ngon thì phải nấu bằng chính cốm làng Vòng và đậu xanh cà loại 1.
    - Nên tự phi hành ở nhà sẽ ngon và thơm hơn mua hành phi sẵn ngoài tiệm.
    - Xôi ngon là hạt cốm mềm mịn, vị ngọt nhẹ, dẻo và thơm mùi cốm.
    - Có thể gói xôi cốm trong lá sen để lấy mùi thơm, ăn kèm với nước cốt dừa.
     
    architect thích bài này.
  17. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi Gà


    Cách 1:



    Vật Liệu:

    - 1 kg nếp tóc
    - 1 bó lá dứa
    - 1/2 con gà mái tơ (khoảng 1,5 kg)
    - 1 cặp lạp xưởng
    - 100gr củ cải muối (sợi nhỏ)
    - 100gr cải bắp thảo muối
    - 100gr củ hành đỏ phi vàng
    - 200gr chả lụa chiên- 100gr đậu phộng rang
    - 100gr hành lá, 1 củ tỏi, ngò

    Cách Làm:

    Nếp vo sạch, ngâm vài giờ, vớt ra để ráo trộn 1 muỗng cafe muối
    Gà làm sạch, ướp gia vị gồm: muối+ tiêu+ bột ngọt + 1 muỗng soup xì dầu+ tỏi bằm
    Lạp xưởng luộc sơ, chiên vàng, xắt lát xéo mỏng
    Củ cải muối ngâm nước, rửa sạch, xắt nhỏ
    Chả lụa xắt lát mỏng
    Đậu phộng rang vàng, bóc vỏ, giã dập
    Hành la: xắt nhỏ làm mỡ hành

    Chế biến:

    Bắc chảo dầu nóng, cho gà vào chiên vàng, để lửa nhỏ, gà chín vàng đều gắp xuống xé nhỏ
    Bắc xửng nước sôi, cho lá dứa vào, cho nếp vào hấp chín
    Bắc chảo dầu nóng, phi tỏi vàng thơm, cho củ cải + cải thảo muối vào xào, nêm tiêu, đường, bột ngọt
    Xới xôi ra dĩa, rải cải muối, cải thảo, lạp xưởng, chả lụa, gà lên. Rải hành phi, đậu phộng, hành lá, trên để vài cọng ngò
    Dùng kèm xì dầu nếu cần



    Cách 2:



    Vật Liêu:

    -1 chén nếp
    -1 muổng canh nước cốt dừa.
    -1 miếng ức gà ,đả bỏ xương,da
    -1 chút đường thẻ ( hoặc thế bằng đường nâu )
    -2 muổng cà phê nước tương.
    -2 muổng cà phê dầu
    -1 muổng cà phê dầu hào
    -muối, tiêu ,bột tỏi , hành phi, ngò...

    Cách làm:

    Nếp đãi sạch sau đó trộn ít muối vào ngâm trong 1 tiếng hoặc nhìu hơn ( ngâm muối làm cho nếp khi nấu sẻ có vị mặn và thơm hơn) sau đó đãi lại, để ráo . Bắt nồi hấp lên, lót miếng giấy bạc ở giữa nồi hấp, lấy tăm xăm nhỏ để hơi nước bốc lên xôi mới chín được. Đổ nếp vào nồi hấp, vặn lửa riêu riêu, nấu cho đến khi xôi chín, xới lên rồi tắt lửa.

    Chế nước +1 muổng canh nước cốt dừa + chút xíu muối vô nếp. Bỏ vô xoang nấu.
    Bỏ ức gà vô nồi nhỏ hay chảo ,với nước tương ,dầu hào, đường thẻ ,chút xíu muối ,bột tỏi ,tiêu ,trộn đều.Cho thêm chút nước sao cho vừa bằng gà,đừng nhièu quá. Bắt lên bếp nấu sôi ,bớt lửa ,trở qua lại ,và nêm nếm lại cho vừa ăn,vị hơi ngọt .Nước rút vô ,xâm đủa thấy gà chín là xong.Đừng nấu lâu , gà bị khô.

    Thưởng thức:

    Xới xôi ra dỉa.Xé ức gà để lên mặt. Rắc nhiều hành phi và ngò.


    Cách 3:



    Nguyên liệu:

    - 1kg nếp ngon không lộn gạo
    - 5 cọng dứa
    - 1/2 con gà 600g
    - 1 trái dừa xiêm
    - 2 chiếc lạp xưởng
    - 1 muỗng súp dầu ăn
    - Lá chuối lót xửng
    - 6 tép hành lá
    - 200g dừa khô vắt lấy 4 muỗng súp nước cốt
    - Gia vị: Tiêu, muối, đường, bột ngọt, 4 tép tỏi.

    Cách làm:

    Chuẩn bị:
    - Nếp vo sạch, ngâm 3 giờ, xả sạch để nếp thật ráo.
    - Lá dứa quấn lại làm hai.
    - Gà rửa sạch ướp muối, tiêu, đường, bột ngọt để gà thấm 15 phút đem chiên vàng, cho tiếp nước dừa xiêm + chút xì dầu + đường, để lửa riu riu cho gà mềm, xé gà ra bỏ xương, da.
    - Lạp xưởng rửa sạch, luộc chín, chiên sơ, thái mỏng.
    - Hành lá cho chút muối + bột ngọt rồi chế 3 muỗng súp dầu ăn nấu thật sôi cho vào trộn đều.

    Chế biến:
    - Lá dứa cho vào nước hấp cho xôi được thơm.
    - Xửng nước sôi, lót lá chuối cho nếp và hấp khoảng 10 phút rưới nước cốt dừa vào, đảo đều xôi, làm như vậy cho đến khi xôi chín mềm là được.
    - Khi dùng cho xôi ra dĩa, trên để gà xé + lạp xưởng + mỡ hành.
     
    architect thích bài này.
  18. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi là đồ ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong nền ẩm thực của nhiều nước châu Á.

    [​IMG]

    Nguyên liệu

    Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp, và đôi khi là các loại gạo tẻ thơm dẻo. Ngoại trừ xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn, đa số các loại xôi khác đều có kết hợp với các chất phụ gia tạo màu, tạo vị như lá cẩm, lá dứa, gấc, bột dành dành. Cá biệt có một số dân tộc (như dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mường) sử dụng nhiều loại nước sắc từ lá, củ, rễ thực vật các loại để tạo nên xôi nhiều màu sắc[1]; các nguyên liệu kết hợp khác như đỗ xanh, đỗ đen, lạc, thịt, cá, ngô, xoài, sầu riêng, v.v. có thể tạo nên nhiều dạng xôi với sắc thái đặc biệt. Các thực phẩm như ruốc, pate, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, trứng, giò lụa, chả, lạp xường cũng cho món xôi những hương vị và chất lượng riêng biệt khi được ăn kết hợp.

    Cách làm

    Cách làm xôi nhìn chung rất đa dạng không chỉ tùy loại xôi mà còn tùy tập quán, phong tục và kinh nghiệm của người nội trợ. Tuy nhiên, hầu hết xôi đều thực hiện bằng cách ngâm gạo nếp trong một thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ cho gạo tương đối nở, đãi sạch, trộn với một ít muối và phối trộn với các nguyên liệu riêng biệt tùy theo loại xôi. Sau đó cho nguyên liệu vào chõ/xửng, đổ một lượng nước sôi vào đáy nồi, đặt chõ lên trên nồi sao cho nguyên liệu trong nồi tiếp xúc nhiều nhất với hơi nước nhưng không bị chạm vào nước. Cho nồi lên bếp đậy kín, đun cách thủy trong lửa nhỏ đến khi hạt xôi chín dẻo. Người nội trợ có thể tận dụng nồi cơm điện với ngăn hấp cách thủy hoặc các nồi làm xôi, làm các thực phẩm hấp chuyên dụng, thay thế cho nồi chõ truyền thống.

    Tính phổ biến

    Xôi là thực phẩm phổ biến ở nhiều nước châu Á. Ở Lào và Đông Bắc Thái Lan, xôi được sử dụng thường xuyên như cơm ở Việt Nam. Đồng bào một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam như người Thái, người Khơ me sử dụng xôi như một đồ ăn chủ lực hàng ngày trong khi dân tộc Việt (Kinh) chủ yếu dùng cơm làm từ gạo tẻ, chỉ dùng xôi như một bữa ăn phụ vào buổi sáng, như một thức quà, hoặc trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng.

    Một số loại xôi

    Khó có thể liệt kê hết các loại xôi trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nền ẩm thực của các nước có văn hóa sử dụng lúa gạo nói chung, và danh sách dưới đây chỉ là một số loại ít nhiều phổ biến:

    Xôi gấc

    [​IMG]

    * Xôi gấc: sử dụng thịt gấc để tạo màu sắc đỏ tươi tắn và hương vị thơm ngon cho món xôi. Gấc chọn quả chín, bổ đôi lấy phần cơm thịt bao quanh hạt màu đỏ ở trong đem tán nhuyễn trong một chút rượu trắng. Cho phần gấc đã tán nhuyễn (bao gồm cả hạt) vào trộn đều với gạo nếp đã ngâm. Sau khi đồ chín xôi gấc thường được gia thêm một chút đường và mỡ nước. Tuy xôi gấc không dùng đậu xanh khi nấu, nhưng khi trình bày có thể được ép khuôn với đậu xanh tán nhuyễn ở giữa như một phần nhân của bánh xôi. Xôi gấc là một món ăn ngon, bổ, phổ thông, và rất được ưa chuộng như một đồ thờ cúng ngày lễ, tết, giỗ chạp, hoặc đi kèm với lợn sữa quay trên mâm đồ lễ ăn hỏi.

    * Xôi lạc: còn gọi là xôi đậu phộng. Lạc nhân được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và đem lên đồ theo cách làm xôi thông thường. Theo Thạch Lam trong thiên ẩm thực Quà Hà Nội, xôi lạc là món để ăn vui miệng. Biến thể của loại xôi này là xôi hạnh nhân hoặc xôi hạt điều.

    * Xôi đậu xanh: đậu xanh cà vỡ, ngâm nở và đãi bỏ vỏ (hoặc có thể để nguyên vỏ) trộn với gạo nếp và đồ chín. Đây là một loại xôi rất thịnh hành, phổ biến và có rất nhiều loại xôi tương tự được chế biến với các loại đậu, đỗ khác như xôi đậu đen, xôi đậu ván, xôi đậu tương v.v.

    * Xôi vò[2]: điểm đặc biệt của loại xôi này là các hạt xôi được tách rất rời nhưng vẫn rất dẻo. Gần tương tự xôi xéo với đậu xanh đồ chín tán nhuyễn, nhưng gạo nếp được đồ riêng với một chút lá dứa lấy mùi thơm, và có thể có một chút bột dành dành, bột nghệ tạo màu. Nếp chín được dỡ ra xửng và cho một nửa lượng đậu xanh đã tán nhuyễn vào trộn đều, vò, bóp cho hạt nếp được bao đậu xanh trở nên rời rạc. Sau đó lại thành phẩm cho vào chõ đồ tiếp lần nữa cho thật dẻo, có thể cho chút nước cốt dừa cho xôi có vị thơm béo. Trút ra xửng và cho nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn, vò cho hạt nếp dẻo và rời. Xôi vò có thể được làm trong sự kết hợp với hạt sen để thành phẩm có vị thơm ngon đặc biệt, là một trong những món ăn trên mâm cỗ ngày lễ, tết, hay tiệc cưới.

    * Xôi Hoàng Phố: sử dụng húng lìu, hạnh nhân, hành phi và mỡ nước. Xôi có màu vàng đẹp và hương vị khá đặc biệt.

    Xôi ngũ sắc

    [​IMG]

    * Xôi ngũ sắc[3]: còn gọi là xôi năm màu, thịnh hành với các dân tộc thiểu số (dân tộc Mường, dân tộc Tày, dân tộc Thái) v.v., 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành với màu vàng là màu của thổ, xanh là màu của mộc, đỏ là màu của hỏa, trắng là màu của kim, đen là màu của thủy. Xôi được nấu kết hợp với các loại nước sắc của lá cơm xanh, cơm đỏ, cơm vàng để tạo màu.

    * Xôi lúa:[4]: trước kia xôi lúa, như một biến thể của loại xôi gạo nếp, không sử dụng gạo nếp mà dùng hạt ngô (bắp) ngâm nước vôi, đãi vỏ và bung với hành mỡ. Tuy nhiên hiện nay xôi lúa thường được đồ xen gạo nếp với ngô nếp nên còn có thể gọi là xôi ngô, xôi bắp. Đây là loại xôi đặc biệt dân dã, ngon, thường ít khi được sử dụng như một đồ thờ cúng[5], tuy có địa phương tại Hà Tây vẫn dùng để cúng tổ tiên trong những ngày hội cơm mới[6].

    * Xôi sắn: gạo nếp trộn đều với củ sắn nếp đã bào thành sợi hoặc chặt miếng nhỏ, đồ chín và gia chút hành phi, mỡ nước.

    * Xôi sầu riêng[7]: sầu riêng gỡ lấy cơm thịt trộn đều với gạo nếp trước khi đồ xôi, thường kết hợp với nước cốt dừa. Một cách làm khác là đồ xôi chín dỡ ra xửng rồi mới trộn thêm sầu riêng.

    * Xôi lá dứa: lá dứa được cắt khúc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, trộn đều vào gạo nếp trước khi đồ sẽ cho thành phẩm có màu xanh dịu rất đẹp mắt và rất thơm.

    Xôi lá cẩm

    [​IMG]

    * Xôi lá cẩm, cách làm tương tự xôi xéo với đậu xanh tán nhuyễn, nhưng kết hợp với nước sắc của lá cẩm để lấy màu tím đỏ.
    * Xôi vừng dừa[8]: sử dụng hạt vừng (mè), dừa nạo, chút đường kính, trộn đều với gạo và đồ chín, là loại xôi rất thơm ngon nhưng có thể hơi ngậy do có dầu dừa, dầu vừng, đường và mỡ nước.

    * Xôi khúc[9]: còn gọi là bánh khúc, được làm với lá khúc giã nhuyễn trộn bột nếp, nắm với nhân làm bằng đậu xanh đồ chín và thịt mỡ xắt hạt lựu, sau đó lăn qua gạo nếp và cho vào chõ đồ xôi. Mỗi chiếc bánh khúc được áo một lớp xôi, nhân đậu xanh và thịt mỡ hành khiến món bánh khúc rất thơm ngon.

    * Xôi trắng: được thực hiện chỉ với gạo nếp và chút muối, không có bất cứ một nguyên liệu phụ nào khác hoặc đôi khi chỉ được kết hợp với một chút màu thực phẩm. Xôi trắng thường rất thịnh hành như một thứ quà trong sự kết hợp với các thực phẩm động vật khác như ruốc, trứng, giò, pate, xúc xích, lạp xường, thịt kho tàu, tạo ra các loại xôi như xôi trứng giò, xôi lạp xường, xôi thịt, xôi pate, xôi ruốc v.v.

    * Xôi xéo[10]: xôi xéo được thực hiện với nguyên liệu là đậu xanh đồ thật chín và hành mỡ phi thơm. Đậu xanh được chọn lựa loại bỏ hạt lép, hỏng, ngâm mềm, đãi vỏ, đồ chín đến độ tơi, bở. Đem đậu ra đánh thật tơi, thậm chí cho vào cối giã cho thật nhỏ mịn và nắm thành quả thật chặt trước khi đậu xanh bị nguội. Gạo nếp cũng ngâm vài tiếng đồng hồ, trộn chút muối và có thể trộn với chút bột dành dành, bột nghệ cho màu vàng đẹp, đem đồ chín. Hành củ tím thái mỏng đem phơi nắng cho hơi héo rồi cho vào chảo mỡ phi thơm vàng. Khi ăn cho xôi lên bát, lấy dao lạng mỏng từng lát xéo đậu xanh lên trên, rắc hành phi và rưới chút mỡ nước. Đây được coi là một trong những món xôi khó nấu ngon nhất[11], dù các nguyên liệu đi kèm khá đơn giản.

    Xôi gà

    [​IMG]

    * Xôi gà[12]: xôi được làm với nước cốt dừa và lá dứa, sau đó xé phay thịt gà luộc hoặc thịt gà quay, thái mỏng lạp xường và bày lên bát xôi như một đồ ăn kèm.
    * Xôi cá[13]: dùng cá rô phi hoặc cá suối hấp chín gỡ thịt, xào trong chảo hành phi cho thơm sau đó trộn đều cùng xôi.
    * Xôi thập cẩm[14]: phối trộn xôi với rất nhiều thực phẩm khác như tôm khô, thịt gà, lạp xường, đậu phộng, dừa xiêm, hành, tỏi phi, mỡ nước, giò lụa.
    * Xôi xoài[15]: xôi trắng rưới nước đường và nước cốt dừa, ăn kèm với xoài chín cắt lát mỏng.


    Dị bản

    Cơm lam khi sử dụng gạo nếp nương cho vào ống tre, ống nứa và lùi chín trên lửa cũng có thể coi là một dạng xôi. Xôi chè dùng xôi vò kèm với chè ngọt làm từ bột đao, đường kính, là đồ dùng trong lễ cúng thôi nôi và còn được sử dụng như một thức quà mát, lành. Xôi cốm[16] không dùng gạo nếp mà sử dụng cốm để đồ xôi, sau đó thường trộn với đường kính. Xôi chiên phồng[17] hay bánh phồng vẽ dùng xôi trắng cán nát, trộn với một số hương liệu như nước gừng, nước gỗ vang, lá dứa, bột quả dành dành để tạo màu xanh, đỏ, vàng, dàn mỏng cắt miếng, phơi khô và chiên nở phồng trong chảo mỡ. Cơm cháy[18] làm từ xôi trắng cán nhuyễn, dàn mỏng và cho vào tủ lạnh để cứng lại sau đó cắt miếng chiên vàng giòn trong chảo, ăn kèm với nước sốt, thịt lợn xay, thịt bò và ruốc thịt.
     
    Sửa lần cuối: 21/2/2010
    architect thích bài này.
  19. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    Xôi Chiên Phồng

    [​IMG]

    500gr gạo nếp
    50gr đường
    50gr đậu xanh cà vỏ
    1 tsp bột nổi
    1/2 tsp baking soda
    1/2 tsp muôí
    7-10 Tbsp dầu (tuỳ độ dẻo của nếp)
    Dầu để chiên


    Cách Làm: --Cách làm--

    Đậu xanh vo sạch, ngâm cho mềm, hấp chín, xay nhuyễn .
    Gạo vo sạch, ngâm cho mềm, hấp chín với muối.

    Trộn đều gạo, đậu xanh, đường và dầu bỏ vào cái túi nylon, nhào cho mịn hoạc là bỏ vào food processor xay cho mịn .

    Khi nếp đã mịn rồi cho baking soda và bột nổi vào nhào hay là xay tiếp cho đều .
    Lót nylon hai mặt xôi, cán cho mỏng khoảng 1/2 cm, cắt thành hình theo ý thích .
    Đổ nhiều dầu vào chảo (để đeep fried), để dầu cho nóng đến 260F với cho miếng xôi vào, để cho xôi hơi nổi lên thì lấy cái xạn nhấn xôi cho xôi phồng lên, lật lại nhấn mặt bên kia nữa .

    Chiên cho vàng, vớt ra cho ráo dầu . Món này dùng nóng với gà nướng hay chiên
     
    architect thích bài này.
  20. Loanhoang

    Loanhoang 0904.320.310

    Tham gia:
    24/9/2009
    Bài viết:
    5,189
    Đã được thích:
    744
    Điểm thành tích:
    773
    XÔI LÚA

    [​IMG]

    Người chưa ăn xôi lúa chắc hẳn vẫn sẽ thấy thích nếu tưởng tượng ra món xôi được xếp gọn trong lòng lá sen, thơm mùi ngô lúa, thơm cả hương sen quấn quýt theo từng miếng ăn

    Gọi là xôi lúa nhưng người ăn lại ấn tượng nhất với vị ngon của hạt ngô nếp thơm dẻo. Cũng không rõ vì sao người Hà Nội cổ lại gọi món xôi có thành phần chính là ngô bằng cái tên xôi lúa, nhưng chỉ biết rằng món ăn này là bữa quà sáng hấp dẫn cho những người dân nghèo ở đất Hà thành một thời.

    Món quà sáng hấp dẫn
    Và cũng chỉ một thời, người ta mới quen gọi xôi ngô là xôi lúa, còn bây giờ, nhiều người dân Hà Nội đã gọi thẳng luôn cái thành phần chính của món ăn là tên gọi “cúng cơm” cho món. Xôi lúa hay xôi ngô, dù với tên gọi nào thì món vẫn nguyên một công thức làm từ bao đời không thay đổi, không thêm nếm cho mất vị ươm vàng của hạt ngô thơm nắng ngoài đồng.

    Người không biết cách làm món xôi lúa chắc hẳn sẽ không hiểu hết câu nói: “món quà sáng thân thuộc của dân nghèo thành thị thuở xưa”. Vào vụ mùa bội thu, khi cánh đồng bắp ngô nhuộm nắng và gió trời đang khoe những hạt ngô no tròn bóng bẩy ẩn sau từng búp lá xanh mát, người nông dân sẽ nhanh tay vào vụ bẻ ngô. Những bắp ngô đã sang lứa già (vì chưa bán kịp) sẽ được tẽ hạt rồi tãi đều ra phơi. Đến khi hạt ngô săn lại, người ta đem bán cho các cô hàng xôi. Loại ngô ấy khi mua về sẽ được cô bán xôi ngâm qua nước vôi trong cho mềm, cho căng tràn lại mùi ngô chín tới. Do là ngô già, “lứa ế” nên giá sẽ mềm hơn rất nhiều. Vì thế, các cô hàng xôi sẽ giảm được chi phí làm hàng để có những món quà ngon giá rẻ cho thực khách
    Có nhiều suy đoán để giải thích việc gọi món xôi có thành phần chính là ngô nhưng lại mang tên “xôi lúa”. Tác giả Băng Sơn từng ghi trong tùy bút của mình rằng: “Có lẽ đó là từ Việt cổ, ngô lúa có lúc trùng nghĩa chăng?”. Nhưng cũng còn một suy luận khác, rằng người xưa tâm niệm lúa - gạo thể hiện cho sự sung túc. Nhà giàu mới ăn gạo trắng - nước thơm, chính vì vậy, người nghèo cũng muốn cái sự ăn của mình cao sang hơn nên lấy tên là xôi lúa. Vì đúng là có gạo thật, gạo nếp mới đồ nên xôi, nhưng trong một phần gạo ấy, cũng có một phần ngô. Mà kỳ lạ thay, chính cái phần ngô ấy mới làm nên điểm hấp dẫn. Ngô không thái, không xay, ngô để nguyên hạt tròn đầy, căng mọng, để đến khi đồ cho tới chín, hạt ngô bung nở một phần thịt mỡ màng, ngon ngậy.

    Hương vị quyến rũ
    Nhiều người thích ăn món xôi lúa bởi sự kết hợp có duyên của ngô bung chín dẻo với miếng hành khô thơm giòn. Có mấy ai mà cưỡng được vị ngon hấp dẫn của miếng hành khô phi lên với mỡ. Ngày xưa, các cô hàng xôi kỹ tính hơn, chỉ phi hành khô với mỡ thăn nên miếng hành cứ thơm giòn mà không quá ngậy mùi mỡ. Mùa đông mà ăn miếng hành khô phi với mỡ thăn mới thấy khác biệt với hành khô phi với các loại mỡ khác. Một bên sẽ là miếng hành vàng ruộm, khô tơi, còn một bên sẽ bền bệt giọt mỡ trắng xoá. Mà nếu không khéo khẽ tay đảo đều, miếng hành dễ long vụn theo thớ thái và cũng sẽ dễ cháy sém, khét lẹt, hỏng cả thứ gia vị để lôi kéo thực khách.

    Người chưa ăn xôi lúa chắc hẳn vẫn sẽ thấy thích nếu tưởng tượng ra món xôi được xếp gọn trong lòng lá sen, thơm mùi ngô lúa, thơm cả hương sen quấn quýt theo từng miếng ăn. Hết mùa lá sen, lá bàng, thì đến mùa đông với lá chuối tây, lá dong. Cô bán hàng vì thế cứ thay đổi lá gói theo mùa để ôm từng miếng xôi lúa thơm dẻo vào trong lòng lá. Lại thêm đậu xanh được đồ chín rồi giã nhuyễn, sau đó nắm chặt thành từng nắm to để thái phủ lên xôi. Cô bán hàng cứ thoăn thoắt đôi tay mà thái đậu thành từng miếng mỏng tang, cong vút theo thớ thái. Lúc đó mới rắc thêm hành khô và rưới thìa mỡ nước để miếng xôi được mềm và thơm ngậy hơn.

    Bây giờ công thức làm xôi lúa vẫn như xưa, chỉ có điều không còn thấy bóng dáng của lá sen, lá bàng gói xôi nữa. May mắn lắm thì được cô hàng xôi cắt lá sen thành nhiều miếng nhỏ để lót trực tiếp xôi, rồi gói vào trong lòng tờ giấy báo, như thế cũng là được thưởng thức hương lá quyện vào miếng xôi rồi
     
    architect thích bài này.

Chia sẻ trang này