Nhân duyên cha mẹ con cái

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi bebuti, 20/12/2013.

  1. noithatgooccho_dg

    noithatgooccho_dg Banned

    Tham gia:
    24/3/2014
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    chắc mẹ nó là một người tâm linh, em thì chỉ tin rằng cứ sống tốt với mọi người, giúp đỡ được ai thì giúp, Không làm gì có lỗi với lương tâm là được.
     
    Đang tải...


  2. nana196

    nana196

    Tham gia:
    7/12/2012
    Bài viết:
    10,987
    Đã được thích:
    1,605
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    e rất tin vào luật nhân quả, rất tin vào kiếp trước kiếp sau, và thật sự thấy thương bố mẹ mình vô cùng
     
  3. yeuhung80

    yeuhung80 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    155
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Cám ơn chủ top. rất hay, nhưng quả thực không thể tập trung để đọc hết được, bạn cố gắng ngắt thành từng đoạn rõ ràng để mọi người đỡ hoa mắt khi đọc nhé. A Di Đà Phật, bố thí pháp được vô lượng công đức!
     
  4. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Vì Sao Tam Ác Đạo Vào Dễ Khó Ra?
    *********************************
    Phật nhắc nhở chúng ta “ác đạo đáng sợ”. Đó là ba đường ác mà kinh đã nói, đường ác dễ bước vào, khó bước ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào mà hình thành? Phật nói với chúng ta, đường ngạ quỷ do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục do tâm sân hận; đường súc sanh do tâm ngu si. Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh. Một số vị cho rằng, đường súc sanh dường như tuổi thọ ngắn, lo gì không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh. Thực ra, đường súc sanh có một số loài tuổi thọ ngắn nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ ngắn, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si nên nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này sẽ rất phiền phức, thí dụ trên kinh Phật kể một câu chuyện.

    Năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công trình, khi thi công thấy dưới đất có một ổ kiến. Đức Phật thấy liền mỉm cười, các học trò đi theo Phật liền hỏi: “Vì sao ngài mỉm cười những con kiến này?” Phật liền trả lời: “Đàn kiến ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân kiến”. Một vị Phật xuất thế mất đến ba a tăng kỳ kiếp, huống hồ bảy vị Phật xuất thế, hai mươi mốt a tăng kỳ kiếp, mà nó vẫn còn làm kiến, khi kiến chết rồi đầu thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không thể thay đổi một thân khác. Cho nên đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi thân súc sanh.

    Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài, kinh Phật nói, một ngày trong cõi quỷ bằng một tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như nhân gian chúng ta vậy. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng, thế nhưng phải ghi nhớ một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của họ, đoản mạng cũng phải mất một ngàn tuổi, mạng dài đến ngàn ngàn tuổi, có đáng sợ không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào mới có thể ra được. Nếu tính cũng phải đến mấy vạn năm sau bạn mới có thể thoát ra. Những ngày tháng đó thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời. Mặt trời, trăng, sao, ba ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời luôn một màu tối đen. Chúng ta mấy ngày không nhìn thấy mặt trời đã cảm thấy rất khó chịu, huống hồ ở trong cõi quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, nghĩ thử xem những ngày tháng đó có khổ không? Đời sống cõi quỷ rất khủng khiếp. Cho nên trong ba đường, cõi quỷ gọi là đao đồ, đường súc sanh gọi là huyết đồ. Súc sanh chết đều ăn không ngon, đều máu chảy ăn nuốt lẫn nhau, súc sanh không được chết yên, con lớn ăn con nhỏ. Còn cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là thường hay có người đến giết hại, thân tâm của họ thường bất an, luôn sống trong khủng khiếp. Địa ngục gọi là hỏa đồ, một biển lửa. Kinh Phật có nhiều cách nói khác nhau về tuổi thọ của địa ngục nhưng tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Sở dĩ khác biệt của tuổi thọ lớn là bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau, có một số tuổi thọ trong địa ngục rất dài nhưng cũng có một số chịu khổ trong địa ngục tương đối nhẹ nên tuổi thọ ngắn hơn một chút.

    Vậy chúng ta căn cứ trên kinh để biết trong đường địa ngục, một ngày bằng hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian. Đất nước chúng ta ở được gọi là nước văn minh cổ xưa có lịch sử năm ngàn năm, nhưng đối với địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Kinh Phật nói, địa ngục cũng được tính là một năm ba trăm sáu mươi ngày, nhưng một ngày của họ dài hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Yểu mạng của họ cũng một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi, rất khủng khiếp. Cho nên mỗi giờ mỗi phút nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường càng không thể tạo. Phật nói trong mười ác nghiệp, nghiêm trọng nhất chính là đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh.

    Mười ác nghiệp, thân đã tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng tạo ra nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt bằng lời ngon ngọt mê hoặc lòng người, nói thô lỗ; ý nghiệp tham sân si. Giả như mỗi ngày tạo mười loại nghiệp này thì tiền đồ của bạn không cần đi hỏi người khác, nhất định đến ba đường ác. Cho nên càng nghĩ càng đáng sợ, chúng ta nhất định không làm việc này, không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác mà ba đường thiện trong sáu cõi, chúng ta cũng không cần, vì sao? Vì không cứu cánh. Bạn muốn tu nhân thiên phước báu, đời sau được thân người lại hưởng phước, người hưởng phước hiếm ai có đầu óc tỉnh táo, hiếm người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết. Thế gian này người có phước báu rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được. Họ hưởng phước tạo tội nghiệp, muốn giúp họ mà không thể giúp. Bạn có khuyên lơn, họ cũng bỏ ngoài tai, không nghe, căn bản không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì không còn cách nào. Họ vẫn tùy theo tập khí, tùy theo nghiệp chướng của họ, trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, tiêu hao hết sạch phước báu của đời quá khứ đã tu được. Sau đó đến ba đường ác để đối chất. Chỉ như vậy, chúng ta xem thấy thật đáng thương nhưng không cách gì cứu, cho nên nhất định phải thường giữ tâm “Khiếp sợ đường ác”.

    Trích bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ Phần 16
    Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG
    Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
    Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
     
  5. bantriki

    bantriki Xe đạp điện

    Tham gia:
    18/10/2013
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    em cũng không hiểu rõ được mấy điều ở trên, nhưng em vẫn tin có luật nhân quả.
     
  6. N2M

    N2M Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/10/2012
    Bài viết:
    2,476
    Đã được thích:
    476
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    M thì rất tin vào nhà Phật mặc dù m k theo đạo Phật, con người sống thì nên tích đức, gieo j thì gặp nấy, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
     
  7. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    1. Tết đến, nhà nhà đều cúng ông bà, tổ tiên nhưng cúng như thế nào?
    2. Liên Trì Đại sư dạy: Lấy giết chóc để tỏ lòng kính trọng ông bà tổ tiên , ấy chính là "họ đã té còn bị quăng thêm đá, cũng là ĐẠI NGHỊCH, ĐẠI BẤT HIẾU vậy!

    LIÊN TRÌ ĐẠI SƯ DẠY:

    CÚNG BÁI TỔ TÔNG cố nhiên nên dùng nếp, gạo thơm, rau, quả để tỏ lòng kính, cần gì phải giết chóc hoặc mua từ hàng đồ tể? Cổ nhân cúng tổ tiên còn cầu thóc lúa từ nơi người nhân, nay vì trọn hết lòng thành tưởng nhớ người trước mà khiến cho những loài vật kia đều chịu nỗi thảm bị giết hại cắt xẻ, chẳng những đánh mất lòng nhân trắc ẩn của chính ta mà còn đánh mất sâu xa đạo tôn kính tổ tiên!

    LẤY GIẾT CHÓC ĐỂ TỎ LÒNG KÍNH ẤY LÀ ĐẠI NGHỊCH! Huống chi tổ tông chẳng phải là bậc thánh nhân, ắt phải luân hồi trong lục đạo tam đồ, chẳng vì họ làm phước để họ được siêu thăng thì là đã đánh mất đạo của người đời sau, há có nên mặc tình sát sinh gây nên chuyện “đã té giếng còn bị quăng đá” nữa ư? Đây chính là ĐẠI BẤT HIẾU vậy!

    Có người cho rằng: Vua Lương Võ đế dùng bột mì cúng tế, người đời chê ông không cúng tổ tiên đồ mặn. Ôi! Cúng đồ mặn chưa chắc là quý, cúng chay lạt chưa hẳn là xấu. Bổn phận làm con, điều quý là phải lo tu thân chớ không được cúng tế sai trái. Đây là điều thiện. Vậy tại sao cúng tế nhất thiết phải bằng đồ mặn? Việc cúng tế cốt ở chỗ không sát sinh, mấy ai nghe theo lời khuyên bảo sáng suốt! Bậc thánh không có khen ngợi.

    ẤN QUANG ĐẠI SƯ DẠY

    Sát sanh để tế trời đất chính là trái nghịch đức hiếu sanh của trời đất, thiên thần địa kỳ há coi những con vật ô uế ấy là thơm sạch mà hâm hưởng hay sao? Phàm những kẻ cúng tế chỉ là muốn mượn cớ đó để ăn những thứ đồ cúng đấy thôi!

    Nếu biết đời đời kiếp kiếp phải đền trả lẫn nhau, cũng như ta và những con vật ấy là cha mẹ, anh em, quyến thuộc của nhau, sanh ra nhau, là oán gia đối đầu của nhau, giết lẫn nhau, đừng nói chẳng dám tự ăn, dù tế lễ trời đất, tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa cũng chẳng dám dùng thịt!

    Chuyện ăn thịt là chuyện kỳ quái nhất, nhưng do quen làm đã lâu, chẳng biết là sai, ngược ngạo coi đó là lễ. Vì thế, tế trời đất, cúng giỗ tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa đều dùng thịt làm vật biểu thị tấm lòng cung kính.

    Thánh nhân thế gian chẳng nói đến sự lý nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo, cũng tùy thuận tâm tình của thế tục mà làm theo, nhưng vẫn ra rả về đạo “thương dân, yêu vật”. Suy từ lòng nhân yêu thương loài vật của thánh nhân, đủ biết sự vô nghĩa của việc dùng thịt nhằm biểu lộ lòng thành, lòng hiếu thảo, hay lòng cung kính! Để biểu thị tấm lòng thành, hiếu thảo, cung kính của ta, hãy nên dùng những món hết sức nhân từ, tươi tắn, thanh tịnh thì mới nên, sao lại dùng những con vật hết sức ô uế như heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v… Chúng đang sống sởn sơ lại đem giết chết. Lúc những con vật ấy chết, nỗi đau đớn thảm khốc, lòng oán hận khó thể tuyên nói được. Người có lòng nhân sao nỡ giết những con vật ấy để biểu thị tấm lòng của chính mình ư? Hãy thử suy nghĩ xem lòng thành kính ấy có phải là lòng thành kính thuận lý hay không? Hay là lòng thành kính trái đức vậy? Người nhân cúng giỗ tổ tiên còn tìm thóc từ nơi người có lòng nhân. Nay cầu món thịt bị giết, bị chặt mà là thành kính hay sao?

    Do vậy, nói: Sát sanh để tế trời đất chính là trái nghịch đức hiếu sanh của trời đất, thiên thần địa kỳ[49] há coi những con vật ô uế ấy là thơm sạch mà hâm hưởng[50] hay sao? Phàm những kẻ cúng tế chỉ là muốn mượn cớ đó để ăn những thứ đồ cúng đấy thôi! Đối với chuyện cúng tế tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, hãy nên nghĩ cách có ích cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa thì mới hợp lý. Nay dùng sát nghiệp cực thảm khốc để biểu thị tấm lòng hết sức thành kính của ta, khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa đều phải mang lấy cái họa do sự giết chóc thì tấm lòng thành kính ấy chính là họa hại, chứ chẳng phải là thành kính! Huống chi hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai, chẳng càng ra sức cứu vớt, lại ngược ngạo biểu thị lòng thành kính của ta bằng cách ra tay sát hại ư?

    Kinh Phạm Võng dạy: “Nếu là Phật tử thì do lòng Từ nên thực hiện chuyện phóng sanh. Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta. Ta đời đời không lúc nào chẳng được họ sanh ra. Vì thế, chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta, giết để ăn thịt tức là giết cha mẹ ta vậy”.

    Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do con người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành dê, chết chết, sống sống, ăn nuốt lẫn nhau, do ác nghiệp cùng sanh đến hết đời vị lai. Ngươi thiếu mạng ta, ta trả nợ ngươi. Do nhân duyên ấy, trải trăm ngàn kiếp thường ở trong sanh tử!”

    Phẩm Đoạn Thực Nhục (bỏ ăn thịt) của kinh Nhập Lăng Già dạy: “Hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi chẳng ngơi trong sanh tử, không ai chẳng từng là cha mẹ, anh em, con cái, quyến thuộc cho đến bạn bè, người thân ái, tôi tớ, đổi sang kiếp khác lại mang những thân cầm thú v.v… Sao lại giết chúng để ăn thịt?”

    Người đời chỉ biết đời hiện tại, chẳng biết đến quá khứ, vị lai. Vì thế, giết thân chúng nó để no ứ bụng ta, coi đó là lẽ đương nhiên. Nếu biết đời đời kiếp kiếp phải đền trả lẫn nhau, cũng như ta và những con vật ấy là cha mẹ, anh em, quyến thuộc của nhau, sanh ra nhau, là oán gia đối đầu của nhau, giết lẫn nhau, đừng nói chẳng dám tự ăn, dù tế lễ trời đất, tổ tông, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa cũng chẳng dám dùng thịt! Bởi lẽ, thịt là vật do tinh huyết tạo thành, nói trời đất thần thánh hưởng những thứ ấy, khác gì vu báng các ngài ăn thịt người! Cúng giỗ tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, nào khác giết tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong quá khứ để cung phụng tổ tông, cha mẹ, khách khứa trong hiện tại, lại còn khiến cho tổ tông, cha mẹ, khách khứa [trong hiện tại] bao kiếp phải thường chịu quả báo giết hại ư?

    Chớ nói con người luân hồi thành súc vật là chuyện mờ mịt khó thể tra cứu, sử sách đã ghi chép nhiều không thể kể xiết! Ngay cả những chuyện thấy nghe gần đây cũng chẳng ít gì! Vì thế, đương nhiên phải tin tưởng sâu xa, đừng tạo sát nghiệp, do đã tạo sát nghiệp ắt sẽ phải chịu sát báo!
     
  8. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO

    ĐOẠN I
    THUỘC VỀ TỰ PHẦN

    Tôi nghe như vầy, một thời Phật ở tại Long-cung Sa-kiệt-
    La, cùng tám ngàn chúng Đại-Tỷ-kheo, ba vạn hai ngàn
    các vị Bồ-tát Ma-ha-tát đông đủ.

    ĐOẠN II

    PHẦN CHÁNH-TÔNG
    CHƯƠNG I
    NGHIỆP-QUẢ THẾ-GIAN VÀ XUẤT-THẾ GIAN

    TỪ NƠI NHƠN MÀ NÓI ĐẾN QUẢ
    Bấy giờ Đức Thế-Tôn bảo Long-vương rằng: "Tất cả
    chúng sanh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác
    nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú.

    TỪ NƠI "QUẢ" MÀ NÓI RÕ "NHƠN"

    "Nầy Long-vương! Nhà ngươi có thấy ở trong hội nầy và
    các loài ở trong đại-hải hình-sắc, chủng-loại mỗi mỗi
    không đồng nhau không? Tất cả đều do tâm tạo thiện hay
    ác của thân-nghiệp, khNu-nghiệp và ý-nghiệp mà gây nên
    cả".

    NÓI RÕ VỀ TƯỚNG CỦA NHÂN

    A. Quán tâm vô sanh
    "Tâm ấy không có hình sắc, không thể thấy được, chỉ là
    do các Pháp nhóm họp như huyễn không thật, rốt-ráo
    không có chủ-tể, không có ngã và ngã-sở".
    B. Quán pháp như huyễn
    Tuy đều theo nghiệp, hiện ra không đồng; mà thật trong
    ấy, không có người tác-giả, nên tất cả các pháp, tự tánh
    như huyễn, đều là bất khả tư nghị.
    C. Khuyên nên tu học.
    Kẻ trí-giả biết thế rồi, nên tu thiện-nghiệp; nhờ vậy sanh
    ra uNn, xứ, giới v.v... đều được đoan chánh, trông thấy
    không nhàm chán.
    4. ĐEM TƯỚNG CỦA NGHIỆP-QUẢ LÀM CHỨNG
    A. Dùng Phật quả làm chứng.
    "Nầy Long-vương! Ngươi xem thân của Phật do trăm
    ngàn ức phước-đức mà sanh ra, các tướng trang-nghiêm,
    quang-minh chói rạng, phủ tất cả đại-chúng, dù vô-lượng
    ức các vị Tự-tại Phạm -Vương đều không thể hiển-hiện
    KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO 15
    được. Những ai chiêm-ngưỡng thân của Như Lai, không
    ai là chẳng chóa mắt.
    B. Dùng Bồ-Tát làm chứng.
    "Ngươi lại xem đây, các vị Đại-Bồ-Tát diệu sắc trang
    nghiêm, tất cả đều do tu tập phước-đức thiện nghiệp mà
    sinh ra.
    C. Đem hàng Thiên Long làm chứng
    "Lại nữa, các hàng Thiên-Long Bát-Bộ thấy có oai thế
    lớn lao, cũng nhơn phước-đức của thiện nghiệp mà
    sanh".
    D. Đem các loài ở biển làm chứng
    "Này đây, các chúng-sinh ở trong đại-hải, hình sắc thô
    xấu, hoặc lớn hoặc nhỏ đều do hết thảy tưởng niệm của
    tự tâm gây ra bởi thân, ngữ, ý các nghiệp bất thiện, vậy
    nên tùy theo chỗ gây nghiệp mà tự thọ báo".
    Đ. Kết khuyên tu học
    Ngươi nay thường nên tu-học như vậy, cũng khiến chúng
    sanh rõ thấu nhân quả tu-tập thiện-nghiệp. Ngươi nên ở
    đây, chánh kiến bất động, chớ đọa trong tà kiến đoạn
    thường, đối với các phước-điền, hoan hỷ kính nhường.
    Vậy nên các ngươi cũng được nhơn thiên tôn kính cúng
    dường.

    CHƯƠNG II
    THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
    1. CÔNG DỤNG CỦA THIỆN PHÁP
    "Long-vương nên biết, Bồ-tát có một phép, dứt tất cả các
    khổ của đường dữ, pháp ấy là gì? Nghĩa là ngày đêm
    thường nhớ, suy nghĩ quán sát pháp lành, làm cho các
    pháp lành, mỗi niệm mỗi tăng trưởng; không cho một
    hào ly bất thiện xen lẫn vào; tức là hay khiến cho các
    pháp hằng dứt, thiện-pháp viên-mãn, thường được thân
    cận các đức Phật, Bồ-tát và các thánh-chúng.

    2. GIẢI THÍCH TÊN CỦA THIỆN-PHÁP
    "Thiện-pháp là gì? nghĩa là thân của nhơn thiên, đạo Bồ-
    Đề của Thanh-văn, đạo Bồ-Đề của Độc-giác và Vôthượng
    Bồ-Đề đều y-pháp ấy làm căn-bản và thành tựu.
    Cho nên gọi là thiện-pháp".

    3. TƯỚNG CỦA MƯỜI ĐIỀU THIỆN

    Thiện-pháp đây tức là mười nghiệp đạo thiện. Những gì
    là mười? Nghĩa là xa lìa sát-sanh, trộm cắp, tà-hạnh,
    vọng-ngôn, lưỡng thiệt, ác khNu, ỷ-ngữ, tham-dục, sânnhuế
    và tà-kiến.

    CHƯƠNG III
    CÔNG ĐỨC CỦA MƯỜI NGHIỆP LÀNH
    1. CÔNG ĐỨC XA LÌA SỰ SÁT SANH
    Long-vương! nếu xa lìa sát-sanh thời được thành tựu
    mười pháp không còn bức não. Những gì là mười?
    Đối với các chúng sanh cùng khắp bố-thí đức vô-úy;
    Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sanh.
    Dứt sạch tất cả các tập khí (thói quen) giận hờn;
    Thân thường không bệnh.
    Sống mạnh lâu dài.
    Thường được phi-nhơn (quỷ thần) ủng hộ,
    Thường không ác mộng, thức ngủ an vui.
    Diệt trừ oan kiếp, oán thù tự giải.
    Không sợ sa đường dữ.
    Khi chết sanh lên trời.
    Ấy là mười công đức.
    Nếu hồi-hướng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác,
    sau khi thành Phật, được quả Phật thì tùy tâm tự tại sống
    lâu.
    2. CÔNG ĐỨC XA LÌA TRỘM CẮP
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa trộm cắp thời được
    mười pháp bảo tín. Mười pháp ấy là gì?
    Giàu có của cải; vua, giặc, nước, lửa và con hư… không
    phá diệt;
    Nhiều người thương mến;
    Người không dối gạt;
    18 KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
    Mười phương khen ngợi;
    Không lo tổn hại;
    Tiếng tốt đồn khắp;
    Ở giữa đại chúng không sợ hãi;
    Của cải, tánh mạng, hình sắc, sức lực, an vui, biện tài đầy
    đủ không thiếu;
    Thường sẵn lòng bố thí;
    Mạng chết sanh lên trời.
    Nếu hồi hướng về đạo Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánhgiác,
    sau thành Phật, được chứng trí Thanh-tịnh Đại-Bồ-
    Đề.
    3. CÔNG ĐỨC XA LÌA TÀ-HẠNH (TÀ-DÂM)
    Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa Tà-hạnh, thời được bốn
    pháp, kẻ trí ngợi khen. Những gì là bốn?
    Pháp căn điều thuận;
    Xa lìa rộn ràng;
    Được đời khen ngợi;
    Vợ không ai xâm phạm.
    Ấy là bốn công đức về chánh-hạnh. Nếu hồi hướng đạo
    Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, sau thành Phật,
    được trượng-phu Nn-mật-tàng tướng.
    4. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP VỌNG-NGỮ
    Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa vọng-ngữ thời được tám
    pháp trời khen ngợi. Những gì là tám?
    Miệng thường thanh-tịnh, thơm mùi hoa ưu-bát;
    Được người tín phục;
    Mở lời thành chứng, nhơn thiên kính mến;
    KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO 19
    Thường đem lời êm dịu, an ủi chúng sanh;
    Được ý vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh;
    Nói không sai lầm, lòng thường hoan hỷ;
    Mở lời tôn-trọng, nhơn thiên phụng hành;
    Trí-huệ thù thắng không ai chế phục.
    Ấy là tám món công đức về hạnh không vọng-ngữ. Nếu
    hồi hướng về đạo Vô-thượng Bồ-Đề, sau thành Phật
    được chơn-thật-ngữ của Như-Lai.
    5. CÔNG-ĐỨC XA LÌA NGHIỆP HAI LƯỠI
    Lại nữa Long-vương! Nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi, thời
    được năm pháp không thể phá hoại. Những gì là năm?
    Được thân bất hoại, không ai hại được;
    Được bà con bất hoại, không ai phá hại;
    Được lòng tin bất hoại, thuận theo bổn nghiệp;
    Được pháp hạnh bất hoại, chỗ tu kiên cố;
    Được thiện-tri-thức bất hoại; không dối lừa nhau.
    Năm công đức này nếu hồi hướng về đạo Vô-thượng
    Chánh-đẳng, Chánh-giác, sau thành Phật, được quyến
    thuộc chơn-chánh, các tà ma ngoại đạo không thể phá
    hoại.
    6. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP ÁC-KHẨU
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa ác-khNu thời được
    thành tựu tám món tịnh-nghiệp. Những gì là tám?
    Lời nói không trái pháp độ;
    Lời nói có lợi ích;
    Lời nói quyết lý;
    Lời nói đẹp đẽ;
    Lời nói thừa lãnh được;
    Lời nói được tin dùng;
    Lời nói không thể chê;
    Lời nói được ưa thích;
    Nếu hồi hướng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác,
    sau thành Phật, đầy đủ phạm-âm-thanh tướng của Như-
    Lai.
    7. CÔNG ĐỨC XA LÌA Ỷ-NGỮ (nói thêu dệt)
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa ỷ-ngữ, thì thành tựu ba
    món quyết-định. Những gì là ba?
    Được người trí yêu mến;
    Dùng trí như-thật đáp các người hỏi;
    Ở nhơn thiên oai đức tối-thắng, không hư vọng.
    Nếu hồi hướng Vô-thượng Chánh-đẳng, Chánh-giác, sau
    thành Phật, được Như-Lai thọ ký, chẳng có luống dối.
    8. CÔNG ĐỨC XA LÌA THAM-DỤC
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa tham-dục thời được
    thành tựu năm món tự tại. Những gì là năm?
    Ba nghiệp tự tại, các căn cụ túc;
    Của cải tự-tại, oán-tặc, không cướp lại;
    Phước đức tự tại, toại lòng yêu muốn, vật dụng đầy đủ;
    Vương-vị tự tại, đồ vật quý lạ, đều được phụng hiến;
    Những vật được, thù thắng xấp trăm lòng mong cầu; vì
    ngày xưa không bỏn sẻn ganh ghét.
    Nếu hồi hướng Vô-thượng Bồ-Đề sau thành Phật, tamgiới
    đặc biệt tôn-trọng thảy đều kỉnh nhường.
    9. CÔNG ĐỨC XA LÌA SÂN NHUẾ (sân hận)
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa sân-hận, thời được tám
    món tâm-pháp hỷ-duyệt. Những gì là tám?
    Không có lòng tổn não;
    Không còn sân hận;
    Không có lòng gây kiện;
    Lòng nhu-hòa, ngay thật;
    Được từ tâm của bậc thánh giả;
    Sẵn lòng làm lợi-ích an-lạc cho chúng sanh;
    Thân tướng đẹp đẽ, chúng đều tôn-kính;
    Do sự hòa-nhẫn; mau sanh về cõi phạm-thiên.
    Nếu hồi hướng đạo Vô-thượng Bồ-Đề, sau thành Phật,
    được tâm vô ngại của Phật, người trông không chán.
    10. CÔNG ĐỨC XA LÌA NGHIỆP TÀ-KIẾN
    Lại nữa Long-Vương! Nếu xa lìa tà-kiến thời được
    thành-tựu mười pháp công đức. Những gì là mười?
    Được ý vui chơn-thiện, bầu bạn chơn-thiện;
    Thâm tín nhơn-quả; thà bỏ thân-mạng trọn chẳng làm ác.
    Chỉ quy-y Phật, không quy y các thiên-thần;
    Trực tâm chánh-kiến, xa hẳn tất cả ngờ vực cát hung;
    Thường sanh nhân-thiên, không sa vào đường dữ;
    Vô-lượng phước huệ, lần lữa thêm nhiều;
    Xa hẳn đường tà, tu hành thánh-đạo;
    Chẳng sanh khởi thân-kiến, bỏ các ác nghiệp;
    Kiến giải vô ngại;
    Chẳng bị các tai-nạn.
    Ấy là mười điều; nếu đem hồi-hướng về quả Vô-thượng
    Bồ-Đề, sau thành Phật, mau chóng ngộ được tất cả Phậtpháp,
    thành tựu thần-thông tự-tại.
    CHƯƠNG IV
    THẮNG HẠNH CỦA 10 NGHIỆP LÀNH
    LỤC ĐỘ
    A. Bố-thí độ
    Bấy giờ, đức Thế-Tôn lại bảo Long-Vương rằng: Nếu có
    Bồ-tát y thiện-nghiệp ấy, trong khi tu đạo, lìa nghiệp giết
    hại mà hành bố-thí, thường giàu của báu, không ai xâm
    đoạt, trường-thọ không yểu, chẳng bị tất cả oán tặc làm
    hại. Lìa nghiệp chẳng cho mà lấy, thực hành bố-thí,
    thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, không ai sánh
    kịp, đều hay nhóm họp kho báu Phật-pháp. Lìa lỗi tàhạnh
    mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm
    đoạt; trong nhà trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai đem
    lòng dục mà xâm phạm. Lìa lời nói dối mà làm bố-thí,
    thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, không khởi
    các hủy báng, thâu giữ Chánh pháp, như lời thệ nguyện,
    chỗ làm thỏa mãn. Lìa lời nói chia rẽ (hai lưỡi) mà làm
    bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến
    thuộc hòa thuận đồng vui một chí, thường không trái
    chống. Lìa lời nói thô dữ mà làm bố thí, thường giàu của
    báu không ai xâm chiếm, tất cả chúng hội, hoan hỷ quy
    y, nói ra đều được tín thọ, không ai trái nghịch. Lìa lời
    nói vô nghĩa (ỷ ngữ) mà làm bố thí, thường giàu của báu,
    không ai xâm chiếm, nói chẳng uổng lời, người đều kính
    chịu, hay dùng phương tiện, khéo dứt các ngờ vực. Lìa
    lòng tham cầu mà làm bố thí, thường giàu của báu,
    không ai xâm đoạt, có được vật gì đều đem ban cấp, tín
    giải kiên cố, đủ oai lực lớn. Bỏ lòng giận hờn mà làm bố-
    thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt. Mau tự
    thành tựu, tâm trí vô ngại, các căn tốt đẹp, người thấy
    kính ưa. Xa lìa lòng tà đạo mà làm bố thí, thường giàu
    của báu, không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính
    tín Chánh-pháp, thấy Phật, nghe pháp, cúng dường
    Chúng Tăng, thường chẳng quên mất lòng Đại Bồ-Đề.
    Ấy là bậc đại-sĩ trong khi tu Bồ-Tát đạo, làm 10 nghiệp
    lành, dùng bố-thí trang nghiêm mà được lợi lớn.

    B. Lược nói về 5 độ
    Như vậy Long-vương; Tóm lại mà nói: từ 10 thiện đạo
    dùng trì giới trang nghiêm hay sanh tất cả nghĩa lợi của
    Phật-pháp, đầy đủ nguyện lớn. Dùng nhẫn-nhục trang
    nghiêm, được viên-âm của Phật, đủ các tướng tốt. Dùng
    tinh-tấn trang nghiêm hay phá ma oán, vào Pháp-tạng
    của Phật. Dùng thiền-định trang nghiêm hay sanh niệm
    huệ, tàm quý, khinh an. Dùng trí huệ, trang nghiêm hay
    dứt tất cả phân biệt vọng kiến.
    2. CÁC HẠNH KHÁC
    A. Tứ vô lượng tâm.

    Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sanh; không khởi
    não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh,
    thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang-nghiêm thấy người
    tu thiện, lòng không ganh ghét. Lòng xả trang nghiêm,
    đối cảnh thuận nghịch, lòng không thương giận.
    B. Bốn nhiếp pháp
    Bốn nhiếp pháp trang nghiêm thường siêng nhiếp hóa tất
    cả chúng sanh.
    C. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo bồ-đề
    Niệm xứ trang nghiêm khéo tu tập bốn quán niệm xứ.
    Chánh cần trang-nghiêm hay dứt trừ tất cả các pháp bất
    thiện, thành tất cả pháp thiện. Thần túc trang nghiêm
    thường khiến thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Năm căn trang
    nghiêm, thâm tín kiên cố, siêng năng không biếng nhác,
    thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa, dứt các
    phiền não. Năm lực trang nghiêm, các oán đều diệt,
    không gì phá hoại. Giác-chi trang nghiêm, thường khéo
    giác ngộ tất cả các pháp. Chánh-đạo trang nghiêm được
    trí huệ chánh, thường hiện ở trước. Chỉ trang nghiêm, dứt
    sạch tất cả kiết sử. Quán trang-nghiêm, như thật biết tự
    tánh các pháp. Phương tiện trang nghiêm, chóng được
    thành tựu, đầy vui vô biên.
    3. NÓI RỘNG THÊM
    Long-Vương nên biết, 10 nghiệp thiện nầy, hay làm cho
    thập lực, tứ vô úy, 18 pháp bất cọng, tất cả Phật pháp,
    đều được viên mãn; vậy nay các người phải siêng tu học.

    CHƯƠNG V
    KẾT LUẬN SỰ THÙ THẮNG CỦA 10 NGHIỆP
    LÀNH
    Long-Vương! Ví như tất cả thành ấp, xóm, làng đều y
    đại-địa mà được an trú, tất cả trăm hoa, cây cỏ bụi rừng
    cũng nương đại địa ấy mà được sanh-trưởng; thập-thiện
    nghiệp-đạo cũng thế, tất cả nhơn thiên y vào đó mà an
    lập, tất cả Thanh-văn, Độc-giác Bồ-đề, các hạnh Bồ-Tát,
    tất cả Phật-pháp đều y vào đại địa thập-thiện nầy mà
    được thành tựu.
    ĐOẠN III
    LƯU THÔNG
    Phật dạy kinh nầy rồi, Sa-Kiệt-La Long-Vương và toàn
    thể Đại-chúng, tất cả thế gian, Thiên, Nhơn, A-tu-la thảy
    đều hoan hỷ tín, thọ, phụng hành.
     
  9. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: "Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ."
    Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
    Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sanh, và thứ tư cần ăn chay, bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
    Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:
    Giàu sang đều bởi mạng
    Đời trước có tu nhân
    Ai thọ trì Kinh nầy,
    Đời đời hưởng phước lộc.

    ( Kinh Nhân quả ba đời - Việt dịch : Hòa thượng Thích Thiền Tâm)
     
  10. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
    1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại.
    Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại.
    Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất.
    Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.
    Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm.
    Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu.
    Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.
    2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm.
    Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh.
    Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.
    Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.
    Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.
    Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?
    Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt .
    Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.
    Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).
    Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
    3. Đạo Phật giải quyết nghiệp sát bằng cách niệm Phật, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh.
    Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng.
    Muốn diệt nghiệp sát quá khứ và hiện tại, chúng ta phải ăn chay không sát sinh, lại chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định tiêu trừ nhanh chóng, lại được tăng trưởng công đức và trồng căn lành.
    Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. Nếu mọi người làm theo lời dạy trong Văn sao và Gia ngôn lục mà chí thành niệm Phật Di-đà và bồ-tát Quán Thế Âm thì chắc chắn sẽ được các ngài âm thầm gia hộ chuyển tai nạn có thành không; chuyển nặng thành nhẹ. Nếu người nào không chịu nghe theo, không chịu niệm Phật thì phải chịu tai ương.
    Các bậc Đại thánh Đại hiền đều dạy không sát sinh mà phóng sinh là cứu vãn tai họa sát hại để bồi dưỡng quả phước, chấm dứt chiến tranh là nền tảng sống an vui lâu dài.
    Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc.
    Nếu người nào muốn sống lâu, an lạc, không gặp tai họa bất ngờ thì nên không sát sinh, ăn chay là diệu pháp bậc nhất thoát khỏi thiên tai, nhân họa.
    Chúng ta phải ra sức đề xướng không sát sinh, ăn chay làm giải pháp căn bản.
    Xưa nay, tôi đề xướng sự lý như giữ giới sát, phóng sinh, nhân quả, báo ứng v.v… để mong cứu vãn thiên tai và nhân họa.
    Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.
    Việc phóng sinh vốn là gợi mở thiện tâm của con người hiện tại và vị lai, vì mong mọi người giữ giới sát, ăn chay làm cho khắp chúng sinh đều được an vui, hưởng trọn tuổi thọ. Gần thì dừng được nhân sát sinh, xa thì diệt được quả sát sinh, nhỏ thì tâm chúng ta hoàn toàn thuần nhân từ, lớn thì dừng được chiến tranh trên thế giới. Mọi người đừng cho là việc không cần gấp mà cứ thản nhiên.

    (Ấn Quang Đại Sư - Tổ thứ 13 của Tịnh độ Tông)
     
  11. MsDieuAnh

    MsDieuAnh My name is THÙY DUNG

    Tham gia:
    3/4/2011
    Bài viết:
    3,359
    Đã được thích:
    420
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    bác cho em hỏi, cuộc sống trên đời này quan trọng nhất là mình cần làm gì? cảm ơn bác
     
  12. miun

    miun Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/7/2013
    Bài viết:
    1,545
    Đã được thích:
    162
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    mình thì ko rõ về kinh phật hay đạo lí, nhưng mình chỉ bít cầu phật khi gặp khó khăn, mong là có thể được phật che chở, tai qua nạn khỏi, nhưng mình thấy cs vẫn nh bất công với mình, có nh khó khăn cứ đến mà mãi ko thoát đc, nh lúc cảm thấy ngột ngạt, buồn chán và nghĩ lẽ đời còn có sự công băng ko? nhưng chắc câu trả lời là ko? và những điều như thế phật cho là gì? là do kiếp trc mình làm điều ác sao? tại sao kiếp trc làm kiếp này lại pải chịu?
     
  13. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Ấn Quang Đại Sư- Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông:
    Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
    1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại.
    Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại.
    Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất.
    Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.
    Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm.
    Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu.
    Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.
    2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm.
    Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh.
    Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau.
    Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.
    Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên.
    Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?
    Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt .
    Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.
    Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa).
    Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
    3. Đạo Phật giải quyết nghiệp sát bằng cách niệm Phật, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh.
    Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng.
    Muốn diệt nghiệp sát quá khứ và hiện tại, chúng ta phải ăn chay không sát sinh, lại chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định tiêu trừ nhanh chóng, lại được tăng trưởng công đức và trồng căn lành.
    Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. Nếu mọi người làm theo lời dạy trong Văn sao và Gia ngôn lục mà chí thành niệm Phật Di-đà và bồ-tát Quán Thế Âm thì chắc chắn sẽ được các ngài âm thầm gia hộ chuyển tai nạn có thành không; chuyển nặng thành nhẹ. Nếu người nào không chịu nghe theo, không chịu niệm Phật thì phải chịu tai ương.
    Các bậc Đại thánh Đại hiền đều dạy không sát sinh mà phóng sinh là cứu vãn tai họa sát hại để bồi dưỡng quả phước, chấm dứt chiến tranh là nền tảng sống an vui lâu dài.
    Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc.
    Nếu người nào muốn sống lâu, an lạc, không gặp tai họa bất ngờ thì nên không sát sinh, ăn chay là diệu pháp bậc nhất thoát khỏi thiên tai, nhân họa.
    Chúng ta phải ra sức đề xướng không sát sinh, ăn chay làm giải pháp căn bản.
    Xưa nay, tôi đề xướng sự lý như giữ giới sát, phóng sinh, nhân quả, báo ứng v.v… để mong cứu vãn thiên tai và nhân họa.
    Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.
    Việc phóng sinh vốn là gợi mở thiện tâm của con người hiện tại và vị lai, vì mong mọi người giữ giới sát, ăn chay làm cho khắp chúng sinh đều được an vui, hưởng trọn tuổi thọ. Gần thì dừng được nhân sát sinh, xa thì diệt được quả sát sinh, nhỏ thì tâm chúng ta hoàn toàn thuần nhân từ, lớn thì dừng được chiến tranh trên thế giới. Mọi người đừng cho là việc không cần gấp mà cứ thản nhiên.
     
  14. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Quan trọng nhất là phải tu thập thiện, ăn chay , niệm Phật, phóng sinh.
     
  15. Rubiparties

    Rubiparties Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/3/2014
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    oánh dấu, tối về xem tiếp ..........
     
  16. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lời huyền ký về thời mạt pháp:

    Trong Kinh Pháp-Diệt-Tận, Đức Phật bảo:
    “Về sau, khi pháp của ta sắp diệt, nơi cõi ngũ trược nầy tà đạo nổi lên rất thạnh. Lúc ấy có những quyến thuộc ma vào làm Sa-môn để phá rối đạo pháp của ta. Họ mặc y phục như thế gian, ưa thích áo cà-sa năm sắc, ăn thịt uống r***, sát sanh, tham trước mùi vị, không có từ tâm tương trợ, lại ganh ghét lẫn nhau. Bấy giờ có các vị Bồ-Tát, Bích-Chi, La-Hán vì bản nguyện hộ trì Phật-pháp, hiện thân làm Sa-môn, tu hành tinh tấn, đạo hạnh trang nghiêm, được mọi người kính trọng. Các bậc ấy có đức thuần hậu, từ ái, nhẫn nhục, ôn hòa, giúp đỡ kẻ già yếu cô cùng, hằng đem kinh tượng khuyên người phụng thờ đọc tụng, giáo hóa chúng-sanh một cách bình đẳng, tu nhiều công đức, không nệ tổn mình lợi người. Khi có những vị Sa-môn đạo đức như thế, các Tỷ-khưu ma kia ganh ghét phỉ báng, vu cho những điều xấu, dùng đủ cách lấn áp, xua đuổi, hạ nhục, khiến cho không được ở yên. Từ đó các Tỷ-khưu ác càng lộng hành, không tu đạo hạnh, bỏ chùa chiền điêu tàn hư phế, chỉ lo tích tụ tài sản riêng, làm các nghề không hợp pháp để sinh sống, đốt phá rừng núi làm tổn hại chúng-sanh không có chút từ tâm. Lúc ấy có nhiều kẻ nô tỳ hạ tiện xuất-gia làm tăng ni, họ thiếu đạo đức, dâm dật tham nhiễm, nam nữ sống lẫn lộn, Phật-pháp suy vi chính là do bọn nầy. Lại có những kẻ trốn phép vua quan, lẫn vào cửa đạo, rồi sanh tâm biếng nhác không học không tu. Đến kỳ tụng giới trong mỗi nửa tháng, họ chỉ lơ là gắng gượng, không chịu chuyên chú lắng nghe. Nếu có giảng thuyết giới luật, họ lược bỏ trước sau, không chịu nói ra hết. Nếu có đọc tụng kinh văn, họ không rành câu, chữ, không tìm hỏi bậc cao minh, tự mãn cầu danh, cho mình là phải. Tuy thế, bề ngoài họ cũng ra vẻ đạo đức, thường hay nói phô, để hy vọng mọi người cúng dường. Các Tỷ-khưu ma nầy sau khi chết sẽ bị đọa vào Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh trải qua nhiều kiếp. Khi đền tội xong, họ thác sanh làm người ở nơi biên địa, chỗ không có ngôi Tam-bảo.

    Lúc Phật-pháp sắp diệt người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại, người nam phần nhiều kém lòng tin tưởng, thường hay giải đãi khinh mạn, không thích nghe pháp, không tu phước huệ, khi thấy hàng Sa-môn thì rẻ rúng chê bai, xem như đất bụi. Lúc ấy, do nghiệp ác của chúng-sanh, mưa nắng không điều hòa, ngũ sắc hư hao, tàn tạ, bịnh dịch lưu hành, người chết vô số. Thời bấy giờ, hàng quan liêu phần nhiều khắc nghiệt tham ô, lớp dân chúng lại nhọc nhằn nghèo khổ, ai nấy đều mong cho có giặc loạn. Trong thế gian lúc ấy khó tìm được người lương thiện, còn kẻ ác thì nhiều như cát ở bãi biển, đạo đức suy đồi, chư thiên buồn thương rơi lệ.

    Nầy A-Nan! Lúc đạo pháp ta sắp diệt, ngày đêm rút ngắn, con người đoản mệnh, nhiều kẻ mới bốn mươi tuổi, tóc trên đầu đã điểm bạc. Về phần người nam, bởi nhiều dâm dật nên hay yểu chết, trái lại người nữ sống lâu hơn. Lúc ấy có nhiều tai nạn nổi lên, như giặc cướp, bịnh tật, bão lụt, nhơn dân hoặc không tin hiểu đó là nghiệp báo, hoặc vì sống quen trong cảnh ấy, xem như là việc thường. Bấy giờ nếu có bậc Bồ-Tát, Bích-Chi, La-Hán dùng bi tâm ra giáo hóa, do nghiệp ác của chúng-sanh và sức ngoại ma xua đuổi, cũng ít ai đến dự pháp hội. Còn bậc tu hành chân chánh, phần nhiều ẩn cư nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống an vui đạm bạc, được chư thiên hộ trì. Khi nhơn thọ giảm còn 52 tuổi, áo cà-sa của hàng Sa-môn đổi thành sắc trắng, kinh Thủ-Lăng-Nghiêm và Bát-Chu-Tam-Muội tiêu diệt trước, các kinh khác lần lần diệt sau, cho đến không còn văn tự.

    Nầy A-Nan! Như ngọn đèn dầu trước khi sắp tắt, ánh đèn bỗng bừng sáng lên rồi lu mờ và mất hẳn. Đạo-pháp của ta đến lúc tiêu diệt cũng có tướng trạng như thế. Từ đó về sau trải qua ức triệu năm, mới có Phật Di-Lặc ra đời giáo hóa chúng-sanh”.
     
  17. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    CON ƠI ĐỪNG KHÓC - PHÁN QUAN GIẢI THÍCH TƯỜNG TẬN PHƯƠNG PHÁP BÙ ĐẮP TỘI PHÁ THAI.

    TRÁNH XA TÀ DÂM,GẶP MAY HẾT XUI.
    ÂM LUẬT VÔ TÌNH.
    Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác.

    A di đà phật !
    Hôm nay xin thỉnh vấn phán quan:"phương pháp bù đắp tội phá thai và chư vị xem vấn đề bù đắp này ra sao ?
    Phán quan nói: " bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cha mẹ phá thai ở dương gian,chỉ cần phá thai thành công,tức là sát nghiệp đã thành,địa ngục sổ sinh tử sẽ ghi lại năm nào tháng nào giết một đứa trẻ nhỏ,thọ chung sẽ vào địa ngục minh phủ đại điện thọ xét trị tội.Còn nếu như do hồn trẻ không đủ phước báo đầu sanh nhân gian thì đôi cha mẹ này khỏi phải vào địa ngục thọ phạt,nhưng phải sám hối nghiệp lực tự thân,phước báo mỏng cạn,không có cách nào đem đứa trẻ dẫn đến nhân gian.Sám hối hồi hướng hy vọng hồn trẻ sớm ngày siêu thăng đầu sanh thiện đạo.Tất cả đều có nhân quả liên đới quan hệ,hồn trẻ có thể nhập thai đều do ngàn vạn nhân quả thiện ác nghiệp lực trong đời quá khứ thành tựu.Còn như giữa đường yểu mạng là do định nghiệp của âm luật khó lòng thay đổi được,việc này là do hồn trẻ và cha mẹ đã phạm nhiều sát nghiệp,trộm cắp,tà dâm trong quá khứ mà dẫn đến.
    Phá thai làm hồn trẻ rất đau khổ,đại đa số là nếu hồn trẻ chịu bao nhiêu đau khổ thì sau này cha mẹ phải chịu lại bấy nhiêu đau khổ.Còn hai nhân tố đưa đến thời gian phạt tăng gấp đôi: nếu thời gian cách xa quá thì tăng gấp đôi,thời gian tính từ lúc phá thai.Nếu như cha mẹ không tin nhân quả nghiệp báo tuần hoàn,một mực không sám hối,xem như không chuyện gì xảy ra mà hồn trẻ thì tại địa ngục "thành thác oan khóc" đau khổ rơi lệ,thọ khổ oán hận,lúc đó cái khổ của hồn trẻ một mực kéo dài,oán hận thì ngày càng sâu dày.Có tình huống vì cha mẹ tại dương gian phước báo lớn,tạm thời còn chưa lập tức thọ báo,phải đợi bọn họ hưởng hết phước báo thì mới thọ báo,có khi phải đợi đến kiếp sau mới thọ báo,tình huống này thì thời gian tương đối dài.Nhưng âm luật nhân quả của địa phủ thì vĩnh viễn không do thời gian thời đại,gương mặt thay đổi mà sai loạn.Không phải không báo,chỉ là thời gian chưa đến,nhân quả định luật tơ hào không sai,nhân quả nghiệp lực về thời gian toàn bộ sẽ hồi báo lại cho người cha mẹ phá thai.Do đó chỉ cần có phá thai qua thì nhất định phải khởi tâm chân thật mà sám hối,đối mặt,giải quyết vấn đề này,nếu không sẽ bị hồn trẻ đòi nợ trả báo,cũng khó thoát được âm luật vô tình.
    Thứ hai là gặp phải hồn trẻ đặc biệt cố chấp phải gia tăng gấp đôi thời gian thọ phạt.Cha mẹ tại dương gian sau khi phá thai,đặc biệt là người mẹ sẽ bị tội nặng hơn,vì người mẹ là người quyết định sau cùng có phá thai không.Có rất nhiều người mẹ tại dương gian đến giây phút cuối cùng lại không muốn phá thai,người mẹ này lại tích lũy được công đức thiện công cứu một mạng.Nhưng đối với hồn trẻ đặc biệt cố chấp thì đa số đầu thai để đòi nợ,lại không may gặp phải số mệnh bị phá thai,ác duyên này càng kết càng dày.Khi đầu thai đến thì oán hận đã rất nặng rồi,nay lại thêm vào oán hận bị phá thai,ác duyên càng ngày càng nhiều thì khi thọ báo sẽ tăng gấp đôi.
    Cho đến phương pháp bù đắp tội phá thai có hai cái : một là nhờ vào nội lực tức là tâm niệm chân thành sám hối để hóa giải,hai là nhờ vào ngoại lực tích phước hành thiện để từ từ giảm đi sự oán hận của hồn trẻ,chỉ có hai cách này để bù đắp.Mỗi một trường hợp cần thời gian dài ngắn khác nhau không thể nói trước được.Đương nhiên là phá thai càng nhiều thì thời gian càng dài,nhân vì mỗi lần phá thai đều là kết ác duyên với hồn trẻ.Còn mức độ ác duyên sâu cạn thì phải xem nghiệp lực kiếp quá khứ của bản thân cha mẹ và hồn trẻ này.Nếu là thiện duyên thì còn tốt,nó đến báo ân,tự nhiên ngày sau phiền phức sẽ giảm thấp nhưng do phá thai mà làm hồn trẻ sản sinh đau khổ,nên vốn là thiện duyên chuyển hóa thành ác duyên.Còn nếu là ác duyên mà đến thì sẽ vì hành vi phá thai mà trên tuyết còn thêm sương,oán hận càng nhiều hơn.Mỗi lần phá thai thì hồn trẻ sẽ chịu đau khổ cực lớn,còn mức độ bao nhiêu thì tùy trường hợp,căn bản là tùy theo thai nhi lớn hay nhỏ,càng lớn càng đau khổ,oán hận càng mạnh.
    nghiệp lực phá thai sản sinh qua nhiều phương diện.Những hồn trẻ bị phá thai trước mắt đa số là do phạm tà dâm dẫn đến,đó là vấn đề nghiêm trọng sở tại.Nghiệp lực phá thai liên quan tới những người : cha mẹ,bác sĩ,người khuyên người ta phá thai thành công,đều phải chịu quả báo địa ngục.Nếu như phá thai một đứa trẻ,thì cần phải xem tâm oán hận và tâm chấp trước của hồn trẻ này có sâu nặng không,nhưng bất luận sâu hay cạn thì ác duyên đã kết thành."cởi dây cần phải có người cột dây",bất luận phá thai do nguyên nhân nào,phụ mẫu dương gian nhất định phải sinh tâm đại sám hối,mỗi ngày sau khi phá thai phải ôm lòng chí thành hướng về đứa trẻ cầu tha thứ,qua việc làm này có thể giảm bớt oán hận của hồn trẻ.Hồn trẻ vì là hồn nên chúng có tha tâm thông,có thể biết được tâm niệm của cha mẹ tại dương gian,do đó cần phải thật lòng.Nếu như chỉ là việc làm hình thức,không thật lòng sám hối,thì cũng vô ích mà thôi,nhất định phải lấy tâm chí thành,đủ chân thành và khẩn thiết mỗi ngày thực hiện.Lúc ban đầu sẽ có rất nhiều cảm giác không thoải mái,thường bị đau đầu,đau ngực,đau tay chân,eo lưng đau nhức,tâm hồn thường khẩn trương không nói hết được,tùy theo mỗi người.Có số ít người cha mẹ phải chịu một số bệnh tật,thân thể đặc biệt đau đớn tùy vào nghiệp lực của hồn trẻ.Như trên đã nói,trên căn bản mỗi người cha mẹ đều sẽ sản sinh cảm giác đau đớn,có người bị toàn bộ các chứng đau như trên nói,có bộ phận người cha mẹ nghiệp lực phá thai không nặng lắm,tức là không cố ý phá thai,là nhân vì thai nhi tự thân phước báo không đủ đầu sanh nhân gian mà dẫn đến phá thai,loại cha mẹ này sẽ dễ chịu hơn,nhưng cũng cần sám hối,để hồn trẻ sớm ngày siêu thăng.Nhân vì hồn trẻ trong địa ngục,bọn chúng sau khi bị phá thai thì phải sống trong "thành thác oan khóc",bi ai phẫn nộ mà đợi Diêm Vương sớm ngày xét xử phát lệnh bài địa ngục màu vàng.Khi được lệnh bài này,bọn họ có thể đến nhân gian báo thù,đến lúc đó cha mẹ tại nhân gian vận số nhất định sẽ toàn bộ xuống cấp,công việc,sự nghiệp,sức khỏe,quan hệ nhân sự v.v... toàn bộ xuất hiện các loại chướng ngại.
    Tại vì nhân gian mỗi ngày có quá nhiều người cha mẹ phá thai,dẫn đến dương gian xuất hiện rất nhiều chứng bệnh,ví dụ: bệnh đau nữa đầu không trị được,bệnh phụ khoa đeo bám mãi,bệnh đường sinh dục,tinh thần suy sụp v.v...loại bệnh này nhất định phải nhờ vào sức sám hối chân thành,hành thiện tích đức mới giải quyết được,nếu không thì chỉ là lãng phí tiền bạc thời gian và thuốc thang thế gian,còn có thể cả đời không giải quyết được,phải kéo dài đến kiếp sau tiếp tục đền trả nghiệp lực chưa xong.Việc này phải bù đắp trên tâm niệm,khởi tâm động niệm của con người rất quan trọng vậy.Một ý niệm của con người đủ để xuyên suốt không gian và thời gian,thành tựu việc thiện ác.Nhớ rằng sau khi phá thai phải thật lòng sám hối,chứ không phải tốn tiền mời người khác giúp mình niệm kinh sám hối.Tại dương gian có rất nhiều nơi bái tế hồn trẻ,thật ra phần lớn không có công hiệu,chỉ làm lãng phí tiền bạc.
    Người cha mẹ phá thai một mặt mỗi ngày phải chí thành hướng về hồn trẻ cầu sám hối,mặt khác phải tự niệm "kinh địa tạng" hay kinh điển phật giáo nào khác cũng được,nếu năng lực cho phép có thể phóng sinh hồi hướng hồn trẻ.Phá thai là hành vi sát sanh,tụ tập ác nghiệp,chiêu cảm đau khổ,mỗi người mẹ sau khi phá thai trong lòng nhất định sản sinh một loại vô minh cắn rứt.Loại cắn rứt này do nghiệp lực của việc phá thai dẫn đến,cần phải cố gắng sám hối trong lòng,cầu cho hồn trẻ tha thứ mà giải quyết thanh trừ.Có một vài người mẹ nói là không có,thật ra không phải là không có,chỉ vì tập khí phiền não của bọn họ quá thô nặng mà che mờ đi cảm giác.Phóng sanh tức là cứu mạng,có thể chiêu cảm may mắn.Khi phóng sanh,những sinh mạng được phóng sanh là vui mừng và cảm ân vậy,lại có thể kết thiện duyên,nên phóng sanh hồi hướng cho hồn trẻ sớm ngày ly khổ đắc lạc,siêu thăng tịnh thổ.
    Địa phủ cũng rất xem trọng phương pháp bù đắp tội phá thai.Dương gian trước mắt đã đi đến thời đại tà dâm mê loạn rồi,mà tà dâm đem lại hậu quả -- phá thai đã biến thành chuyện ăn cơm thường ngày của người trẻ tuổi.Cũng vì tà khí của tà dâm,oán khí của phá thai tràn ngập nhân gian,nghiêm trọng ảnh hưởng sự quân bình của tự nhiên giới,tất sẽ chiêu cảm thiên tai nhân họa giáng lâm.
    Âm phủ minh vương phán lệnh,tất cả những chúng sinh dương gian thật lòng sám hối xử lý việc phá thai,phát nguyện từ đây tự mình vĩnh viễn đoạn trừ hành vi phá thai,còn đem tin tức này nói cho người khác biết,ngăn cản người phá thai,lấy công chuộc tội,âm phủ sẽ ghi mỗi người một đại thiện công trong sổ sanh tử,còn miễn trừ hình phạt nghiệp báo địa ngục của tội phá thai,chi tiết cụ thể thì còn tùy vào mỗi trường hợp mà định luận".
     
    me-cubi thích bài này.
  18. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Thư trả lời nữ cư sĩ Trương Giác Minh (thư thứ tám)
    Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 2- phần 6 (Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông)

    Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
    Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang



    Từ lão thái do [uống] nước pha tro hương [được gia trì bằng chú Đại Bi] mà căn bệnh nguy hiểm được bớt hẳn, đấy cũng là do lòng Thành của gia quyến cảm nên. Hà Đức Mục thích nói chuyện thơ ca, chẳng chú trọng niệm Phật là do bị nghiệp lực mê hoặc, nên chẳng biết phân biệt điều khinh lẽ trọng! Ví như trẻ thơ cho nó đồng tiền thì ưa thích, cho bảo châu Ma Ni bèn chẳng nhận. Đem tiền dụ kẻ ăn mày, hắn chịu niệm Phật là cũng đã gieo thiện căn không chi lớn bằng. Năm Quang Tự 18 (1892), Quang sống tại chùa Viên Quảng ở ngoài cửa Phụ Thành của thành phố Bắc Kinh. Một hôm cùng một vị Tăng từ phía ngoài [cửa thành] Tây Trực đi về chùa Viên Quảng. Một đứa ăn mày mười lăm, mười sáu tuổi, chẳng thấy có vẻ đói khát, đi theo xin tiền. Quang bảo nó: “Niệm Phật một câu, ta sẽ cho con một đồng”; nó không niệm. Quang nói: “Niệm Phật mười câu ta sẽ cho con mười đồng!” Vẫn chẳng niệm. Quang lôi túi đựng tiền ra cho nó thấy, ước chừng hơn bốn trăm đồng, bảo nó: “Con niệm Phật một câu ta sẽ cho con một đồng. Con tận lực niệm, ta sẽ cho đến khi hết túi tiền này mới thôi”. Nó vẫn không niệm, khóc ầm lên; do vậy bèn quăng nó một đồng tiền rồi bỏ đi. Đứa ăn mày ấy quá thiếu thiện căn, đem tiền dụ cũng không chịu niệm. Nếu trẻ ăn mày phát thiện tâm mà niệm sẽ được lợi ích lớn lao. Dẫu là bị dụ tiền mà niệm Phật vẫn gieo được thiện căn lớn lao.
    Trước kia, Quang chẳng trì chú Đại Bi. Năm Dân Quốc 21 (1932), Quang bế quan tại chùa Báo Quốc, mẹ ông Ngô Hằng Tôn ở ngõ cầu Tây Hoa bệnh tình nguy cấp. Ông Hằng Tôn đang ở Bắc Kinh, [người nhà] vội đánh điện gọi ông về. Vợ ông ta sai người đến chùa Báo Quốc xin Quang tụng cho một chén nước Đại Bi, Quang liền niệm ba biến, bảo cầm về. Uống vào, bà cụ liền tỉnh lại, không còn trong tình trạng nguy hiểm nữa. Sợ Hằng Tôn lo lắng, họ bèn đánh điện nói “bệnh đã không còn nguy ngập nữa”; Hằng Tôn bèn không về. [Có một] đứa bé chín tuổi khi sanh ra chưa đầy hai tháng, khắp mình sanh đầy mụt lở nhỏ, Xuân đến càng thêm đau đớn. Trải nhiều năm vẫn không hết, uống thuốc cũng vô hiệu; do vậy bèn xin nước Đại Bi, uống vào liền lành. Vì thế, thường có người đến xin, hằng ngày nói chung phải niệm mấy biến.
    Về sau, người đến xin càng nhiều, liền dùng một đồ đựng lớn. Năm trước tỵ nạn đến Linh Nham, thầy Đương Gia nói vẫn cần phải trì chú Đại Bi vào nước. Quang nói: “Hiện thời không mua được bình, mà cũng không có tiền mua bình. Hãy nên dùng gạo để thay!” [Trì chú Đại Bi vào] tro hương thì trước kia ở Báo Quốc đã từng làm rồi, bởi lẽ đường xa chẳng thể gởi nước đi được, còn tro thì mọi lẽ đều không trở ngại gì! Nếu ở ngay địa phương này thì không dùng tro. Ông Tần Hiệu Lỗ ở Vô Tích bị ba thứ bệnh, chữa không lành, vừa uống vừa bôi nước Đại Bi liền được lành, bèn quy y.
    Toa thuốc trị bệnh sốt rét trọn chẳng phải là điều bí mật gì, phàm ai biết chữ đều có thể dựa theo đó mà viết. Một cựu quân nhân tánh tình xấu xa ở Vô Tích, từng làm thân binh cho Viên Tổng Thống[13] (Viên Thế Khải) nên tập quen thành tánh xấu, ăn nhậu, cờ bạc, chơi bời đủ cả, nghiện thuốc phiện rất nặng. Đến khi đói rách, mắt đã không thấy đường, tuổi đã năm mươi bảy hay năm mươi tám. Người anh [ông ta] chết đi, Tần Hiệu Lỗ đến phúng điếu, trông thấy tình huống khổ sở ấy, bèn cực lực khuyên răn. Ngay hôm ấy, ông ta bèn chừa sạch thuốc phiện, r***, thịt, hằng ngày thường niệm Phật, mắt liền sáng hơn, nghiễm nhiên thành một vị thiện nhân đề xướng niệm Phật. [Trước kia] người làng chẳng dám qua lại [với ông ta]. Sau này, bệnh sốt rét bùng phát, ông ta trị cho từng người một đều được lành bệnh. Từ đấy, người làng đều nghe theo. Trong tháng Tư, từng dẫn mười mấy người đến quy y, nghiễm nhiên là một vị cư sĩ tu hành đã lâu! Người này họ Hoa, tên Quán Thiên, đã sáu mươi bốn tuổi. Như người này có thể gọi là “dũng mãnh sửa ác hướng lành”.
    Nay gởi cho bà một gói tro hương để tiện sử dụng cho mình lẫn người khi cần. Lại gởi cho bà năm cuốn Học Sinh Tu Dưỡng Đức Mục (những điều để học sinh tu dưỡng đức hạnh) để dùng dạy trẻ nhỏ, hai cuốn Tang Tế Tu Tri (những điều cần biết về tang ma, cúng giỗ) bởi lẽ cậu, cô của bà, mẹ của Hà Đức Mục và Từ lão thái đều già rồi, có được quyển sách này cũng có thể dùng để tùy duyên chỉ dạy, đừng để họ thuận theo tập tục trong đời mà gây thêm tội lỗi cho cha mẹ, người thân, bạn bè. Hiện tại, người ta vứt bỏ cổ lễ, trong đám tang lại dùng r*** thịt, diễn tuồng, đúng là chẳng ra sự thể gì! Nghe nói thương nhân X… trong lúc làm lễ Đại Liệm[14] cho mẹ, người con cả và khách đến viếng uống r*** ăn thịt, đấu quyền làm trò vui, cái tâm đã chết mất rồi! Nếu còn có chút thiên lương, quyết chẳng thể như thế! Thật có thể nói là “thực hành chuyện biến con người thành cầm thú!” Thỏ chết cáo buồn, đâm ra những kẻ ấy chẳng bằng dị loại vậy!
     
  19. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái


    Trích từ Thư trả lời cư sĩ Dương Tông Thận
    Lá Thư Tịnh Độ Của Đại Sư Ấn Quang
    Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm


    "Kẻ ngu trong thế gian chẳng biết nhân quả, thấy làm lành mà mắc họa bèn bảo: “Chớ nên làm lành!” Thấy làm ác vẫn hưởng phước bèn nói: “Ác chớ nên kiêng!” Chẳng biết họa - phước xảy đến, có gần, có xa, sớm hay muộn không nhất định. Gần thì ai nấy đều thấy được, xa thì hoặc cách một đời hoặc cách mấy đời, chẳng phải là người có Túc Mạng Thông sẽ chẳng thể biết rõ.

    Nay lập ra một ví dụ cho dễ hiểu. Làm lành hay làm ác giống như gieo mạ. Người ấy [trong đời này] tuy lành nhưng trong đời trước hành vi chẳng thể nào không phạm lỗi, vì thế ngày nay không thể nào chẳng hứng chịu những điều trái nghịch. Cái thân đời này gọi là Báo Thân. Đời này làm nam hay nữ hoặc đẹp hoặc xấu, cũng như thọ - yểu, giàu - nghèo, trí - ngu, khỏe mạnh hay bệnh tật v.v… chính là quả báo chiêu cảm bởi những hành vi trong đời trước. Vì thế gọi cái thân này là Báo Thân, hàm ý cái thân ấy là quả báo của những hành vi trong đời trước; do cái nhân trong đời trước dẫn đến cái quả trong đời này.

    Đời này tuy lành, nhưng do đời trước nghiệp nặng, sẽ chẳng thể hưởng được quả báo tốt lành ngay, mà trước hết phải gánh chịu ác báo từ đời trước. Như người năm ngoái không trồng lúa, năm nay tuy siêng năng cày cấy, nhưng trước khi thâu hoạch, cũng chẳng tránh khỏi không có lương thực. Không có lương thực chẳng phải vì năm nay siêng năng vất vả cho nên không có, mà năm nay không có lương thực là vì năm ngoái chẳng gieo trồng mà ra! Năm nay đã siêng năng cày cấy, gieo trồng thì sau khi thâu hoạch và năm sau sẽ có thóc lúa. Kẻ làm ác chưa bị mắc họa là vì phước thừa còn chưa hết. Như người năm ngoái siêng năng cày cấy gieo trồng, năm nay không cày cấy, gieo trồng, vẫn chẳng đến nỗi chết đói là vì năm ngoái hãy còn thừa lại. Ăn hết rồi, do năm nay không gieo trồng, sẽ không có cái để ăn nữa đâu! Cần biết rằng: Người lành gặp ác báo, nếu chẳng làm lành, ác báo ấy càng nặng nề hơn! Do làm lành nên ác báo sẽ theo đó giảm nhẹ đi. Người ác hưởng thiện báo, nếu chẳng làm ác, thiện quả ấy càng lớn hơn. Do làm ác, thiện báo cũng theo đó mà giảm nhẹ đi"
     
  20. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Sự thật vận mạng - phong thủy
    (Trích trong bài giảng Giáo dục-Phong Thủy-Vận mạng
    của Lão pháp sư Tịnh Không)


    Một vấn đề rất nhiều vị đồng tu quan tâm, đó là vấn đề xã hội. Nhiều người thường đi xem tướng, đoán mạng. Việc này có nên không? Đáp án của chúng tôi là không nên.
    Chúng ta cần hiểu rõ chân tướng sự lý này để biết được nó là thật hay giả. Mạng có hay không? Có! Mạng từ đâu ra? Là trong đời quá khứ chúng ta đã tạo tác nghiệp thiện ác mà hình thành. Trong đời quá khứ tạo nhiều việc thiện, thì mạng chúng ta tốt, tạo nhiều nghiệp ác thì mạng không tốt. Mạng không do người khác định, ngay đến thiên địa quỷ thần, Phật Bồ Tát, cùng thượng đế cũng không liên hệ. Kinh Phật cũng nói rất rõ ràng “tự làm tự chịu”. Người chân thật thông hiểu sự lý này dù gặp tai nạn to lớn đến đâu, họ cũng sẽ không oán trời trách người. Dù hành thiện cả đời, tận trung báo quốc, nhưng cuối cùng lại gặp nhiều bất hạnh, họ cũng hiểu rằng “sự thọ nhận đời này là do đời trước tạo” nên hoan hỉ vui mừng mà tiếp nhận. Nhân quả thông qua nhiều đời, không chỉ một đời. Đời này làm, đời này nhận gọi là “hiện báo”; đời này làm đời sau nhận Phật pháp gọi là “sinh báo”; đời này làm, nhiều đời sau nhận gọi là “hậu báo”. Thời gian của hậu báo có lúc rất lâu dài. Cho nên Phật pháp thừa nhận, mỗi chúng sinh đều có vận mạng, nhưng không gọi là “túc mạng”
    Cũng chính vì vận mạng có thể tùy thời thay đổi, vậy làm sao để thay đổi. Nếu đã giác ngộ, chúng ta nhất định phải đoạn ác tu thiện để làm cho vận mạng được tốt hơn. Bằng không, mỗi ngày vẫn giữ tâm hại người lợi mình, tạo tác tội nghiệp, quả báo sẽ ngày càng xấu đi, vận mạng cũng xấu theo. Cho nên vận mạng có một biến số. Người ta đi đoán mạng, xem tướng đều có thể xem được rất chuẩn là vì, vận mạng tuy là biến số nhưng mức độ thay đổi không lớn, cự ly tiêu chuẩn lên xuống không đáng kể, do đó chúng ta xem được tương đối chuẩn. Nếu người đó hành đại thiện hay đại ác, biến số dao động quá lớn, sẽ không đoán được. Vậy phải làm thế nào để thay đổi vận mạng? Hành thiện lánh dữ.
    Phong thủy có thật không?
    Có. Người hiện đại nêu ra hai chữ “phong thủy”, cho là rất thần bí, nhưng kỳ thực hai chữ này lại rất bình thường. Hai chữ này có thể được diễn giải chính là “hoàn cảnh cư trú cùng với sự tu dưỡng của chính mình”, tâm tình đều có quan hệ. Mỗi người một ý thích, không tương đồng, người thích nước mà buộc lên núi ở, thì phong thủy của người đó không tốt, hoặc ngược lại, người thích núi bị buộc sống cạnh nước, phong thủy cũng không tốt. Vậy phong thủy tốt là hoàn cảnh mà chúng ta ở đó, cảm thấy vừa lòng, thoải mái.
    Không nên bị mắc lừa mà cho rằng tôi sống nơi này không vừa ý, có rất nhiều bất trắc xảy đến. Bất trắc đó chính là nghiệp báo liên hệ rất ít với hoàn cảnh cư trú. Dù ít nhưng hoàn cảnh cư trú cũng thường dẫn đến phiền não. Một gian phòng bài trí tao nhã tạo cảm giác thoải mái cho người vừa bước vào. Gian phòng bừa bộn, dơ bẩn làm cho người bước vào cảm thấy không vui. Vậy thảy có được gọi là phong thủy? Những việc này có thể thay đổi, không cần người khác, lại càng không cần mời thầy địa lý đến để bố trí lại.
    Thân mạng chúng ta bị người khác xếp đặt, chính mình không thể làm chủ, thử nghĩ xem đáng thương đến chừng nào. Người trí biết làm chủ chính mình. Trong bữa ăn, chúng tôi trân trọng nhưng sẽ cảm thấy không thoải mái khi được ai đó gắp thức ăn cho mình. Được gắp thức ăn, chúng tôi đã bị trói trong sự xếp đặt, bảo gì ăn nấy, không thể tùy theo sở thích của mình. Tâm lý này khá phổ biến. Chúng tôi thường khuyên người đừng gắp thức ăn, chúng tôi không chịu sự xếp đặt của người khác, có vẻ rất khó nghe. Nhưng nghe rồi liền giác ngộ, liền thông suốt. Chúng ta thích món gì thì khi ăn mới đạt tự tại. Tương tự hoàn cảnh sinh hoạt của mình cũng không nên nghe người khác xếp đặt. Chúng ta tự chọn lựa, cân nhắc, đắn đo, như thế mới được gọi là hiểu phong thủy.
    Phong thủy tùy người mà thay đổi, sự thật này ít người thông hiểu. Anh A ở đây thì phong thủy rất tốt, gặp nhiều thuận lợi, gia đình mỹ mãn, sự nghiệp thăng hoa, nhưng anh B đến ở thì chưa chắc, thậm chí có thể gặp nhiều tai nạn. Trung Quốc có câu “bát tự bất nhất dạng”. Vì vậy, điều tiên quyết là sự phối hợp với tu dưỡng của cá nhân. Thói quen sinh hoạt, tâm lý cá nhân, hoàn cảnh vật chất cùng đời sống tinh thần được phối hợp tốt đẹp, đó chính là phong thủy tốt. Đạo lý vốn như vậy, người hiểu rõ đạo lý sẽ không chịu sự xếp đặt của người khác, chính mình hoàn toàn tự chủ bản thân.
    Đôi khi thầy xem phong thủy cũng có câu nói qua loa thất trách: “đất phước người phước ở”. Họ xem phong thủy tốt, nhưng sau đó, chúng ta lại gặp điều không may, khi ấy họ dẫn câu trên để phủi trách nhiệm, cho rằng đất phước mà chúng ta không có phước. Vì vậy phải thật thấu hiểu, hà tất phải đi xem phong thủy. Chúng ta chỉ cần chuyên tu phước huệ. Có phước, không luận đến nơi nào, phong thủy sẽ tùy theo ta mà chuyển. Nhà Phật nói “cảnh tùy tâm chuyển” cũng vì đạo lý này. Tâm thiện, hoàn cảnh cư trú không tốt cũng sẽ dần dần biến tốt. Ngược lại, tâm bất thiện, hành vi bất thiện thì dù cư trú nơi phong thủy thật tốt, chúng ta vẫn gặp điều xấu. Vì vậy hãy giữ tâm tốt, hành việc tốt, làm người tốt để được hanh thông trong cuộc đời.
     

Chia sẻ trang này