Nhân duyên cha mẹ con cái

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi bebuti, 20/12/2013.

  1. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Những điều có thể bạn chưa biết khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn tánh tham. Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn nuôi lớn lòng từ, hành pháp bố thí, khiến cho bạn lúc nào cũng muốn dâng tặng cho người khác chớ không có ý tước đoạt tài vật của người.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn sân giận. Vì Bồ-tát sẽ giúp cho bạn có lòng từ bi và trí tuệ rộng lớn. Có từ bi bạn sẽ thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của người mà không sân. Có Trí tuệ bạn sẽ hiểu được thế gian là vô thường, vạn vật là do duyên sanh, nên nó có đến hay mất đi bạn cũng không giận.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn si mê. Vì Bồ-tát sẽ giúp bạn khai mở trí tuệ thanh tịnh. Có trí tuệ bạn sẽ hiểu được lý duyên sanh, có hợp có tan, bạn sẽ không chấp trước hay luyến ái một người hay sự vật nào đó.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không sợ mình bị đọa vào ba đường ác nữa. Vì bạn đã đoạn trừ ba độc tham sân si.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn bị những bệnh nan y, hay dù có mắc chứng bệnh nan y cùng vô số bệnh khác đi nữa, bạn cũng sẽ được khỏi. Vì trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài: “Không bị chết vì bệnh ác triền thân”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn bất cứ sự đau khổ nào nữa. Vì trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy “Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát đây, dốc lòng xưng niệm danh hiệu, thì tức thời Quán Thế Âm Bồ-tát sẽ tìm theo tiếng kêu cứu đó mà cứu thoát.”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn có muốn cầu con trai hay con gái chi cũng đều được toại ý; lại sanh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chánh xinh đẹp. Vì trong kinh Phổ Môn ngài đã phát thệ nguyện đó.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Dù bạn ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào, bạn cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi nào. Vì năng lực của Bồ-tát sẽ che chở làm cho bạn cảm thấy vững lòng, do được năng lực này nên trong kinh Phổ môn có khen tặng đức hiệu ngài là “Thí Vô Úy”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Giả sử như trong đời này bạn bị nghèo thiếu, cửa nhà bất hạnh, sống trong khổ sở, bị người khinh bỉ cười chê…do các nghiệp ác đời trước chiêu cảm lấy quả báo hiện tại, nhờ vào bi nguyện độ sanh và năng lực tự tại rộng lớn của ngài, bạn sẽ không còn bị các khổ đó nữa. Vì ngài có năng lực “Phá trừ các nghiệp chướng trọng tội”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Giả sử như trong đời này, vì nhu cầu sống, bạn cần cầu tiền của, nhà cửa, lợi lộc, công danh sự nghiệp v.v…bạn cũng sẽ được toại ý, vì ngài có năng lực “Làm thỏa mãn các điều mong cầu” chẳng những thỏa mãn về giàu sang, danh lợi mà ngài còn phương tiện dẫn dắt bạn tu phước, tu tuệ. Vì bổn nguyện của ngài rốt ráo là muốn cho chúng sanh được “Đại an lạc giải thoát”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không còn phải chịu quả báo đau khổ trong các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng các khổ sanh già bệnh chết. Vì trong kinh Phổ Môn ngài có lập thệ nguyện “Các loài trong đường dữ: Địa ngục, quỷ, súc sanh; Sanh, già bệnh chết khổ, Lần đều khiến dứt hết.”

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ không lo sợ bị các ác quỷ, tà thần cùng các loại tà thuật li mị võng lưỡng làm hại; những bùa chú, độc dược cũng không thể làm thương tổn đến bạn. Vì Bồ-tát có năng lực hàng phục các thiên ma, chế ngự các ngoại đạo.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ được chư thiên cùng các vị thiện thần thường ngày đêm bảo vệ bạn không cho những điều ác xâm tổn đến. Vì Bồ-tát có uy đức rất lớn, có nhiều quyến thuộc là chư thiên, thiện thần, họ sẽ vì kính phục uy đức của Bồ-tát mà đến bảo vệ bạn.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Nếu bạn muốn sanh về bất cứ cõi Phật nào trong mười phương, bạn cũng sẽ được toại ý. Vì ngài có năng lực thần thông tự tại, bi nguyện rộng khắp, phát thệ nguyện tiếp độ tất cả chúng sanh.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Bạn sẽ giải trừ được những oán kết từ nhiều đời trước, oán gia trái chủ kết nghiệp sẽ không còn theo báo thù bạn nữa. Vì ngài có đức hiệu “Chúng oán tất thoái tán” nghĩa là các oán thù thảy đều lui tan.

    • Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồ-tát: Hoặc giả là bạn nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng nghĩ tưởng đến ngài, công đức sẽ không luống mất, sau này nhờ đó mà bạn sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Vì trong kinh Phổ Môn có nói: “Văn danh cập kiến thân, tâm niệm bất không quá, năng diệt chư hữu khổ”........

    Bởi vì: Đức Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật từ kiếp lâu xa hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, từ lâu đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, đã chứng đắt hết thảy các tam muội đà-la-ni, có năng lực thần thông và sức tự tại không thể nghĩ bàn. Ngài khởi lòng từ bi rộng khắp, thương tưởng đến tất cả các chúng sanh đang bị thọ khổ trong sáu đường, nên thường dùng sức thần thông tự tại du hóa khắp mười phương cõi nước, khéo hiện các thân hình, ứng hợp với tâm niệm của chúng sanh để độ họ.

    Lại nữa, vì bi nguyện độ sanh của ngài quá rộng sâu, lấy việc cứu khổ chúng sanh làm bản hoài, nên ngài không chỉ ứng hiện nơi cõi ta-bà này, mà tất cả các cõi khác, ngay cả cõi Địa ngục ngài cũng hóa hiện đến để độ họ “Vô sát bất hiện thân”

    Trong kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi” ngài đã thể hiện tâm từ bi cùng tột đó là “Tốc linh mãn túc chư hy cầu” khiến cho chúng sanh mau được tất cả những điều mong cầu hiếm có; chẳng những ngài vì tâm từ bi rộng lớn, sức thần thông tự tại, có năng lực đáp ứng tất cả những điều mong cầu của chúng sanh, dù là những điều mong cầu đó quá to lớn, quá cao vời, mà ngài lại còn khéo dùng phương tiện dẫn dụ khiến cho chúng sanh phát khởi những tâm vô vi, tâm vô nhiễm, tâm quán không, tâm cung kính, tâm khiêm hạ, tâm không tạp loạn; khiến cho chúng sanh phát khởi tâm đại thừa tu tập các thiện pháp và các pháp ba-la-mật để lần khiến cho chúng sanh đắc tứ quả, đắc thập địa, tiến đến ngôi Đẳng giác, Diệu giác mới thôi.

    Đức Quán Thế Âm Bồ-tát đức cao vời vợi, từ bi rộng lớn. Trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy: “Này Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần như thế, nếu có chúng sanh nào cung kính lễ bái Quán Thế Âm Bồ-tát thì phước đức chẳng luống mất. Bởi thế cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.” Đức Quán Thế Âm Bồ-tát có uy đức, làm lợi lạc cho chúng sanh nhiều như thế, lẽ nào chúng ta không nghĩ nhớ, niệm danh hiệu Ngài hay sao?
     
    Đang tải...


  2. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Cách giải trừ oán thù của oan gia trái chủ

    Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát ra khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến gây phiền phức, làm ma chướng. Người không học Phật, không biết cách hóa giải oán thù, vì vậy oan tương báo khổ không kham nổi. Người học Phật, đối với tất cả chúng sanh bất luận họ đến đòi nợ hoặc trả nợ đều khuyên họ niệm Phật, như vậy có thể chuyển tất cả tất cả thiện, ác, oán, thành pháp duyên, nhân tình thế gian cũng có thể chuyển thành pháp quyến thuộc tu hành mới được thành tựu.

    Mọi người đều có nghiệp chướng, nếu không có nghiệp chướng sẽ không phải sanh đến thế gian này. Làm sao để tiêu diệt nghiệp chướng? Cổ đức khai thị rằng phương pháp tốt nhất là niệm Phật A Di Đà.

    Để giúp các vị cư sĩ trong quá trình tu hành không bị chướng ngại, như lý như pháp, tiêu trừ nghiệp lực, cùng hội một thuyền, thuận qua bờ giác, dưới dây tôi xin giới thiệu phương pháp tiêu trừ nghiệp lực của Trịnh Hạ Tường sư phụ như sau :


    LỜI DẠY CÁCH GIẢI TRỪ OÁN THÙ CỦA OAN GIA TRÁI CHỦ


    1)Đầu tiên khuyên dạy cách giải trừ oán thù:


    Tôi tên ……………………….. , những oan gia trái chủ trên mình tôi (tức nghiệp lực của một bộ phận nào trên thân thể) xin quý vị hãy nghe rõ, từ vô thủy kiếp đến nay, vì tôi bị mê trong thế giới ta bà trong nhiều kiếp luân hồi; trong lúc vô ý đã làm tổn hại đến quý vị, khiến cho quý vị phải thọ vô lượng tôi nghiệp trong lục đạo luân hồi, hứng chịu biết bao đau khổ, tăng thêm biết bao phiền não. Tôi thường cảm thấy tôi chướng sâu nặng, hối hận vô cùng, tất cả đều do tôi mê hoặc, vô tri tạo nên.

    Đời này nhờ nguyện lực từ bi gia hộ của Phật nên tôi được kết Pháp duyên với Phật, tôi không quên quý vị, thành khẩn hi vọng quý vị cùng nhau học Phật, niệm Phật tu hành, tranh thủ sớm ngày tu thành chánh quả. Đồng thời hi vọng quý vị tha thứ cho tôi, đừng trả thù tôi, nếu quý vị nhất định báo thù tôi, tôi cũng không có cách nào lẩn tránh, vì nhân đó là do tôi tạo ra nên cũng phải chấp nhận quả báo. Nhưng nếu như vậy đối với quý vị cũng không có ích lợi gì, chỉ khiến quý vị cảm thấy khoái lạc nhất thời, nhưng đến cùng quý vị không giải quyết được vấn đề căn bản, vì quý vị không những không tránh được sanh tử mà lại càng không cách nào thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Tôi nhận thấy cách này vừa tổn người lại không lợi ích gì cho chính mình, đối với hai bên chúng ta đều không tốt lành, vì vậy tôi thành khẩn hi vọng quý vị cùng tôi học Phật, niệm Phật hiệu A Di Đà. Xin nhớ chỉ cần quý vị thâu lại thân tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng hoành siêu tam giới; siêu thoát tam giới tức đắc đạo, chỉ cần tinh tấn tu hành sẽ được thành Phật. Chỉ cần thâu lại thân tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật một niệm tương ứng tu gì được nấy. Nhưng chúng tôi hi vọng quý vị đừng tu nhân thiên quả báo, cố gắng tu tập, phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật thánh hiệu; chỉ cần tu hành đúng pháp, tất nhiên đắc đạo tu hành chánh quả.

    2) Q uy y Tam Bảo cho oan gia trái chủ

    Tôi tên ……………………., oan gia trái chủ trên thân tôi (tức nghiệp lực) quý vị hãy nghe rõ, quý vị không nghe Tam Bảo, không hiểu quy y, cho nên thọ khổ luân hồi. Nay tôi truyền thọ quy y Tam Bảo quý vị phải lắng nghe, tôi niệm một lần, quý vị hãy theo tôi niệm một lần (phải niệm ba lần) ;

    Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.
    Quy y Phật, lưỡng túc tôn,
    Quy y Pháp, ly dục tôn,
    Quy y Tăng, chúng trung tôn.
    Quy y Phật, không đọa địa ngục,
    Quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ
    Quy y Tăng, không đọa bàng sanh.
    (Niệm ba lần)

    Lễ Quy y viên mãn, bây giờ tôi vì quý vị niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật hai ngàn tiếng, xin mời quý vị thâu lại thân tâm cùng tôi chuyên trì niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật.

    a/ Niệm xong thánh hiệu, vì oan gia trái chủ, tụng Tâm Kinh một lần.


    BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

    Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách. “ Này ông Xá Lợi Phất, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.
    “ Này ông Xá Lợi Phất, tướng không của mọi pháp ” không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, nên trong “ chân không ” , không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí huệ, cũng không có chứng đắc. Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối. Vì vậy, liền nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:
    Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. ( 3 lần )

    b/ Tụng xong Tâm Kinh, vì oan gia trái chủ, tụng chú vãng sanh 21 lần.


    CHÚ VÃNG SANH



    Nam Mô A Di Đa Bà Dạ


    Đa Tha Dà Đa Dạ


    Đa Địa Dạ Tha


    A Di Rị Đô Bà Tì


    A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tì


    A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đế


    A Di Rị Đa Tì Ca Lan Đa


    Dà Di Ni Dà Dà Na, Chỉ Đa Ca Lệ Ta Bà Ha (21 lần)



    3) Lời kết thúc:


    Tất cả oan gia trái chủ trên thân tôi, lúc nãy tôi vừa quy y Tam Bảo cho quý vị, tụng niệm Phật hiệu A Di Đà hai nghìn tiếng, tụng Tâm Kinh một lần, tụng Chú Vãng Sanh 21 lần. Những pháp ngữ này đều tặng cho quý vị, hi vọng quý vị đừng làm chướng ngại cho tôi, mau rời khỏi thân tôi, tìm một chỗ tốt lành mà tu hành, phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, lìa khổ được vui, vãng sanh Tây phương thế giới Cực Lạc.
    Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)


    KỆ HỒI HƯỚNG


    Nguyện đem công đức này,


    Trang nghiêm cõi Tịnh Độ


    Trên đền bốn ơn nặng


    Dưới cứu khổ tam đồ,


    Nếu có ai thấy nghe,


    Đều phát lòng Bồ Đề,


    Hết một báo thân này,


    Đồng sanh về Cực Lạc


    Chú giải:
    1) Nhất tâm chuyên niệm vạn đức hồng danh A Di Đà Phật,có thể tiêu tai chướng, phá mê khai ngộ, thuận đạt bờ giác.
    2) Khi nghiệp lực hiện tiền, tu hành tinh tấn, nhức đầu, đau chân, hoắc các bộ phận khác trên thân thể không khỏe, có thể dùng phương pháp này.
    3) Trong lúc tu hành gặp chướng ngại, dùng phương pháp này, đừng dùng những văn hồi hướng khác, nên tụng Chú Vãng Sanh siêu độ cho họ vãng sanh tức là hồi hướng cho họ rồi; phương pháp này linh nghiệm, xin quý vị đồng tu chứng nghiệm.

    Nguồn: Pháp ngữ của Tịnh Không pháp sư.
     
  3. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    [​IMG]
     
  4. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    [​IMG]
     
  5. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Người thế gian cầu tài, tài có thể cầu được không vậy? Chắc chắn có thể cầu được. Nhà Phật thường nói: “Ở trong cửa Phật, có cầu ắt ứng”, nhưng bạn phải biết đạo lý, nó có nhân quả, gieo dưa thì được dưa, gieo đậu thì được đậu, bạn tạo là nhân gì thì bạn sẽ được quả báo như thế ấy. Phật nói cho chúng ta biết, nhân của giàu có là bố thí. Người ưa thích bố thí thì được tiền của nhiều, người tham lam keo kiệt thì quả báo bần cùng.

    Chúng ta thấy, xã hội ngày nay có rất nhiều người, đặc biệt là ngành thương mại, tập đoàn thương mại lớn của giới công thương, họ sở hữu tiền của ức vạn. Tiền của ức vạn này, nguyên nhân gì mà có vậy? Là trong đời quá khứ họ tu bố thí nhiều. Chúng ta nói, trong số mạng của họ có tài, cái tài này không phải do trời sinh, vì trời sinh thì phải mỗi người đều giống nhau. Tại sao mỗi người đều không giống nhau vậy? Do nhân mỗi người tạo không giống nhau, họ bố thí nhiều thì trong số mạng họ tài nhiều. Trong số mạng có tài thì bất kể làm ngành nghề nào họ cũng đều phát tài. Họ làm ngành nghề kinh doanh, đó là duyên, trong số mạng của họ có nhân, nhân cộng thêm duyên thì quả báo liền hiện tiền, sự việc là như vậy. Nếu như trong số mạng không có nhân giàu có, dù họ đi học, đi làm ngành nghề kinh doanh giống người khác, nhưng người ta kinh doanh phát tài, còn họ kinh doanh lỗ vốn, đó là do trong số mạng không có tài.

    Quí vị đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ biết ngay, “một giọt nước, một hạt cơm đều do tiền định”. Ai định cho bạn vậy? Tự mình định, không phải người khác định, đây mới thật sự là công bằng. Sau khi hiểu rõ đạo lý này, trong số mạng của đời này thiếu tài, chúng ta cũng không nên căng thẳng. Hiện tại chúng ta tu, tu tích cực cũng vẫn còn kịp. Tiên sinh Liễu Phàm sau khi hiểu rõ đạo lý này, ông tự mình biết được tu nhân, ba loại nhân bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, ông đều tu. Bố thí tài được giàu có; bố thí pháp được thông minh, trí tuệ; bố thí vô úy được khỏe mạnh, trường thọ. Không những bản thân ông làm, mà vợ ông cũng giúp ông làm, cả nhà làm, cho nên vận mệnh của ông mới thay đổi nhanh như vậy. Khi phát tài, bản thân ông hoàn toàn không hưởng thụ. Ông sống đời sống vô cùng vui sướng, tiết kiệm, đem tiền của mà mình tiết kiệm dư được tiếp tục giúp đỡ những người có nhu cầu. Phú quý của ông vĩnh viễn không hưởng hết, đời đời kiếp kiếp không bị quả báo bần cùng. Ông hiểu được đạo lý này, biết được phương pháp, như lý như pháp mà cầu, có cầu ắt ứng.

    Có một số người trong đời quá khứ được tiếp xúc lời giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, được tiếp xúc Phật pháp, họ chịu tu, nên đời này có được quả báo. Sau khi quả báo có được rồi, nhưng chưa chắc gặp được thánh nhân, chưa chắc có thể gặp được lời giáo huấn của thánh hiền, Bồ Tát. Không gặp được thì đời này chỉ biết hưởng phước, chứ họ không biết tiếp tục không ngừng tu thêm. Điều này rất đáng tiếc. Sau khi phước báo đời này hưởng hết rồi, đời sau sẽ không bằng đời nay, mỗi lúc một tệ thêm, đời sau không bằng đời trước. Từ đó cho thấy, giáo huấn của thánh hiền là quan trọng hàng đầu, không có gì quan trọng hơn điều này.

    Trong tất cả bố thí thì bố thí pháp là đệ nhất, trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm hạnh nguyện Phổ Hiền nói rất rõ ràng. Chúng ta biết được đạo lý, cũng biết được phương pháp, vậy mới cố gắng nỗ lực tu học, quả báo ngày càng thù thắng. Quả báo hiện tiền, trong Phật pháp gọi là hoa báo, quả báo ở đời sau. Hoa báo tự mình đã cảm thấy thù thắng như vậy, thì quả báo có thể nghĩ mà biết được. Giống như thực vật vậy, ra hoa trước, kết quả sau. Chúng ta nhìn thấy thực vật ra hoa, hoa ra tốt là có thể dự đoán tương lai kết quả nhất định vô cùng mỹ mãn. Cho nên, nhà Phật dạy chúng ta lìa khổ được vui, lời nói này là chân thật, không phải giả. Những lời này đều là nói về thế gian, quả báo của thế gian không phải cứu cánh, nhưng đại đa số người thế gian ham muốn quả báo thế gian. Phật Bồ Tát là người hiểu biết, những Thánh triết xưa nay trong ngoài cũng đều là người hiểu biết, họ có thể quan sát căn cơ của chúng sanh. Bạn ham muốn phú quý thế gian thì giúp đỡ bạn thỏa mãn nguyện vọng của bạn, khiến bạn sinh tâm hoan hỷ. Bạn có thể sinh tâm hoan hỷ đối với thánh hiền thì bạn mới thích gần gũi họ, bạn mới sẵn lòng tiếp nhận lời giáo huấn của họ. Tất nhiên họ ở trên nền tảng hiện có của bạn mà giúp đỡ bạn thăng hoa lên thêm. Phú quý nhân gian rất tốt, nhưng phú quý trên trời còn thù thắng hơn.
    PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 52)

    Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

    Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore

    Thời gian: năm 2001

    Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ

    Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
     
  6. myhusband88

    myhusband88 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/9/2014
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Sao e ở hiền quài mà chẳng gặp lành hix
     
  7. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    GIÚP NGƯỜI VỪA MỚI QUA ĐỜI - THÂN TRUNG ẤM - HÀNH TRÌNH 49 NGÀY

    Người chết trải qua 3 giai đoạn: lúc lâm chung, lúc tiếp dẫn, và lúc tái sinh.
    I )- Giai đoạn 1: Lâm chung. Ba ngày đầu
    1) Đối với những người đặc biệt.
    Đối với những người đã tạo nghiệp đặc biệt, đều chuyển ngay sau khi qua đời. Có 2 loại người:
    - Người Tu hành: Trường hợp các vị Thiền Sư đạt đạo, các vị tu Tịnh Độ, v.v…biết trước ngày giờ lâm chung. Các vị này nhập vào đại định hòa hợp cùng Pháp thân Phật thoát khỏi vòng sinh tử, hoặc được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn.
    - Người phạm tội Ngũ nghịch, đại ác: Những người này đọa sinh ngay tức khắc xuống Địa Ngục sau khi chết.
    2)- Đối với những người bình thường.
    Giai đoạn lâm chung kéo dài từ lúc tim ngừng đập cho đến hết 3 ngày. Sau khi chết, thần thức thấy :
    Thấy thân thể nặng nề, lạnh lẽo: Vì do đất, nước, gió, lửa bắt đầu tan rã (Thân thể phân hóa).
    Thấy ánh sáng chói lòa. Ánh sáng này là Pháp Thân Phật, hiện ra trong chớp mắt hoặc lâu tới một giờ tùy theo Phước duyên của người chết. Nếu Thần thức tỉnh táo nhận ra Pháp Thân Phật, Thần thức sẽ nhập ánh sáng chói lòa và thoát vòng Sinh tử. Nhưng đối với người không tu, không dễ nhìn ra Pháp Thân Phật, hoặc có thấy được cũng vì Vô minh mà sinh tâm sợ hãi, né tránh.
    Thấy tối tăm. Khi ánh sáng chói lòa biến mất, thì mù mịt tối đen, Thần thức hay Hương linh của người chết lúc này ở trong đêm tối u mê. Sau đó Thần thức tỉnh lại, thấy thân nhân tụ tập nói chuyện, buồn rầu, khóc than v.v... Lúc này Thần thức chưa biết là đã chết. Thần thức liền nói chuyện hỏi han, nhưng như chẳng ai để ý và nói chuyện cùng Thần thức. Có khi Thần thức cảm thấy bực bội vì sự việc như thế. Trải qua thời gian khá lâu như thế, Thần thức mới hiểu ra là mình đã chết rồi.
    3)- Các điều cần để ý làm: Cần Chú Ý
    1- Ngay từ khi vừa tắt thở, tim ngừng đập, nên có người nhắc nhở Thần thức (Nếu có Tăng, Ni hoặc thân nhân hiểu Đạo mà người chết tin cẩn trước kia thì càng tốt), nói với người chết rằng : ( Lúc này cần thỉnh Sư chùa và Đạo tràng Hộ niệm đến tụng Kinh….) - Ông/bà...(tên người chết) nay đã chết rồi, Ông/bà ... hãy bình tĩnh, mạnh dạn ra đi. Ông/bà ... đừng luyến tiếc những gì đã qua. Ông/bà ... nhớ rằng có sinh thì có tử , chết là lẽ đương nhiên. Khi có Nhân duyên thì hội tụ, khi hết Nhân duyên thì tan rã. Không có gì phải sợ hãi khi thân không còn nữa và tan hoại. Ông/bà ... hãy bình tĩnh chấp nhận ra đi. Ông/bà... hãy nhớ niệm Nam Mô A Di Đà Phật để xin Đức Phật đến tiếp dẫn. Sau đó chúng ta niệm Phật để Thần thức niệm theo; “Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà , Nam Mô A Di Đà Phật, . .”.
    2- Thỉnh mời chư Tăng Ni trong việc hành lễ. Chúng ta nên dùng tư tưởng trong sạch, an tĩnh, lòng từ bi dẫn dắt Thần thức đến cõi an vui, đó là những giọt nước trong mát khiến Thần thức cảm thấy dễ chịu.
    3- Thân nhân người chết nên Quy y Tam Bảo, ăn chay, đọc Kinh, cúng dường, bố thí, phóng sinh, ấn tống Kinh Phật, v. v... Các việc làm này nên kéo dài trong suốt 49 ngày, nhất là niệm Phật, tụng Kinh. Sau đó Hồi hướng Phước đức này cho người chết. Nói: “Tôi nguyện (làm việc gì ? như ăn chay, niệm Phật và làm Phước ,làm Từ thiện …v v) và xin Hồi hướng Công đức cho Thần thức (tên người chết) được về nơi an lành”. Phước đức này tạo điều kiện cho Thần thức dễ siêu thoát.
    4- Thân nhân không nên than khóc và kể lể chuyện luyến ái. Thần thức nghe thấy sẽ khổ sở, quyến luyến, hoang mang và không còn sáng suốt bình tâm để siêu thoát. Thần thức sẽ phải ở lâu trong Thân Trung Ấm, và phải chịu nhiều cảnh sợ hãi.
    5- Không nên gây tiếng động ồn ào hoặc có mặt người không thiện cảm với người chết trước kia đến gần, sẽ làm cho hoang mang khó chịu, vì Thần thức rất nhạy cảm.
    6- Tuyệt đối không giết súc vật để làm ma cho người chết, vì đây là gây Nghiệp dữ, xấu cho cả người chết lẫn người sống.
    II )- Giai đoạn 2: Tiếp Dẫn.
    Từ ngày thứ 4 đến hết ngày 17
    Sau khi tim ngừng đập hết 3 ngày, Thần thức bắt đầu Thân Trung Ấm, nghĩa là “ấm” trước đã hết, “ấm” sau chưa sinh có thân chuyển hóa nơi khoảng giữa gọi là Thân Trung Ấm, thân này có thể kéo dài tới ngày thứ 49 sau khi chết. Giai đoạn hai ở vào thời gian tiếp dẫn của Chư Phật, kéo dài 14 ngày, tùy theo phúc duyên, nghiệp cảm đã tạo ra trong suốt đời người quá cố, Thần thức có thể rời Thân Trung Ấm.
    1)- Các việc cần làm: Chú Ý
    Niệm Phật, Hộ niệm cho Thần thức nương theo lời niệm Phật để khi Phật tới dễ dàng hòa nhập tiếp dẫn.
    Tụng Kinh A Di Đà để nhắc nhở Thần thức chú tâm nhận sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà về cõi An Lạc. ( Lúc này cần thỉnh Sư chùa và Đạo tràng Hộ niệm đến tụng Kinh….)
    Tụng Kinh Cầu Siêu trợ duyên cho Thần thức. Lời Kinh nhắc nhở về Vô thường, để Thần thức dễ siêu thoát.
    Nhắc nhở Thần thức: Những lúc không niệm Phật tụng Kinh, chúng ta thường xuyên nên nhắc nhở Thần thức về các hiện tượng xảy ra trong giai đoạn 14 ngày này để cho Thần thức biết, hiểu và hành động theo lời chúng ta nhắc nhở là:
    Thần thức không nên thích ánh sáng mờ nhạt, vì đó là các cảnh xấu, nơi không tốt.
    Thần thức không nên sợ hãi ánh sáng chói lòa, vì đó là hào quang Phật, nên hòa nhập.
    Tùy theo đức Phật nào xuất hiện mà khuyên bảo Thần thức theo lịch trình dưới đây.
    2)- Lịch trình 14 ngày tiếp dẫn. Có các Phật:
    Ngày thứ tư (Sau 3 ngày tức sau 72 giờ tính từ lúc tim ngừng đập):
    Đại Nhật Quang Như Lai ( Phật Vairocana) hiện ra ngồi trên Sư tử với thân sắc sáng trắng rực rỡ chói lòa. Đồng thời cũng có ánh sáng trắng êm dịu của cõi Trời tươi đẹp với thành quách, cung điện . . . Nếu Thần thức biết nương vào hào quang rực rỡ sẽ thoát khỏi Luân hồi về nơi Cực Lạc. Ngược lại nếu nương theo ánh sáng trắng êm dịu, sẽ sinh cõi Trời. Vì thiếu phúc, vì ít làm lành lánh ác, không chịu tu lúc còn sống, nên hầu hết sợ ánh sáng trắng, đó là chưa nói đến ánh sáng trắng chói lòa, Thần thức sợ hãi quay mặt đi chỗ khác, hoặc không dám nhìn, nên qua ngày kế tiếp.
    Ngày thứ năm : Bất Động Như Lai ( Phật Akshobhya) hiện ra ngồi trên lưng Voi với toàn thân sắc lam sáng chói. Đồng thời Thần thức cũng thấy màu khói đen tối của Địa ngục. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến nương vào hào quang chói sáng màu lam sẽ được giải thoát khỏi sinh tử được về cõi vĩnh hằng. Khuyên Thần thức đừng đến gần màu đen tối sẽ vào Địa Ngục khổ sở. Nếu ngần ngại, Thần thức bước sang ngày sau.
    Ngày thứ sáu : Bảo Sinh Như Lai ( Phật Ratnasambhava) hiện ra ngồi trên mình Ngựa, với toàn thân sắc vàng chói lòa. Đồng thời thần thức cũng thấy ánh sáng màu lam nhạt của cõi Người. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến nương vào Hào quang vàng rực rỡ được giải thoát khỏi Luân hồi về nơi Cực lạc. Ngược lại, Thần thức chọn cảnh màu lam tái sinh lại cõi Người. Nếu vẫn chưa đi, bước sang ngày tiếp.
    Ngày thứ bảy: Vô Lượng Quang Như Lai (Phật Amitabha) hay Phật A Di Đà hiện ngồi trên mình Công, tỏa ánh sáng màu đỏ chói, có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí hai bên. Đồng thời Thần thức cũng thấy màu vàng nhạt của cõi Ngạ Quỷ. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và tiến đến nương vào Hào quang đỏ chói thì siêu thoát khỏi sáu cõi được về nơi Tịnh Độ An Lạc. Khuyên Thần thức đừng đến gần màu vàng nhạt sẽ bị đọa làm Ngạ Quỷ (Ma Quỷ). Nếu chưa chịu đi, Thần thức bước qua ngày kế.
    Ngày thứ tám: Bất Không Thành Tựu Như Lai (Phật Amoghasiđhi) hiện ra ngồi trên thần Điểu, với toàn thân sắc màu lục sáng chói. Đồng thời Thần thức cũng thấy màu đỏ nhạt của cảnh giới Thần. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến nương vào Hào quang màu lục sáng chói sẽ giải thoát khỏi sinh tử, được đến cõi Phật vĩnh cửu. Nếu Thần thức đến gần màu đỏ nhạt vào cõi Thần. Nếu vẫn chưa quyết đi, Thần thức bước sang ngày sau.
    Ngày thứ chín: Tất cả 5 vị Phật kể trên cùng hiện ra với hào quang 5 màu rực rỡ nêu trên. Đồng thời, Thần thức cũng lại thấy 6 cảnh giới khác nhau với màu nhạt dễ chịu là: Sắc trắng cõi Trời, Sắc đỏ cõi Thần, Sắc lam cõi Người, Sắc vàng cõi Ngạ Quỷ, Sắc lục cõi Súc Sinh, Sắc xám đen cõi Địa Ngục. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến hòa nhập vào các Hào quang sáng chói của Phật sẽ thoát khỏi Trầm luân được về cõi Phật đời đời An lạc. Khuyên Thần thức đừng đến gần các màu mờ nhạt đen tối sẽ bị Đọa vào nơi xấu. Nếu chưa đi, bước qua ngày tiếp.
    Ngày thứ mười : Chư vị Bồ Tát hiện ra trong ánh sáng chói lòa để tiếp dẫn, đồng thời thần thức cũng thấy màu lục u tối của cõi Súc Sinh. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến gần ánh sáng chói lòa sẽ được Bồ Tát tiếp đón về cõi Phật thoát khỏi Luân hồi. Khuyên Thần thức đừng đến gần màu lục nhạt sẽ bị vào cõi xấu Súc Sinh. Nếu chưa đi, bước sang ngày kế.
    Từ đây, bắt đầu những cảnh dữ tợn làm cho Thần thức sợ hãi.
    Ngày thứ mười một: Phật Heruka hiện ra thân sắc sáng trắng, có 3 đầu, 6 tay, 4 chân. Mặt giữa màu nâu, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu đỏ. Khuyên Thần thức đừng sợ hãi Phật 3 đầu 6 tay 4 chân, đây là Nghiệp quả sinh ra, hãy Quy y Phật và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được Phật tiếp dẫn sẽ thoát khỏi Sinh tử. Nếu không chịu làm, bước qua ngày sau.
    Ngày thứ mười hai: Phật Vajra-Heruka hiện ra thân sắc xanh dương sáng (nước biển), cũng 3 đầu, 6 tay, 4 chân. Mặt giữa màu xanh đậm, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu đỏ. Khuyên Thần thức không nên sợ hãi Phật 3 đầu 6 tay 4 chân, đây là Nghiệp qủa sinh ra, hãy Quy y Phật và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được tiếp dẫn về cõi Phật sẽ thoát khỏi Trầm luân. Nếu không, thần thức bước qua ngày tiếp.
    Ngày thứ mười ba: Phật Ratna-Heruka hiện ra toàn thân màu vàng, cũng 3 đầu, 6 tay, 4 chân. Mặt giữa màu đỏ, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu lam. Khuyên Thần thức đừng sợ hãi Phật 3 đầu 6 tay 4 chân, đây là Nghiệp quả sinh ra, hãy Quy y Phật và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được tiếp dẫn về cõi Phật thoát khỏi sáu cõi. Nếu không, bước qua ngày kế.
    Ngày thứ mười bốn : Phật Padma-Heruka hiện toàn thân sắc đỏ sáng, có 3 đầu, 6 tay, 4 chân. Mặt giữa màu đỏ, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu lam. Khuyên Thần thức đừng sợ hãi Phật 3 đầu 6 tay 4 chân, đây là Nghiệp quả sinh ra, hãy Quy y Phật và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được tiếp dẫn về cõi Phật thoát khỏi Luân hồi. Nếu không bước qua ngày sau.
    Ngày thứ mười lăm: Phật Karma-Heruka hiện toàn thân màu xanh lục sáng có 3 đầu, 6 tay, 4 chân. Mặt giữa xanh lá cây, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu đỏ. Khuyên Thần thức đừng sợ hãi Phật 3 đầu 6 tay 4 chân, đây là Nghiệp quả sinh ra, hãy Quy y Phật và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được tiếp dẫn về cõi Phật thoát khỏi Sinh tử. Nếu không, bước qua ngày tiếp.
    Ngày thứ mười sáu : Tám vị Trời trấn giữ 8 hướng xung quanh để tiếp dẫn:
    -Trời Kerima sắc trắng trấn giữ hướng Đông.
    -Trời Pramoha sắc đỏ trần giữ hướng Tây.
    -Trời Tseurima sắc vàng trấn giữ hướng Nam.
    -Trời Petali sắc đen trấn giữ hướng Bắc.
    -Trời Pukkase sắc đỏ trấn giữ hướng Đông Nam.
    -Trời Ghamari sắc xanh đậm trấn giữ hướng Tây Nam.
    -Trời Tsandhali sắc vàng nhạt trấn giữ hướng Tây Bắc.
    -Trời Smasha sắc xanh dương trấn giữ hướng Đông Bắc.
    Khuyên Thần thức đừng sợ, hãy niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để được tiếp dẫn về nơi An lành , nếu không sẽ bước qua ngày kế.
    Ngày thứ mười bảy: Tất cả chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiên (nêu trên) đồng xuất hiện để tiếp dẫn Thần thức về các cõi Phật. Khuyên Thần thức niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và đến nương ánh sáng của Phật, sẽ được tiếp dẫn về cõi Phật vĩnh hằng. Nếu lúc còn sống, người không hiểu, không tin Phật pháp hoàn toàn, đến khi chết đi, Thần thức thấy cảnh này sẽ bối rối, nghi ngại, sợ hãi, không dám nhìn, huống hồ là nương theo ư ! Bỏ qua cơ hội về cõi Vĩnh hằng, tiếc thay. Do đó Thần thức bước qua giai đoạn thọ sinh.
    Chúng ta không biết Thần thức của người chết đã siêu thoát hoặc tái sinh hay chưa, nên chúng ta tiếp tục nhắc nhở Thần thức giai đoạn thọ sinh dưới đây.
    III )- Giai đoạn 3: Thụ sinh (tái sinh).
    Từ ngày 18 đến ngày 49 (Trong 32 ngày).
    Thời gian thọ sinh vào 6 cõi (Trời, Thần, Người, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và Địa Ngục) lâu mau tùy theo Nghiệp của mỗi người đã tạo trong khi còn sống. Thần thức không biết là mình đang tiến gần đến chỗ phải Thọ sinh. Giai đoạn này rất rùng rợn, Thần thức sẽ thấy:
    1)- Thần thức gặp Diêm Vương.
    Diêm vương có mặt dữ dằn ( hung tợn), Thần thức thấy Diêm Vương , sinh ra khiếp sợ hãi hùng. Diêm Vương tra hỏi các việc làm ác của người chết. Rồi bị Quỷ tốt cõi âm tra tấn hành hạ, làm cho Thần thức đau đớn, khổ sở, chết đi sống lại v.v... (Thần thức bị tra tấn đau đớn, khiếp sợ cũng như trong ác mộng).
    Đến đây, ngoài việc niệm Phật, tụng Kinh, nhắc nhở Thần thức bình tĩnh, không sợ hãi, nhất tâm (một lòng) niệm Phật. Chúng ta còn cần Trợ lực cho người chết bằng cách cho Thần thức biết là hiện tại Thần thức đang bước vào giai đoạn bắt buộc phải Thọ sinh. Những cảnh của Thân Trung Ấm chỉ là chiêm bao, Diêm Vương ngục tốt chính là do Nghiệp duyên biến hiện ra. Bây giờ Thần thức không còn xác thân hữu hình nữa, Thần thức không nên sợ hãi trước cảnh tra tấn. Thần thức phải luôn luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì ác mộng sẽ tan biến.
    Rồi Thần thức thấy nhiều cảnh khủng khiếp như :
    Gặp lửa cháy dữ dội.
    Gặp cuồng phong bão lụt khủng khiếp.
    Gặp các loại ác thú đuổi bắt v.v...
    2)-Thần thức thọ sinh:
    Tùy theo Nghiệp duyên của mỗi người, Thần thức sẽ thấy một trong những cảnh tướng khác nhau sau đây mà phải thọ sinh chậm nhất là ngày thứ 49:
    1- Có Thần thức thấy VƯỜN CÂY ĐẸP ĐẼ liền sinh vào cõi Thần.
    2- Có Thần thức thấy CẢNH SÚC VẬT, RỪNG RÚ rồi thọ sinh vào Súc Sinh.
    3- Có Thần thức thấy ĐI TRONG HOANG ĐỊA U MINH, liền sinh vào loài Ma Quỷ
    4- Có Thần thức thấy LỬA CHÁY NGÚT TRỜI, liền sinh vào Địa Ngục.
    5- Có Thần thức thấy hai NAM NỮ ĐANG VUI ĐÙA, rồi thọ sinh vào cõi Người.
    6- Có Thần thức thấy THÀNH QUÁCH CUNG ĐIỆN ĐẸP ĐẼ, liền sinh cõi Trời.
    3)- Điều cần biết:.
    Cõi Trời cảnh đẹp có nhiều hồ, nhiều cây cối, nơi đó là cảnh Trời không có Phật pháp.
    Cõi Trời cảnh đẹp có thành quách, nhiều cung điện lộng lẫy, nơi đây có Phật pháp đang lưu hành như cõi Đạo Lợi, Đâu Suất thuộc Dục giới, cõi Phạm Thiên thuộc Sơ thiền Sắc giới.
    Chúng ta không có Thần Thông, do đó không biết rõ ràng từng ngày mà Thần thức đang trải qua, và cũng không biết lúc nào Thần thức đi khỏi, nên chúng ta phải theo dõi chương trình 49 ngày cho Thần thức. Nhưng giai đoạn thứ hai, tiếp dẫn, từ ngày thứ tư đến hết ngày thứ 17, chúng ta có thể căn cứ vào lịch trình các đức Phật xuất hiện để nhắc nhở, hướng dẫn người chết.
    Từ lâu, các Chùa thường làm lễ cầu siêu mỗi tuần một lần trong 7 tuần cho người quá cố. Sự việc này rất tốt, nhưng còn thiếu sự hướng dẫn Thần thức. Thiết tưởng, thân nhân của người quá cố nên biết mà trám vào bằng niệm Phật, hướng dẫn nhắc nhở thần thức các ngày không có niệm Phật, tụng Kinh cầu siêu tại Chùa. Như vậy người quá cố sẽ hưởng được nhiều Lợi lạc.
    Mong rằng, những ai lưu luyến thương xót người thân, và muốn cho người ra đi có được kiếp sau ở nơi tốt đẹp. Những ai mong cho người thân thương ra đi sẽ không phải đầy ải vào cõi khổ sở Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh. Thì đây là Cẩm nang tóm gọn, theo đó chúng ta có thể giúp người ra đi một cách thiết thực. Một điểm nữa là chính người Phật tử chúng ta, mỗi người cũng nên biết Cẩm nang này và ghi nhớ cho chính bản thân mình sau này vậy .

    Nguyện đem Công đức này Hồi hướng khắp thảy Đệ tử và Chúng sanh đều thành sanh trọn thành Phật Đạo
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát Nam Mô A Di Đà Phật
     
  8. chim cu gáy

    chim cu gáy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/6/2014
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Tất cả đều có nhân duyên của nó,........chưa đọc hết nhưng like
     
  9. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hồi ký của cô Lê Thị Bạch Loan, khi vượt biên cả nhà bị ném xuống biển chết ( chồng + 4 con + cháu gái) chỉ mình cô nhờ niệm Quán Âm được sống và quay lại báo thù các kẻ thủ ác:

    TRÊN ĐỈNH TRÙNG DƯƠNG
    (Hồi ký)
    Lê Thị Bạch Loan

    Trên đỉnh trùng dương dậy ba đào
    Trùng trùng điệp điệp nỗi thương đau
    Đại Bi Oai Lực Quan Âm cứu
    Thoát hiểm đường tơ thật nhiệm mầu

    http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=356446
     
  10. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Nếu trên thế giới này có tai nạn, có người bỏ tiền bỏ sức để giúp đỡ nạn nhân thì mọi người đều khen ngợi công đức ấy rất lớn lao; còn quý vị ở bên cạnh, chuyện gì cũng không lý đến, niệm mấy câu A Di Đà Phật, công đức này có thể vượt trỗi công đức trên đây ư? Người thế gian khó thể tin tưởng nổi, nên gọi là “pháp khó tin”.
    Nay chúng ta mới hiểu được một chút: Bỏ tiền bỏ sức cứu tế tai nạn chỉ là cứu người nhất thời; xưng niệm một câu danh hiệu A Di Đà Phật, nếu người ta nghe được, vừa lọt qua tai, vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo. Chủng tử ấy gieo vào A Lại Da Thức, trong tương lai gặp duyên, chủng tử ấy hiện hành, người ấy có thể vượt thoát tam giới theo chiều ngang, niệm Phật vãng sanh, bất thoái thành Phật. Quý vị hãy so sánh xem công đức nào lớn hơn? Tuy vậy, bỏ tiền ra sức là chuyện cứu tế tai nạn ngay trước mắt, quý vị thấy được; còn niệm Phật là chuyện tương lai, quý vị không thấy được, nhưng chủng tử ấy quý hơn bất cứ thứ gì khác!

    Thuyết pháp như vậy người minh bạch ắt hiểu, nhưng người mê không giác hoàn toàn chẳng thể tiếp nhận, họ không hiểu. Dù không hiểu, nhưng một câu A Di Đà Phật từ nhĩ căn lọt vào A Lại Da Thức, đến lúc nào người ấy mới cảm ơn quý vị? Đến khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, người ấy mới thực sự giác ngộ: “Vô lượng kiếp trước, ông niệm một câu A Di Đà Phật ban cho tôi [chủng tử], nên ngày nay tôi mới có thể sanh vào thế giới Cực Lạc”. Người ấy bèn nẩy sanh tâm cảm kích, mới biết công đức lợi ích ấy chẳng thể nghĩ bàn, hết thảy những sự từ thiện cứu tế nhất định chẳng thể sánh bằng được. Do vậy, lúc đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài vì chúng ta thị hiện: Suốt bốn mươi chín năm giảng kinh, thuyết pháp, chứ không làm gì khác. Nay chúng ta mới hiểu: Ngài làm như vậy chính là sự nghiệp từ thiện cứu tế bậc nhất trong thế gian lẫn xuất thế gian, không một ai có thể sánh bằng Ngài!

    Trich : Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
    Phần 14 ( Tập 40 )
    Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
    Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
    Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
     
  11. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Tại sao niệm Phật lại có uy lực ghê gớm như vậy?

    Niệm Phật phát xuất từ pháp môn Tịnh Độ mà pháp môn Tịnh Độ phát xuất từ bộ Kinh A Di Đà. Phật nói kinh này tại Thành Xá Vệ do tấm lòng thành của tỉ phú Cấp Cô Độc, dám trải vàng để mua vườn ngự uyển của Thái Tử Kỳ Đà làm đạo tràng cho Phật thuyết pháp. Trong pháp hội này Phật nói rằng Kinh A Di Đà còn có tên Nhất Thiết Chư Phật Hộ Niệm. Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy ngài Xá Lợi Phất:

    “Này Xá Lợi Phất, ý ông thế nào? Sao gọi kinh này là Nhất Thiết Chư Phật Hộ Niệm? Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam hay thiện nữ, nghe kinh này rồi mà chịu nhớ lấy, cả những danh hiệu, chư Phật sáu phương nghe rồi nhớ lấy, thì thiện nam ấy, thiện nữ ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm và được tới cõi A Nậu Da La Tam Miệu Tam Bồ Đề chẳng hề thối chuyển.” Lại nữa, “Xá Lợi Phất ơi, Phật kia sáng láng vô cùng, vô lượng, soi khắp các nước suốt cả mười phương, không đâu chướng ngại, vì thế nên gọi A Di Đà.” (1)

    Chính vì thế mà khi chúng ta cất tiếng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật” thì chư Phật sáu phương cùng hoan hỉ và hết lòng trợ lực. Hơn thế nữa, vì hào quang của A Di Đà Phật chiếu xuyên suốt không chướng ngại cho nên, dù ở đâu, khi chúng ta niệm danh hiệu ngài thì Phật A Di Đà cũng sẽ hộ trì cho chúng ta đạt mục đích và không thoái chuyển.

    Còn trong pháp hội ở Núi Kỳ Xà Quật, ông trưởng giả Diệu Nguyệt cũng là Phật tử tại gia (Ưu Bà Di) của Phật, từ trong đại chúng đứng lên khẩn thiết thưa thỉnh Phật như sau:

    “Như Đức Thế Tôn từng chỉ dạy, đời mạt pháp các chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính sư trưởng, không thực lòng qui y Tam Bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng thánh nhân v.v… Cho nên con suy gẫm như thế này, phải có một môn tu thật đơn giản, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử trong ba cõi, được thọ dụng pháp lạc (pháp vui), sớm bước lên địa vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.” Sau lời thưa thỉnh tiếp theo của Quốc Mẫu – Hoàng Thái Hậu Vi Đề Hi, Đức Phật đã dạy như sau:

    “Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp niệm Phật. Này Diệu Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, đủ lòng tin, thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được y báo và chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cưc Lạc.” Và Đức Phật nhấn mạnh thêm “Đây là môn tu Đại Oai Lực, Đại Phứơc Đức.” (2) Ngay các bậc thượng thủ như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền cũng đều niệm Phật. Còn thiền sư Bách Trượng (720-814) cũng phải nhận định rằng “Tu hành, dùng pháp môn niệm Phật là vững vàng nhất.” (3)

    Những oai lực và phước đức của phép niệm Phật nói ở trên thuộc về mặt kinh điển và tín niệm. Còn về phương diện lý giải khoa học. Khi chúng ta chí tâm, chí thành, chí thánh niệm Phật thì chúng ta sẽ phát huy hết năng lực của trí tuệ, tâm đại bi, sự dũng mãnh của chính chúng ta (Bi-Trí-Dũng). Đạt tới trạng thái này rồi thì ung dung tự tại, không còn lo sợ gì nữa (Vô hữu khủng bố) giống như sự “hành thâm” thực chứng Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh của Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Đó cũng là trạng thái Vô Ngại và Tự Tại của Chư Phật ẩn dụ chư Phật ngồi tòa sư tử.

    Do những kết quả tốt lành nói trên mà chúng ta:

    - Buổi tối nên niệm Phật.

    - Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi vào giấc ngủ.

    - Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con người thường hôn trầm. Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành.

    - Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật.

    - Thấy mất tự tin nên niệm Phật.

    - Thấy long xao xuyến nên niệm Phật.

    - Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật.

    - Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật.

    - Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó.

    - Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật.

    - Tại đám đông tụ họp, ăn nhậu, vui chơi, thấy người ta nói chuyện “vô duyên”, tào lao, nhảm nhí mất thì giờ, nên niệm Phật để không giây dưa vào chuyện vô ích.

    - Các em khi vào thi, nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh. Thiếu bình tĩnh, quá lo âu, xao xuyến đưa đến việc không đọc kỹ câu hỏi, đề tài, tính toán sai, lạc đề v.v…

    - Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật.

    - Khi bệnh tật, đau ốm nằm nhà thương nên niệm Phật để không mất tinh thần, không sợ chết. Càng rên la, càng mất tinh thần, càng chết sớm, càng làm khổ gia đình.

    - Nếu niệm Phật cùng lúc lại quán sổ tức (theo dõi hơi thở) thì công năng rất lớn chẳng khác gì thiền định vậy.

    Kết Luận:

    Niệm Phật miễn phí, không phải trả tiền (free) mà cũng không bị đóng thuế, đem lại tốt lành cho đời tại sao chúng ta không thử xem? (why not?). Xin quý vị, quý bạn mạnh dạn thực hành. Nếu thấy chẳng công hiệu gì cả thì bỏ đi cũng chẳng mất mát gì. Đức Phật cũng chẳng phiền trách hay trừng phạt bạn. Cuối cùng, xin thưa rằng như chúng ta đây – những con người gọi là trần tục, sống, thở hít không khí, gia đình đầy đủ và hưởng tất cả những lạc thú của kiếp người mà vẫn cảm thấy lo âu, xao xuyến, bất an và lo sợ ngày mai. Trong khi đó, hằng vài trăm ngàn, có khi hằng triệu tăng/ni trên khắp thế giới, sống đời âm thầm, đơn sơ, đạm bạc, không gia đinh, không của cải, không danh vọng, không quyền thế, không lạc thú trần gian như chúng ta…thế mà các vị lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, cử chỉ dịu dàng, giới hạnh trang nghiêm, miệt mài đi tới mục đích cuối cùng: Giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh. Tại sao những vị này có thể “hy sinh” và sống đời cao thượng đến như thế? Các ngài có gì bí mật chăng? Xin thưa qúy ngài chẳng có loại “vũ khí” bí mật nào cả. Các ngài cũng chẳng có phép mầu hoặc sự che chở của bất cứ thần linh mầu nhiệm nào cả. Hành trang duy nhất mà các ngài mang theo là giáo lý của Đức Phật và phương tiện tiến tu là Thiền Định hoặc Tụng Kinh, Niệm Phật…điều mà tôi và quý bạn đã thấy rõ như ban ngày.

    Không còn bàn cãi gì nữa. Tụng kinh niệm Phật công năng ghê gớm và lợi lạc có thể nhìn thấy. Còn như chuyện tu hành như thế nào, hành trì như thế nào, giới luật như thế nào, phát nguyện lớn như thế nào mà có thể đắc đạo, ngồi yên trong biển lửa, cắt xẻ thân thể mà không kêu than như Đức Phật thường nói trong nhiều bộ kinh…thì hàng sơ cơ, thô thiển như tôi hoàn toàn không biết. Không biết mà nói bừa sẽ mang tội vọng ngữ.
    (California Tháng 8 năm 2554.PL – 2010.TL)
     
    ngophuongan thích bài này.
  12. Mẹ Tí sún

    Mẹ Tí sún Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/10/2013
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hay quá, mình đăng ký theo đọc topic này nhé. Cám ơn chủ topic.
     
  13. me-cubi

    me-cubi

    Tham gia:
    16/3/2011
    Bài viết:
    19,737
    Đã được thích:
    2,871
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    mình cũng nghĩ vậy, hì hì.:D ......
     
  14. ngophuongan

    ngophuongan ĐỒ SƠ SINH CHỈ TỪ 3K

    Tham gia:
    6/1/2013
    Bài viết:
    15,723
    Đã được thích:
    2,089
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    pháp sư tịnh không nổi tiếng lắm ấy.............................................................
     
  15. ngophuongan

    ngophuongan ĐỒ SƠ SINH CHỈ TỪ 3K

    Tham gia:
    6/1/2013
    Bài viết:
    15,723
    Đã được thích:
    2,089
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    bai này hay quá
    loi ich co the nhin thay đó
    cac ban niem xem sao
     
  16. me cua be bong

    me cua be bong Đèn Sưởi Nhà Tắm BH 10 Năm: 0984 197 415

    Tham gia:
    21/5/2013
    Bài viết:
    22,585
    Đã được thích:
    4,059
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lâu lâu đi chùa nghe các thấy giảng kinh phật thấy tâm tĩnh bao nhiều ấy ạ.
     
  17. Phonghuyen2010

    Phonghuyen2010

    Tham gia:
    6/9/2012
    Bài viết:
    11,868
    Đã được thích:
    1,439
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    dài quá e đánh dấu khi nào có thời gian sẽ đọc :)
     

Chia sẻ trang này