Nhân duyên cha mẹ con cái

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi bebuti, 20/12/2013.

  1. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Cách để đạt được giàu sang, thông minh, khỏe mạnh sống lâu :

    Cách để đạt được giàu sang, thông minh, khỏe mạnh sống lâu :

    Lão Pháp sư Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông học hội - Singapore:

    Phát tâm bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo chính là tiền của. Rất nhiều hào môn quý tộc, đại phú trưởng giả trong xã hội ngày nay có của cải hùng hậu. Của cải này do đâu mà có? Họ tự kiếm ra hay vận may đến, và tại sao chúng ta không kiếm ra được? Xin nói thành thật, của cải này trong mệnh đều có. Trong mệnh của họ có, không luận từ nghề nghiệp nào. Nghề nghiệp chỉ là cái duyên. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể kiếm ra tiền, đều có thể giàu sang. Nếu trong mệnh không có, người ta đem tặng bạn cả ngân hàng cũng không qua được hai tháng là phá sản. Đạo lý này phải hiểu. Tiền của không phải do tranh giành mà được cũng không phải có thể kiếm ra. Tôi nghe nói có một quyển sách xuất bản tên là “Chí phú bí quyết”. Đó đều là giả. Chúng ta mua về xem chỉ giúp họ phát tài vì bán được sách, ngoài ra không có lợi ích gì. Tất cả phải có trong mệnh, thời xưa nói “Công danh phải có mệnh”. Công danh chính ngày nay chúng ta gọi là học vị. Học vị là do mệnh, làm quan cũng do mệnh, phát tài nhiều ít cũng do mệnh. Làm sao trong mệnh của họ có được? Vì nhân đời trước đã trồng, họ trồng cái nhân thù thắng nên quả báo đời này thù thắng. Nhân không thù thắng thì quả báo cũng liền có kém khuyết. Do đây có thể biết, tu nhân mới có được quả.

    Cho nên Phật dạy bảo chúng ta, tu tài bố thí thì được tiền của, tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu. Tiền cũng cần, thông minh cũng cần, khoẻ mạnh sống lâu càng cần hơn, nói chung ba thứ quả báo này đều cần đến. Nếu không tu ba loại nhân này, ngày ngày khởi vọng tưởng thì không thể thành tựu được. Có cầu Phật Bồ tát, Phật Bồ tát cũng không thể nào giúp đỡ. Nên nhớ, Phật Bồ tát không thể ban phước cho chúng ta. Nếu trong mệnh không có, Phật Bồ tát đến ban cho chúng ta, vậy thì con người cần gì phải tu nữa. Mỗi ngày nịnh bợ Phật Bồ tát là được? Không hề có việc này, nịnh bợ cũng vô ích. Phật Bồ tát thương mà không thể giúp. Chúng ta thường nói: “được Phật Bồ tát bảo hộ, gia trì”. Sự bảo hộ, gia trì đó không gì khác hơn là đem những đạo lý này nói rõ, đem chân tướng sự thật nói tường tận cho chúng ta. Chúng ta hiểu được đạo lý, y theo phương pháp Phật dạy, chính mình tu tập thì liền có quả báo thù thắng, đó là gia trì của Phật Bồ tát, vạn nhất không nên mê tín.

    Do đó, người chân thật thông hiểu, chân thật giác ngộ sẽ biết nên đặt tiền ở đâu cho tốt. Xã hội hiện tại thường đầu tư vào cổ phiếu, đất đai, đủ loại phương pháp để kinh doanh tiền của. Trong hai năm kinh tế không, một trăm vạn biến thành mười vạn, dẫn đến rất nhiều người tự sát. Kinh Phật nói: “Tài vi năm nhà cộng hữu”, không phải chúng ta có tiền của, chẳng qua là tiền của hiện ra trước mắt để chúng ta xem thấy và cảm giác nó thuộc sở hữu của mình mà thôi. Phật dạy bố thí, cúng dường cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, bố thí tất cả chúng sanh, tiền của chúng ta sẽ không bao giờ thiếu. Phải ghi nhớ, tiền dùng không thiếu là tốt, không cần phải tích luỹ, không cần nhiều. Nhiều tiền của, tai nạn liền đến, cho nên phải biết xả tài. Nhà Nho cũng nói “tích nhi năng tán”, xả ra mới là người thông minh. Người Trung Quốc hay cúng thần tài, ai cũng muốn phát tài, nhưng người thời trước có trí tuệ, thông minh, họ không mê tín.

    Chúng ta kinh doanh buôn bán, phải lấy Phạm Nặc làm mô phạm. Ông là người có trí tuệ, có học vấn, không luận làm bất cứ việc gì ông đều thành công. Cho nên phải hiểu tán tài, biết kết ân huệ với tất cả chúng sanh, trong Phật pháp chúng ta gọi là kết duyên, khi chúng sanh nhận ân huệ thì chúng ta có thể gặp nạn hay sao? Không thể. Không có gì ăn sẽ tự nhiên có người đưa đồ ăn đến, không quần áo mặc sẽ có người đưa quần áo đến, không thiếu thứ nào. Thậm chí không có nhà ở cũng sẽ có người đưa nhà cho ở, vô cùng tự tại. Chỉ cần chịu tu bố thí thì phước báu tự nhiên. Cho nên không cần đầu tư tiền vào ngân hàng, để ở đâu cũng không đáng tin bằng bố thí cho tất cả chúng sanh. Nhất định số tiền đó không thể mất, hơn nữa còn có lợi tức gấp nhiều hơn lợi tức trong bất cứ hình thức đầu tư buôn bán nào. Tôi nói lời này là lời chân thật.

    Bản thân tôi là thí dụ, mười phương cúng dường đến cho tôi, tôi thảy đều đem bố thí hết. Tôi đến bất cứ nơi nào, trên người không cần mang theo một đồng, nghĩ cái gì thì người ta đều đưa đến cúng dường, thậm chí dùng không hết. Thật tự tại. Thọ dụng trên đời sống vật chất là tuỳ tâm sở dục. Bản thân tôi đời trước không có phước. Phước báu này của tôi là tu được từ lúc nào? Sau khi học Phật hiểu rõ được đạo lý tôi mới thật làm, vậy thì phương pháp bố thí này, đại sư Chương Gia dạy cho tôi, tôi thật làm, đã làm rất có hiệu quả, tôi tin sâu không nghi, chân thật tin tưởng, đại sư dạy tôi “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Chỉ cần chịu bố thí, đến khi thiếu kém thứ gì, trong lòng vừa nghĩ thì liền có người đưa đến. Những năm đầu tu tương đối ít nhưng tôi cũng đã có cảm ứng. Khi tôi đang cầu học, đời sống rất gian khổ khó khăn. Tôi mong muốn kinh sách, muốn nghiên cứu kinh giáo, trong lòng vừa nghĩ thì đại khái không đến một tháng có người mang đến. Đến nay tôi chỉ nhớ lần thời gian dài nhất là sáu tháng tôi mới có được quyển sách mình cần, đó là quyển Trung Quán Luận Sớ. Còn các quyển khác như Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, tôi vừa mới học Phật, trong lòng nghĩ muốn thì liền sau một tháng có người mang đến. Chân thật “Hữu cầu tất ứng”. Miễn là mong cầu đó đúng lý đúng pháp thì đều cảm ứng. Tôi luôn hiểu rõ đạo lý này, thấu suốt chân tướng sự thật.

    Nhiều năm đến nay kể từ 26 tuổi học Phật, lão sư dạy bảo, tôi chăm chỉ làm, càng làm cảm ứng càng không thể nghĩ bàn. Cho nên từng câu từng chữ trên kinh Phật, tôi tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, rồi chính mình được lợi ích. Bố thí tài được tài phú, bố thí ăn uống thì được ăn uống, bố thí quần áo được quần áo, bố thí phòng ốc được phòng ốc, linh nghiệm vô cùng. Bố thí Phật pháp được thông minh trí tuệ, được biện tài vô ngại, đó là điều mọi người đều cần đến. Chúng ta phải tu pháp bố thí, cúng dường. Bố thí vô uý rất đơn giản, thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay để từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bebuti
    Đang tải...


  2. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Hòa Thượng Thích Trí Quảng- Viện trưởng Viện Phật học giảng
    Trở lại chủ đề Phước Lộc Thọ theo quan niệm sống của đạo Khổng. Khổng Tử dạy rằng người có phước mới sanh con cháu nối dòng, không có phước thì tuyệt tự. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ có mâu thuẫn với đạo Phật hay không ? Đạo Phật du nhập vào Trung Quốc đã "đụng” với tư tưởng này. Đạo Khổng dạy rằng người nào cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và con cháu để nối truyền dòng họ lâu dài. Đối trước quan niệm này, một số người hiểu lầm lời Phật dạy, đã nghĩ rằng xuất gia là từ bỏ tất cả cuộc sống của con người, từ bỏ gia đình, từ bỏ xã hội, để đi vào con đường tu hành. Từ bỏ tất cả là cách tu theo Lão giáo, đạo Phật không chủ trương như vậy; vì đạo Phật lấy việc độ sinh làm chính. Do giáo hóa chúng sinh, hành giả mới thành tựu quả vị Phật và thành Phật rồi, thị hiện lại thân người để tiếp tục độ sinh.

    Giáo lý Bắc tông và Namtông đều nói rõ điều này. Trên quá trình tu hành của Đức Phật, nếu theo Phật giáo Nguyên thủy, vẫn có kinh Bổn Sanh Bổn Sư nói về nhân quả ba đời, tức quá khứ, hiện tại và vị lai là một chuỗi dài cuộc sống của Đức Phật. Vì vậy, đối với sự sống của một người, chúng ta cần có cái nhìn xây dựng từ kiếp sống quá khứ được nối tiếp với kiếp sống hiện tại cho đến cuộc đời vị lai, không phải đi tu là chấm dứt cuộc đời này và không gắn liền với xã hội, không gắn liền với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, như cách hiểu sai lầm của một số người.

    Thật vậy, Phật và Bồ tát được tôn vinh là bậc Thánh nhân cao quý trên cuộc đời này, vì các Ngài đã tự thân xây dựng một quá trình sống đức hạnh và giải thoát từ kiếp quá khứ và hạt nhân tốt đẹp đó được tiếp tục nuôi lớn, mới nở ra đóa hoa từ bi, trí tuệ trong kiếp sống hiện tại. Kinh Bản Sanh đã nói rõ hành trạng của chư Bồ tát và chư Phật như vậy. Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật Thích Ca cũng nói rằng các vị Bồ tát trong đời hiện tại như Dược Vương, Phổ Hiền, Quan Âm, Diệu Âm trong đương hội của Đức Phật được mọi người kính trọng, vì các Ngài đã thành tựu quá trình tu học và cứu nhân độ thế; đó chính là điểm then chốt của Phật giáo.

    Vì hiểu sai lầm đạo Phật, cho nên một số người mới nghĩ theo đạo Khổng là cầu sống lâu, cầu quan lộc, cầu phước, cầu có con để nối dõi tông đường. Nhưng những điều cầu mong như vậy không thể nào có được, nếu chúng ta không tạo nhân tốt theo Phật dạy. Thử nghĩ xem nếu cầu có con trai và sanh được con trai mà cho là có phước, nhưng thực tế chúng ta thấy rõ biết bao nhiêu người trên cuộc đời này phải khổ vì con trai hư đốn, phước hay tội đây ? Tại sao họ sanh ra con trai hư đốn phá hoại hạnh phúc gia đình, phá hại xã hội ?

    Theo đạo Phật, chúng ta hiểu phước là gì ? Đức Phật dạy con người có năm phước là khỏe mạnh, giàu có, sống lâu, được nhiều người thương và có ngoại hình đẹp. Ai cũng mong năm phước này, gọi là ngũ phước lâm môn. Cần hiểu rằng năm phước không chỉ gắn liền với cuộc sống hiện tại, mà còn nối kết với kiếp quá khứ của chúng ta và làm thế nào để được năm phước.
    Người ta thường nghĩ rằng gia đình nào có con cháu tài giỏi là có phước; nhưng sanh ra đứa con hư, chắc chắn bất hạnh. Vậy làm sao để sanh được con tốt. Đức Phật dạy rằng khi hiện hữu trên cuộc đời này, chúng ta có hai thứ quyến thuộc. Quyến thuộc một là thiện tri thức, hay Bồ đề quyến thuộc mà chúng ta cần xây dựng; quyến thuộc ác thì nên tránh. Riêng tôi, từ đời này cho đến khi thành Phật, quan trọng nhất đối với tôi là tất cả những người đồng nguyện, đồng hạnh với tôi, xin Phật khiến họ tới để cùng nhau xây dựng Phật pháp, cứu nhân độ thế và làm Bồ đề quyến thuộc với tôi. Còn những người không đồng hạnh, không đồng nguyện với tôi, thì xin Hộ pháp ( thần Hộ pháp) đưa họ đi.

    Chính hạnh nguyện này chúng ta phải xây dựng trong cuộc sống, từ nguyện phải thực hiện thành hạnh; vì có nguyện, có cầu xin, nhưng không làm thì nhất định không thể có quả tốt được. Vì vậy, nếu việc làm và suy nghĩ của chúng ta giống Phật, nghĩa là đi vào lộ trình giác ngộ của Phật, chúng ta sẽ được Phật che chở, hộ niệm và Phật khiến các Bồ tát có nguyện độ sanh, tức có nhân duyên với chúng ta, sẽ sanh lại làm con cháu, làm quyến thuộc của chúng ta; cho nên trong hiện đời ta có thể sanh được những đứa con có tâm nguyện giống Bồ tát. Trái lại, nếu việc làm và suy nghĩ giống ác ma, chắc chắn ác ma sẽ tìm đến mình. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn đã khẳng định rằng người cầu con trai, được Bồ tát Quan Am gia bị thì sẽ sanh được con trai có phước đức trí tuệ; nếu cầu con gái sẽ sanh con gái xinh đẹp, đức hạnh, đoan trang. Sanh được con tốt như vậy là có phước, vì các Ngài là Bồ tát nhiều đời tái sanh lại, thông minh, khỏe mạnh và ngoại hình dễ coi, ai trông thấy cũng có thiện cảm. Sanh con có phước thì phải như vậy, không phải sanh con nào cũng được.

    Khi cầu phước, không phải có ông thần nào ban phước cho chúng ta đứa con như vậy. Phước này theo Phật giáo là do tâm niệm và hành động của chúng ta mà được. Nói cách khác, đó là luật nhân quả, theo Phật dạy những người sanh ra trên cuộc đời có ba lý do để họ làm quyến thuộc của ta. Một là vì cảm đức, cảm hạnh của chúng ta. Ta có làm việc tốt đối với ai, người đó nhớ ơn, muốn trả ơn, nên họ tái sanh vào gia đình ta làm con hiếu thảo, không phải do ta dạy mà con hiếu thảo.

    Tôi còn nhớ câu chuyện mà Hòa thượng Thiện Hoa kể rằng có vợ chồng trưởng giả giàu có, nhưng không có con. Họ đi cầu con, thì sanh được người con trai rất ngoan, chỉ lo làm ra của cải cho cha mẹ mà không dám tiêu xài. Sau đó, ông bà này lại sanh người con trai thứ hai hoàn toàn khác với con thứ nhất là nó không làm gì lợi ích cho ông bà này, mà chỉ toàn phá của. Vì đứa con thứ hai này là hậu thân của một người đã bị ông trưởng giả lường gạt, họ đau khổ mà chết, nên mối hận thù này chất chứa trong lòng đến mức họ tái sanh vào làm con ông để đòi nợ. Còn người con trai thứ nhất trong đời trước đã lấy cắp của ông trưởng giả 30 quan tiền để chôn cất mẹ, nên nguyện sanh lại làm con để trả số nợ này. Khi đứa con thiếu nợ trả xong số nợ này thì chết và đứa con đến đòi nợ xong cũng chết. Cả hai đứa con tốt và xấu đều chết sớm khi nợ nần với gia đình này dứt sạch; đó cũng là thứ con cầu con khẩn sanh lại để báo ân hay báo oán; không phải là Bồ tát tái sanh.

    Chúng ta còn nhớ câu chuyện Đức Phật kể rằng trong kiếp quá khứ, tiền thân của vua A Xà Thế tu tiên, nhưng đã bị Tần Bà Sa La (là vua cha hiện đời) trong lúc đi săn bắn, đã lạc mũi tên trúng nhằm A Xà Thế làm ông chết. Ông sân hận đến mức độ nguyện tái sanh làm con vua Tần Bà Sa La và bắt vua cha nhốt vào ngục bỏ đói cho chết, để đòi món nợ cũ này.

    Hiểu rõ quy luật nhân quả mà Đức Phật dạy, theo đó mọi việc tốt xấu trong cuộc sống này đều phát xuất từ nhân quá khứ của chúng ta. Đã tu phước đời trước thì đời này có phước và tu phước đời nay, đời sau sẽ hưởng phước. Sanh con hiếu thảo, thông minh, hay sanh con bất hiếu, bệnh hoạn, đều không phải do ai cho, mà do chính chúng ta tạo mới có. Như vậy, làm ác sẽ sanh quyến thuộc ác; làm thiện sẽ có quyến thuộc thiện. Và làm được việc thiện lớn như Phật tử tu Một ngày an lạc, quý vị sẽ có những người bạn đồng hành lớn nhỏ cùng tu chung, đây là thuộc quyến thuộc Bồ đề, nhưng trong số đó có người thương mà cũng có người ghét mình. Những người thương hay ghét ta nếu họ chết trước thì tái sanh lại, họ sẽ theo phá ta, hoặc theo giúp đỡ ta.
    Trên bước đường tu, lắng lòng, sẽ nhận ra điều này. Những người không bằng lòng tôi, họ sẽ tác động khiến tôi cảm thấy bất an. Trực tiếp nhận làn sóng điện bất an này là do ác nghiệp của mình. Mặc dù chúng ta làm việc tốt, nhưng việc tốt của ta sẽ có hại cho người xấu. Thật vậy, sống trên cuộc đời này, sự tu hành của chúng ta thường phản ảnh hai mặt, không thể hoàn toàn tốt được; vì có người bằng lòng và cũng có người chống đối ta. Đức Phật hộ niệm ta thì ác ma lại thù ta, gọi là ma khảo. Ngồi yên tĩnh tâm, chúng ta nhận được từ trường do ác ma phóng đến, làm chúng ta bất an. Trái lại, nhận được từ trường từ Phật chuyển đến thì ta được an lạc. Điều này thể hiện rõ trong cuộc sống, những bạn đồng tu với chúng ta, khi còn sống là bạn tốt và họ chết cũng tới bảo vệ chúng ta, hoặc tái sanh vào gia đình làm quyến thuộc mình. Một số Phật tử thưa rằng họ chuyên tụng kinh lạy Phật, con của họ tuy còn nhỏ, chưa biết nói, nhưng nó thích nghe kinh và cảm giác như là nó hiểu vậy. Theo tôi, đó là quyến thuộc Bồ đề sanh lại làm con.

    Ngoài những người mang ơn hay trả oán sanh lại làm quyến thuộc, hoặc những người đồng tu tái sanh vào gia đình mình, còn có hạng người thứ ba quan trọng nhất, đó là những Bồ tát đồng hạnh đồng nguyện sanh vô gia đình chúng ta để mượn chỗ làm đạo. Thật vậy, chúng ta thấy cha mẹ bình thường, nhưng sanh con có phước trí đặc biệt. Vì Bồ tát khi mang ngũ ấm thân vô thường quên kiếp trước, phải có thầy khai ngộ mới nhớ; cho nên Bồ tát thường tìm gia đình biết đi chùa, biết tụng kinh lễ Phật, biết thiền định, để khi Bồ tát còn bé nhỏ đã được nghe kinh, lớn lên được cha mẹ cho quy y Tam bảo, như vậy sẽ khơi dậy cho Bồ tát dễ dàng nhớ lại được quá khứ tu hành của mình.

    Có thể khẳng định rằng việc cầu phước, cầu con theo đạo Phật không gì hơn là nỗ lực hành trì pháp Phật, thì các vị Bồ tát sẽ tìm môi trường tu hành đó mà tái sanh làm quyến thuộc, đương nhiên Bồ tát là người tốt thật sự. Hoặc nếu chúng ta cố gắng làm việc tốt, người tri ân sẽ sanh lại làm con, nên cũng có được những người con tốt.

    Và theo Phật dạy, phước do sự nối dòng sinh mệnh tương tục mới quan trọng, nghĩa là thân quá khứ cho đến thân hiện tại và mãi những thân về sau tạo thành sợi mắt xích tương tục, dòng phước này mới thật sự đóng vai trò quyết định. Nói cách khác, phước của chúng ta là đời đời kiếp kiếp sanh nơi nào cũng được làm quyến thuộc của đạo Từ bi. Vì vậy, chúng ta luôn sanh vào gia đình biết tu hành theo Phật, luôn sanh vào quốc gia có Phật giáo thạnh trị. Còn sanh vào gia đình ngoại đạo, hay vào những nước không có Phật giáo, chúng ta khó nhớ lại công phu tu hành của mình.

    Chính vì vậy, Bồ tát Phổ Hiền có nguyện rằng đời nào sanh ra cũng được gặp thầy hiền bạn tốt dìu dắt, thăng hoa trên con đường giải thoát, giác ngộ; đó mới là phước lâu bền thật sự. Phước không phải chỉ có ở gia đình thôi, mà phải có trong cả xã hội chúng ta sống. Vì chúng ta muốn tu hành, nhưng người xung quanh cũng phải biết tu, mới không phá khuấy chúng ta.

    Sanh trong gia đình theo đạo Phật, biết tu hành và sanh trong xã hội tốt rồi, thì điều thứ hai là Báo thân của chúng ta có tốt hay không. Nếu được Báo thân tốt, là có phước, thì chúng ta phải có cơ thể khỏe mạnh. Ai cho chúng ta sự khỏe mạnh? Phật nói sức khỏe tốt là do chúng ta tạo ra. Người không bị ốm đau do nhiều đời không sát sanh hại mạng. Sát sanh thì phải chịu vắn số hoặc bệnh tật. Vua Tần Bà Sa La cầu thọ mà giết 500 con dê, bò, cừu tế thần để được sống lâu. Nghe lời Phật khuyên rằng hại mạng chúng sanh thì không thể trường thọ, ông mới thả chúng, không giết và thưa với Phật rằng khi nào Phật đắc đạo, nhớ trở lại độ ông.

    Thân mạng chúng ta được sống lâu dài, sức khỏe tốt, do chúng ta làm những việc tốt, có cứu nhân độ thế. Muốn trường thọ, phải phóng sanh; nhưng không hiểu biết ý nghĩa của phóng sanh, lại rơi vô tình trạng tệ hại. Thực tế cho thấy đạo tràng có nhiều người thích phóng sanh dẫn đến việc chim, cá bị bắt đem bán đầy chùa, chờ chúng ta mua thả. Như vậy là ý niệm tốt đã trở thành hành động ác rồi. Chim không ai bắt, nhưng tại chúng ta phóng sanh, họ mới bắt. Không nên phóng sanh theo hình thức, nhưng phải cứu nó sống. Còn ta tạo điều kiện cho nó mắc nạn làm sao sanh phước. Gặp cá sắp bị làm thịt ăn, chúng ta cứu là đúng; nhưng những con chim sẻ bé tí, không ai ăn thịt chúng, mà tại chúng ta phóng sanh, nó mới bị bắt. Gặp người hoặc vật bị nạn, chúng ta thương xót và cứu, thể hiện đúng ý nghĩa phóng sanh như vậy mới sanh ra phước. Và cứu thoát những con vật này rồi, kèm theo lời kinh chú nguyện cho nó, nhờ đó có thể nó được hóa kiếp làm người. Đức Phật kể rằng trong kiếp quá khứ, Mục Kiền Liên tu trên núi đã cứu một tổ ong rớt xuống nước. Ngài vớt lên và chú nguyện cho chúng. Trong kiếp tái sanh, chúng được làm người và Ngài làm Mục Kiền Liên. Với tuệ nhãn, Đức Phật bảo Mục Kiền Liên đến độ họ, tuy họ hung dữ, vì cốt là loài ong, nhưng họ sẽ nghe lời Mục Kiền Liên liền, vì đã có nhân duyên cứu mạng họ như vậy.
     
  3. minhminh82

    minhminh82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/7/2013
    Bài viết:
    1,516
    Đã được thích:
    192
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Mình thì chẳng rõ lắm về giáo lý, chỉ biết tâm niệm rằng: " ở hiền gặp lành", "Ác giả ác báo".
     
  4. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Với đạo Phật, dù đặt nặng ở việc xuất thế, nhưng đức Phật vẫn dạy chúng ta coi trọng chữ “hiếu”. Kinh nói cúng dường cho cha mẹ, nghĩa là lo chăm sóc cha mẹ, làm được nhiều việc cho cha mẹ vui lòng thì phước đó ngang bằng phước cúng dường Phật. Cho thấy chữ “hiếu” rất được đề cao. Song vì sao “hiếu” lại được đề cao, và vì sao con cái thực hành hạnh hiếu với cha mẹ lại có phước rất lớn? Việc này sẽ được giải thích qua lý nhân quả.


    Biết ân và báo ân


    Trong kinh, Phật nói chết không hết mà sẽ đi tái sinh vào một trong sáu cõi là Trời, A-tu-la, người, ngạ quỉ, súc sinh và địa ngục. Sinh vào được cõi người là khó, vì chúng sinh hay gieo những hạnh nghiệp dễ tái sinh vào những cõi dữ. Trong sáu cõi, người đã biết Phật pháp sẽ chọn con đường tái sinh vào cõi người. Vì cõi trời mặc dù rất sung sướng nhưng sướng quá lại không còn tâm tu học. Chỉ có cõi người, vừa có sướng vừa có khổ, mới có động lực để chúng ta tu học, mới có thể đưa đến chỗ giải thoát giác ngộ. Cho nên, cõi người là cõi đáng đến.


    Muốn tái sinh vào cõi người thì phải giữ 5 giới, là phần giáo lý thuộc Nhân thừa. Chúng ta thực hành 5 giới một cách tương đối, là điều kiện để ta tái sinh vào cõi người. Nhưng tái sinh vào cõi người chỉ mới là điểm đầu. Trên thực tế, ta thấy có rất nhiều hạng người. Có người rất nhân hậu, có tư cách một con người. Cũng có người sống theo bản năng rất thú tính. Với Phật giáo, sinh vào cõi người chỉ là bước đầu và không dừng ngang đó, còn phải làm sao để trở thành một tương đối chân chính thì mới hưởng được ít nhiều tốt đẹp.[2] Một trong các cách giúp chúng ta trở thành một người chân chánh, chính là phải biết nhớ ân và báo ân.[3]


    Có nhiều người không hiểu vì sao có người đi tới đâu cũng được nhiều người ủng hộ giúp đỡ trong khi bản thân mình, đi tới đâu cũng gặp toàn những trái nghịch, sơ hở chút là bị lừa. Đã không biết đền ân mà còn gieo oan trái với mình. Đó là do chỗ biết ân và không biết ân này. Trong quá khứ, mình hay bội ân và không biết thi ân cho người khác, nên giờ đủ duyên cái quả sinh ra, mình thi ân cho người mà người không biết ân với mình.


    Trong các thứ ân, ân cha mẹ là lớn nhất: Một là ân sinh thành. Hai là ân dưỡng dục. Chính vì vậy, nếu sống mà không biết báo ân, tức không biết báo hiếu, thì trong đời chúng ta dễ gặp các hoàn cảnh bất hạnh. Người biết báo ân thì có phước lớn. Người không biết báo ân, sẽ làm tiêu hết phước báu của mình, trong đời hay gặp hoàn cảnh khó khăn, sẽ gặp nhiều chuyện không như ý.


    Dù thuận hay nghịch …


    Việc trở thành cha mẹ con cái với nhau là vấn đề của nhân duyên. Do nhân duyên mà đời này chúng ta trở thành con cái của cha mẹ mình. Cũng do nhân duyên mà chúng ta trở thành cha mẹ của con cái mình. Vì là nhân duyên nên không cố định. Có khi là thuận duyên. Có khi là nghịch duyên.


    Thuận duyên, là cha mẹ sinh con ra, tận tình lo cho con, nhịn ăn nhịn mặc, sẳn sàng hy sinh bản thân để lo cho con được mọi điều kiện ăn học đầy đủ, thương yêu con hết lòng. Con cái, trước những lo toan đó, cũng biết sống hiếu đạo, lớn lên biết phụng dưỡng cha mẹ, thường làm những việc khiến cha mẹ vui lòng.


    Nghịch duyên, là tuy sinh con ra nhưng lại bỏ mặc con trẻ. Có người bỏ con cho kiến dập vùi. Có người đánh đập con cái đến nổi thương vong. Con cái cũng vậy, có người dù được cha mẹ vất vả lo toan, phận làm con, hiếu cũng không tròn. Chỉ biết thân mình, không đếm xỉa gì đến cha mẹ. Hiện nay những việc như vậy cũng đang xảy ra trong xã hội chúng ta.


    … hiếu cũng nên tròn


    Nếu chẳng may, chúng ta rơi vào các hoàn cảnh không thuận thì phải giải quyết vấn đề hiếu hạnh như thế nào?


    Có người cho rằng: “Với những bậc cha mẹ, sống hết mình, hết trách nhiệm thì con cái phải giữ tròn đạo hiếu. Còn với những bậc cha mẹ không thực hiện được đầy đủ chức năng cha mẹ thì con cái không cần phải giữ đạo hiếu”.


    Có người cho ý kiến ngược lại với ý kiến trên.


    Trong kinh thì Phật dạy, cho dù cha mẹ mình thế nào, đã là con, nên giữ tròn đạo hiếu. Nghe vậy, thấy có vẻ oan ức cho con cái. Nhưng Phật dạy như vậy là có nhân duyên. Để hiểu được vấn đề này, chúng tôi xin kể hai câu chuyện, đều là hai câu chuyện thực mà chúng tôi từng gặp trong đời.


    CÂU CHUYỆN I :


    Cô hàng xóm của gia đình tôi, chuyên nghề làm tóc. Tuy chỉ là tiệm làm tóc nhỏ, nhưng vì là “vua một nơi” nên khách rất đông. Nhờ công việc đó, cô có một đời sống khá sung túc. Cô hay đi chùa, cúng dường, niệm Phật và rất siêng trì chú, nhưng lại bị một loại tà kiến dẫn dắt. Đó là mê coi bói coi tướng và tin thầy bói rất mực.


    Khi cô có thai đứa con đầu lòng, cô đi coi bói. Bà thầy bói nói: “Đứa con này khắc với cô lắm. Đây là đứa con báo cô. Cô sinh nó ra, nó sẽ làm cho cô tán gia bại sản”. Vì tin lời thầy bói, nên sau khi sinh đứa bé ra, cô liền gởi qua cho bà ngoại nuôi để cách ly cái xấu. Khi con bé lớn lên, thỉnh thoảng mới cho về nhà cha mẹ chơi ít ngày rồi quay trở lại với bà ngoại. Trong những ngày đó, con bé cũng không được đối xử tốt hơn. Có khi nó phải nhận chịu những cái “ghét ra mặt” của mẹ. Sau đó cô sinh thêm mấy đứa nữa.


    Cuộc sống của cô cứ sung túc như vậy cho đến ngày giải phóng. Những ngày sau giải phóng thì nhiều khó khăn. Đây là khó khăn chung của cả đất nước. Khi kinh tế khó khăn, thì việc tiêu xài đương nhiên phải được tiết giảm. Việc uốn tóc làm đẹp v.v… trở thành xa xỉ và ít người tới tiệm cô. Thu nhập của cô cũng giảm. Cuộc sống bắt đầu khó khăn, không còn thoải mái như xưa. Cuộc sống như vậy kéo dài cho đến khi đất nước mở cửa. Ngoại quốc bắt đầu vào Việt Nam làm ăn. Họ có nhu cầu thuê nhà. Vì thế có một số người đã lấy nhà mình sửa lại và cho ngoại quốc thuê để có thu nhập ổn định.


    Cô lại đi xem bói. Thầy bói phán “Cô về sửa lại nhà mà cho thuê đi. Đời sống sau này sẽ hanh thong”. Cô này nghe vậy rồi, về thế chấp nhà cho ngân hàng lấy tiền xây lại nhà. Nhưng khi xây nhà xong thì không cho thuê được. Vì không có kinh nghiệm nên kết cấu xây dựng không hợp lý, không thể đáp ứng được nhu cầu của người thuê. Trong khi cục nợ ở ngân hàng cộng với lãi, ngày một phình ra. Đến ngày đáo hạn không có tiền, cô mới nhờ mấy ông cò chạy làm sao để tiếp tục đáo hạn. Trúng phải người lừa đảo, đáo tới đáo lui vài lần coi như nhà cô hết sạch. Không những căn nhà hết sạch mà ông chồng còn phải đi tù gần 10 năm. Coi như cả gia đình phải bồng bế nhau ra đường.


    Nói về cô con gái, cô này có một điểm đặc biệt là tuy bị mẹ đối xử như thế nhưng vẫn cứ thương mẹ. Cô học khá giỏi, nhất là môn sinh ngữ, nhưng thân tướng thì không mấy đẹp. Miệng hô, tướng đi khập khểnh, thân lại gầy. Có lẽ do có nhan sắc dưới mực trung bình như vậy, nên không có chàng trai Việt Nam nào đến với cô. Hăm tới hăm lui một mảnh tình vắt vai cũng không có, nói là một tấm chồng. Nhưng đó cũng chính là điều may mắn của cô. Một hôm, có một doanh nhân người Thủy Điển qua Việt Nam làm ăn. Cô làm thông dịch viên cho phái đoàn. Gặp cô ông phát sinh tình cảm và đề nghị kết hôn. Không vướng víu ai, nên cô dễ dàng chấp nhận lời cầu hôn và theo chồng về nước. Ở đó cô cũng có công việc, lại được ông chồng khá giàu có thương yêu, nên khi kinh tế của người mẹ xuống dốc, chính cô là người gởi tiền về giúp đỡ mẹ.


    Khi nghe tin cha ở tù, mẹ và em phải ra đường ở, cô tức tốc bay về cung cấp tiền bạc, lo bới xách cho cha và về Tân Phú mua nhà cho mẹ ở.


    Đó là câu chuyện thứ nhất.


    CÂU CHUYỆN II:


    Câu chuyện này liên quan đến một người bà con trong gia đình chúng tôi.


    Đó là vào khoảng những năm 1960 của thế kỷ trước. Thời đó xã hội vẫn còn phong kiến. Người phụ nữ đa phần không có học thức, thường chỉ học đến biết chữ và để tính toán được. Bổn phận chính của người phụ nữ là lo cho chồng con. Còn công việc làm ăn mà mọi chi tiêu trong gia đình đều do chồng đảm trách. Khi đó dì tôi có hai đứa con. Không hiểu vì lý do gì, bà chia tay với chồng và ra đi với đứa con nhỏ. Không chữ nghĩa cũng như nghề nghiệp nên việc kiếm sống không dễ. Bà phải gởi con lại cho cậu tôi, vào Nam đi buôn đường dài để có tiền sống và nuôi con. Ngược xuôi từ nam chí bắc trên những con tàu, chịu nhiều vất vả chịu nhiều bất trắc. Vì lý do đó, bà kết hôn với người chồng sau để tìm một chỗ nương tựa. Ông làm nghề tài xế đường dài. Hai vợ chồng tiếp tục bôn ba xuôi ngược để kiếm sống.


    Do cuộc sống như vậy, nên lâu lâu dì tôi mới về thăm cậu con trai. Mỗi lần về, dì mua sắm đủ thứ cho cậu con. Mỗi lần mẹ về, cậu rất vui. Nhưng mỗi khi dì đi, cậu la hét khóc lóc rất dữ dội. Dì phải nói dối không đi đâu. Đợi người dắt cậu đi chơi rồi, mới lén thu dọn đồ đi. Rút kinh nghiệm những lần sau, dì đi rất sớm khi cậu chưa thức dậy.


    Khi biết mẹ lừa dối mình như vậy, lúc đầu cậu rất dữ dằn. Những gì mẹ mua về, cậu đập phá hết. Mấy ngày sau mới ổn định lại. Về sau này, cậu không la hét nữa mà lầm lầm lì lì một hai tuần sau mới trở lại bình thường.


    Cuộc sống cứ như vậy mà trôi cho đến lúc đại gia đình tôi đều qui tụ về một xã ở miền trung. Bà dì cũng không đi buôn nữa. Tiền dành dụm có thể mở một cơ sở để làm ăn và có điều kiện gần gũi chăm lo cho cậu con trai. Có điều, lâu lâu cậu con trai lại cố ý làm cho dì tôi tức lên. Đang đi học, tự nhiêN nghỉ ngang đi đâu đó mấy ngày. Khi quay về thì đòi hỏi dì tôi đủ thứ. Bà dì là người rất trực tính nhưng tính nóng như Trương Phi. Gặp chuyện gì không vừa ý là la hét đùng đùng. Đến khi nguội rồi thì lại biết lỗi. Chuyện dù đúng hay sai, bà cũng xin lỗi người mà bà vừa la đó. Thành khi cậu con làm bà bực bội thì bà nổi tam bành, chửi tới bến. Cậu con trai chịu không nỗi bỏ đi. Bà lại hối hận ngồi khóc, rồi nói với các chị em của mình, đó là do lỗi của bà, vì bà sinh ra con mà không lo cho nó được đàng hoàng, không thể cho con một đời sống đầy đủ như những đứa trẻ khác, là được gần mẹ và được sự thương yêu của mẹ. Bà có thể lo cho cậu đầy đủ về mặt vật chất nhưng về mặt tình cảm thì cậu rất thiếu thốn. Khóc rồi, ngày hôm sau kêu cậu con trai lên hỏi cậu muốn gì v.v… Dù phải vay mượn để thỏa mãn cho cậu, bà cũng làm.


    Cuộc sống của dì sau đó cũng không mấy suông sẻ. Chồng thì đào hoa khiến bà khổ sở vô cùng. Hùn vốn làm ăn thì bị người lừa mất sạch. Lại phải đi vay đi mượn ký cóp làm ăn, dựng lên được một xưởng may. Một hôm nhà cháy, cháy lan qua xưởng may, coi như trắng tay. Cuộc sống đầy sân hận, lo toan, đau khổ, vất vả như vậy khiến bà kiệt sức. Nên qua tuổi 40 không lâu, bà lâm bệnh mà chết.


    Trở lại với cậu con trai. Khi bà dì trở về sống chung với đại gia đình là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của cậu. Đến khi mẹ mất, mọi người chung quanh vẫn lo lắng cho cậu, nhưng cậu gần như mất hết tinh thần và không đi học nữa. Khuyên răn kiểu nào cậu chỉ muốn bỏ học ra làm ăn. Đầu tiên là làm những việc loanh quanh trong giòng họ. Đến khi giải phóng thì công việc cũng khó khăn. Cậu không làm việc trong gia đình nữa mà làm với người ngoài. Đi một thời gian, cậu trở về, vào đúng ngày giỗ của dì tôi và làm một mâm cơm cúng. Cúng xong, anh em chén tạc chén thù trò chuyện với nhau. Khi bắt đầy say, cậu ra trước bàn thờ khóc lóc và trách móc mẹ đủ điều. Nói: “Bà là người suốt đời chỉ làm khổ tôi. Bà sinh tôi ra làm gì rồi bỏ tôi trên cuộc đời này để tôi chịu khổ”. Khóc lóc chán rồi, cậu hất đổ bàn thờ rồi bỏ đi.


    Đại gia đình tôi sau đó phân tán, từ từ vào Nam kiếm sống. Cuộc sống như vậy cứ trôi đi, qua những khó khăn ban đầu, cuộc sống bắt đầu hanh thông. Cậu em sau những thăng trầm của cuộc sống cũng quay lại với gia đình. Thấy cậu quay về, bà con rất là mừng. Vì trong bà con, ai cũng thương dì. Sau khi dì mất, tình thương đó dồn vào cho cậu. Thấy cậu về, mọi người xúm vào lo lắng công ăn việc làm cho cậu.

    Có điều, bắt đầu xuất hiện một hiện tượng: Những người nào đứng ra thương yêu lo lắng cho cậu thì sớm muộn gì cũng bị cậu chửi. Uống r*** vào rồi là mang người ta ra chửi và đòi hỏi người đó phải làm thế này thế kia cho mình. Thiên hạ, lúc đầu một lần, hai lần còn chịu được. Sau cũng không thể làm gì hơn là mời cậu đi. Người này mời đi thì có người khác giúp đỡ. Nhưng được một thời gian, chịu không được cũng phải mời đi. Trong bà con không còn chỗ nương tựa, cậu về lại miền Trung.


    Về Trung, cậu thuê nhà mở một tiệm hớt tóc. Bà chủ nhà thấy cậu làm việc siêng năng, tính tình lại dễ thương nên rất thương cậu. Bà có ý định sẽ gả người con gái cho cậu. Cả dòng họ nghe vậy mừng lắm. Vì cậu đã có chỗ nơi, không còn lang thang như trước. Thành trong bà con ai cũng chuẩn bị sẳn một ít tiền để khi cậu lập gia đình, có được số vốn hộ thân. Nhưng chờ hoài không thấy đám cưới xảy ra. Sau đó tìm hiểu mới biết cậu đã bỏ đi. Lý do bỏ đi là vầy: Công việc đang tiến triển tốt đẹp thì một lần cậu uống r*** vào, cậu lôi bà chủ nhà ra mắng một trận. Nói: “Bà là người lừa đảo. Bà tính lợi dụng tui bằng cách đưa con gái ra gả cho tôi”. Bà này nghe xong, oan ức và xấu hổ, đành phải mời cậu đi. Cậu lại khăn gói đi tiếp...


    Sau này bà con chúng tôi có đi kiếm. Mới biết cậu sống ở Tân Phú làm nghề đạp xích lô. Ngày thì đạp xích lô, tối ngủ trên chiếc xích lô đó. Gia đình thấy vậy mới lén giúp bằng cách mua cho cậu một chiếc Honda. Vì lớn tuổi rồi, cậu không còn sức đạp xe xích lô như trước. Nhưng giúp đỡ mà chỉ dám lén, không dám chường mặt ra, cũng không dám giúp nhiều, vì sợ cậu chửi.


    TỔNG KẾT


    Qua hai câu chuyện, ta sẽ lý giải để thấy nhân quả nghiệp báo trong việc hiếu hạnh như thế nào.


    Trong câu chuyện thứ nhất, mặc dù người mẹ hay đi chùa cúng dường, niệm Phật nhưng lại có tà kiến là tin vào những điều bói toán vô căn cứ, nên phải chịu cái quả là phá sản, chồng đi ở tù. Nhưng nhờ cúng dường niệm Phật nên khi hoạn nạn có người cứu giúp.


    Còn cô con gái mặc dù không được mẹ thương yêu, nhưng vẫn không oán ghét mẹ, nên dù xấu xí, cô vẫn gặp được một người chồng giàu sang thương yêu mình. Đó là quả báo của tâm hiếu hạnh.


    Người mẹ sau một thời gian nhận sự giúp đỡ của con gái cũng nhận ra rằng: Đứa con mà thầy bói nói làm mình tán gia bại sản lại chính là đứa con cứu giúp cả gia đình, đưa gia đình trở lại cuộc sống bình thường. Cuối cùng sự hiếu thảo của cô đã giúp người mẹ chuyển hóa, không còn ghét bỏ mình, cũng giúp phá đi tư tưởng tà kiến của mẹ mình. Cô gái dù trong nghịch cảnh nhưng vẫn một lòng hiếu hạnh nên vừa nhân được người chồng thương yêu mình, vừa nhận được tình thương yêu của cha mẹ cũng như anh chị em mình.


    Về phần cậu em tôi, nếu ta nhìn sự việc trên mặt Duy thức, tức đứng trên mặt tâm lý và lý nhân quả mà nói thì chúng ta mới thấy tại sao cậu ta lại có những hành động bất thường như vậy.


    Dù tình thương của cậu mợ tôi đối với cậu có đó, nhưng không thể như tình thương của mẹ, nên mỗi lần mẹ ra đi, cậu rất đau xót. Mỗi lần ra đi mẹ lại phải nói dối… vô tình hình thành nơi cậu một ý niệm: “Người thương yêu lo lắng cho mình nhiều sớm muộn gì cũng lừa dối và bỏ rơi mình, làm mình đau khổ”. Ý niệm đó được ghi vào tạng thức. Tâm lý con người, một khi bị đau đớn thì hay sinh niệm oán hận. Nơi cậu, có một niệm oán hận với người mẹ. Thành ra dù rất thương mẹ, nhưng đi kèm với tình thương đó là một sự oán hận. Đây là lý do giải thích vì sao sau này khi mẹ con có cơ hội gần nhau, cậu hay có những hành vi làm mẹ bực tức. Đang đi học thì bỏ học. Hoặc về hạch sách mẹ đủ điều. Đó là hành động trả thù cho những đau khổ mà cậu đã phải chịu khi mẹ ra đi và nói dối cậu. Tâm của người ta dễ xảy ra tình trạng như vậy.


    Giai đoạn sống gần mẹ là giai đoạn hạnh phúc nhưng lại ngăn ngủi và người mẹ lại ra đi tiếp. Lần ra đi này không phải do ý của bà và vì thần chết tới rước. Nhưng với cậu, nổi đau nào cũng là nổi đau do mẹ gây ra. Nên lần giỗ đầu, đang trong khoảng thời gian vất vả và đau khổ, cậu đã trách móc mẹ đã sinh ra mình rồi bỏ mặc mình.


    Sau này, bà con nào giúp đỡ cậu, cậu đều phá đổ… là do chính cái niệm ở trong vô thức kia vẫn đeo đuổi cậu. Bình thường tỉnh táo thì không sao, nhưng khi say sưa hay khổ đau, nó lại có dịp bùng phát. Nên cậu cứ nhè những người giúp đỡ mình đó mà chửi rủa. Đó là nói trên mặt tâm lý.


    Đứng trên mặt nhân quả mà nói, khi cậu khởi lên một niệm ai oán mẹ thì ý niệm đó là nhân đưa đến cái quả bất hạnh sau này: Cậu không thọ nhận được ân tình nào cho lâu dài. Bà con rất yêu thương cậu nhưng chính cậu là người tự phá đi những ân tình đó. Tự cậu khiến mình không hưởng được những ân tình đó. Đó là cái quả của những niệm oán hận. Niệm oán hận đó là một niệm bất hiếu, không biết ân mẹ cha. Chính niệm đó khiến cậu có những hành vi trái nghịch với mẹ mình, và sau khi mẹ mất, cậu vẫn không hết những hành động trái nghịch đó.


    Sau này, cậu lớn tuổi và thăng trầm nhiều nên có trưởng thành và hiểu biết ra. Qua những lăn lộn đau khổ trong cuộc đời, cậu nhận ra rằng dì tôi là người thương yêu cậu nhất, nhưng do hoàn cảnh, bà không thể ở gần chăm lo cho cậu. Bà không thể mang cậu theo với cuộc sống ngủ bụi ngủ bờ vất vả nặng nhọc. Những gì đã làm bà đã làm hết sức mình, không phải là người vô tránh nhiệm. Bà vẫn luôn tự trách, cậu có thế nào là do bà đã không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Cậu đã hiểu được điều đó nên sau này, dù cuộc sống khó khăn đến đâu cậu cũng dành dụm, mỗi năm đến ngày giỗ mẹ, đều quay về cúng cho mẹ mâm cơm. Đối với bà con, thỉnh thoảng cũng ghé về, nhưng chỉ vài hôm rồi lại đi.


    Cuộc sống đơn độc cũng buồn bã lạnh lẽo nên cậu muốn tìm chút hơi ấm của gia đình. Đó là lý do cậu quay về. Nhưng cậu biết, nếu mình sống lấu trong tình thương đó sớm muộn gì niệm sân hận cũng lại trồi lên và mình sẽ phát ra những lời làm tổn thương những người thương yêu mình, nên cậu lại ra đi. Khi nào cần hơi ấm gia đình thì cậu lại vê …


    Đến giờ này cậu vẫn sống đơn độc như vậy.


    Trong Chứng Đạo Ca, thiền sư Huyền Giác nói “Thường độc hành thường độc bộ”. Người giác ngộ thì thường làm một mình, đi một mình. Ý chính là không dính mắc vào các pháp. Cậu em tôi, xét trên mặt hình thức thì cũng “thường độc hành thường độc bộ”, nhưng cậu em tôi lại chưa giác ngộ. Một con người khi chưa giác ngộ thì vẫn cần sống trong hơi ấm và tình thương của những người thương yêu. Nhu cầu thì như vậy, nhưng vẫn phải sống một mình nên với cậu, là một sự bất hạnh. Nguồn gốc của sự bất hạnh này là từ một niệm oán hận đối với mẹ mình. Người có ân lớn nhất với mình mà mình lại oán hận. Đây là hành động không biết ân. Chính vì hành động đó mà sau này cậu không thể nhận được ân nghĩa nào của người khác mang lại cho mình lâu dài. Chúng tôi thấy rất rõ, ai giúp đỡ cậu là tự cậu phá đi để không nhận được ân nghĩa đó.


    Qua hai mẫu chuyện trên, ta thấy: Cũng đều là nghịch cảnh nhưng cô gái thì nhận được những phước báu mang lại hạnh phúc cho mình, còn cậu em thì lại toàn là bất hạnh. Là do một bên dù nghịch cảnh, vẫn thương yêu mẹ mình. Còn một bên, từ nghịch cảnh lại có những oán hận.


    Giờ cậu đã thay đổi, nhưng nghiệp cũ vẫn chưa hết, nên cậu vẫn phải sống cô độc không nhà không cửa… Hy vọng một ngày nào đó, cậu sẽ gặp Phật pháp mà xóa bỏ đi cái nghiệp mà cậu đã trải qua trong đời này.


    Qua hai cậu chuyện đó, chúng ta hiểu vì sao đức Phật dạy dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên duy trì hiếu hạnh của mình. Vì công ân cha mẹ không chỉ có công ân dưỡng dục mà còn công ân sinh thành. Chính cha mẹ là người cho chúng ta thân xác này để đi vào cuộc đời. Cho nên, dù mặt dưỡng dục có khiếm khuyết chăng nữa, thì vẫn còn công ân sinh thành. Đó là công ân rất lớn. Vì công ân lớn đó mà chúng ta phải có hiếu với cha mẹ. Không thể đòi hỏi cha mẹ phải lo cho tôi đầy đủ thì tôi mới có hiếu trở lại, không thì tôi không cần phải giữ đạo hiếu. Hiểu như vậy là không nên, là ta đang tạo cho mình cái nhân khổ nạn trong tương lai.



    Chánh Tấn Tuệ
     
  5. me cua be bong

    me cua be bong Đèn Sưởi Nhà Tắm BH 10 Năm: 0984 197 415

    Tham gia:
    21/5/2013
    Bài viết:
    22,585
    Đã được thích:
    4,059
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Em thích đi nghe các sư thầy nói về luật nhân quả, nhưng lại rất lười đọc :D, oánh dấu tối rảnh ngồi đọc ạ :D
     
  6. huongduongxanh_30032000

    huongduongxanh_30032000 LH: 0974.353.505

    Tham gia:
    14/6/2012
    Bài viết:
    22,503
    Đã được thích:
    5,647
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Hay và ý nghĩa chịu khó di em....................................u
     
  7. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lão Hòa thượng Tịnh Không

    Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép

    Trong kinh nói người ta trên thế gian này có hai thứ nghiệp báo: thứ nhất là ‘dẫn nghiệp’, dẫn dắt bạn đầu thai trong mười pháp giới. Dẫn nghiệp này tức là ngũ giới, thập thiện. Trong đời quá khứ tu ngũ giới thập thiện, tu rất tốt, nghiệp lực này dẫn dắt bạn đến thọ sanh trong loài người. Sanh vào nhà ai, ai làm cha mẹ của bạn là do duyên phận mà định. Cái duyên này rất phức tạp nhưng không ngoài bốn loại: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu là báo ân thì con bạn sẽ là con hiếu cháu ngoan, bản tánh bẩm sanh là tốt. Nếu là báo oán thì tương lai sẽ làm cho bạn nhà tan cửa nát, nó đến để báo thù. Nếu là đòi nợ thì bạn vui vẻ nuôi nấng, cung phụng nó, đến lớn nó sẽ chết. Tiền bạn nuôi cho nó lớn lên đều là tiền thiếu nó, nó đòi hết thì ra đi. Nếu là trả nợ thì nó đến chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc những thứ nhu yếu trong lúc tuổi già, nhưng nó không có tâm cung kính, tâm hiếu thuận. Nếu không phải là bốn thứ quan hệ này thì sẽ không sanh vào nhà bạn. Sau khi hiểu rõ rồi, chuyển biến những thứ nghiệp duyên này thành pháp duyên, như vậy là giác ngộ. Không kể là bạn sanh vào cõi này như thế nào, chúng ta đều khuyên bạn niệm Phật, đều khuyên bạn học Phật, khuyên bạn tiếp nhận lời dạy của Phật Bồ Tát, như vậy là chuyển biến nghiệp duyên từ đời trước thành pháp duyên, oán nợ hận thù hoàn toàn tiêu mất, đây là trí huệ chân thật.

    Thứ hai là ‘mãn nghiệp’. Sau khi chúng ta được thân người, sự hưởng thụ trong đời này, những của cải tiền bạc có được trong đời này, công danh địa vị trong xã hội đều là từ quả báo của đời quá khứ tu thiện hoặc làm ác:

    Bố thí tài vật là nhân, được giàu sang là quả báo;

    Bố thí pháp là nhân, được thông minh trí huệ là quả báo;

    Bố thí vô uý (giúp cho người khác không sợ hãi) là nhân, được khỏe mạnh sống lâu là quả báo.

    Nếu làm đủ ba thứ bố thí này, quả báo của bạn sẽ vô cùng đầy đủ, viên mãn, bạn sẽ có giàu sang, thông minh, trí huệ, khỏe mạnh, và sống lâu. Tuy nhiên chúng ta thấy có nhiều người giàu sang nhưng không có thông minh, trí huệ, thậm chí chưa học đến tiểu học, nhưng cơ duyên của họ rất tốt, rất nhiều học sinh đại học và bác sĩ làm việc cho họ. Họ làm người chủ, nhân viên thuộc hạ đều ra sức làm việc cho họ, những nhân viên này đến là để báo ân, trả lại nợ đời trước thiếu họ. Vì vậy cho nên người ta tu thiện tích đức thì mãn nghiệp sẽ tốt.

    Trong đời quá khứ tu không đủ thì đương nhiên mọi việc trong đời này đều khó khăn. Sau khi bạn hiểu được Phật pháp rồi nỗ lực hết lòng tu học vẫn còn kịp. Nếu thật hết lòng nỗ lực đi làm, ba năm sau quả báo sẽ hiện ra, vận mạng sẽ biến đổi. Nhất định là có vận mạng và vận mạng này cũng có thể sửa đổi. Nếu chúng ta có tâm thiện, hành động thiện, quả báo sẽ càng ngày càng tốt đẹp và càng thù thắng; nếu chúng ta có tâm không thiện, hành vi không thiện, tuy là có phước báo, phước báo này cũng bị tổn hao, thời gian hưởng phước rút ngắn lại, khi phước hưởng hết rồi thì ác nghiệp sẽ hiện ra. Chúng ta xem trong xã hội hiện nay có rất nhiều nhà giàu có, buôn bán không được mấy năm thì sập tiệm, đây là vì trong đời quá khứ có phước báo nhưng đời này không làm việc thiện nên phước báo rất dễ dàng hưởng hết. Những đạo lý này chúng ta phải hiểu rõ.
     
  8. Mẹ Minh Lâm

    Mẹ Minh Lâm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/12/2013
    Bài viết:
    1,016
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    kinh thánh phật pháp linh thiêng, dạy những điều phải, cấm có sai bao giờ
     
  9. socchuot2012

    socchuot2012 Thành viên mới

    Tham gia:
    7/6/2013
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Đọc hay quá! Rất mong được đọc thêm nữa.
     
  10. linhanh1x92

    linhanh1x92 Mẹ Bầu

    Tham gia:
    24/11/2013
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    hay quá ...............................................
     
  11. Phonghuyen2010

    Phonghuyen2010

    Tham gia:
    6/9/2012
    Bài viết:
    11,868
    Đã được thích:
    1,439
    Điểm thành tích:
    963
    mình cũng k hiểu gì mấy chỉ tin ở đời có nhân quả
     
  12. Phonghuyen2010

    Phonghuyen2010

    Tham gia:
    6/9/2012
    Bài viết:
    11,868
    Đã được thích:
    1,439
    Điểm thành tích:
    963
    Re: Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    mình cũng k hiểu gì mấy chỉ tin ở đời có nhân quả
     
  13. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lý Luận và Sự Thật của Nhân Quả
    ****************************
    Hòa Thượng Tịnh Không giảng tại Phật Ðà Giáo Dục Hiệp Hội,
    Hồng Công (7-17-2004)


    Chư vị đồng tu đại đức,

    Ðề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Ðịa Ngục Biến Tướng Ðồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Ðồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Ðài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Ðô, Nhật Bản. Bức tranh này chẳng dám nói là tuyệt hậu, nhưng đích thật là từ trước đến nay chưa từng có. Bức tranh gốc được triển lãm tại đây cao sáu tấc sáu (66cm) và dài sáu chục thước, thiệt là một sáng tác vĩ đại. Giang lão sư mời tôi giải thích với mọi người trong buổi triển lãm này, bài thuyết minh đã được in ra, tôi nghĩ dùng bài viết này phối hợp với bức tranh để thuyết minh, vậy thì cũng đầy đủ. Thế thì tôi cần giới thiệu cho quý vị ý nghĩa giáo dục của bức tranh này ở tại chỗ nào? Ðiểm này vô cùng quan trọng.

    Những năm đầu Dân Quốc, Tổ thứ mười ba của Tịnh Ðộ Tông là Ấn Quang đại pháp sư, hầu như Ngài đã dùng toàn bộ tinh thần và sức lực trong suốt đời để hoằng dương giáo dục Nhân Quả. Năm 1977 lần đầu tiên tôi đáp lời mời của pháp sư Thánh Hoài và cư sĩ Tạ Ðạo Liên đến Hương Cảng giảng kinh Lăng Nghiêm. Năm đó chúng tôi giảng hết hai tháng tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán, Cửu Long, hai tháng này có phiên dịch sang tiếng Quảng Ðông. Sau đó là giảng tại Quang Minh Giảng Ðường của Thọ Dã lão hòa thượng ở đường Lam Ðường, Hương Cảng, cũng giảng hết hai tháng, mọi người đều nghe quen rồi nên chẳng cần phiên dịch, nhờ vậy nên chúng tôi đỡ tốn rất nhiều thời giờ. Tại Trung Hoa Phật Giáo Ðồ Thư Quán tôi xem kinh luận và những sách tốt do Hoằng Hóa Xã của Ấn Tổ phát hành, tôi khá quen thuộc với Hoằng Hóa Xã, tôi đã thỉnh không ít tài liệu tham khảo nhưng cũng không đầy đủ bằng những cuốn tàng trữ tại Ðồ Thư Quán, tôi hầu như đã xem hết vì những sách do Hoằng Hóa Xã in có thể nói là những sách tốt trong những năm gần đây. Tiêu chuẩn của sách tốt là chữ sai ít, sách in rất đẹp, có thể làm cho người đọc ưa thích, mỹ quan, những sách tốt này rất quý.

    Khi đọc sách tôi có thói quen coi trang ghi bản quyền trước hết, khi coi xong tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, Ấn Tổ in những cuốn An Sĩ Toàn Thư, Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Liễu Phàm Tứ Huấn nhiều nhất; tôi thử tính nhẩm số lượng của ba cuốn này cũng phải hơn ba triệu bộ, vào thời đại đó [số lượng] này làm cho người ta vô cùng ngạc nhiên. Lúc đầu tôi cũng chẳng hiểu, một vị Tổ Sư của Tịnh Ðộ Tông chúng ta [tại sao lại làm như vậy]. Liễu Phàm Tứ Huấn chẳng thuộc sách nhà Phật, chẳng phải là kinh Phật, kể như là sách của Nho giáo; Cảm Ứng Thiên và Âm Chất Văn thuộc Ðạo Giáo; ngoài An Sĩ Toàn Thư còn hai thiên Vạn Thiện Tiên Tư, Dục Hải Hồi Cuồng; hai thiên này chuyên giảng về Kiêng Sát, Kiêng Dâm; Thiên cuối cùng là Tây Quy Trực Chỉ nhằm khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ; [Tại sao ngài] in [những sách này] nhiều như vậy? Tôi nghĩ suốt mấy ngày mới hiểu được dụng ý khổ nhọc của Tổ sư.

    Muốn cứu vãn xã hội hiện nay, năm nay cách năm bảy mươi bảy đã hai mươi năm, trải qua khoảng thời gian dài như vậy trong xã hội ngày nay chúng ta thể hội vô cùng rõ ràng, chân chánh biết nếu dùng Phật pháp để cứu vãn thế gian, dùng Nho giáo để cứu thế gian thì không kịp nữa. Cũng vào thập niên bảy mươi, Bác sĩ Thang Ân Tỷ nói với Trì Ðiền Ðại Tác ở Nhật Bản rằng trong thế kỷ 21 chỉ có Học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Ðại Thừa mới có thể giải quyết vấn đề xã hội. Lúc ông nói câu này mọi người cảm thấy rất ngạc nhiên, nhưng hai mươi năm sau nhìn thử xã hội hiện nay thì thiệt đúng như vậy. Chúng ta thử suy nghĩ kỹ xem, Ấn Quang đại sư còn cao minh hơn. Phật pháp Ðại Thừa và Nho Giáo đích thực có thể giải quyết vấn đề, nhưng hai thứ này quá cao siêu, nếu muốn tu học tối thiểu cũng phải mất mười năm, sau mười năm cái thế giới này biến đổi thành như thế nào ai cũng chẳng dám nói, thế nên Ấn Tổ đặc biệt đề xướng Nhân Quả, chúng ta càng nghĩ thì càng có đạo lý.

    Nếu con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lý và sự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi. Tại sao vậy? Khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác thì họ tự nhiên sẽ cân nhắc cẩn thận, được vậy thì họ có thể cứu mình, cứu nhà mình, cứu xã hội, cứu quốc gia, cứu thế giới, từ đó chúng ta mới chân chánh thể hội được dụng ý khổ nhọc của Tổ Sư. Hết thảy đạo lý thế gian và xuất thế gian không vượt ngoài tâm tánh, hết thảy các sự tướng chẳng ra ngoài nhân quả, cho nên tâm tánh và nhân quả có thể bao gồm hết thảy pháp thế và xuất thế gian. Những năm gần đây, bắt đầu từ năm 1977 tôi rời khỏi Ðài Loan, hoằng pháp tại nước ngoài, trạm đầu tiên là ở Hương Cảng, bao nhiêu năm nay đi đến rất nhiều quốc gia, địa phương, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người trong mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, người Trung Quốc, người ngoại quốc cũng rất nhiều. Tôi hỏi họ muốn phát tài không? Muốn chứ, không ai chẳng muốn phát tài cả! Muốn có thông minh trí huệ không? Muốn. Muốn khoẻ mạnh sống lâu không? Muốn chứ. Bất kể quốc tịch chúng ta bất đồng, chủng tộc khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, ba thứ kể trên đều là sự ham muốn chung, chẳng có người nào chẳng mong cầu, chẳng nghĩ tưởng đến. Vậy thì làm sao mới có thể đạt được? Cho nên người ta tìm đủ mọi phương pháp, thủ đoạn, nói tóm lại đều là lợi mình hại người, dùng bất cứ thủ đoạn gì cũng vì muốn đạt được mục đích này. Như vậy là sai lầm, lý và tâm tánh trái ngược nhau, sự và nhân quả trái ngược nhau, có thể mong cầu được chăng? Chẳng được.

    Lúc tôi mới học Phật, thầy tôi dạy ‘Trong cửa nhà Phật có cầu ắt ứng’, tôi nghe xong rất vui thích và liền xin thầy dạy phương pháp và đạo lý ấy cho tôi. Bất kể người nào giảng đạo lý và phương pháp ấy, giảng sâu hay cạn, giảng dài hay ngắn, cũng như thiền sư Vân Cốc, thiền sư Trung Phong, đều giống nội dung trong Liễu Phàm Tứ Huấn. Cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn chuyên giảng về lý luận và chân tướng sự thật của Nhân Quả. Chúng tôi đích thân nghe thầy giảng dạy nên có ấn tượng vô cùng sâu sắc; ‘Trong cửa nhà Phật có cầu ắt ứng’, bạn phải hiểu ý nghĩa của chữ ‘Trong cửa nhà Phật’, nếu bạn hiểu sai và nghĩ rằng ‘trong cửa nhà Phật’ có nghĩa là ‘trong chùa miếu’, đi vào chùa miếu để tìm cầu thì chưa chắc ‘có cầu ắt ứng’. Chùa miếu có phải là ‘trong cửa nhà Phật’ chăng? Có thể nói là phải, cũng có thể nói là không phải, [muốn hiểu] ý nghĩa chân chánh của ‘trong cửa nhà Phật’, bạn phải hiểu Phật nghĩa là gì, chữ Phật là dịch âm từ tiếng Phạn ở Ấn Ðộ, ý nghĩa của ‘Phật’ là trí, là giác. Phật pháp giảng hết thảy pháp đều giảng đến ‘thể, tướng, và dụng’; thể là trí huệ, trí huệ chân thực, dụng là giác mà không mê, nếu bạn hiểu được ý nghĩa này thì bạn mới hiểu ‘trong cửa nhà Phật’ nghĩa là gì? Nghĩa là ‘trong trí huệ, giác ngộ thì có cầu ắt ứng’, vậy thì bạn mới hiểu hoàn toàn, trong đó chẳng có mê tín, trí huệ tương ứng với tâm tánh, giác ngộ tương ứng với nhân quả, bạn xem thử bạn muốn hay không? Như vậy là chúng ta đã tìm được chỗ y cứ của lý luận này.


    Chúng ta hiểu rõ đạo lý này xong, nhà Phật gọi là tham thấu rồi thì chúng ta phải coi trọng ba thứ phiền nào này, hiện nay chúng ta đều có đủ. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có đủ thì trí huệ đức năng vốn sẵn có trong tự tánh không thể hiện tiền; những gì hiện nay chúng ta hưởng thọ đều do tu tập mà có, tu được thì chẳng rời khỏi nhân quả, cho nên mới nói trồng nhân lành thì được quả lành, nếu tạo nhân ác thì sẽ bị ác báo, đây là cái lý của việc này, bạn chẳng thể không hiểu. Liễu Phàm Tứ Huấn nói rất hay, Liễu Phàm tiên sinh rất hiếm có, lúc mười mấy tuổi gặp được một người coi bói rất giỏi là Khổng tiên sinh, ông Khổng nói: ‘Anh là người trong giới sĩ đồ’, ‘sĩ đồ’ nghĩa là người thư sinh. Ngày xưa đi học là để làm quan, tham gia các kỳ thi của quốc gia, thời đó gọi là công danh. Ông Khổng nói: ‘Tại sao anh không đi học?’. Ông Liễu Phàm bèn thuật lại lời của mẹ ông, kể lại rằng cha ông đã qua đời, lúc qua đời cha ông dặn sau này tốt nhất cho con học ngành thuốc, học ngành thuốc có thể cứu người, có thể nuôi sống gia đình, đây là ý của cha ông, hy vọng ông có thể làm như vậy nên ông theo học ngành thuốc.

    Học ngành thuốc thường thường phải đi vào rừng để nhận biết dược thảo, học cách đi kiếm thuốc, trên đường đi lấy thuốc ông Liễu Phàm gặp Khổng tiên sinh. Khổng tiên sinh coi tướng cho ông, đoán mạng ông và nói: ‘Anh đáng lý phải đi học và tham gia thi cử’. Ông rất kính trọng Khổng tiên sinh, nhìn thấy ông này chắc không phải người phàm, phiêu bồng như tiên nên mời ông về nhà gặp mẹ. Mẹ ông tiếp đón Khổng tiên sinh rất tử tế, đem ngày sinh tháng đẻ của con cho Khổng tiên sinh đoán quẻ, Khổng tiên sinh xem xong và nói rất tường tận. Nói ông Liễu Phàm năm nào đi thi và đậu hạng mấy, năm nào đi thi nữa và đậu hạng mấy, một mạch đoán đến lúc năm mươi ba tuổi, thọ mạng ông chỉ có năm mươi ba tuổi mà thôi. Ðáng tiếc là trong mạng chẳng có con cái, đến năm mươi ba tuổi có thể làm tri huyện một huyện nhỏ ở Tứ Xuyên, đến năm mươi ba tuổi thì ông phải từ chức về nhà, thọ mạng của ông đã đến.

    Sau khi nghe [Khổng tiên sinh nói xong] ông bèn đi học chữ, nhà người bà con có mở trường tư dạy học nên ông đến đó học chữ. Ðến lúc tham gia thi cử thì quả nhiên không sai, mỗi lần đi thi và thi đậu hạng mấy đều đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Từ đó ông mới biết mạng sống của một người suốt cả đời đều đã định sẵn, đúng như câu ‘Cả đời đều là mạng, nửa điểm cũng chẳng do người định’ (Nhất sanh giai thị mạng, bán điểm bất do nhân), thế nên tâm của ông an định, hết thảy mong cầu đều chẳng còn nữa. Những gì người ta cạnh tranh, nỗ lực cạnh tranh thì ông đều buông bỏ, trong mạng đã định sẵn, tranh giành cách mấy cũng tranh không được, đến lúc nào đó thì tự nhiên có sẵn, cứ như vậy hai mươi năm trôi qua. Tôi gọi ông là phàm phu chánh cống, tại sao? Vận mạng trong hai mươi năm tơ hào chẳng chuyển biến, chẳng tăng chẳng giảm, tại sao? Ông ấy chẳng tu thiện và cũng chẳng làm ác, cả đời người mặc cho vận mạng đẩy đưa mà sống qua ngày.

    Có một năm, ông Liễu Phàm đến núi Lâu Hà ở Nam Kinh viếng thăm Vân Cốc Thiền sư, một cao tăng đương thời, ông đi thăm lão hòa thượng này. Lão hòa thượng tham thiền, lúc ông Liễu Phàm đến thì lão hòa thượng đang ở trong thiền đường. Hòa thượng chẳng nói gì chỉ đưa cái bồ đoàn cho ông và kêu ông ngồi kế bên. Lão hòa thượng có công phu, ngồi hết ba ngày ba đêm, ông Liễu Phàm cũng ngồi hết ba ngày ba đêm, chẳng khởi một ý niệm. Lão hòa thượng rất ngạc nhiên, suốt ba ngày ba đêm chẳng khởi tâm động niệm, đây chẳng phải là việc một người thường có thể làm được. Ngài nói:

    ‘Công phu của anh rất khá, anh tu như thế nào [mà giỏi vậy]?’

    Ông Liễu Phàm nói lời thành thật: ‘Vận mạng của con đã được Khổng tiên sinh đoán hết rồi, cho dù con có khởi tâm động niệm, khởi vọng tưởng cũng chẳng có ích gì hết; thế nên con chẳng thèm khởi tâm động niệm nữa’.

    Vân Cốc thiền sư nghe xong bèn cười ha hả: ‘Tôi tưởng anh là thánh nhân, tưởng anh có công phu, thiệt ra anh vẫn là phàm phu’.

    Nghe xong ông Liễu Phàm bèn hỏi: ‘Tại sao con vẫn là phàm phu?’.

    Vân Cốc thiền sư đáp: ‘Vận mạng có hay không? Có, nhưng vận mạng chẳng phải là định số.’

    Vận mạng có thể nói là một cái thường số (hằng số). Các bạn phải hiểu đạo lý này, nó chẳng phải là định số. Trong thường số có biến số, khi bạn khởi một ý niệm thiện, một hành vi thiện thì mạng của bạn tăng thêm một chút; khi bạn khởi một ác niệm hoặc làm một việc xấu thì mạng bạn giảm một chút. Bất luận là trí huệ, đức năng, tướng hảo mỗi ngày đều có thêm, bớt, nhân, trừ. Những cái thêm, bớt, nhân, trừ này là biến số. Ngài nói: ‘Hai chục năm nay anh bị người ta đoán chắc rồi, chẳng có gia tăng và cũng chẳng giảm bớt, nếu anh không là phàm phu thì ai mới là phàm phu?’

    Cho nên câu chuyện này nói rõ về nhân quả, khi bạn có ý niệm thiện, có hành vi thiện, làm lợi ích chúng sanh, lợi ích cá nhân, trí huệ của bạn sẽ tăng trưởng, khả năng và phước báo của bạn cũng sẽ tăng trưởng; cái thường số của bạn sẽ tăng trưởng. Ngược lại nếu bạn khởi ác niệm, hành vi xấu ác, thì thường số ấy sẽ giảm bớt. Thí dụ giàu có, bạn chẳng cầu giàu có! Trong vận mạng của bạn có của cải vạn ức, của cải vạn ức này chẳng xứng tánh, nếu xứng tánh thì nó sẽ vô lượng vô biên, đây là gì? Bạn tu thiện nhiều đời nhiều kiếp tích lũy lại nhân thiện này, bạn tu như thế nào? Chỉ có kinh Phật giảng rõ ràng, kinh Phật dạy chúng ta đây là ‘Trong cửa nhà Phật có cầu ắt ứng’. Thầy tôi dạy dùng phương pháp gì để cầu? Bạn mong muốn tiền tài, tôi chẳng muốn phát tài, chẳng mong cầu có quá nhiều tiền tài, chỉ hy vọng đời sống vật chất của mình đầy đủ là được rồi, nếu muốn như vậy cũng phải tu, tu như thế nào? Tu bố thí tài vật. Nếu không có tiền thì làm sao tu bố thí tài vật? Thầy tôi hỏi: ‘Anh có một đồng hay không, có mười xu không?’ Như vậy cũng được, một đồng, mười xu cũng có thể tu bố thí tài vật, khi nào có bèn bố thí. Như vậy cũng tu được, thế nên chúng tôi mới hiểu.

    Tu bố thí gì? Vì lúc đó tôi đã tiếp xúc với Phật pháp, cũng thường đến chùa, trong chùa có người tổ chức in kinh. ‘Bạn ra bao nhiều tiền?’, tôi góp một đồng, góp hai đồng, ‘tích lông nên áo’ [ý nghĩa giống câu ‘góp gió thành bão'], để những kinh điển, sách khuyến thiện này có thể xuất bản. Trong trường hợp này chúng ta lấy tiền đi bố thí, trong mạng của mình chẳng có tiền tài nhưng từ từ sẽ có tài, tiền tài ngày càng gia tăng. Chẳng có thông minh trí huệ, bố thí pháp sẽ được thông minh trí huệ; in kinh luận và sách khuyến thiện là bố thí pháp, từ từ sẽ có trí huệ, đây là cách tu trí huệ; khoẻ mạnh sống lâu là do bố thí vô úy. Học bố thí vô úy thì tôi làm hai việc: thứ nhất là phóng sanh, thứ nhì là bố thí thuốc men; bố thí thuốc men lúc bấy giờ rất khó nhọc, tôi chẳng có tiền, hai ba tháng mới để dành được một ít tiền, chỉ được hai ba chục đồng thôi, hai ba tháng mới có hai ba chục đồng để tặng cho bịnh viện, giúp cho những người nghèo khổ mua thuốc men, cho họ tiền thuốc. Quả báo của phóng sanh và bố thí thuốc men là được khoẻ mạnh và trường thọ.

    Bạn hãy làm suốt đời chẳng gián đoạn, có bao nhiêu sức lực thì làm bấy nhiêu, chúng ta hãy làm những chuyện thiện này. Tôi đã làm được năm mươi ba năm, càng làm càng hoan hỷ, các bạn có thể nhìn thấy quả báo chăng? Trong mạng tôi chẳng có phước báo, trong số mạng tôi chẳng có trường thọ, thầy bói đoán mạng tôi chẳng bằng ông Liễu Phàm, ông Liễu Phàm thọ được năm mươi ba tuổi, thọ mạng của tôi chỉ được bốn mươi lăm tuổi thôi. Ấn Quang đại sư, các bạn cũng biết lúc Ấn Quang đại sư còn trẻ tuổi, người ta đoán mạng Ngài chỉ có ba mươi tám tuổi, Ngài đã sống đến tám mươi tuổi, cả đời khổ hạnh tu thành một vị Tổ Sư, đây là do Ngài tu mà được chứ chẳng phải trong mạng có sẵn, đây là phương pháp cải tạo vận mạng. Cho nên ông Liễu Phàm được sự dạy dỗ của Vân Cốc thiền sư, Trung Phong thiền sư, ông y giáo phụng hành nên đã thành công. Lúc tôi còn trẻ, người ta đoán mạng cho tôi, mạng tôi rất bần tiện, ‘bần’ nghĩa là không giàu có, ‘tiện’ nghĩa là không có địa vị, số tôi là số mạng một người công chức nhỏ, miễn cưỡng có thể duy trì được no ấm, thọ mạng chẳng dài, tôi rất tin.

    Vì vậy gặp được Phật pháp, nói thực ra gặp được Phật pháp và quyển sách tôi đọc đầu tiên, tôi đã kể câu chuyện này với các bạn nhiều lần rồi, lão cư sĩ Châu Kính Trụ tặng tôi cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn. Sau khi tôi nhận được cuốn sách này trong vòng hai tuần lễ tôi đã xem đi xem lại hết ba mươi lần, tin sâu chẳng nghi, chân thành sám hối, sửa lỗi đổi mới. Những tật xấu của ông Viên Liễu Phàm lúc còn nhỏ tuổi tôi đều có đủ, những ưu điểm của ông tôi chẳng có, thiệt là sánh chẳng bằng ông, [tôi tự hỏi] đời tôi phải làm thế nào? Hiểu được đạo lý và biết được chân tướng sự thật này nên tự mình triệt để sửa lỗi đổi mới. Tôi chẳng sợ người khác cười chê, trong nhóm này có bạn làm chung sở, xếp lớn, bạn học, bạn bè, tôi cứ làm y theo lời dạy trong kinh điển, y theo lời dạy của thầy giáo mà làm, tôi có được một chút thành tựu là nhờ cả đời tôi làm một học trò ngoan, những gì thầy dạy tôi đều làm theo, tôi hoàn toàn tiếp nhận. Hiện nay chúng ta thấy nhiều người trẻ tuổi thân cận một vị thiện tri thức suốt mười mấy hai mươi năm chẳng có thành tựu là vì nguyên nhân gì? Là vì họ chẳng hoàn toàn tiếp nhận những lời thầy dạy bảo, [họ nghĩ] lúc thầy giáo răn dạy học trò đều là răn dạy người khác, chẳng ăn nhằm gì đến họ, thế nên chẳng học được gì cả.

    Tôi hơi khác với mọi người, tôi theo học thầy Lý mười năm, hầu như mỗi ngày thầy Lý đều răn dạy học trò, khi tôi có mặt ở đó thì tôi lắng nghe, câu nào cũng là để dạy tôi hết, tôi tiếp nhận hoàn toàn. Khi rời khỏi thầy, bạn xem hầu như chẳng có ngày nào mà tôi không đọc kinh, vả lại thời gian đọc kinh rất dài; hết thảy những gì Phật, Bồ Tát dạy trong kinh đều là dạy cho tôi, tôi có thể học tập được. Những năm gần đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều tôn giáo, tôi đọc Thánh Kinh. Khi tôi đọc Thánh Kinh thì Chúa Giê Su, Mosé đều dạy tôi, những gì ghi trong kinh điển đều là dạy tôi hết, tôi tuyệt đối chẳng nghĩ đây là để dạy tín đồ Cơ Ðốc, chẳng phải vậy, đều là để dạy tôi hết, Giê Su là thầy của tôi, Mosé là thầy của tôi. Tôi đọc kinh Koran, mỗi câu trong kinh Koran đều dạy tôi, học rộng nghe nhiều, thành tựu trí huệ của mình, thành tựu đức năng của mình, bạn chẳng thể nói Mục Hãn Mặc Ðức (Mohammed) chỉ dạy cho người Hồi Giáo mà thôi, thế thì bạn chẳng học được gì hết, phân biệt chấp trước trong tâm của bạn ngày càng tăng thêm, bạn chẳng thể hóa giải. Tôi [nghĩ] hết thảy đều là để dạy tôi, vọng tưởng này của tôi chẳng có biện pháp đoạn dứt, phân biệt chấp trước thiệt là mỗi năm đều giảm bớt, tại sao vậy? Vì tôi học, tất cả đều là thầy của tôi, đều là thiện tri thức của tôi, sống đến già, học đến già, học chẳng hết.

    Ở đây chúng ta cử ra một thí dụ, thí dụ chuyện phát tài, phía trước cũng đã nói qua, trong mạng của bạn có một ức (một trăm triệu), giả sử có nhiều tiền như vậy, nếu tâm của bạn hiền hậu, hành vi lương thiện, tuyệt đối chẳng làm việc hại người lợi mình, còn có thể hy sinh cống hiến, thế thì trong đời này bạn sẽ không chỉ có một ức thôi đâu, có thể sẽ có hai ức, tại sao? Nó tăng thêm, do tâm hạnh của bạn quá tốt, trong số mạng đã có mà cả đời còn tiếp tục tu bố thí nữa, làm những việc từ thiện, đem phước lợi cho xã hội, nếu bạn chịu làm những chuyện này, lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, tiền tài của bạn từ mức căn bản này càng tăng thêm lên, đây là trồng thiện nhân gặt được thiện quả. Nếu chẳng hiểu đạo lý ấy, bạn làm thế nào kiếm ra tiền tài? Bạn phải gạt người khác, trong tâm luôn luôn nghĩ chuyện hại người lợi mình, bạn có thể phát tài hay không? Cũng phát tài nhưng đại khái chỉ có ba chục triệu, năm chục triệu, một ức đã bị giảm hết phân nửa, giảm hết một phần ba, đó là tại sao? Do nghiệp chẳng thiện của bạn tạo thành, nó giảm bớt, do đó có thể hiểu [tại sao lại] thêm, bớt, nhân, trừ. Là vì tiền tài trong số mạng của bạn quá nhiều, tuy tạo rất nhiều ác nghiệp nhưng vẫn còn dư, sau khi giảm bớt cũng còn dư một số, số còn dư này cũng khá lớn, đạo lý là như vậy.

    Nếu bạn thông hiểu đạo lý này, thông minh trí huệ, khoẻ mạnh sống lâu đều giống như vậy. Chúng ta phải hiểu đạo lý nhân quả, sự thật nhân quả đều ở ngay trước mắt, chỉ cần bạn quan sát kỹ lưởng, bạn xem hết thảy chúng sanh, bạn xem họ suy nghĩ những gì, họ làm chuyện gì, họ nói những gì, nếu những thứ đó tương ứng với tâm tánh, thì phước báo nhất định sẽ tăng trưởng, phước báo vốn có trong số mạng tăng lên cũng như có thêm lời. Nếu cách suy nghĩ, cách nói, cách làm sai lầm, đều là hại người, chỉ biết tự tư tự lợi, chẳng màng người khác sống chết ra sao, thế thì những gì họ đạt được sẽ bị giảm bớt rất nhiều, những gì còn lại chẳng bao nhiêu! Chỉ cần bạn để ý quan sát thì đều ở ngay trước mặt. Trên thế gian này bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, nếu bạn quan sát thì sẽ thấy được rõ ràng, sau đó bạn mới biết mình phải làm như thế nào.

    Tôi ở đây hiện thân thuyết pháp cho các bạn xem, trong số mạng tôi chẳng có phước báo, chẳng trường thọ, chỉ có một chút thông minh trí huệ, rất may mắn gặp được duyên tốt, cả đời này gặp được thầy tốt chỉ đạo, tự mình là một học trò ngoan, có thể y giáo phụng hành, chuyển biến vận mạng đời này quay ngược một trăm tám mươi độ. Chẳng có tiền tài, nhưng ngày nay tôi muốn chi dùng gì được nấy, tuy chẳng có tiền nhưng khi làm việc gì cần bao nhiêu thì tiền tự động đến, lúc chẳng làm việc gì thì cái gì cũng không có, khi muốn làm thì có đầy đủ. Thông minh trí huệ, mấy năm nay các bạn coi tôi giảng kinh, nghe tôi giảng kinh, tôi đã giảng kinh hết bốn mươi chín năm, mỗi năm mỗi khác, so sánh tôi giảng năm nay với những cuồn băng thâu hình cũ thì sẽ thấy rõ, trí huệ ngày càng gia tăng. Khỏe mạnh sống lâu thì khỏi nói nữa, số mạng tôi chỉ sống đến bốn mươi lăm tuổi, năm nay tôi bảy mươi tám tuổi rồi. Thân thể khỏe mạnh, về thể lực thì lần này chúng tôi đi du lịch Âu châu, người đi chung lớn tuổi nhất cũng chỉ là sáu mươi mấy tuổi, thể lực những người bốn mươi mấy tuổi chẳng bằng tôi, tôi chẳng bị thời sai (náo lộn giờ giấc khi đến một địa phương khác múi giờ trên trái đất). Cho nên cả đời tôi hoàn toàn chứng minh cho câu mà thầy tôi đã dạy: ‘Trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng’, câu này là một sự thật vững chắc như đinh đóng cột.

    Bạn phải hiểu lý luận, biết phương pháp, mong cầu đúng như lý, như pháp thì chẳng gì cầu không được, ngay cả việc thành Phật làm Tổ cũng có thể làm được huống chi là tiền tài, thông minh trí huệ, khoẻ mạnh sống lâu trên thế gian, đây là những chuyện trong Phật pháp gọi là chuyện lông gà, vỏ tỏi, chuyện quá nhỏ nhoi, rất dễ đạt được. Nhưng chúng ta phải cầu chuyện lớn hơn nữa, phải cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới, cầu nâng cao linh tánh của mình, đề cao đức hạnh, trí huệ của mình, những thứ này đều quan trọng. Bây giờ đã hết giờ, xin cám ơn quý vị.

    Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.

    Xin thành thật cám ơn.

    Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 9-4-2005
     
  14. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    :Cách để đạt được giàu sang, thông minh, khỏe mạnh sống lâu :

    Lão Pháp sư Tịnh Không giảng tại Niệm Phật đường Cư Sỹ Lâm - Singapore:

    Phát tâm bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo chính là tiền của. Rất nhiều hào môn quý tộc, đại phú trưởng giả trong xã hội ngày nay có của cải hùng hậu. Của cải này do đâu mà có? Họ tự kiếm ra hay vận may đến, và tại sao chúng ta không kiếm ra được? Xin nói thành thật, của cải này trong mệnh đều có. Trong mệnh của họ có, không luận từ nghề nghiệp nào. Nghề nghiệp chỉ là cái duyên. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể kiếm ra tiền, đều có thể giàu sang. Nếu trong mệnh không có, người ta đem tặng bạn cả ngân hàng cũng không qua được hai tháng là phá sản. Đạo lý này phải hiểu. Tiền của không phải do tranh giành mà được cũng không phải có thể kiếm ra. Tôi nghe nói có một quyển sách xuất bản tên là “Chí phú bí quyết”. Đó đều là giả. Chúng ta mua về xem chỉ giúp họ phát tài vì bán được sách, ngoài ra không có lợi ích gì. Tất cả phải có trong mệnh, thời xưa nói “Công danh phải có mệnh”. Công danh chính ngày nay chúng ta gọi là học vị. Học vị là do mệnh, làm quan cũng do mệnh, phát tài nhiều ít cũng do mệnh. Làm sao trong mệnh của họ có được? Vì nhân đời trước đã trồng, họ trồng cái nhân thù thắng nên quả báo đời này thù thắng. Nhân không thù thắng thì quả báo cũng liền có kém khuyết. Do đây có thể biết, tu nhân mới có được quả.

    Cho nên Phật dạy bảo chúng ta, tu tài bố thí thì được tiền của, tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu. Tiền cũng cần, thông minh cũng cần, khoẻ mạnh sống lâu càng cần hơn, nói chung ba thứ quả báo này đều cần đến. Nếu không tu ba loại nhân này, ngày ngày khởi vọng tưởng thì không thể thành tựu được. Có cầu Phật Bồ tát, Phật Bồ tát cũng không thể nào giúp đỡ. Nên nhớ, Phật Bồ tát không thể ban phước cho chúng ta. Nếu trong mệnh không có, Phật Bồ tát đến ban cho chúng ta, vậy thì con người cần gì phải tu nữa. Mỗi ngày nịnh bợ Phật Bồ tát là được? Không hề có việc này, nịnh bợ cũng vô ích. Phật Bồ tát thương mà không thể giúp. Chúng ta thường nói: “được Phật Bồ tát bảo hộ, gia trì”. Sự bảo hộ, gia trì đó không gì khác hơn là đem những đạo lý này nói rõ, đem chân tướng sự thật nói tường tận cho chúng ta. Chúng ta hiểu được đạo lý, y theo phương pháp Phật dạy, chính mình tu tập thì liền có quả báo thù thắng, đó là gia trì của Phật Bồ tát, vạn nhất không nên mê tín.

    Do đó, người chân thật thông hiểu, chân thật giác ngộ sẽ biết nên đặt tiền ở đâu cho tốt. Xã hội hiện tại thường đầu tư vào cổ phiếu, đất đai, đủ loại phương pháp để kinh doanh tiền của. Trong hai năm kinh tế không, một trăm vạn biến thành mười vạn, dẫn đến rất nhiều người tự sát. Kinh Phật nói: “Tài vi năm nhà cộng hữu”, không phải chúng ta có tiền của, chẳng qua là tiền của hiện ra trước mắt để chúng ta xem thấy và cảm giác nó thuộc sở hữu của mình mà thôi. Phật dạy bố thí, cúng dường cha mẹ, cúng dường Tam Bảo, bố thí tất cả chúng sanh, tiền của chúng ta sẽ không bao giờ thiếu. Phải ghi nhớ, tiền dùng không thiếu là tốt, không cần phải tích luỹ, không cần nhiều. Nhiều tiền của, tai nạn liền đến, cho nên phải biết xả tài. Nhà Nho cũng nói “tích nhi năng tán”, xả ra mới là người thông minh. Người Trung Quốc hay cúng thần tài, ai cũng muốn phát tài, nhưng người thời trước có trí tuệ, thông minh, họ không mê tín.

    Chúng ta kinh doanh buôn bán, phải lấy Phạm Nặc làm mô phạm. Ông là người có trí tuệ, có học vấn, không luận làm bất cứ việc gì ông đều thành công. Cho nên phải hiểu tán tài, biết kết ân huệ với tất cả chúng sanh, trong Phật pháp chúng ta gọi là kết duyên, khi chúng sanh nhận ân huệ thì chúng ta có thể gặp nạn hay sao? Không thể. Không có gì ăn sẽ tự nhiên có người đưa đồ ăn đến, không quần áo mặc sẽ có người đưa quần áo đến, không thiếu thứ nào. Thậm chí không có nhà ở cũng sẽ có người đưa nhà cho ở, vô cùng tự tại. Chỉ cần chịu tu bố thí thì phước báu tự nhiên. Cho nên không cần đầu tư tiền vào ngân hàng, để ở đâu cũng không đáng tin bằng bố thí cho tất cả chúng sanh. Nhất định số tiền đó không thể mất, hơn nữa còn có lợi tức gấp nhiều hơn lợi tức trong bất cứ hình thức đầu tư buôn bán nào. Tôi nói lời này là lời chân thật.

    Bản thân tôi là thí dụ, mười phương cúng dường đến cho tôi, tôi thảy đều đem bố thí hết. Tôi đến bất cứ nơi nào, trên người không cần mang theo một đồng, nghĩ cái gì thì người ta đều đưa đến cúng dường, thậm chí dùng không hết. Thật tự tại. Thọ dụng trên đời sống vật chất là tuỳ tâm sở dục. Bản thân tôi đời trước không có phước. Phước báu này của tôi là tu được từ lúc nào? Sau khi học Phật hiểu rõ được đạo lý tôi mới thật làm, vậy thì phương pháp bố thí này, đại sư Chương Gia dạy cho tôi, tôi thật làm, đã làm rất có hiệu quả, tôi tin sâu không nghi, chân thật tin tưởng, đại sư dạy tôi “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Chỉ cần chịu bố thí, đến khi thiếu kém thứ gì, trong lòng vừa nghĩ thì liền có người đưa đến. Những năm đầu tu tương đối ít nhưng tôi cũng đã có cảm ứng. Khi tôi đang cầu học, đời sống rất gian khổ khó khăn. Tôi mong muốn kinh sách, muốn nghiên cứu kinh giáo, trong lòng vừa nghĩ thì đại khái không đến một tháng có người mang đến. Đến nay tôi chỉ nhớ lần thời gian dài nhất là sáu tháng tôi mới có được quyển sách mình cần, đó là quyển Trung Quán Luận Sớ. Còn các quyển khác như Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao, tôi vừa mới học Phật, trong lòng nghĩ muốn thì liền sau một tháng có người mang đến. Chân thật “Hữu cầu tất ứng”. Miễn là mong cầu đó đúng lý đúng pháp thì đều cảm ứng. Tôi luôn hiểu rõ đạo lý này, thấu suốt chân tướng sự thật.

    Nhiều năm đến nay kể từ 26 tuổi học Phật, lão sư dạy bảo, tôi chăm chỉ làm, càng làm cảm ứng càng không thể nghĩ bàn. Cho nên từng câu từng chữ trên kinh Phật, tôi tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, rồi chính mình được lợi ích. Bố thí tài được tài phú, bố thí ăn uống thì được ăn uống, bố thí quần áo được quần áo, bố thí phòng ốc được phòng ốc, linh nghiệm vô cùng. Bố thí Phật pháp được thông minh trí tuệ, được biện tài vô ngại, đó là điều mọi người đều cần đến. Chúng ta phải tu pháp bố thí, cúng dường. Bố thí vô uý rất đơn giản, thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay để từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh.
     
  15. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lúc nhỏ, cũng có một số người xem tướng đóan mệnh cho tôi, đây là phong tục cổ của người Trung Quốc. Lúc nhỏ, mẹ tôi dẫn tôi đi xem đóan mệnh, tôi cũng gặp qua không ít cao nhân, nói tôi sống không quá 45 tuổi.Vận mạng của tôi so với tiên sinh Viên Liễu Phàm còn khổ cực hơn, thọ mạng cũng ngắn hơn. Ông ấy còn sống đến 53 tuổi, chứ tôi đến 45 tuổi đã hết rồi, Cho nên lúc đó học Phật, tôi đem thọ mạng của mình tính đến 45 tuổi, sau 45 tuổi thì không còn nữa. Trong thời hạn 45 năm này tôi nhất định phải có thành tựu. Thành tựu này chính là quyết định vãng sanh Tịnh độ. Tôi đem mục tiêu đặt ở chỗ này, bản thân cũng có sự tính toán. Đến năm 45 tuổi, quả nhiên tôi bị bệnh nặng, bệnh suốt một tháng. Tôi không đi bác sĩ, cũng không uống thuốc bởi vì bản thân tôi hiểu rất rõ, bác sĩ chỉ chữa được bệnh chứ không cứu được mạng. Mạng đã đến, bạn đi bác sĩ có ích gì? Vì vậy tôi đóng cửa niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ. Mỗi ngày có mấy vị học trò đến nấu cơm cho tôi, ăn cháo, rau dưa. Sau một tháng, thân thể từ từ khỏe lại. Tôi cả đời hầu như không mang bệnh, sau khi khỏe lại, tôi vẫn tiếp tục công việc giảng kinh hoằng pháp. Đến năm sau, càng ngày càng thuận lợi, tôi ở chùa Thiện Đạo gặp được vị Cam Châu Hoạt Phật, đó cũng là bạn học cũ của tôi. Ông ấy là học trò của Chương Gia đại sư, đại khái hơn tôi xấp xỉ 12 tuổi. Lúc gặp nhau, ông ấy nói với tôi, ông ấy nói: Tịnh Không pháp sư, ông qua đây. Chúng tôi rất khó có cơ hội gặp nhau được một lần, cho nên vô cùng hoan hỷ. Ông nói: số mạng của ông bây giờ đã hoàn toàn chuyển đổi rồi. Tôi hỏi: tại sao vậy? Ông nói: lúc trước chúng tôi hay nói sau lưng ông. Tôi hỏi lại: nói điều gì? Nói: ông là người tuy rất thông minh nhưng không có phước báu, lại thêm đoản mệnh nữa. Tôi nói: điều này có thể nói trước mặt tôi, không cần phải nói sau lưng. Tôi còn nói thêm: tôi biết rất rõ. Ông nói tiếp: nhưng hiện tại những năm gần đây ông hoằng dương Phật pháp nên đã hòan toàn chuyển đổi lại rồi, không những có phước báu mà còn trường thọ nữa. Tôi rất cảm khái, đến năm sau thì Cam Châu Hoạt Phật qua đời. Đây là một vị đại đức rất khó có trong Phật giáo Tây Tạng, là một vị thiện tri thức chân chánh, một người xuất gia rất có quy củ, thực sự rất hiếm thấy.
     
  16. minhlth

    minhlth Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/5/2013
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    hay quá, cảm ơn chủ tóp.......................
     
  17. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

    Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003


    .............
    Bây giờ đức Thế tôn dạy chúng ta niệm A Di Ðà Phật, tất cả chư Phật dạy chúng ta niệm A Di Ðà Phật, đây là ý nghĩa gì? Là dạy cho chúng ta dùng phương pháp này để khôi phục lại tự tánh! Cũng như chúng ta đang ngủ, đang mê hoặc điên đảo, câu A Di Ðà Phật này đánh thức chúng ta tỉnh dậy. Sau khi tỉnh dậy mới biết mình vốn là A Di Ðà, mình vốn là Tỳ Lô Giá Na. Nhưng chúng ta đã mê quá lâu, mê quá sâu đậm rồi, mỗi ngày đều niệm nhưng kêu hoài không tỉnh. Phải làm sao đây? Chư Phật Như Lai đã giác ngộ và thức tỉnh rồi sẽ giúp đỡ chúng ta. Pháp Tạng tỳ kheo ở Tây phương Cực Lạc thế giới đã thành A Di Ðà Phật, ngài phát tâm giúp đỡ chúng ta. Ngài nói chỉ cần chúng ta có đầy đủ chân tín và thiết nguyện (niềm tin chân thật và lời nguyện thiết tha). Chân tín và thiết nguyện tức là ‘Bồ Ðề Tâm’, cộng thêm ‘nhất hướng chuyên niệm’ tức là một phương hướng nhất định, một mục tiêu duy nhất là chuyên niệm A Di Ðà Phật, thì sự giúp đỡ này [của A Di Ðà Phật] sẽ thành công ngay. Cho nên câu Phật hiệu này từ tâm chúng ta sanh ra rồi từ miệng niệm ra tiếng. Dùng danh từ của khoa học ngày nay thì gọi là ‘ba động’ (làn sóng).
    Quý vị xem, viện nghiên cứu của tiến sĩ Giang Bổn Thắng ở Nhật Bản là viện nghiên cứu về các làn sóng. Tâm chúng ta khởi lên một niệm, đây là làn sóng của tâm. Làn sóng của tâm này có vận tốc nhanh nhất so với tất cả mọi vật khác. Tâm vừa mới khởi lên một niệm thì làn sóng này tức khắc truyền ra khắp hư không pháp giới, lập tức lan khắp, còn nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Vận tốc ánh sáng là 300.000 km trong một giây đồng hồ. Ánh sáng từ trái đất đi đến mặt trời phải mất hơn 8 phút; khoảng cách này [như vậy cũng] không xa lắm. Nhưng khi tâm niệm của chúng ta vừa khởi lên, làn sóng này liền tức khắc lan rộng ra khắp hư không pháp giới, không gì có vận tốc này nhanh hơn vận tốc này. Chư Phật dạy rằng khi chúng ta khởi tâm để niệm A Di Ðà Phật, đức Phật A Di Ðà ở Tây phương Cực Lạc thế giới lập tức liền nhận được làn sóng này; chúng ta có thể ‘liên lạc và nói chuyện’ với đức Phật nhanh như vậy!
    Khi đức Phật A Di Ðà nhận được làn sóng này, ngài cũng có hồi âm nhưng chúng ta không nhận biết được. Tại sao chúng ta không biết được? Bộ máy của chúng ta hiện nay quá cũ, quá tệ, không còn linh hoạt và mẫn tiệp như ngài nữa; làn sóng cực kỳ nhỏ ngài cũng có thể thâu nhận được. Bộ máy của chúng ta tại sao không còn linh hoạt được nữa? Phật nói tại vì chúng ta có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. Vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước làm cho căn tánh của chúng ta bị chướng ngại mất, căn tánh của lục căn có ba thứ chướng ngại to lớn này, vì thế cho nên chúng ta không thể nhận được hồi âm của chư Phật.
    Ðến khi nào thì chúng ta mới có thể thâu nhận được? Phải tu định. Khi bạn có định công (khả năng định tâm) thâm sâu. Ðịnh công ở đây nghĩa là bạn có thể buông xả tất cả vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước. Khi vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước giảm đi thì tác dụng của sáu căn sẽ dần dần linh hoạt trở lại. Khi đó bạn sẽ nhận được hồi âm của A Di Ðà Phật, bạn có thể thấy Phật, bạn có thể nghe thấy tiếng Phật thuyết pháp, bạn có thể ngửi được hương thơm của Cực Lạc thế giới, bạn có thể cảm được gió mát hoà nhã của Cực Lạc thế giới. Cực Lạc thế giới cách chúng ta rất xa.
    ...........................
    Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.
    Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi. Cũng giống như chúng ta di dân, hiện nay nói ‘di dân’ mọi người đều dễ hiểu. Chúng ta từ Trung quốc di dân đến Mỹ quốc, đây là thay đổi thân thể và thay đổi thân phận; chúng ta không dùng quốc tịch Trung quốc nữa mà đổi thành quốc tịch Mỹ. Cũng như bạn thay đổi một cái thân thể và thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt mà thôi. Gần đây chúng ta lại từ Mỹ di dân đến Úc châu, và lại biến thành công dân Úc, lại đổi thân phận nữa. Người thì không chết, chỉ thay đổi thân phận ba lần, thay đổi hoàn cảnh sinh sống ba lần. Sự việc là như thế đó, cho nên bạn phải hiểu như vậy.
    Hiện nay chúng ta ở trong thế gian này vẫn thường liên lạc với bà con và bạn đồng tu ở Trung quốc, Mỹ quốc. Nếu bạn sanh lên cõi trời hoặc là sanh lên cõi Cực Lạc, đạo lý cũng giống như vậy, bạn cũng sẽ giữ liên lạc với những bà con bạn bè ở trái đất này; bạn sẽ thường thường giúp đỡ và thăm viếng họ. Nhưng cảnh giới không giống nhau, không gian duy thứ không đồng (duy có nghĩa là chiều, là phương vị). Họ đến đây để thăm viếng chúng ta, họ thấy rất rõ ràng, nhưng chúng ta không thấy họ, đây là vì không gian duy thứ không giống nhau. Tuy là chúng ta không thấy họ nhưng chúng ta thường thường kỷ niệm họ. Thí dụ như lúc chúng ta tụng kinh lạy Phật đem công đức hồi hướng [cho họ], đó là kỷ niệm họ. Họ cũng thường lại thăm viếng chúng ta, âm thầm giúp đỡ và vẫn duy trì liên lạc với chúng ta.
    Khi chúng ta tu hành có đầy đủ công phu và trình độ, đủ trình độ nghĩa là sao? Nghĩa là đủ định công (khả năng định tâm). Có đủ định công thì có thể giảm bớt vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước của chúng ta; giảm đến một mức nào đó thì cái cảm ứng này sẽ trở nên hiện thực (rất rõ ràng). Họ đến thăm chúng ta hoặc là chúng ta đi thăm họ; cho nên đây là cảnh giới trong [trạng thái] định, không gian và thời gian đều không còn tồn tại nữa, là trong khi nhập định không tồn tại. Cho nên trong định có thể qua lại, liên lạc, có thể đi về quá khứ và có thể đi đến tương lai. Hiện nay nhà khoa học biết được rằng không gian thực sự có nhiều duy thứ tồn tại, nhưng không biết dùng phương pháp gì để đột phá nó (vượt qua ranh giới giữa những duy thứ này).
    Giống như những khoa học gia nói đến, trên lý luận họ dùng ‘gia tốc độ’. Nếu tốc độ này nhanh hơn vận tốc ánh sáng trên lý luận thì có thể đi ngược về quá khứ, có thể đột phá không gian. Cho nên trong khi nhập định những người học Phật chúng ta biết được. Trong nhà Phật nói ‘pháp giới’ là danh từ mà khoa học gia gọi là ‘không gian duy thứ’. Tại sao có nhiều pháp giới như vậy? Từ đâu đến? Ðều là từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra. Nếu vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn đã dứt hết, thì không gian duy thứ sẽ không còn nữa, hoàn toàn phá tan. Cho nên không cần biết người thân bạn bè của chúng ta ở trong không gian duy thứ nào chúng ta đều có thể nhìn thấy được, chúng ta đều có thể trực tiếp liên lạc.
    Cho nên có câu nói ‘Phật không độ người không có duyên’. Có cơ hội gặp được thì gọi là có duyên. Không có duyên thì không gặp được, đức Phật sẽ không đốt đèn đi khắp nơi để tìm, không có đạo lý này! Ai gặp được thì người đó có duyên. Ðức Phật diệt độ cho đến ngày nay, tuy là ngài không còn tại thế, kinh điển còn được lưu lại trong thế gian này, chúng ta có thể gặp được kinh điển thì là có duyên. Không gặp được kinh điển thì không có duyên. Nếu gặp được kinh điển mà bạn còn có thể đọc tụng, có thể hiểu rõ, có thể tin tưởng, có thể noi theo đạo lý và phương pháp trong kinh điển mà tu hành, thì bạn sẽ thành công!
    Hiện nay những thứ mà người trong thế gian này mong cầu không ngoài ba thứ: tiền tài, trí huệ, và sức khỏe sống lâu (hôm qua tôi ở ‘Tuyết Lê’ (New South Wales) cũng có đề cập đến vấn đề này). Ở Cực Lạc thế giới ba thứ này đều có đầy đủ. Tây phương Cực Lạc thế giới có vô lượng tiền tài (tài phú). Bạn hãy xem, trong kinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta hoàn cảnh tình huống ở Cực Lạc thế giới. Ở bên đó mặt đất không phải là bằng đất đá mà là lưu ly. Lưu ly là cái gì? Chúng ta ở thế giới này gọi là cẩm thạch, ngọc màu xanh, phần đông giá trị của cẩm thạch là rất cao. Mặt đất ở cõi Cực Lạc toàn làm bằng cẩm thạch, cho nên ở bên đó cẩm thạch không đáng giá chút nào. Tại sao vậy? Thì cũng như đá sỏi của chúng ta vậy. Chúng ta ở đây đeo một chiếc vòng bằng cẩm thạch thì rất quý, nếu qua bên đó còn đem ‘đất đá’ đeo trên tay thì không phải làm trò cười cho người sao? Chúng ta ở đây xem vàng rất là quý báu, còn ở cõi Cực Lạc thì vàng được dùng để làm gì? Cũng giống như xi măng là để lót dưới đất để đắp đường đi. Bạn hãy xem trên mặt đất lưu ly có đường đi làm bằng vàng, đừng nói đến những thứ khác chỉ nói như vậy thì bạn biết ở bên đó ‘giàu sang’ đến bực nào! Khi người tỷ phú ở thế gian chúng ta đến cõi Cực Lạc thì biến thành một kẻ bần cùng nghèo mạt! Không tiền!
    Nhà cửa ở cõi Cực Lạc đều làm bằng bảy thứ báu: vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, không phải như gạch và xi măng của chúng ta ở đây. Bạn nghĩ coi họ ‘giàu sang’ như thế nào. Quần áo thức ăn uống đều là tự nhiên có; bạn muốn ăn thứ gì, vừa nghĩ tưởng muốn ăn thì trên mặt bàn đã hiện đầy ra. Ngày xưa ở Trung Quốc mỗi bữa ăn của những vị vua phải có đủ 100 món ăn trên bàn, không cần biết là ông vua ăn được mấy món, nhưng mỗi bữa ăn nhất định phải dọn đủ 100 món ăn. Cho nên vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thì còn sang trọng hơn ông vua thời xưa. Bữa ăn của ông vua chỉ có 100 món ăn, còn bên đó nếu muốn một ngàn món, một vạn món, khi niệm vừa khởi ý muốn thì tất cả đều hiện ra trước mặt. Ông vua làm sao có thể so sánh với bạn được! Sau khi ăn xong không muốn ăn nữa thì lập tức biến mất, không cần phải rửa chén, không cần phải dọn dẹp, tất cả đều biến mất.
    Cho nên thế giới bên đó là nơi mà ngày nay khoa học gia thường nói vật chất có thể biến thành năng lượng [và ngược lại]. Ngày nay khoa học gia biết được lý luận này nhưng làm không được, ở Cực Lạc thế giới đã làm được. Khi muốn thì đem năng lượng biến thành vật chất, tha hồ hưởng thụ. Khi không muốn những vật chất này lại được biến thành năng lượng trở lại, không còn gì hết, được đại tự tại. Nhà cửa nơi cư trú của bạn muốn ở trên mặt đất thì căn nhà này liền ở trên mặt đất; muốn ở trên không trung thì nó sẽ bay lên lơ lửng ở trên không trung. Khi đi đến những thế giới khác ở tha phương, không cần phải ngồi máy bay, căn nhà của bạn có thể bay, có thể làm công cụ phi hành của bạn. Tùy tâm mình muốn gì được nấy!
    Tướng hảo quang minh không chỉ có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp mà thôi. Tướng tốt của người ở thế gian chúng ta (quý vị nào xem tướng rồi, tướng nào là tướng tốt) tướng tốt là như thế nào, ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Ðức Phật trong kinh nói với chúng ta, người ở tây phương Cực Lạc thế giới có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp. Quý vị xem trong kinh đức Phật Thích Ca đặt ra thí dụ, không những là người ở thế giới chúng ta không thể sánh bằng được, cho đến Ðại Phạm Thiên Vương, tướng phú quý của ‘Ma Hê Thủ La Thiên Vương’ khi so sánh với người vãng sanh hạ hạ phẩm ở Cực Lạc thế giới thì cũng giống như một người ăn xin, không thể nào bì được! Không có một thứ nào không xứng tâm vừa ý. Ðó là lợi ích của sự niệm Phật, lợi ích của sự vãng sanh.
    Nếu bạn muốn hỏi vãng sanh có thật không? Thật đó, một tí gì cũng không phải giả. Trong đời tôi thấy tận mắt mười mấy người đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Còn những người nghe nói vãng sanh thì không biết là bao nhiêu mà kể. Gần đây nhất, khoảng hai năm nay, không đến hai năm, lão cư sĩ Trần Quang Biệt là vị Lâm trưởng nhiệm kỳ trước của Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba. Bạn hãy xem ông ta vãng sanh, đây là người chúng ta đã nhìn thấy tận mắt, các bạn đồng học trong chúng ta đều có đi hộ niệm cho ông. Lúc lão cư sĩ hơn tám mươi tuổi thì thân thể yếu dần rồi sanh bịnh. Nói thật ra, khi sanh bịnh thì ông mới hết lòng học Phật, khi ông chưa bịnh thì không có học Phật. Ông là một nhà kinh doanh ngân hàng, ngày ngày đều bận rộn công việc làm ăn, không có thì giờ đọc kinh và cũng không có thì giờ nghe kinh.
    Sau khi mang bịnh thì không có cách nào khác phải ở nhà dưỡng bịnh, mỗi ngày nằm trên giường nhàn rỗi. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên gởi những băng video giảng kinh của chúng ta đến tận nhà cho ông. Mỗi ngày ông đều xem, càng xem càng thích thú. Ông mỗi ngày xem tám giờ đồng hồ, thời giờ còn lại thì niệm A Di Ðà Phật. Trải qua thời gian 2 năm, không dài lắm, thì ông đã thành công. Một ngày nọ ông nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên rằng ông sẽ vãng sanh về Cực Lạc. Lý cư sĩ nói với ông rằng lúc bấy giờ ông không thể vãng sanh được. Lúc bấy giờ công việc ở Cư Sĩ Lâm còn chưa ổn định, chỉ cần ông còn sống thì sức ảnh hưởng của ông vẫn còn, cho nên hy vọng là ông ở lại để tiếp tục giúp đỡ. Ông Trần đồng ý và nói vậy thì ông sẽ đợi thêm hai năm nữa.
    Hai năm sau đó, trong kỳ họp sau cùng, Cư Sĩ Lâm tổ chức bầu cử cho [ban chấp hành] nhiệm kỳ mới. Hôm đó ông ngồi xe lăn đến tham dự, tôi cũng có mặt trong buổi họp. Ðây là lần cuối cùng ông đến Cư Sĩ Lâm. Sau khi ra về, tôi nghe người nhà của ông kể lại, có một hôm ông viết ‘mồng bảy tháng tám’ trên khoảng trống viền quanh tờ báo, ông viết hết mười mấy lần ‘mồng bảy tháng tám’. Người nhà ông không ai dám hỏi, cũng không ai biết là việc gì; đúng ngay ngày mồng bảy tháng tám hôm đó ông vãng sanh. Cách ba tháng trước, ba tháng trước ngày ông vãng sanh thì ông đã biết ngày giờ ra đi rõ rõ ràng ràng. Mồng bảy tháng tám, ba tháng trước đã viết ra hết mười mấy lần; Ðây là ‘dự tri thời chí’ (biết trước ngày giờ vãng sanh)!
    Từ lúc ông sanh bịnh bắt đầu nghe kinh niệm Phật cho đến khi ông vãng sanh là khoảng bốn năm. Sau khi ông vãng sanh, Cư Sĩ Lâm ở Tân Gia Ba xuất hiện ra một việc rất kỳ lạ. Sau khi việc này xảy ra có một hôm, cư sĩ Ðỗ Mỹ Tuyền lại Niệm Phật Ðường kiếm tôi; trước đó tôi không quen biết bà. Việc gì đã xảy ra? Rất nhiều oan gia chủ nợ của lão cư sĩ Trần Quang Biệt đến Cư Sĩ Lâm. Những người này không phải người còn sống, đều là quỷ, rất là nhiều. Số oan gia chủ nợ này trước đó vốn là ở nhà ông Trần, nhưng ông Trần mỗi ngày nghe kinh niệm Phật nên họ không dám phá khuấy ông. Nghe kinh niệm Phật có thần hộ pháp cho nên tuy là số oan gia chủ nợ này vây quanh kế bên nhưng không dám làm hại ông. Sau khi nhìn thấy ông Trần vãng sanh họ đều cảm động.
    Cho nên họ đi theo pháp sư, chúng tôi phái pháp sư mỗi ngày lại trợ niệm cho ông, một nhóm bốn vị pháp sư luân phiên nhau. Số oan gia chủ nợ này đi theo mấy vị pháp sư này về đến Cư Sĩ Lâm. Họ nói thần hộ pháp ở Cư Sĩ Lâm không ngăn cản và nói rằng họ đến không có ý phá rối mà đến để xin quy y. Họ nói sau khi thấy ông Trần vãng sanh họ rất hoan hỷ nên đến để xin quy y. Lúc đó tôi đang ở Hương Cảng, hình như là thầy Toàn gọi điện thoại cho tôi và nói nhóm quỷ này xin quy y, tôi nói với thầy mau mau cho họ quy y.
    Sau khi quy y họ muốn nghe kinh. Các pháp sư ở Cư Sĩ Lâm mới nói với họ rằng lầu bốn là Niệm Phật Ðường, lầu năm là Giảng đường, mỗi ngày đều có pháp sư ở đó giảng kinh. Họ nói ‘ánh sáng’ ở lầu năm quá mạnh họ chịu không nổi. Sau khi thương lượng thì chúng tôi mở truyền hình ở lầu một và lầu hai. Họ yêu cầu nghe kinh Ðịa Tạng, cho nên chúng tôi vặn máy truyền hình suốt ngày 24 giờ để băng video cho họ nghe. Họ thích nghe kinh Ðịa Tạng và kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo. Họ thích nghe hai bộ kinh này nhất, sau khi nghe xong thì họ ra về. Ðây là chuyện kỳ lạ đã xảy ra.
    Sau đó mấy ngày, hình như là một tuần, thì cư sĩ Ðỗ Mỹ Tuyền đến kiếm tôi để thuật lại chuyện quỷ nhập vào thân bà. Bà nói lúc đó bà mê ngất đi, sau khi hôn mê thì cái gì cũng không biết. Lúc tỉnh dậy người khác nói lại cho bà biết rằng bà đã bị ‘nhập’ hết hơn một giờ, một câu bà cũng không biết bà đã nói cái gì. Nhưng người nhà của bà không tin, nhất là em trai của bà, hắn nói chuyện này không đáng tin tí nào. Sau đó nghe nói hắn bị tám con quỷ đánh hết một trận, đánh xong còn xô hắn ta vô ống thoát nước ở bên đường. Hắn bị thương nặng phải nằm xe cứu thương vô bịnh viện cứu cấp. Hắn báo cảnh sát và nói là hắn bị bảy hoặc là tám người đánh bị thương. Kết cục khi cảnh sát đến để điều tra, hỏi thăm những người chung quanh, những người chung quanh này nói không phải, tự mình hắn đi lảo đảo rồi té xuống ống thoát nước, không có ai đánh hắn hết. Bảy tám con quỷ đánh hắn, kể từ đó hắn mới tin, cả nhà đều tin hết. Ðỗ Mỹ Tuyền bị quỷ nhập, nhờ đó mà cả nhà được độ. Cho nên chuyện này là thiệt không phải giả.
    Tôi cũng gặp và nghe qua nhiều chuyện linh quỷ nhập vào người, trong đó phần đông là thiệt, nhưng cũng có giả nữa, nhưng giả thì rất ít. Những người giả mạo đều có âm mưu hoặc mục đích rõ ràng, khi nghe qua thì biết liền. Cho nên phải có khả năng phân biệt [chánh tà] để khỏi bị những người này gạt. Khi chúng ta giao thiệp với quỷ thần nhất định phải cẩn thận, quyết đừng để bị hại. Bạn để ý lắng nghe họ nói, cái tướng mà họ hiện ra rất đáng để chúng ta tham khảo.
    Khoá lễ ‘Ba Thời Hệ Niệm’ là do Trung Phong Thiền sư lập ra, ngài là người đời nhà Nguyên. Ngài y theo kinh Di Ðà rồi thiết lập ra nghi thức này để siêu độ người mất. Chúng ta tu học Tịnh Ðộ dùng nghi thức này thì vô cùng thích hợp. Nếu bạn xem xét kỹ lưỡng, nghi thức của khoá lễ này có tán Phật, tụng kinh, niệm chú (chú Vãng sanh), sám hối, phát nguyện, hồi hướng, và quy y. Tất cả có tám phương pháp tu học, vô cùng đầy đủ. Quý nhất là các bài giảng khai thị, rất nhiều khai thị vô cùng hấp dẫn, đối với sự tu học của chúng ta có rất nhiều ích lợi. Cho nên nếu các bạn thường xem và thường đọc những bài khai thị này, tôi tin là xem lâu thì bạn có thể ngộ nhập vô cảnh giới này, khế nhập vào cảnh giới thì có ích lợi lớn.
    Hiện nay chúng ta lấy nghi thức này làm công khoá, chúng ta mỗi tuần làm một lần, làm công khóa nhất định thì hai cõi âm dương đều có lợi ích. Ngày nay trên thế giới này, người ta khổ, quỷ thần cũng khổ. Loài người chúng ta có tai họa, thế gian này có tai họa, người ta không biết, nhưng quỷ thần biết; những năm gần đây những dấu hiệu tin tức từ cõi âm truyền đến đều nói đến những tai họa trên thế gian này, rất là kinh khủng! Những gì họ nói tôi đều tin, tôi không phải tin những tin tức mà linh quỷ truyền đến, tôi tin những đạo lý về nhân quả báo ứng mà đức Phật nói trong kinh điển, tất cả tai họa đều do ác nghiệp chiêu cảm! Bạn xem thử những người trong thế gian này suy nghĩ những gì? Họ niệm cái gì? Họ nói cái gì? Họ làm cái gì? Bạn quan sát kỹ lưỡng thì bạn sẽ biết liền.
    Người xưa nói: ‘Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương’ (Nhà tích thiện nhất định phải có nhiều niềm vui, nhà tích chuyện không thiện thì nhất định phải có nhiều ương họa). Trong xã hội hiện nay, tất cả chúng sanh tích lũy những gì? Tâm niệm ác, tư tưởng ác, ngôn ngữ ác, hành vi ác, thì làm sao không có tai họa! Ngày xưa nền giáo dục cổ truyền đã dạy người ta phương thức làm người từ lúc tuổi còn nhỏ. Sự giáo dục của Trung quốc từ đời Nghiêu Thuấn đều có ghi chép trong lịch sử. Từ thời Nghiêu Thuấn đến nay có khoảng 4500 năm. Từ xưa đến khoảng cuối đời nhà Thanh, nền giáo dục ở Trung quốc dạy những gì? Ðó là dạy luân lý đạo đức. Nền luân lý đạo đức này đã [có công] duy trì đất nước dân tộc Trung quốc được 5000 năm. Sau thời Dân Quốc cho đến nay mọi người đều coi trọng khoa học Tây phương, đem luân lý đạo đức cổ truyền vứt bỏ. Sanh hoạt vật chất hình như được nâng cao, mức sống nâng cao, nhưng luân lý đạo đức mất đi rồi. Xã hội động loạn, nhân tâm bàng hoàng, thử hỏi có ai trong thế giới hiện nay có cảm giác an toàn? Kể cả bản thân chúng ta, bạn thử đi nghe ngóng và hỏi người ta xem, hỏi họ có cảm giác an toàn không? Không ai cảm thấy an toàn! Thật đáng thương!
    Hiện nay những người học Phật thì có lẽ tốt hơn một chút. Người học Phật chân chánh, thật là có được những lợi ích từ Phật pháp, tâm họ tương đối thanh tịnh thì có thể có cảm giác an toàn. Tại sao vậy? Biết được thật tướng của các pháp cũng là biết được chân tướng của vũ trụ nhân sanh, biết được tất cả chúng sanh không sanh không diệt, chỉ là chuyển biến mà thôi, cho nên mới kêu là tâm an lý đắc. Hiểu rõ đạo lý này thì tâm sẽ an; không hiểu rõ đạo lý thì tâm làm sao an được! Trong xã hội ngày nay, nếu như cầu thân tâm an ổn, thì phải tìm hiểu cho rõ đại đạo lý của vũ trụ nhân sanh. Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, tâm của bạn sẽ an và tâm sẽ định. Từ đó bạn sẽ biết sanh hoạt cách nào, làm việc cách nào, giao tiếp người và sự việc cách nào. Bài giảng khai thị trong nghi thức ‘Ba thời hệ niệm’ quá hấp dẫn đi thôi!
    Như vậy thì khi người ta qua đời tại sao lại phải cúng thất? Rất nhiều người hỏi vấn đề này. Nếu người ta niệm Phật đã vãng sanh được thì thật ra không cần phải cúng thất nữa. Người vãng sanh và người sanh lên trời (những người khi còn sống làm nhiều chuyện thiện thì sau khi qua đời có thể sanh lên trời), đều không có thân trung ấm, không cần phải cúng thất. Nhưng phần đông nghiệp chướng và tập khí của người ta quá nặng, nếu họ đọa vào tam ác đạo hoặc là sanh làm người, những người này chỉ là người rất bình thường, không phú quý, tất cả đều có thân trung ấm. Thân trung ấm phần đông kéo dài 49 ngày, tức là 7 tuần. Thân trung ấm cách 7 ngày lại có một lần biến dị sanh tử, cũng có nghĩa là mỗi 7 ngày có một lần rất đau khổ.
    Ngay lúc này tụng kinh niệm Phật cho họ, hoặc sám hối rồi hồi hướng cho họ thì có thể giảm bớt sự đau đớn của họ, trong kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh có nói đến việc này. Cho nên việc cúng thất là từ Kinh Ðịa Tạng mà ra, bạn xem kinh này thì sẽ hiểu rõ. Vì thế tuyệt đối không nên tự tử, tự tử thì rất là đau khổ. Tại sao vậy? Phàm những người chết vì tự tử, thân trung ấm của họ cứ mỗi 7 ngày lại phải tự sát một lần. Không phải chỉ chết một lần mà mỗi 7 ngày lại tự sát thêm một lần, rất là đau khổ. Thí dụ như người treo cổ chết, mỗi 7 ngày hắn phải treo cổ thêm lần nữa; uống thuốc độc tự tử thì cứ cách 7 ngày lại phải uống thuốc độc để chết trở lại. Nếu người nhà tu phước dùm họ có thể giảm bớt sự đau đớn này. Nếu không có gia quyến tu phước cho họ như vậy thì không cách nào tránh khỏi. Ðây là việc mà đức Phật nói cho chúng ta biết. Nếu như bạn hiểu được thì bảy cái thất này đều phải cúng; không thể chỉ lựa chọn vài cái, còn những cái còn lại thì không cần cúng, không thể như vậy được. Tại sao vậy? Cách 7 ngày họ có một lần biến dị sanh tử thì rất đau đớn. Chúng ta từ kinh điển hiểu được những đạo lý này. Cho nên lợi ích của sự [đọc kinh] niệm Phật quá nhiều đi thôi.
    Trong kinh có nói về việc cúng thất rất rõ, trong 7 phần công đức người cúng thất hưởng được 6 phần, người mất chỉ hưởng được một phần. Cho nên lúc cúng thất tốt nhất là nên mời 7 vị pháp sư, trong 7 phần công đức của 7 vị pháp sư người mất chỉ hưởng được một phần. Nếu muốn đạt được lợi ích của sự cúng thất, những người cúng thất này không kể là tại gia hay xuất gia phải dùng tâm chân thành để cúng thì mới có lợi ích chân thật. Nếu mà chỉ làm theo nghi thức để tụng kinh bái sám, tâm địa không chân thành thì lợi ích rất nhỏ. Thế nào là tâm không chân thành? Ðó là vừa niệm kinh vừa khởi vọng tưởng, tâm không tập trung thì không đạt được lợi ích. Nếu người qua đời này lúc còn sống rất nóng nảy, rất dễ giận mà người cúng thất lại không thành tâm cúng thất, vong linh người mất sẽ kiếm chuyện phá rối [người cúng thất]. Quỷ và người giống nhau, nếu bạn có lỗi với họ, họ sẽ kiếm chuyện gây rắc rối và sẽ trả thù. Nếu người nào tâm địa hòa nhã thì thôi, họ không gây rắc rối.
    Cho nên tất cả mọi chuyện đều có nhân quả! Nghiệp nhân quả báo tơ hào chẳng sai, đó là chân lý. Trong Phật pháp có câu: ‘Vạn pháp giai không, nhân quả bất không’ (vạn pháp đều không, nhân quả không có không). Tại sao nhân quả không có không? Nhân quả có sự ‘chuyển biến bất không’. Nhân sẽ biến thành quả. Giống như chúng ta trồng một cây ăn trái, thí dụ này ai cũng biết hết; nếu bạn trồng một cây đào, hột trái đào là hột giống, hột giống là nhân! Hột trồng xuống đất thì lớn thành cây đào, cây đào sẽ có trái đào, nhân sẽ biến thành quả; quả đào lại chứa đựng hột đào, đây là ‘chuyển biến bất không’. Kế đó là ‘tuần hoàn bất không’, nhân quả tuần hoàn xoay chuyển không có không. Kế đó là ‘tương tục bất không’ (liên tục nối liền không có không). Cho nên nói tóm lại là có ba hiện tượng: chuyển biến, tương tục, và tuần hoàn; đây là nói tất cả sự việc trong thế gian và xuất thế gian đều không vượt ra khỏi nhân quả.
    Chúng ta đọc kinh điển Ðại thừa, bạn xem những thứ [nhân quả] nói trong kinh. Kinh Hoa Nghiêm nói về ‘ngũ châu nhân quả’, không lìa nhân quả. Kinh Pháp Hoa nói ‘nhất thừa nhân quả’. Phật pháp xuất thế gian cũng không lìa nhân quả, nhân quả là chân lý trong vũ trụ! Thiện có quả báo thiện, ác có quả báo ác, người xưa nói rất hay, không phải là không báo, mà là thời giờ chưa đến. Khi nhân gặp duyên, thì đây là thời giờ đã đến; nếu nhân chưa gặp duyên thì đây là thời giờ chưa đến; khi gặp duyên thì quả báo nhất định sẽ hiện ra. Cho nên nếu chúng ta hiểu được đạo lý này, đặc biệt là trong sự giao thiệp và qua lại giữa người và người với nhau, người xưa nói rất hay: ‘Oan gia nên giải chớ đừng nên kết’. Hãy ghi nhớ, tuyệt đối đừng bao giờ kết oán thù với người khác, kết oán thù thì rắc rối rất lớn; oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt được, cả hai bên đều đau khổ.
    Mỗi người chúng ta trong thế giới này không phải chỉ có một đời này thôi, bạn còn có đời trước. Trong nhiều đời kiếp trước, bạn đã kết oán thù với bao nhiêu người, cho nên trong đời này sự sanh hoạt thường ngày không qua được một cách suông sẻ! Khi bạn gặp một người lạ ngoài đường, từ trước đến giờ chưa gặp qua lần nào, nhưng vừa mới gặp thì người đó lại ‘kên’ bạn, (nhìn bạn bằng cặp mắt rất hằn học), đó là nghiệp mà bạn đã tạo trong đời quá khứ. Chúng ta là người học Phật nên chúng ta hiểu được. Người đó nhìn mình một cách hằn học, A Di Ðà Phật, bạn cũng đừng nhìn họ, cúi đầu niệm một câu Phật hiệu trả lời cho người đó, như vậy thì hóa giải rồi! Nếu khi người đó ‘kên’ bạn một cái mà bạn ‘kên’ lại họ thì sẽ có chuyện rắc rối. Cho nên nếu người đó nhìn bạn gật đầu mỉm cười thì đó là nhờ thiện duyên đời quá khứ.
    Cho nên nghiệp duyên phải hoá giải từ nội tâm, đây là điều mà chúng ta thường nói đến, nhất định đừng chống đối gây mâu thuẫn với tất cả người và sự việc, đừng nên đối lập. Phải đem cái tâm niệm chống đối này hóa giải đi, đối xử bình đẳng và tương thân tương ái với nhau thì mới tốt. Hy vọng mọi người lưu ý điểm này, nếu chúng ta gặp oan gia chủ nợ, chuyện này rất thường xảy ra, nếu họ vô tình hay cố ý hủy báng hoặc sỉ nhục chúng ta, thậm chí mưu hại chúng ta, chúng ta phải hiểu rõ nhất định đừng sanh tâm sân hận, nhất định đừng khởi tâm muốn trả thù.
    Phải học theo Phật! Quý vị có rất nhiều người niệm kinh Kim Cang, trong kinh có nói đến chuyện Nhẫn Nhục Tiên Nhân bị vua Ca Lợi cắt thịt trên mình, đây là việc sỉ nhục và làm tổn thương vô cùng lớn lao. Nhưng Nhẫn Nhục Tiên Nhân có thái độ như thế nào? Không có một chút tâm niệm sân hận gì hết, nhẫn nhục ba la mật được thành tựu viên mãn. Không có một chút tâm niệm muốn trả thù nào hết, thì trì giới ba la mật được thành tựu viên mãn; vả lại ngài còn phát tâm trong tương lai khi thành Phật người đầu tiên phải độ là vua Ca Lợi thì bố thí ba la mật được thành tựu viên mãn. Chúng ta phải học những đức tánh này! Phần đông người ta không làm nổi những chuyện này; phần đông ai cũng sẽ sanh tâm sân hận và báo thù, như vậy thì sẽ có rắc rối lớn. Chuyện trả thù thì đời đời kiếp kiếp sẽ không bao giờ chấm dứt. Vì vậy không nên kết oán thù với người, nhất định phải hóa giải, không được kết oán thù với người.
    Tuyệt đối đừng nên thiếu nợ người khác, phải nên thận trọng. Trong một đời này, nếu gặp người đến để đòi nợ thì nhất định phải trả! Khi kẻ ăn cướp đến giựt đồ, đến ăn cắp đồ của bạn, bạn bị tổn hại, tất cả phải nghĩ là mình trả nợ thì sẽ êm chuyện. Họ ăn cắp đồ của mình thì có lẽ là đời quá khứ mình đã ăn cắp đồ của họ cho nên đời này họ lấy lại, lấy một trả một, chấm dứt nợ nần một cách vui vẻ. Cũng tuyệt đối đừng có tâm niệm muốn lợi dụng người khác. Tâm niệm lợi dụng là trộm cắp, tương lai cũng phải trả lại. Cho nên nếu bạn hiểu rõ sự lý của nhân quả báo ứng thì tâm bạn sẽ rất an lạc. Mỗi người trong đời này báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ đều có nhân lúc trước hết, [hiểu như vậy thì] bạn sẽ rất tự tại. Nếu như có nhiều oan gia chủ nợ thì bạn cũng rất tự tại. Tại sao vậy? Ðời này từng món nợ, từng món nợ bạn đều trả sạch trơn, đời sau khi gặp lại đều là bạn bè. Oán thù đã giải quyết xong, nợ nần cũng trả hết; người khác thiếu mình thì không cần đòi, đó là bố thí, càng thí thì phước báo càng lớn!
    Hôm qua tôi ở ‘Tuyết Lê’ đã nói với các bạn đồng học rằng người đời nay tham tiền và đều muốn phát tài. Tại vì mấy hôm trước tôi thấy một quảng cáo ở trên truyền hình đài Phụng Hoàng nói rằng ‘Có trí thì sẽ có tài’. Câu nói này không đúng. Lúc tôi còn trẻ gặp nhiều giáo sư rất nổi tiếng và rất thông minh tài giỏi nhưng lại rất nghèo! Nghèo đến mức tiền mua sách cũng không có, họ là giáo sư nghèo. Cho nên lời Phật dạy mới đúng: ‘Có [bố] thí thì mới có tài’; bố thí tài thì được giàu sang, càng bố thì thì càng giàu; bố thí pháp thì được thông minh trí huệ; bố thí vô úy (làm cho không lo sợ) thì được khoẻ mạnh sống lâu. Cho nên giàu sang, thông minh trí huệ, và khoẻ mạnh sống lâu đều có được nhờ bố thí.
    Bố thí là nhân! Bố thí tài vật là nhân, giàu sang là quả báo; bố thí pháp là nhân, thông minh trí huệ là quả báo; bố thí vô úy là nhân, khỏe mạnh sống lâu là quả báo. Cho nên một số đồng tu ở ‘Tuyết Lê’, có một số không phải là Phật tử, nhưng họ làm một việc tốt, đó là tổ chức một đoàn y tế [lưu động] đi Tây Tạng trị bịnh cườm mắt cho dân chúng. Họ nói bịnh cườm mắt (bạch nội chướng, tức là chứng cataract) ở Tây Tạng rất nghiêm trọng, người bị bịnh rất nhiều, tại vì người Tây Tạng cư trú ở trên núi cao, tia tử ngoại tuyến rất mạnh, cho nên người bịnh này rất nhiều, rất phổ biến, nhiều người bị bịnh đến nỗi bị mù luôn. Họ tổ chức đoàn y tế này và đem theo máy móc tân tiến, nghe nói có hiệu quả rất cao mà lại tốn ít thời giờ, chữa trị cho một người đại khái là mười mấy phút thì có thể giải phẫu xong, mà xác suất thành công cao khoảng 90%.
    Thời gian đoàn y tế này đến Tây Tạng chuẩn bị một tuần, chữa trị một tuần, tất cả gồm có 10 bác sĩ trong đó có 5 người là bác sĩ về mắt và 5 người là bác sĩ tổng quát; ngoài ra còn có nhân viên y tá, tổng cộng 15 người, chúng tôi có dịp gặp mặt họ. Ðây thuộc về bố thí vô úy, quả báo của bố thí vô úy là khỏe mạnh sống lâu. Hôm qua đại chúng mời tôi nói chuyện, nói chuyện xong cũng nhận được không ít tiền cúng dường trong những phong bao đỏ. Tôi đem hết số tiền này cho đoàn y tế đi Tây Tạng. Thế thì mọi người đều tu bố thí vô úy, hy vọng là mọi người đều khỏe mạnh sống lâu, như vậy thì rất viên mãn. Ðược rồi, chúng ta nói chuyện đến đây cũng đã viên mãn.
     
  18. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nhân duyên cha mẹ con cái

    Chương XXI

    LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

    1.Việc đại ác ở trần gian

    Trên đời có một việc cực ác mà tất cả người đều hay phạm phải. Những việc cực ác này người đời đều cho là thường, không lấy gì là sai trái. Việc cực ác này chính là ăn thịt. Thật vậy, ăn thịt là một việc cực ác tạo ra thế giới này vô số thảm hoạ không may như bệnh ung thư khó chữa, còn tạo ra vô số người cô độc không vợ không con, gia đình ly tán, nhà cửa tan nát. Kinh Lăng Nghiêm đã nói:” Ăn thịt bằng tội với giết hại”. Ăn thịt là giết hại. Một ngày ăn thịt là một ngày phạm tội giết hại. Đã phạm tội giết hại ắt sẽ nhận lấy quả giết hại rất khổ đau. Đây là đạo lý nhân quả không sai lệch một ly. Nên nói rằng việc cực ác và điều bất hạnh trên thế gian chính là ăn thịt và giết hại mạng sống.

    2. Việc thiện lớn nhất trên đời

    Trên đời có một việc thiện lớn nhất mà tất cả người đời đều có thể thực hành được. Nhưng việc đại thiện này lại bị người đời huỷ báng, khinh chê, ngăn cản và phê bình, lại còn khinh bỉ và coi thường nữa. Việc đại thiện nhất này chính là phóng sinh. Phóng sinh chính là việc thiện lớn nhất để người đời thoát khỏi nạn binh đao và giết chóc chiền miên. Người thực hành hạnh này thành tựu được nguyện vọng khoẻ mạnh, sống lâu, gia đình đoàn tụ, giàu sang và an lạc. Kinh Dược Sư nói rằng:” Cứu giúp mạng sống chúng sinh bệnh nặng được tiêu trừ, giải thoát được tai nạn”…”Tu phước phóng sinh qua được khổ ách, không gặp tai nạn”. Phóng sinh là việc làm cứu lấy mạng sống chúng sinh, bởi mạng sống chúng sinh là quý báu nhất. Vì thế, công đức phóng sinh rất lớn, các việc thiện khác không thể so sánh được. Đã gieo trồng công đức phóng sinh sẽ được loài vật cảm đến ân đức, Long Thiên hộ trì, chư Phật hoan hỷ và sẽ đạt được phước báu lớn cho bản thân. Đây là đạo lý nhân quả báo ứng không sai lệch. Nên nói rằng: việc thiện và phước báo lớn nhất trên thế gian chính là chuộc mạng phóng sinh vậy.
     
  19. bebuti

    bebuti Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    80
    Điểm thành tích:
    28
    Câu chuyện tử vi qua hồi ký - phương pháp cải tạo vận mệnh, chuyển nghiệp

    Hoà Thượng Tịnh Không giảng Liễu Phàm Tứ Huấn (Tập 1)
    2013-05-30 14:24:10
    (PPUD) Giảng tại Thẩm Quyến - Trung Quốc ngày 16/04/2001
    Các vị đồng tu, xin chào mọi người!
    Hôm nay, chúng tôi có thể tại Nhiếp Ảnh Bằng của đài truyền hình Phụng Hoàng gặp mặt mọi người, lại nói về Liễu Phàm Tứ Huấn, quyển sách này là khi tôi 26 tuổi, lúc vừa mới tiếp xúc với Phật Pháp; là quyển sách đầu tiên tôi đọc. Nó có ảnh hưởng đến tôi vô cùng lớn, có thể nói là ảnh hưởng đến cả đời tôi. Đối với bộ sách này, tôi vô cùng yêu thích, cũng thường đọc tụng, và cũng đã giảng qua không ít lần. Chỗ giảng của trước kia so với chỗ giảng của hiện tại, cảnh giới đương nhiên có những điểm không giống nhau. Nhưng bài giảng trước vẫn còn có thể làm y cứ để tham khảo.
    Liễu Phàm tiên sinh, ông họ Viên, tên của ông gọi là Hoàng, Hoàng (nghĩa là màu vàng) trong đỏ vàng xanh trắng đen, tự là Khôn Nghị. Đương thời, ông là người sông Ngô tỉnh Giang Nam. Ông sống vào thời vua Minh Thế Tông. Thế Tông là vị vua đời thứ 12 nhà Minh, gia tĩnh năm thứ 14, công nguyên năm 1535. Như vậy, quý vị đã có những hiểu biết tương đối rõ ràng về ông, khoảng cách của ông so với hiện tại chúng ta đã hơn 500 năm. Sau quyển sách “Liễu Phàm tứ huấn” còn có phụ thêm bài văn “Du tịnh ý công ngộ Táo Thần ký”, cũng là một môn công khóa rất đáng cho chúng ta học tập. Du Tịnh Ý sinh vào năm Gia Tĩnh thứ 4, lớn hơn ông Liễu Phàm 10 tuổi. Hai người họ gặp nhau vào năm Đinh Sửu, đó là lần thứ hai ông Liễu Phàm đi thi Tiến sĩ, năm đó ông 43 tuổi, còn Du Tịnh Ý Công 53 tuổi, hai người là đồng khoa, lần này, Du Tịnh Ý thi đậu còn Liễu Phàm thi không đậu. Tiên sinh Viên Liễu Phàm phải đợi đến năm Bính Tuất, lúc ông 52 tuổi mới thi đậu Tiến Sĩ.

    Chúng ta từ trong truyện ký cả đời ông mà xem thấy, việc sửa sai tự làm mới là một quá trình đầy khó khăn, không phải là việc dễ dàng. Đặc biệt là thời gian đầu, 20 năm trước của ông rất khó khăn, về sau này, khi công phu đã thành thục rồi thì việc đoạn ác tu thiện càng ngày càng dễ làm hơn, chúng ta hãy xem bổn văn.
    [Dư đồng niên tang phụ]
    “Dư” là tiên sinh Viên Liễu Phàm tự xưng, “đồng niên” là chỉ lúc ông còn nhỏ, căn cứ vào chương “học lập mệnh” mà xem, chúng ta biết được ông chịu tang cha khẳng định là trước 15 tuổi, làm sao biết được? Bởi vì ông gặp Khổng tiên sinh vào năm 15 tuổi, cho nên mới chắc chắn là trước 15 tuổi.
    [Lão mẫu mệnh khí cử nghiệp học y]
    “Cử nghiệp” chỉ việc đọc sách cầu công danh, mẹ ông nói với ông, không nhất thiết phải học hành cầu công danh, đồng thời khuyên ông học ngành y.
    [Khả dĩ dưỡng sanh, khả dĩ tế nhân], học y có chỗ lợi, vừa có thể nuôi sống mình, vừa có thể cứu giúp nhiều người bệnh khổ.
    [Khả tập nhất nghệ dĩ thành danh, nhĩ phụ túc tâm dã]
    Nếu như con có thể chân thật học tốt nghề y này thì tương lai có thể trở thành danh y, đây cũng là nguyện vọng của cha con đối với con.
    [Hậu dư tại Từ Vân, ngộ nhất lão nhân giả, tu nhiêm vĩ mạo, phiêu phiêu nhược tiên, dư kính lễ chi].
    Về sau, chữ “hậu” là chỉ năm ông 15 tuổi, năm 1549, ông tại chùa Từ Vân gặp được một lão nhân. “Tu nhiêm vĩ mạo”, “tu nhiêm” là chỉ râu tóc rất dài, tướng mạo vô cùng tốt đẹp, xem thấy “phiêu phiêu nhược tiên” là chỉ dáng vẻ không giống như người thường. Ông sau khi nhìn thấy thì đối với vị lão nhân đó vô cùng lễ kính, từ đó có thể thấy, tiên sinh Viên Liễu Phàm từ nhỏ đã được dạy dỗ rất tốt, tuy rằng tuổi chỉ mới xấp xỉ 15 nhưng cách cư xử đối người tiếp vật lại rất đúng quy củ. Điều này mới có thể khiến người khác hoan hỷ, khiến người khác yêu quý.
    [Ngữ dư viết], đây là chỉ lão nhân đó nói với ông: “tử sĩ lộ trung nhân giả (con là người trong sĩ lộ)”, lão nhân này giống như là người biết xem tướng, vừa nhìn thấy liền nói, con là người có mệnh làm quan.
    [minh niên tức tiến học], “tiến học” là chỉ sang năm ông có thể thi đậu tú tài.
    [hà bất độc thư], tại sao con không đọc sách vậy? con lang thang đến đây, sao không đọc sách?
    [dư cáo dĩ cố], ông liền đem việc mẹ ông giáo huấn, không muốn ông đọc sách mà học y trình bày ra, ông sở dĩ đi lang thang bên ngoài là vì muốn hái thuốc, bởi vì 15 tuổi học y, đây nhất định là học sinh. Hoặc là theo học với danh y, hoặc là học trò trong các tiệm thuốc. Đây đều là những điều mà chúng ta có thể tưởng tượng đến. Cho nên ông đã đem nguyên cớ báo cáo với vị đạo trưởng này.
    [tịnh khấu lão giả tính thị lí cư], nghĩa là hướng lão nhân thỉnh giáo quý danh? và từ nơi nào lại đây?
    [Viết: ngô tính Khổng, Vân Nam nhân dã], lão nhân này nói ông họ Khổng, ông là người Vân Nam.
    [đắc Thiệu Tử Hoàng Cực Số chánh truyền], tức là quyển Hoàng Cực Số chánh truyền của ngài Thiệu Khang Tiết, hiện tại tác phẩm này vẫn còn được lưu giữ trong “Tứ Khố Toàn thư”. Tôi cũng đã từng xem qua vài lần nhưng thực tại mà nói, thì xem không hiểu, hoàn toàn thuộc về số học cao đẳng, trong quyển sách này không chỉ có thể nói về vận mệnh của một con người, vận mệnh của quốc gia, mà còn cả vận mệnh của thế giới; hòan toàn dựa theo môn bốc số trong “Kinh Dịch” mà đoán định.
    [Số cai truyền nhữ], từ trên định số mà nói thì ta nên mang phương pháp này truyền cho con. Lão nhân là lần đầu tiên gặp mặt Viên Liễu Phàm, làm sao biết có thể đem nó truyền lại cho ông? Ở trong này có đại học vấn. Vấn đề này rất giống với cách truyền đạo của các tổ sư đại đức của tông môn giáo hạ trong nhà Phật.
    [Dư dẫn chi quy, cáo mẫu]. Liễu Phàm tiên sinh liền dẫn lão nhân về nhà gặp mẹ mình và giới thiệu ông với mẹ.
    [Mẫu viết: thiện đãi chi, thí kỳ số, tiêm tất giai nghiệm], mẫu thân nói, phải chiêu đãi lão nhân thật tốt và thử bói một quẻ xem có linh nghiệm hay không? Kết quả là bói điều gì cũng đều linh nghiệm.
    [Dư toại khởi độc thư chi niệm], từ chỗ này, ông đối với sự bói toán của lão nhân, ông có lòng tin, như thế là ông liền khởi lên ý niệm đọc sách.
    [Mưu chi biểu huynh Thẩm Xứng], tức là cùng với anh họ của ông thương lượng. Biểu huynh nói:
    [ngôn Úc Hải Cốc tiên sinh, tại trầm hữu phu gia khai quán, ngã tống nhữ kí học thậm tiện, dư toại lễ Úc vi sư ].
    Anh họ của ông dẫn ông đến chỗ của Úc Hải Cốc tiên sinh, Úc tiên sinh tại chỗ đó dạy tư thục, “khai quán” là chỉ cho việc dạy tư thục, Thẩm tiên sinh dẫn ông đến nơi đó đăng kí học, Viên Liễu Phàm tiên sinh liền bái Úc Ngũ Cốc tiên sinh làm thầy.
    [Khổng vi dư khởi sổ, huyền khảo đồng sanh đương thập tứ danh, phủ khảo thất thập nhất danh, đề học khảo đệ cửu danh].
    Khổng tiên sinh bói cho ông Viên Liễu Phàm một quẻ, ông nói: sang năm ông lên huyện thi tú tài, thi huyện đứng thứ 14, thi phủ đứng thứ 71, đề học đứng thứ 9. Đề học là thi tỉnh, lúc đó thi tú tài phải đậu cả ba cửa này.
    [minh niên phó khảo]
    Sang năm đi thi, “minh niên” là chỉ năm ông 16 tuổi, năm 16 tuổi ông đi thi quả nhiên ông thi đậu, thứ hạng hoàn toàn tương hợp, “minh niên phó khảo, tam xứ danh số vi hiệp”, có thể thấy công phu đoán mệnh của Khổng tiên sinh rất giỏi, rất cao minh, ông hoàn tòan không phải là những thuật sĩ giang hồ. Ông chân chánh là chuyên gia số thuật có thực học, là chuyên gia giảng về mệnh lý của Trung Quốc. Ông ấy là chuyên gia chân thật chứ không phải giả danh.
    [phục vi bốc chung thân hưu cữu], sau khi đã thấy linh nghiệm như vậy, ông thỉnh lão tiên sinh đoán quẻ cho cả đời ông, về cát hung họa phước.
    [ngôn: mỗ niên khảo đệ ki danh, mỗ niên đương bỗ lẫm].
    “Lẫm” là một loại cấp bậc trong Tú tài, tương đương với hiện tại chúng ta là học sinh công phí, (tức được học bổng). Lẫm là lẫm mễ (chỉ lương bổng cấp bằng gạo), thứ hạng của nó có giới hạn nhất định, tất phải có hữu khuyết (thi đậu), xuất khuyết (thi không đậu). Thứ tự khảo thí trong tú tài là cao nhất, sau đó là danh sách bổ sung, bổ lẫm.
    [mỗ niên đương cống]
    Cống sinh so với lẫm sinh cao hơn một bậc, nhưng cũng đều thuộc tú tài, trong tú tài phân ra nhiều cấp bậc mà cống sinh là cao nhất, thứ kế là lẫm sinh.
    [cống hậu mỗ niên]
    Sau khi ông làm cống sinh, “mỗ niên”-vào năm nào đó, cống sinh là người có tư cách vào học ở thái học. Cho nên lúc đó vào Thái học, thái học là trường đại học do nhà nước lập nên. Ngày trước cả nước chỉ có một trường, gọi là Quốc Tử Giám. Trường Thái học đó luôn được đặt ở thủ đô, ở kinh thành. Đời Minh có hai trường Quốc Tử Giám, nguyên nhân như thế nào vậy? Khi Minh Thái Tổ dựng nước đã đóng đô ở Nam Kinh, cho nên ở Nam Kinh có trường Quốc Tử Giám, đến thời Minh Thành Tổ, ông lại dời đô về Bắc Kinh, nên ở Bắc Kinh cũng có một trường Quốc Tử Giám. Vì thế vào thời nhà Minh, trường đại học do đất nước lập biến thành có hai cái. Đây là kiến thức thông thường mà chúng ta phải biết. Từ cống sinh trở lên mới có tư cách đến học ở Quốc Tử Giám. Đây là vào 1 năm sau khi đỗ cống sinh, ông được chọn làm huyện trưởng Tứ Xuyên. “Thái doãn” nghĩa là huyện trưởng.
    [tại nhiệm tam niên bán tức nghi cáo quy], ông làm quan được ba năm rưỡi thì liền cáo lão vê quê, tại sao vậy?
    [ngũ thập tam tuế bát nguyệt thập tứ nhật sửu thời] (Năm 53 tuổi vào giờ sửu ngày 14 tháng tám).
    Vân Cốc thiền sư có thể đoán định được một cách chuẩn xác như thế.
    [đương chung ư chính tẩm], ông chết tại nhà, thọ mạng của ông đã đến.
    [tích vô tử], trong mạng của ông không có con trai.
    [dư bị lục nhi cẩn ký chi], tôi cẩn thận tỉ mỉ ghi chép những điều đó lại. Từng điều, từng điều một mà Khổng tiên sinh nói ông đều ghi chép lại, đây là sự việc của cả một đời ông.
    [tự thử dĩ hậu, phàm ngộ khảo giáo kỳ danh sổ tiên hậu, giai bất xuất Khổng công sở huyền định giả], “huyền” là chỉ sự đoán định của Khổng tiên sinh. Về sau, mỗi năm đi thi xếp hạng của ông đều đúng như Khổng tiên sinh đã đoán định, tơ hào không sai. Ở đây có 1 điều không đúng.
    [độc toán dư thực lẫm mễ cửu thập nhất thạch ngũ đẩu đương xuất cống] (Chỉ có một lần đoán là khi nào số gạo cấp lương lẫm sinh của ta đủ 91 thạch 5 đấu sẽ được bổ làm cống sinh).
    Điều này có nghĩa là lúc ông làm lẫm sinh, ông lãnh được một số thóc do nhà nước cấp, phần thóc do nhà nước cấp này, tương đương với ngày nay chúng ta gọi là lương bổng. Ông lãnh được bao nhiêu thóc? Ông phải lãnh đủ số 91 thạch 5 đấu, ông mới xuất cống, điều này kể từ lúc ông làm lẫm sinh lên cống sinh.
    [cập thực mễ thất thập dư thạch, Đồ Tông sư tức phê chuẩn bổ cống, dư thiết nghi chi] (nhưng khi ta mới lãnh hơn 70 thạch thì Đồ tông sư đã phê chuẩn cho ta được bổ cống sinh, ta liền có nghi hoặc.)
    Khi gieo quẻ đoán mệnh cho ông thì khi hưởng được 91 thạch 5 đấu ông mới được lên cống sinh. Nhưng khi ông mới lãnh được hơn 71 thạch thì Đồ tông sư, “tông sư” là chỉ quan Đề học đương thời, quan giáo học của một tỉnh, tương đương với ti trưởng giáo dục ngày nay. Ông là người phê chuẩn việc bổ cống sinh, bổ cống sinh còn gọi là xuất cống. Trong tâm ông Viên Liễu Phàm có nghi hoặc, tại sao điều này lại không đúng? lần tính toán này xem ra không chuẩn xác?
    [hậu quả vi thự ấn dương công sở bác]
    Đồ tông sư phê chuẩn bổ cống, trên văn kiện đã ghi rõ, “bị thự ấn”, thự ấn là chỉ cho vị quan thay thế tạm thời. Vị Dương tiên sinh thay thế tạm thời này đã bác bỏ ông, không phê chuẩn cho ông bổ cống sinh.
    [trực chí Đinh Mão niên]
    Năm Đinh Mão là Minh Mục Tông Long Khánh nguyên niên. Tiên sinh Liễu Phàm lúc đó 33 tuổi. Các vị nghĩ xem, ông ấy là 16 tuổi thi đỗ tú tài, đến năm 33 tuổi mới được lên cống sinh, mười mấy năm, thời gian dài như vậy mới chờ đến năm Đinh Mão.
    [Ân Thu Minh Tông Sư kiến dư tràng trung bị quyển, thán viết: ngũ sách tức ngũ thiên tấu nghị dã]

    Quan Đốc học lúc bấy giờ, chính là trưởng quan Ân Thu Minh tiên sinh chủ trì giáo học, trong lúc rảnh rỗi, ông xem lại những bài thi của các vị thi tú tài đợt trước, trong số những bài này, có những bài thi không đậu, ông lấy ra xem lại, đột nhiên xem thấy bài thi của tiên sinh Viên Liễu Phàm, bài làm vô cùng hay, ông cảm thán mà nói rằng: 5 bài này, người làm 5 bài này cũng như viết tấu chương. Kiến giải, văn chương của người này đều rất hay, có thể sánh với những bài tấu nghị của quan đại thần dâng lên vua.
    [khởi khả sử bác hiệp yêm quán chi nho, lão ư song hạ hồ], “bác” là chỉ cho kiến văn quảng bác, học thức của ông rất phong phú, “hiệp” là nói, ông đối với kiến giải, hiểu biết rất là thấu triệt, “yêm” là chỉ văn nghĩa của ông sâu sắc, công phu nhất “quán”, văn chương như thế này, rất khó xem thấy được. Ông nói không thể để cho những người có học vấn, có đức hạnh, có năng lực như vậy bị mai một theo thời gian, cả đời chỉ là một tú tài nghèo.
    [toại ư huyện thân văn chuẩn cống], sau đó mời ông đi bổ cống sinh, lần này thì phê chuẩn rồi.
    [liên tiền thực mễ kế chi, thật cửu thập nhất thạch ngũ đẩu dã].
    Khổng tiên sinh đoán mệnh một chút cũng không sai, xác thực là số thóc ông ăn từ lúc đỗ lẫm sinh là 91 thạch 5 đấu, ông mới được bổ chức cống sinh.
    [dư nhân thử ích tín tiến thối hữu mệnh, trì tốc hữu thì, đạm nhiên vô cầu hỹ].
    Đến lúc này thì hòan toàn khẳng định, tin tưởng mỗi một người đều có vận mệnh. Vận mệnh diễn ra nhanh hay chậm đều có lúc có thời, cưỡng cầu cũng không được, vì vậy tâm ông định lại, vọng niệm cũng không có, chân chánh làm được “ư nhân vô tranh, ư thế vô cầu” (đối với người không tranh, đối với đời không mong cầu). Cho nên tôi nói ông là một phàm phu tiêu chuẩn. Chúng ta là phàm phu không đúng tiêu chuẩn, chúng ta một ngày từ sáng đến tối tòan là suy nghĩ vọng tưởng, luôn luôn là vọng cầu mà cầu không được. Nếu trong mạng có thì đến cuối cùng sẽ có, nếu trong mạng không có mà cứ vọng cầu, thì nào có cầu được?
    [cống nhập Yến Đô], làm cống sinh, đến Yến đô, đến Bắc Kinh. Đến Bắc Kinh, đương nhiên cũng có thể, ông nghĩ muốn xem trường đại học quốc gia đó. Tôi nghĩ ông ấy nhất định đi đến hai trường đại học đó tìm hiểu một chút, sau đó đến cuối cùng là chọn trường nào để học, điều này chúng ta có thể nghĩ đến.
    [lưu kinh nhất niên, chung nhật tĩnh tọa, bất duyệt văn tự], (ở lại kinh đô một năm, suốt ngày tĩnh tọa, không màng tới việc học hành.)
    Tại sao vậy? Một đời đều đã có trong mệnh, nghĩ tưởng cũng uổng công. Cho nên ông đem vọng tưởng ngừng lại. Thực tại mà nói, ông đã bị vận mệnh câu thúc, không biết phải làm thế nào. Chúng ta xem thấy cái tình cảnh này của ông Viên Liễu Phàm, cũng rất đồng tình, cũng thật xót thương.

    [Kỷ Tỵ quy], “Kỷ Tỵ” là năm thứ hai, năm thứ hai từ Bắc Kinh trở lại phương Nam.
    [Du Nam Ung], thời gian này, Liễu Phàm tiên sinh 35 tuổi, Nam Ung chính là Quốc Tử Giám ở Nam Kinh. Có thể thấy ông đã điều tra rất rõ ràng, ông chọn đại học ở Nam Kinh và muốn đến trường này học tập.
    [vị nhập giám], vẫn chưa nhập học, vào trước thời điểm nhập học.
    [tiên vấn Vân Cốc Hội thiền sư], vẫn chưa nhập học, nghe nói đến núi Thê Hà, núi Thê Hà ở Nam Kinh. Hiện tại ở Nam Kinh còn có chùa Thê Hà. Thế là, ông đến núi Thê Hà bái kiến Vân Cốc thiền sư. Vân Cốc là hiệu của thiền sư, pháp danh của ông là Pháp Hội nên ở đây xưng là “Hội thiền sư”, đây là cách tôn xưng ông. Vân Cốc thiền sư là vị đại đức trong nhà Phật đương thời, là một vị cao tăng, lúc bấy giờ Vân Cốc thiền sư đã 69 tuổi, Liễu phàm 35 tuổi, Vân Cốc thiền sư hơn Liễu Phàm 34 tuổi.
    Liễu Phàm 35 tuổi đi bái kiến ông, đây cũng là lần đầu gặp mặt. Chúng ta từ đoạn sau của truyện ký xem thấy hành vi, lời nói của Vân Cốc thiền sư, thấy được đạo phong của ông. Ông là một người chân chánh khai ngộ. Tuy rằng còn nhỏ đã xuất gia, lúc xuất gia cùng với hiện tại đều làm kinh sám phật sự, nhưng kinh sám phật sự lúc đó cùng với chúng ta hiện nay tính chất hòan tòan không giống nhau. Sau đó ông giác ngộ được, những sự việc mà người xuất gia làm cùng với sinh tử, với xuất ly tam giới không có can hệ.
    Tôi không cho đó là việc mà người xuất gia làm, cái mà người xuất gia làm chỉ là duy trì đời sống sinh hoạt của mình mà thôi, cho nên sinh tử sự đại. 19 tuổi đã đi tham học, tầm sư học đạo, về sau xác thực là đã có thành tựu. Sau khi khai ngộ, ông ẩn giấu tài năng trong tự viện, chuyên hành khổ hạnh, những việc khó khổ mà người khác không làm thì ông làm. Về sau các danh sĩ, quan viên ở một số địa phương phát hiện ra ông, đây là một cao tăng chân chính ngộ đạo, cho nên đã giúp đỡ ông, hy vọng có thể khôi phục lại đạo tràng trên núi Thê Hà.
    Lão nhân gia ông hòan tòan không để ý đến danh văn lợi dưỡng. Ông giới thiệu một vị pháp sư khác làm trụ trì, làm phương trượng. Sau khi đạo tràng đã hưng thịnh, ông đến một nơi sau núi rất ẩn mật, kiến lập một chỗ tu nhỏ, nơi đó gọi là “Thiên Khai Nham”. Hiếm có người đặt chân đến, ông một mình ở nơi đó khổ tu. Tôi nghĩ, Liễu Phàm tiên sinh đi thăm viếng ông, nhất định là đến nơi này, Thiên Khai Nham. Tôi nghĩ nhất định phải là nơi này, bởi vì lúc đó pháp sư đã 69 tuổi mà đến năm 75 tuổi thì Ngài viên tịch, cũng chính là vào năm 1575, năm đó, tiên sinh Viên Liễu Phàm 41 tuổi. Vậy nên lúc Liễu phàm tiên sinh gặp ông, cho đến lúc ông viên tịch, thời gian cũng không lâu lắm, chỉ có 7 năm. Do đó, chúng tôi cho rằng ông ấy nhất định là ở Thiên Khai Nham của núi Thê Hà.
    Đại sư, bình thường khi tiếp đãi mọi người, bất kể là ai đến bái kiến ông, ông đều đưa cho họ một cái bồ đòan và mời họ ngồi ngay ngắn lên đó, rồi bảo họ tham cứu vấn đề “phụ mẫu vị sanh tiền bổn lai diện mục (nghĩa là lúc cha mẹ chưa sinh thì bổn lai diện mục là gì?)”, chỉ một câu này mà không nói thêm gì nữa, cả ngày ông không nói một câu, chỉ ở trong định. Liễu Phàm tiên sinh đi tham bái ông, đại khái cũng không ngoại lệ.
    [Ư Thê Hà sơn trung, đối tọa nhất thất, phàm tam trú dạ bất minh mục ] (ở trên núi Thê Hà, ngồi đối diện với thiền sư trong một căn phòng suốt ba ngày đêm mà không hề chợp mắt).
    Thiền sư cùng với Tiên sinh Viên Liễu Phàm, hai người họ ngồi trong thiền đường, ba ngày ba đêm mà không nói một câu.
    [Vân Cốc vấn viết: phàm nhân sở dĩ bất đắc tác Thánh giả, chỉ vị vọng niệm tương triền nhĩ. ] (Vân Cốc hỏi rằng: Sở dĩ con người không thể trở thành thánh nhân chỉ vì những vọng niệm lăng xăng trong lòng không ngừng. )
    Đặc biệt là người tu hành, người tu hành tại sao không thể thành tựu? Vì vọng niệm quá nhiều, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước quá nhiều nên tâm định không nổi.
    [nhữ tọa tam nhật, bất kiến khởi nhất vọng niệm, hà dã? ] (Ngươi ngồi ba ngày mà không thấy khởi lên một vọng niệm nào, làm sao mà làm được như vậy)
    Thật kì lạ! ngươi ngồi đây ba ngày mà ta “không thấy ngươi khởi một vọng niệm nào”, Vân Cốc thiền sư không thấy Liễu phàm tiên sinh khởi lên một vọng tưởng. Đây là nguyên do gì?
    Vân Cốc thiền sư cũng thật kỳ lạ! bình thường ông rất ít nói, nhưng khi gặp Viên Liễu Phàm, lại nói hơi nhiều, thật là không dễ! Đây là duyên phận rất đặc biệt. Chúng ta phải hiểu được đạo lý ở đây, giữa người và người xác thực là phải có nhân duyên. Viên Liễu Phàm gặp được thiền sư Vân Cốc mới có thể chuyển biến vận mệnh. “Thiên học lập mệnh” là do Vân Cốc truyền lại cho ông.
    [Dư viết: ngô vị Khổng tiên sinh tóan định, vinh nhục tử sanh, giai hữu định số, tức yếu vọng tưởng, diệc vô khả vọng tưởng. ] (Ta nói: Con vì được Khổng tiên sinh bói số mạng, sống chết vinh nhục đều do trời định sẵn. Dù muốn vọng tưởng cũng không thể thay đổi được)
    Lúc trước, khi tôi đọc đến câu nói này, tôi cho rằng lúc đó, Viên Liễu Phàm tiên sinh thực sự là một phàm phu tiêu chuẩn. Cũng không sai, cả đời ông, mỗi ngày trôi qua đều đúng như đóan định của vận mệnh, đến 53 tuổi thì thọ chung tại nhà, cả đời không có tội lỗi lớn, nên đời sau khẳng định không đọa vào 3 đường ác, đây là một phàm phu tiêu chuẩn. Vận mệnh của ông bị Khổng tiên sinh đóan định.
    “Vinh nhục tử sinh, giai hữu định số”. Câu nói này đồng thời cũng là nói với chúng ta, chúng ta cũng không ngoại lệ. Phàm là người, chỉ cần bạn có ý niệm thì bạn không thể không có vận số, cũng là nói, bạn không thể không có định mệnh nếu như bạn còn có vọng niệm. Nếu như bạn không có vọng niệm thì bạn có thể siêu thoát vận mạng. Liễu Phàm tiên sinh tuy có thể cải tạo vận mạng, nhưng ông chỉ có thể cải biến chứ không thể thoát khỏi.
    Vân Cốc thiền sư giỏi như vậy, tại sao ông không cao hơn một bước, đem phương pháp thoát khỏi vận mệnh dạy cho Viên Liễu Phàm? Đây chính là quan sát căn cơ thọ giáo; xem xem căn cơ của Liễu Phàm tiên sinh; thiên chất của ông.
    Có những cao tăng đạo đức, đều có năng lực quan sát, xem bạn là thượng căn, trung căn hay hạ căn mà tùy cơ thuyết pháp. Cho nên tất cả chúng sanh, hễ gặp được cao nhân thì không một ai mà không được lợi ích. Chúng ta xem thấy Liễu Phàm tiên sinh, ông là thuộc trung căn, không phải thượng căn. Đối với người trung căn, đương nhiên không thể nói thượng pháp, nếu nói thượng pháp thì ông không thể tiếp nhận nổi. Cho nên khi thuyết pháp, khế hợp căn cơ là điều vô cùng quan trọng. Pháp mà không khế cơ cũng như “nhàn ngôn ngữ”, điều này trong kinh Phật có nói. “Nhàn ngôn ngữ”, nói theo cách hiện nay là nói phí lời, lời nói vô ích. Cho nên cần thiết là phải khế cơ khế lý.
    Chúng ta cần phải tin tưởng một cách sâu sắc, bất cứ người nào cũng có vận mệnh, có định số, chỉ là bản thân họ không biết mà thôi. Bản thân không biết, câu này có nghĩa, bạn trong suốt cuộc đời nhất định cũng chỉ như kẻ mù mò mẫm mà thôi. Liễu Phàm tiên sinh được người đoán định, ông rất rõ ràng. Trong suốt một đời, phương hướng, mục đích sở hành của ông đều rất rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, ông cứ chiếu theo mệnh lý mà sống. Còn chúng ta thật đáng thương, chúng ta không biết vận mệnh của mình, cho nên chúng ta như kẻ mù mò mẫm trong biển lớn tối tăm. Nếu như tùy thuận phiền não, trong lúc mê mờ, tạo tác quá nhiều tội nghiệp thì tội nghiệp đó sẽ làm tổn phước báu, làm giảm thọ mạng của chúng ta. Thông thường nói giảm thọ tức là giảm thọ mạng. Cái tình hình này trong xã hội hiện nay có thể nói là rất đúng. Nếu người có thiện căn phước đức sâu dày, tuy là không biết vận mệnh của mình, nhưng tâm địa của họ thiện lương, không có tâm tưởng sai quấy, hành vi đều giữ đúng quy củ, không làm những việc thương thiên hại lý, tổn người lợi mình. Tuy rằng không biết vận mệnh nhưng bản thân họ chính là đang tăng phước, đang tăng thọ cho mình, bất tri bất giác trong mạng lại tăng trưởng phước báu.
    Nhưng hòan cảnh xã hội của chúng ta hiện nay không tốt, đây là chỉ trong lịch sử từ xưa đến này, cả trong và ngoài nước đều chưa từng có qua. Hoàn cảnh sống, con người là phàm phu, không thể không chịu sự ảnh hưởng của hòan cảnh. Hòan cảnh bất thiện, chúng ta ngày ngày đều bị những cái bất thiện này ảnh hưởng. Điều này có nghĩa, cơ hôi tạo nghiệp của chúng ta ngày càng nhiều, càng lớn; vậy là bất tri bất giác mà tạo nghiệp. Cái sự việc này rất đáng sợ!
    Lúc trước, khi tôi cầu học, Thầy Lý có kể cho tôi một câu chuyện, không phải là nói với mình tôi mà là Người lên lớp giảng cho cả lớp nghe. Thầy giảng, lúc trước, tại một địa phương nọ, có xảy ra một án mạng trái nghịch luân lý, con giết cha. Cái sự việc này từ trước đến nay chưa từng có, đây là một việc lớn. Sự việc này được tâu lên vua, đương nhiên người con này bị xử tử hình. Nhà vua ban ra một mệnh lệnh, vị quan huyện ở đó bị cách chức điều tra. Vị huyện trưởng đã phạm phải lỗi lầm gì? Địa phương này là khu vực do anh cai trị, do anh giáo hóa, anh sao có thể giáo hóa ra cái loại người đại nghịch bất đạo như vậy. Vì giáo hóa không tốt, nên vị huyện trưởng bị cách chức. Quan tuần phủ ghi chép lỗi lầm, tuần phủ là quan tỉnh trưởng đương thời, ông ghi chép lại sự việc. Việc xử phạt vẫn còn tiếp diễn, triều đình lại hạ một mệnh lệnh nữa. Vào thời điểm đó, mỗi huyện đều có một bức tường, đem bức tường này phá đi một góc. Hoàng đế hạ lệnh đem bức tường phá đi một góc. Điều này có ý nghĩa gì? cái huyện này của các người có một người con đại nghịch bất đạo như vây, đây là điều sỉ nhục đối với người dân trong toàn huyện.
    Hiện tại chúng ta từ trên báo chí, tạp chí thường thường xem thấy, con cái giết cha, giết mẹ thật là quá nhiều. Giáo dục ngày xưa và ngày nay không giống nhau, chúng ta hiểu được tại sao xã hội ngày xưa có thể an định, thời gian an định thịnh trì kéo dài, nhân dân thực sự có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Hãy quay đầu nhìn lại ngày nay, bất luận là phú quý hay bần tiện, cho dù một người có tiền của vạn ức, liệu cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không? không hạnh phúc. Có vui vẻ hay không? không vui vẻ. Cuộc sống của họ thật rất đáng thương, nói một cách khó nghe, đó thật sự không phải là cuộc sống của con người. Đến cuối cùng là nguyên nhân gì vậy? Chúng ta đã bao giờ suy nghĩ qua hay chưa?
    Ở đây đều có định số. Định số, chúng ta mỗi ngày khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều có gia giảm thêm bớt; mức độ của gia giảm thêm bớt không lớn, đại khái so với vận số không vượt quá nhiều. Cho nên thông thường đoán mệnh, có thể thấy, hầu như đoán được rất chuẩn xác. Nếu như ác niệm, thiện niệm, ác hạnh, thiện hạnh của chúng ta mức độ quá lớn, bạn có đại thiện hoặc giả là đại ác thì định số của bạn sẽ thay đổi. Nếu như bạn làm được điều thiện lớn, trong mạng của bạn không tốt sẽ biến thành tốt. Nếu như bạn tạo đại ác, trong mạng của bạn vốn là rất tốt, liền biến thành xấu.
    Phàm phu chúng ta có những cái không thể tránh được, nhất là trong xã hội hiện nay. Xã hội hiện đại, không thứ gì không dụ hoặc chúng ta, nhân tâm làm sao có thể định được. Cho nên ngày nay bất kể là tu hành hay học vấn, không dễ gì mà có được thành tựu. Có thể ở trong xã hội ngày nay mà học tập hay tu hành có thành tựu, đều là nhờ vào thiện căn phước đức nhân duyên quá lớn. Nếu không có thiện căn phước đức lớn, nhất định không có khả năng thành tựu. Bạn có thiện căn, bạn mới thấu rõ đạo lý; bạn có phước đức, bạn mới không bị động tâm. Đối với tất cả những dụ hoặc không hề khởi tâm động niệm. Đây là công phu chân thật; đây là phước đức chân thật.
    Cổ đại đức ngày xưa, trường học là đạo tràng để dạy học; Phật môn là nơi để tu hành. Tại sao lại chọn nơi thâm sơn cùng cốc không có người đến? Thực tại mà nói, mục đích là để ngăn cách với những dụ hoặc của xã hội bên ngoài, để tâm chúng ta dễ dàng định lại mà thôi.
    Hiện tại thì khó rồi, tôi học phật giảng kinh, tuy đã trải qua nhiều năm như vậy, đạo tràng Phật giáo có rất nhiều, nhưng tôi đều chưa đi đến. Ở Trung Quốc, tôi chỉ đi Cửu Hoa Sơn, Nga Mi sơn, mà hiện tại những đạo tràng này đều đã được mở đường quốc lộ, nên du khách đi lại rất thuận tiện, lúc trước thì rất khó khăn. Lúc nhỏ, tôi là người An Huy, nhà củ của tôi ở Lô Giang, nên không cách xa Cửu Hoa Sơn cho lắm. Tuy nhiên, lúc trước lên núi phải mất ba ngày, bây giờ ngồi xe chỉ mất 3 giờ. Lúc trước, muốn lên núi phải mất ba ngày, cho nên anh chân thật phải có thành ý. Còn có người tam bộ nhất bái nữa, đại khái là phải đi từ bảy ngày đến mười ngày, từ quê hương chúng tôi chiêm bái đến Cửu Hoa sơn với thái độ rất kiền thành (kiên trì và chân thành). Chọn nơi này, không chỉ giao thông không thuận tiện, người qua lại không nhiều, người muốn đến đây rất ít nên hòan cảnh nơi đây của chúng tôi rất yên tĩnh, không bị người ngoài quấy rầy. Hiện tại nơi đây đã mở đại lộ, trong chùa đều đã được lắp đặt máy truyền hình, vậy coi như xong, những ô nhiễm này đã xâm nhập đến nơi này rồi. Hiện tại tu đạo khó rồi. Quá khó, quá khó!
    Tôi ở nước ngoài nhiều năm như vậy, mãi cho đến năm nay, Chúng tôi mới chọn một thị trấn nhỏ ở vùng núi Toowoomba, Úc châu. Trên núi, cái thị trấn này, nhân khẩu chỉ có 8 vạn, hơn nữa người dân nơi đây vô cùng bảo thủ. Hiện tại mà nói thì đây là một nơi tốt, rất khó có được để học tập, để tu đạo. Không thể chọn lựa nơi đô thị vì đô thị mức độ dụ hoặc quá lớn. Nếu không có định lực thì quyết định không thể thành tựu. Ở một thế giới đô hội, bạn sao có thể tu hành?
    Năm 1977, tôi ở Hương Cảng giảng kinh, các đồng tu bên đó nói với tôi rằng, họ nói: Lão hòa thượng Hư Vân đã từng ở Hương Cảng. Các đồng tu Hương Cảng đã tha thiết mời lão hòa thượng ở lại Hương Cảng nhưng lão Hòa thượng nói rằng: cái địa phương này phồn hoa đô hội không thích hợp để tu hành, cho nên chỉ ở đó vài ngày rồi về lại Trung Quốc. Tại sao? sức dụ hoặc quá lớn, danh lợi sẽ khiến tâm người dao động, do đó không phải là nơi để tu hành.
    Nếu như giống với tâm thái này của Liễu Phàm tiên sinh, thế thì được. Ông đã biết được vận mệnh của mình, đã được đoán định rồi, khởi vọng tưởng cũng là uổng công, tâm của ông liền định lại. Lời giải thích này khiến Vân Cốc thiền sư cười lớn.
    [Ngã đãi nhữ thị hào kiệt, nguyên lai chỉ thị phàm phu].
    Tôi vốn cho rằng ông là anh hùng hào kiệt, cái gì gọi là hào kiệt? Điều người khác không làm được, anh có thể làm được. Người đó đích thị là anh hùng, là hào kiệt. Ba ngày ba đêm không khởi một vọng niệm, điều này không phải người bình thường có thể làm được. Viên Liễu Phàm tiên sinh có thể làm được. Lại hỏi tại sao? mệnh bị người ta đoán định, khởi vọng tưởng cũng uổng công. Vì vậy mới không khởi vọng tưởng. Đây là phàm phu. Đây là một phàm phu tiêu chuẩn. Chúng ta phải biết, ông từ điểm này mà có thể chân chính tỉnh ngộ.
    Chúng ta hãy xem xem Vân Cốc thiền sư đã khai đạo cho ông như thế nào, làm sao để giáo hóa ông, làm sao đem những quan niệm sai lầm của ông chuyển hóa trở lại.
    Đây mới là học vấn chân thật. Liễu Phàm tiên sinh có thể tiếp nhận đó là thiện căn của ông. Nhà Phật nói thiện căn tức là có khả năng thấu suốt rõ ràng; lại có thể tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, đây chính là phước đức. Có thiện căn, có phước đức lại có thể gặp được thiện tri thức giỏi như vậy khai thị, đây là nhân duyên. Thiện căn, phước đức, nhân duyên, cả ba điều này đều có đủ, người đó nhất định thành tựu, có thể đem vận mệnh của họ cải đổi, đạo lý là ở chỗ này.
    Được rồi, hôm nay chúng ta giảng đến đây thôi.
     
  20. thanhtun

    thanhtun Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    18/6/2013
    Bài viết:
    2,443
    Đã được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Câu chuyện tử vi qua hồi ký - phương pháp cải tạo vận mệnh, chuyển nghiệp

    Đọc dài bị rối mắt mn ơi :) oánh dấu ngẫm ngẫm .... vừa làm vừa vào mạng không đọc hết nội dung nổi nữa :D
     

Chia sẻ trang này