Thông tin: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Panda Books, 4/3/2014.

  1. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Theo nghiên cứu cho thấy, trí thông minh và tính cách của mỗi con người đã được hình thành 50% từ 0 đến 2 tuổi; đến 3 tuổi thì đã hình thành được 60%; đến 6 tuổi hình thành được 80% và khi đến lúc 8 tuổi thì phát triển và hình thành 90%. Nếu vậy giáo dục con trẻ sau 8 tuổi là sự bù đắp ít ỏi? Theo thí nghiệm của một số nhà khoa học Mỹ cho thấy, đại não của Anhxtanh, nhà khoa học vĩ đại, chỉ mới được sử dụng 10%. Nếu bạn biết cách giáo dục phù hợp, dù con bạn được 8 tuổi thì chỉ cần khai thác 1, 2% cũng đã vượt xa cả trình độ của chúng ta. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ đều có khả năng giỏi hơn cả nhà khoa học vĩ đại Anhxtanh.

    Nhiều cha mẹ luôn miệng thân than thân trách phận rằng con mình sinh ra không bằng con người khác, con cái nhà người ta thông minh là vì nhà người ta có gen di truyền tốt, còn cha con mình chỉ học hết lớp 5, ông nội thì mù chữ, ... Chúng tôi không loại bỏ nhân tố di truyền có ảnh hưởng đến tính cách và trí thông minh của con trẻ. Theo tôi được biết, nhân tố di truyền quyết định 45% tính cách và trí thông minh của một con người, còn nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng 35%, các nhân tố khác ảnh hưởng 20%. Chúng ta chỉ có thể khai thác 4% tiềm năng bình quân của con trẻ, như vậy còn một kho tàng vô tận đang chờ đợi cha mẹ và thầy cô khai thác.

    Qua những nghiên cứu trên cha mẹ cần xác định điều gì?

    1. Phương pháp giáo dục sớm là hoàn toàn đúng đắn, nếu bạn không muốn vất đi cơ hội phát triển 90% trí tuệ của con mình thì hãy tập trung rèn luyện trí tuệ cũng như nhân cách cho trẻ ngay khi bạn biết trẻ hiện diện trên đời.

    2. Tiềm năng trí tuệ của con người là vô hạn, và của con trẻ là không thể biết hết. Nên bạn đừng tự cho rằng con mình là không có khả năng hay quá sức về trí tuệ, đó chỉ là một cách ru ngủ sự lười biếng giáo dục con cái của chính bạn.

    3. Trẻ càng nhỏ thì càng thông minh, do vậy mới có thần đồng. Thần đồng có lớn lên sự thông minh cũng không đột phá lắm, nên người ta mới nói: từng được gọi là thần đồng :) (Câu này hơi khó hiểu)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Panda Books
    Đang tải...


  2. thungabnbg

    thungabnbg

    Tham gia:
    27/8/2013
    Bài viết:
    19,457
    Đã được thích:
    4,066
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    chủ topic ơi,,,,,,,,lúc con 3t mình đã dạy bảng chữ cái,bé học thuộc hết,,,,,,,giờ 4t rồi....
    nhưng mình lại bận ko dạy ghì cả ,ở trên lớp bé học ghì kệ bé..............
    -tiếng anh thì ,bé biết mấy con vật,...bắt chước bài hát.........nhìn chung mình đang ko biết giờ dạy ghì cho bé nữa
    mỗi cái khoản hay ném đồ chơi chưa rèn đc/?...........
     
    Panda Books thích bài này.
  3. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    Ở độ tuổi 4-5 tuổi, bé phát triển tính độc lập và suy luận cao, ở giai đoạn này bạn nên để ý rèn giũa cho bé khả năng tự học và tự giải quyết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, quan trọng là bé phải biết "tự làm" những điều đơn giản, tự nhận thức được những giá trị căn bản, đây là giai đoạn bé hình thành nền tảng nhân cách của mình. Bạn bận rộn nên không nhất thiết phải dạy bé học chữ, học tiếng anh theo bài, vì những điều này bé đã học trên lớp, bạn nên kết hợp dạy bé đọc chữ qua việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ,bày ra những trò chơi đoán chữ, đi chơi cùng bé chú ý cùng bé đọc bảng hiệu để dạy bé cách đánh vần, cùng hát với bé những bài hát và bài đồng dao đơn giản trong lúc tắm, lúc dọn cơm, lúc thay đồ đi học buổi sáng,... Nếu bé ném đồ chơi, bạn hãy nhắc bé thật nghiêm khắc:" ném đi cái gì, nhặt lại cái đó", không được chủ động nhặt đồ chơi hộ bé. Nếu bé không thực hiện, bạn hãy đưa ra điều kiện cho bé"nếu con ném đi đồ gì mà không nhặt lại, mẹ sẽ cất đi đồ đó", nhất quyết thực hiện y như vậy, dù sau đó bé đòi bạn cũng không đưa mà bảo rằng" vì con không biết giữ đồ chơi, nên con không được chơi đồ chơi đó", kiên trì thực hiện như vậy thì bé sẽ không dám ném đồ chơi lung tung nữa. Đừng quát mắng, cũng đừng đánh phạt vào tay hay chân bé khi bé ném đồ, bạn chỉ cần nhìn thẳng vào mắt bé, nói chậm, rõ ràng và thực hiện đúng như vậy là được.
     
  4. pink_lotus_88

    pink_lotus_88 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/1/2012
    Bài viết:
    2,428
    Đã được thích:
    357
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    con em 2t, bé nhút nhát lắm, em đang ko biết làm cách nào cho con bạo dạn hơn, cháu được cho đi chơi rất nhiều rồi mà vẫn ko cải thiện được ak
     
  5. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    Bé nhút nhát có thể một phần do bản tính của bé, hoặc cũng một phần do tác động của môi trường xung quanh. Việc tăng cường cho bé tiếp xúc với các môi trường khác là việc làm rất thích hợp, tuy nhiên cần chú ý chọn lựa môi trường và cách hành xử phù hợp, nếu không có thể vừa không cải thiện được tính cách của bé, mà lại càng khiến bé nhút nhát hơn. Trước hết bạn hãy tìm hiểu những điều sau:

    1. Bé nhút nhát vì lý do gì? Biểu hiện nhút nhát của bé như thế nào?
    Bé có thể nhút nhát vì bé sợ tiếp xúc với người lạ, hoặc có thể do bé không quen với môi trường bé được tiếp xúc. Biểu hiện nhút nhát của bé có thể là bé không nói hoặc ít nói khi tiếp xúc với người lạ, không dám có những biểu hiện như thường ngày nếu có xuất hiện người lạ, bé không dám đi xa khỏi người thân mà lúc nào cũng bám lấy người thân khi đến một môi trường nào khác, bé không dám thể hiện mình, ...?

    2. Những môi trường bạn cho bé tiếp xúc như thế nào? Môi trường đó có thân thiện hay không? Có thích hợp với bé không?
    Cha mẹ tạo điều kiện cho bé đi chơi, tiếp xúc nhiều để bé bạo dạn hơn, nhưng đôi khi có những môi trường thật sự không phù hợp với bé. Ví dụ như nếu môi trường quá ồn ào, nhiều vận động nhanh sẽ khiến cho các bé vốn nhút nhát càng nhút nhát và rụt rè hơn. Những môi trường có các bé cùng tuổi cũng hiệu quả, tuy nhiên nên tránh để bé tiếp xúc với một môi trường toàn các bé bạo dạn vì có thể bé sẽ khép mình và sợ hãi khi thấy mọi người chú ý đến bé bạo dạn kia mà bỏ quên mình. Môi trường thích hợp nhất với bé tầm 2 - 3t là môi trường thân thiện, mọi người chủ động tiếp xúc và giao tiếp với bé, sự dịu dàng và mềm mỏng là quan trọng nhất, nếu quá vồ vập và nhiệt tình thúc giục bé cũng khiến bé sợ hãi mà khép mình, cái gì cũng cần từ từ, có thời gian để bé làm quen dần. Không nên thay đổi liên tục các nơi bé đi chơi, nên cho bé đi chơi nhiều lần ở một nơi để bé quen thuộc, rồi lại cho bé đến nơi khác. Nên có sự liên hệ giữa các nơi để bé không bỡ ngỡ. Ví dụ như bạn có thể bảo: các bạn đang chơi nghịch cát giống như con vẫn chơi ở nhà trẻ đó, con ra xem các bạn có xúc cát giống con không? hay Bác này cũng hiền như bác Tư ở nhà, con chào bác như vẫn chào bác Tư nào,....

    ***Quan trọng nhất là sự tự tin***
    Dù vì lý do gì, thì bé nhút nhát cũng bởi vì bé thiếu sự tự tin. Các bé bạo dạn là bởi bé tự tin thể hiện mình, mong muốn được sự khen ngợi của người lớn. Bạn hãy để ý xem trong cuộc sống hằng ngày hay ở các môi trường bé tiếp xúc, bé có hay phải nhận sự chê bai hay không chấp nhận của mọi người không? Đôi khi bạn không nhận thấy rõ, nhưng chỉ một câu nói "chào bé quá" cũng khiến bé mất tự tin và không muốn chào người khác nữa, nhất là với các bé nhạy cảm. Bạn nên chú ý khen ngợi bé, khuyến khích bé nhiều hơn, ngay cả khi bé có một hành động nhỏ. Hãy thể hiện cho bé thấy bé làm rất tốt, và bạn hài lòng vì điều đó. Ở nhà, khi chỉ có những người thân, bạn hãy khuyến khích bé thể hiện mình, ví dụ như nhờ bé xếp đồ chơi, nhờ bé lấy hộ cái này cái kia, nghe bé hát, nghe bé đoc thơ,... những lúc ấy hãy khen ngợi bé nhiệt tình, như vậy bé sẽ tin tưởng vào mình hơn. Sau đó khi đi đến một môi trường khác, bạn hãy cùng mọi người động viên bé thể hiện mình, và hãy khen ngợi bé, cổ vũ bé, bé sẽ có động lực và không khép mình nữa. Tránh mọi lời chê bai hay phán xét, dò hỏi bé, đừng dùng những câu chữ như" sao con nhút nhát thế" hay so sánh bé kiểu như "con có thấy bạn A, bạn B làm tốt không? Con bắt chước bạn đi",... Đừng làm như vậy, bé sẽ tự ti rằng mình không bằng các bé khác, hãy công nhận bé, hãy khen ngợi bé "Bạn A há hay quá, con đọc thơ cũng hay không kém, hay hai mẹ con mình cùng đọc thơ cho các bác nghe đi", hãy khuyến khích bé tiếp xúc. Bạn không cần phải cho bé đi chơi quá nhiều, chỉ những việc nhỏ như đi vào hiệu sách, bạn mua sách và nói với bé "con cảm ơn cô vì cô đã bán cho con những cuốn sách hay", đó cũng là một cách để tăng khả năng giao tiếp và dạy bé đựoc nhiều điều.

    Tuyệt đối tranh chê bai hay tỏ ý không bằng lòng về các hành động của bé ở nơi đông người, bé sẽ cảm thấy xấu hổ. Nên cho bé tiếp xúc với một vài em bé bạo dạn và thân thiện (đừng đông quá để tránh trường hợp bé bị cô lập - nên khoảng 1, 2 bé là được), dặn các em bé đó ví dụ như: con chơi cùng bạn A, bạn B nhé, hoặc con dắt bạn A, bạn B đi xem phòng của con đi và cũng bảo với bé như vậy, khuyến khích bé đi chơi cùng bạn thay vì ở bên cạnh bố, mẹ, như vậy sẽ tốt hơn là bạn luôn ở bên bé
     
  6. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    cách cham soc trẻ tu khi sinh ra la rat quan trong....................................................
     
    Panda Books thích bài này.
  7. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    vậy có nghĩa là phải chú trọng giáo dục con cái từ giai đoạn đầu lòng, ngay từ khi còn nhỏ, như vậy thì bé mới phát triển toàn diện được đúng không :-k
     
    Panda Books thích bài này.
  8. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    Đúng đó mẹ nó ạ, nhưng không chỉ ngay từ khi đầu lòng, mà ngay cả khi bé đang ở trong bụng mẹ, phương pháp giáo dục sớm vẫn có tác dụng. Mn đọc topic sẽ thấy, giai đoạn từ 0-2t bé đã phát triển 50% trí tuệ, vì vậy không phải là chỉ chú trọng mà là phải đặc biệt quan tâm đến bé ngay từ khi còn nhỏ để có thể phát triển tốt trí thông minh của bé
     
  9. Panda Books

    Panda Books Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/12/2013
    Bài viết:
    1,052
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    103
    Cha mẹ tham khảo: Mười câu nói nên nói với trẻ hàng ngày

    Mười từ ngữ sau đây là những từ ngữ mà cha mẹ nên dùng ít nhất mỗi ngày một lần để tập luyện cho trẻ em tính độc lập, lòng tự trọng và sự cẩn thận:

    + Cám ơn. Là từ thường được phát âm trong mọi tình huống hàng ngày để công nhận, ghi nhận những cố gắng của trẻ khi giúp đỡ người khác. Cha mẹ có thể nói: "Cám ơn con vì đã giúp mẹ tìm lại cái áo này" hoặc: "Cám ơn con đã dọn bàn ăn, mẹ sẽ làm món xào khi con dọn xong bàn".

    + Xin vui lòng. Là một từ kinh điển để bắt đầu câu nói, cũng như đừng bao giờ quên nói cám ơn khi công việc hoàn thành. Từ ngữ này có một sức mạnh huyền bí mà bất cứ ai cần đến một sự giúp đỡ, giúp cho trẻ hiểu được cha mẹ, hay tất cả mọi người sẽ rất vui vẻ và hài lòng khi nhận được câu nói này.

    + Hãy nói với mẹ nhiều hơn. Trẻ em rất cần tình cảm và sự gần gũi của cha mẹ nên những từ như vậy làm chúng dễ dàng bộc lộ tình cảm hơn, chúng thấy rằng có thể nói với cha mẹ nhiều hơn những suy nghĩ của chúng. "Hãy nói với mẹ nhiều hơn về những suy nghĩ của con" là lời khuyến khích trẻ nói chuyện, mà không đưa ra những áp đặt hay những lời khuyên vội vã. Đó là hai thái độ làm cho trẻ không muốn nói nhiều về những tâm tư nguyện vọng của chúng.

    + Con có thể làm được. Câu nói ở thể khẳng định này sẽ giúp trẻ tin tưởng vào khả năng có thể tự mình làm một số việc, mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ nhiều lần phải sử dụng câu này để giúp con trẻ vượt qua những khó khăn.

    + Mẹ có thể giúp gì cho con? Câu hỏi này cho trẻ biết cha mẹ mình sẵn sàng giúp hoàn thành công việc mà sẽ khó khăn khi trẻ làm một mình. Cha mẹ có thể nói: "Mẹ thấy con có thể đọc quyển truyện tiếng Anh này một mình. Nếu con cần sự giúp đỡ vì các từ mới, hãy cho mẹ biết". Cha mẹ có thể quyết định công việc nào trẻ tự làm hoặc cần sự giúp đỡ.

    + Hãy để tất cả cùng tham gia. Nên nói cho trẻ biết sự cộng tác sẽ làm cho công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn, vui hơn và tốt đẹp hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể nói: "Mọi người hãy cùng nhau dọn sạch cái sân này rồi cùng ngồi vào bàn ăn nhé", hay "Tất cả hãy cùng lau nhà rồi đi xem phim kẻo muộn". Những lúc cùng nhau làm các việc lặt vặt ở nhà trở thành thói quen sinh hoạt trong gia đình, làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ và trở thành những ký ức đẹp không phai mờ khi trẻ trưởng thành.

    + Hãy biết nói "không" với trẻ. "Không được làm việc ấy, con có thể làm người khác bị thương", hay "Không, con không được cư xử như vậy", hoặc "Chúng ta không đủ tiền mua nó"... Thường thì các bậc cha mẹ không đủ nghị lực, kiên nhẫn nói từ "không". Cần phải nói "không" trong những tình huống mà cha mẹ đã giới hạn để trẻ phát triển tính cách tự kìm chế. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ biết những giới hạn, những tự do của chúng.

    + Hãy khen ngợi trẻ. Lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ phát triển khi những thể hiện và những cố gắng của trẻ được ghi nhận. Khi nào có thể, cha mẹ hãy khen ngợi con trẻ. Phải chắc chắn những lời khen này là thành thật. Chỉ cần nhấn mạnh sự cố gắng và sự tiến bộ của trẻ cũng sẽ giúp trẻ nhận ra sức mạnh của chúng.

    + Đã đến lúc. Trẻ con cần câu nói này để biết giới hạn của chúng. Tuỳ vào lứa tuổi mà cha mẹ đặt ra những giới hạn cần thiết. Đã đến lúc đi ngủ, làm bài tập, tắt ti vi, ... là tiếng chuông hiệu quả nhắc trẻ duy trì thời khoá biểu hoạt động hàng ngày và sự đều đặn này rất có ích cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

    + Mẹ thương yêu con. Mọi người đều muốn được yêu thương, cảm giác được chấp nhận và sở hữu. Không thể chắc chắn rằng trẻ hiểu được sự yêu thương của cha mẹ, nếu chúng ta không nói điều đó cho trẻ biết. Điều quan trọng là không chỉ cho trẻ biết cha mẹ yêu thương con khi con còn nhỏ mà ngay cả khi trẻ đã lớn.
    [/SIZE]
     
  10. quyenhoang9x

    quyenhoang9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/4/2014
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    mà em trai em 8 tuổi rồi nhưng nói kém lắm nên dạy dỗ thêm khó lắm các chị ạ :(
     
  11. superkute_chym

    superkute_chym Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/3/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    247
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    Cháu e 3 tuổi rồi mà đến nói nó còn lười nữa cơ. Hic hic
     
  12. kthuyen221199

    kthuyen221199 Thành viên mới

    Tham gia:
    25/4/2014
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
  13. mattroibecon89

    mattroibecon89 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/4/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    :D cám ơn bác đã đăng bài bổ ích! chúc bạn may mắn và thành công trong công việc nhé
     
  14. Trần Duy Võ

    Trần Duy Võ Chuyển sang nick bagha

    Tham gia:
    23/2/2014
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    thanks những chia sẻ bổ ích của các bố mẹ. em thi cưới cũng khá lâu nhưng chưa có em bé. nhưng những kinh nghiệm học hỏi được ở đây sẻ rất coí ích cho em và con em sau này ...:-\"
     
  15. ginnyweasley

    ginnyweasley Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/9/2011
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cha mẹ nên biết: Quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

    Con mình 3 tuổi, về cơ bản là bé rất tự lập. Bé hoàn toàn có thể tự làm được mọi việc vệ sinh cá nhân của mình. (Tuy nhiên không phải là tất cả mọi lúc, mọi nơi). Mình cũng rất hay động viên, khuyến khích con trong mọi hoàn cảnh, không chê bai con thế này thế kia. Ấy vậy mà sao bé nhà mình vẫn nhút nhát khi ra chỗ đông người nhỉ. Làm thế nào chủ top ơi.
    Đi đến đâu lạ là cứ bám riết lấy bố mẹ, cho đến khi quen thì mới chơi thoải mái. Làm thế nào để cho con tự tin hơn được nhỉ. Các mẹ giúp chia sẻ kinh nghiệm nào.
     

Chia sẻ trang này