Biểu hiện của bệnh Gút

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi MomMi, 15/4/2005.

  1. MomMi

    MomMi Chia sẻ nếu cần sẻ chia

    Tham gia:
    7/4/2005
    Bài viết:
    3,777
    Đã được thích:
    749
    Điểm thành tích:
    773
  2. hang

    hang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh gút có thể hiểu nôm na là thừa đạm.Nếu như ăn nhiều chất đạm quá thì chân sẽ bị sưng lên ở đầu gối,mắt cá chân,các khớp xưong nhức nhối như bị khớp ấy.
     
  3. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    1- Bệnh gút là gì ?

    - Gút là một dạng viêm khớp do lượng a xít uríc tăng quá cao trong cơ thể. Bình thường thì a xít này được lọc và đào thải qua thận. Trong bệnh gút, cơ thể sản sinh ra một lượng a xít u ríc quá cao hoặc do quá trình đào thải kém. Khi đó, a xít u ríc sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tich tụ lại tại nhiều nơi trong cơ thể, thường là tại các khớp, gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, người bệnh thường rất đau đớn khi bị chạm vào các khớp này.
    - Gút thường gặp nhất ở các ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp cổ chân, đầu gối, cổ tay hoặc khủyu tay. (thường bị ở phân chân hơn là phần tay)
    Đôi khi, các tinh thể a xít u ríc cũng tụ lại dưới da hoặc trong hệ thống tiết niệu.
    - Đàn ông thường hay mắc bệnh gút hơn phụ nữ, thường gặp ở đàn ông trong độ tuổi từ 30 - 50, phụ nữ thường mắc sau tuổi 60.
    - Bệnh này có tỷ lệ cao hơn ở các nước có mức sống cao.

    2- Triệu chứng :
    Thường thì bệnh đến khá đột ngột, đêm trước khi đi ngủ người bệnh vẫn còn ở trong trạng thái bình thường, sáng ngủ dậy đã thấy đau đớn một cách khủng khiếp ở một ngón chân cái hoặc một số nơi khác như nêu trên (có nhiều tài liệu mô tả cơn đau như bị cắt xé). Phần khớp hoặc da bị viêm và các phần xung quanh sưng tấy đỏ.
    - Xét nghiệm nước tiểu và dịch khớp thấy có độ tập trung a xít u ríc cao hơn mức bình thường.

    3- Nguyên nhân : Có nhiều yếu tốt gây ra bệnh gút
    - Yếu tố gia đình, thường trong gia đình đã có người bị bệnh này (thường được giải thích do di truyền hoăc do môi trường sống.
    - Một số loại thuốc (ví dụ thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc chống cao huyết áp…) có thể ngăn cản quá trình đào thải a xít u ríc trong cơ thể.
    - Do rượu hoăc một số thức ăn như đồ biển, gan, thịt, một số loại đồ uống như cà phê, chè….
    - Một số tổn thương não, cơn rối loạn tim mạch hoặc một số phẫu thuật cũng có thể là yếu tố gây bệnh.
    4- Điều trị : càng sớm thì hiệu quả càng cao, thuốc dùng là các thuốc giảm đau chống viêm không stéroide (ví dụ INDOCID). Liều lượng và thời gian dùng do bác sĩ quyết định tùy vào tình hình cụ thể của người bệnh. Các thuốc giảm đau chống viêm có corticoide chỉ được khuyên dùng trong những truờng hợp nặng và không có kết quả với thuốc điều trị gút thông thường.
    5- Chế độ ăn uống :
    - ăn ít thịt cá, gan, đỗ hà lan
    - Tránh những đồ uống như cà phê, trà, ca cao…
    - Kiêng rượu , bia.
    - Giữ chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh sự tăng hoặc giảm cân đột ngột.
    6- Chế độ tập luyện : Tập luyện để tránh sự tái phát bệnh là rất quan trọng đối với người đã bị bệnh gút : Có ba loại bài tập được khuyên như sau :
    - Tập khớp : chú ý chọn các bài tập giúp cho cơ khớp mềm mại
    - Tập cơ : chọn các bài tập giúp cơ săn chắc và dẻo dai.
    - Một số bài tập giúp cho tim mạch điều hòa như đi bộ, bơi, xe đạp….
    - Các bài tập thư giãn…
    - Tránh các hoạt động quá mạnh, tránh mang vác nặng…

    Đối với những người bị nhẹ, bệnh gút có thể được chữa khỏi, cần cẩn trọng để tránh bị mắc lại. Với những người bị mãn tính thì dùng thuốc đúng theo sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ cũng có hiệu quả rất tốt.

    Mình không chuyên về các bệnh cơ xương khớp nên chỉ biết một ít như vậy thôi, hy vọng giúp bạn được phần nào, mình nghĩ nếu có gì cần, bạn nên đi khám bác sĩ cho rõ ràng hơn.
    Chúc bạn khỏe
     
    saplamme2012 thích bài này.
  4. MomMi

    MomMi Chia sẻ nếu cần sẻ chia

    Tham gia:
    7/4/2005
    Bài viết:
    3,777
    Đã được thích:
    749
    Điểm thành tích:
    773
    Cảm ơn các mẹ rất nhiều.
     
  5. MomMi

    MomMi Chia sẻ nếu cần sẻ chia

    Tham gia:
    7/4/2005
    Bài viết:
    3,777
    Đã được thích:
    749
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ Luti cho em hỏi, chị là bác sĩ à? Vậy thì diễn đàn LCM có một bác sĩ gia đình rồi, yên tâm quá.
     
  6. htvh

    htvh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Chị Cả ơi, chị là Doctor hả? LCM có 1 Doctor như vậy thật là tốt quá. :D
     
  7. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mình là bác sĩ chuyên khoa nhi nhưng từ 10 năm nay mình không làm việc ở bệnh viện nữa :oops: . Nhưng nếu có bạn nào cần hỏi ý kiến về sức khỏe bệnh tật thì mình cũng xin cố gắng trong khuôn khổ hiểu biết của mình, cái gì mình không biết sẽ xin "kính chuyển" :lol: :lol: :lol: .
     
  8. congaicung

    congaicung Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Hay quá, me Luti ơi, cho mình hỏi thăm về cái bệnh nầy. Mình có người bạn có hai đứa con trai. Đứa lớn năm nay 13 tuổi. Lúc sinh ra bé bình thường , thời điểm đứng chựng rồi tập đi cũng bình thường nhưng càng lớn thì chân càng yếu đi. Bé không thể đi bộ xa hơn 5m, thành ra khi đến trường , thầy cô phải đặc cách cho bé dùng xe đạp đạp từ cổng trường dến lớp. Thể dục thể thao tất nhiên là được miễn.
    Còn đứa nhỏ thì 8 tuổi, hoàn toàn không đứng, không đi được . Đi đâu cũng phải ẵm. Lạ là tuy không đi đứng gì được nhưng chân lại không teo cơ. Có điều vì không vận động nên hai đứa đều béo phì, đi đâu xa cha mẹ ẵm hay cõng cũng rất mệt.
    2 bé rất thông minh, hoạt bát và học rất giỏi. Vơ chồng anh bạn mình cũng cho con đi khám khắp nơi, ngay cả khi biết có những đòan bác sĩ nước ngoài chuyên khoa xương khớp về hội thảo hoặc làm việc ở trung tâm chấn thương chỉnh hình thì cũng xin được gặp và khám .
    Các bác sĩ chẩn đoán là 2 bé bị bệnh thần kinh vận động ( từ chuyên môn hình như là "duchel" hay "duchelle" gì đó ), tế bào não chỉ đạo vận động không có hoặc chết đi, bệnh nhận dần dần bị liệt nhưng trí tuệ phát triển bình thường ). Bệnh nầy chỉ con trai mới bị và bé chỉ sống được đến 3 tuổi . Nhưng thực tế thì 2 bé vẫn lớn đó thôi. BS khác thì chẩn đoán là do di truyền, gien lặn ở bên mẹ.
    Noí tóm lại thì mình không có chuyên môn nên cũng không biết gì, mẹ Luti là BS có biết về bệnh nầy không hoặc ở bên Pháp có bệnh viện hay trung tâm nào có thể chữa được thì cho biết dùm.
    Anh bạn mình làm cho công ty của Pháp nên khả năng đưa con ra nước ngoài trị bệnh (Pháp,Sing hoặc Mỹ) là có thể, dù phải bán hết tài sản nhà cửa cũng phải cố thôi.
    Cám ơn mẹ Luti nhiều lắm.
     
  9. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chào Mẹ Thảo Nhi,

    Mình xin lỗi mấy hôm vừa rồi chỉ lướt quan DD nên không thấy bài của Mẹ Thảo Nhi hỏi.
    Về bệnh của con anh bạn Thảo Nhi, nếu đúng là bệnh giảm trương lực cơ Duchenne thì theo mình biết hiện tại ở Pháp chưa có thuốc gì chữa được. Tuy nhiên có một số điều có thể nói như sau :

    - Hiện nay người ta đã xác định được rõ gen gây bệnh, vậy có thể có rất nhiều hy vọng về việc chữa trị trong vài năm tới đây. Riêng tại Pháp, năm nào hiệp hội trợ giúp nghiên cứu các bệnh di truyền cũng đều tổ chức các cuộc quyên góp rất lớn để giúp cho việc NC và thu được khá nhiều tiền. Vấn đề bây giờ là thời gian, vậy mình nghĩ là gia đình bạn của Thảo Nhi không nên mất hy vọng.
    - Bênh có thể đến từ hai bên cha mẹ chứ không hẳn là lúc nào cũng do một mình mẹ.
    - Bệnh nặng hay nhẹ, thời gian sống của trẻ được bao lâu là tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Ở đây, mình đã gặp một người bệnh gần 30 tuổi, anh này chỉ di chuyển bằng xe lăn, nhưng cũng học được xong đại học và tham gia vào cuộc sống khá bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển đến các cơ ở vùng ngực thì sẽ làm ảnh hưởng đến hô hấp và ít có triển vọng hơn.

    - Một số biện pháp trị liệu lao động và trị liệu cơ thể có thể giúp cho người bệnh sống tốt hơn trong cuộc sống.
    Một điều cần chú ý là chế độ ăn phải thực hiện khá nghiêm ngặt sao cho trẻ khỏi bị béo phì, khỏi bị táo bón do thiếu vận động, về chế độ ăn, bạn có thể tham khảo trên trang web sau (có cả tiếng anh)
    http://www.hc-sc.gc.ca/hpfb-dgpsa/onpp-bppn/food_guide_rainbow_f.html

    - Hiện nay có rất nhiều loại xe lăn thích nghi với cuộc sống của trẻ, mình thấy trẻ bị bệnh này ở bên này đều có những xe lăn rất tiện lợi để trẻ có thể sống tự lập được phần nào.
    - Không biết bạn của Thảo Nhi ở Hà Nội hay Sài Gòn, nếu ở Hà Nội, anh bạn của Thảo Nhi có thể cho hai cháu để khoa Vật lý trị liệu ở Viện Nhi Thụy Điển để xem có thể giúp gì được thêm trong việc tập luyện không. Phần nữa có thể hỏi xem ở Viện châm cứu xem như thế nào vì cách đây 8 năm mình có gặp một ông thầy đông y người trung quốc tại Pháp chỉ nhờ có châm cứu mà chữa được cho cả những bênh nhận bại liệt đi lại được. Tiếc rằng ông này đã mất rồi nhưng mình nghĩ châm cứu cũng có thể giúp được phần nào nếu tìm được đúng thầy tốt.
    Vậy nhé, có vài ý như vậy đã, nếu mình biết thêm điều gì mình sẽ thông tin cho mẹ Thảo Nhi sau nhé.
    Chúc nhiều điều tốt lành.
    Thu Hằng
     
  10. congaicung

    congaicung Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn mẹ Luti nhiều lắm, mình đã chuyển những thông tin nầy cho anh bạn. Anh ấy ở sài gòn, cũng có dự định xin nghỉ việc một thời gian để đưa mấy đứa nhỏ ra HàNội, vì nghe nói Viện Châm cứu Trung Ương có thể gíup phục hồi khả năng vận động được. Nhưng sau khi trao đổi qua điện thoại thì khả năng là rất ít. Dẫu sao còn nước thì còn tát chứ biết làm gì hơn !

    Nguyện vọng của cha mẹ 2 đứa bé là tìm được một tổ chức nào có thể giúp 2 đứa nhỏ học được và có một cái nghề gì đó để nuôi thân và cũng để hoà nhập với xã hội. Họ cũng lớn tuổi - 45 tuổi- càng nhiều tuổi thì càng lo nghĩ chuyện tương lai của mấy đứa nhỏ.

    Mẹ Luti có thể cho mình biết tên hoặc cách nào liên lạc với Hiệp hội nghiên cứu về di truyền ở Pháp được không, tụi mình làm cho công ty do Pháp đầu tư nên thường xuyên có người sang đó công tác hoặc đào tạo. Cám ơn Mẹ Luti nhiều lắm.
     
  11. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chào Mẹ Thảo Nhi,

    Dù thế nào, Thảo Nhi cũng nói với gia đình anh bạn là đừng mất hy vọng, mình biết là hiện nay người ta đang thử nghiệm để chữa bằng biện pháp cấy gien, có nhiều triển vọng, biết đâu chỉ vài năm nữa là sẽ thành công.

    Mình nghĩ là nếu có điều kiện, bạn của TN cũng nên cho các cháu ra Hà Nội, một phần để xem xét tình hình cụ thể với các bác sĩ Viện Châm cứu, một phần đến Viện Nhi Thụy Điển để xin họ hướng dẫn cho cách tập luyện cho các cháu trong lúc chờ đợi có giải pháp chữa tốt hơn, vì mình biết khoa Vật lý trị liệu của Viện Nhi Thụy Điển có nhiều bác sĩ và kỹ thuật viên đi học bên Mỹ về, giỏi và có nhiều biện pháp tập luyện cho các cháu.

    Việc cho các cháu hòa nhập với cuộc sống cũng là điều hết sức cần thiết. Hôm trước mình vừa đọc một bài báo nói về một anh thanh niên tàn tật ở VN, học máy tính và còn mở được trung tâm máy tính để dạy ngưòi khuyết tật nữa, biết đâu các bé con anh bạn TN cũng có thể theo định hướng này vì như Tn nói là sự phát triển trí tuệ của các cháu là tốt mà.

    Hôm trước mình vừa đọc thấy hiệp hội ở Pháp là :

    Association Française contre les Myopathies, 1 rue de l'Internationale, B.P. 59, 91002 évry cedex.

    Mình nghĩ nếu muốn liên hệ với họ, anh bạn TN chỉ cần viết thư cho họ để liên hệ trực tiếp chắc là được.

    Ngoài ra có hai trang web này mình thấy cũng có khá nhiều thông tin, không biết có giúp ích gì được cho gia đình anh đó không.

    http://www.moteurline.apf.asso.fr/aspetsmedicaux/pathologies/medulneuromuscu/autresmyopathies.htm

    http://www.med.univ-rennes1.fr/sisrai/art/dystrophie_musculaire_de_duchenne-becker_p.263-267.html

    Vậy đã nha, tuần này mình đang nghỉ, tuần sau đi làm sẽ hỏi thêm đồng nghiệp thông tin, có gì mới mình sẽ tin cho TN ngay.

    Thu Hằng
     
  12. htvh

    htvh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Em đọc bài báo thấy liên quan đến chủ đề này, em post vào đây cho mọi người tham khảo:

    Bệnh chỉ thường gặp ở nam giới
    Gút (Gout) là một trong những bệnh khớp gây đau đớn, nhức buốt do ứ đọng những tinh thể uric axit ở các tổ chức liên kết hoặc ở khớp. Chính sự ứ đọng này dẫn đến viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 40 đến 50. Nữ giới rất hiếm khi bị gút, nhất là trước tuổi mãn kinh.

    Cơ chế sinh bệnh của gut là chất uric axit tạo ra do phân hủy chất purin hay các thành phần đào thải của cơ thể. Bình thường uric axit tan trong máu và đào thải qua thận ra ngoài theo nước tiểu. Khi quá trình sản xuất ra uric axit ở cơ thể chúng ta tăng hoặc thận không đào thải được hết thì nồng độ uric axit sẽ tăng lên trong máu dưới dạng muối urat. Sự ứ đọng quá nhiều uric axit trong khoang khớp xương gây viêm, cũng có thể trở thành đám cứng ở dưới da quanh khớp và cả ở vành tai hay sỏi thận. Các nghiên cứu chỉ ra những yếu tố nguy cơ sinh bệnh như di truyền (từ 10 đến 20% bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị gút), nặng cân do ăn quá nhiều làm tăng lượng uric axit, nghiện rượu làm cản trở việc đào thải uric axit, ăn nhiều thực phẩm có chất purine, dùng các loại thuốc có thành phần salicylat hay acid salicylic... đến nay đã được chứng minh là đúng.

    Tuy nhiên, không phải ai khi xét nghiệm thấy có hàm lượng uric axit trong máu cao đều bị mắc bệnh gút, bởi triệu chứng của nó cũng tương đối giống với nhiều thể viêm khớp khác. Nhưng có khoảng hơn 70% bệnh nhân gút thấy xuất hiện viêm đầu tiên ở khớp ngón chân cái, sau đó mới là khớp gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu chân, tay... và mức độ đau nhức lớn. Để chẩn đoán, ngoài việc xét nghiệm máu, người ta phải hút dịch khớp ra soi dưới kính hiển vi, nếu có tinh thể mang tên monosodium urate, bệnh mới được xác định chính xác. Khi bệnh được điều trị sớm và đúng, những cơn đau khớp do viêm sẽ giảm dần theo quá trình điều trị và phần lớn bệnh nhân bị gút cấp tính có thể sống bình thường. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính, gây tổn thương nặng cho khớp, thậm chí thận cũng bị tổn thương.

    Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn cho những bệnh nhân bị gút là đặc biệt tránh dùng rượu, vì rượu làm cho cơ thể bị mất nước, tăng uric axit trong máu; tránh ăn thực phẩm có chứa nhiều purine (gan, bầu dục, cá thu, sò...), nên ăn đậu, đỗ, đường, rau, pho mát, trứng, trái cây, sữa và đặc biệt người bệnh cần uống thật nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày) để thuận lợi cho quá trình đào thải uric axit ra ngoài qua thận.

    - Hà Nội Mới -
     
  13. truonganhduongdn

    truonganhduongdn Trương Dương

    Tham gia:
    27/12/2011
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Biểu hiện của bệnh Gút

    Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...
    [​IMG]

    Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

    Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric


    Acid uric lắng tụ tại khớp
    Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. trường hợp này rất hiếm và rất nặng.

    Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.

    Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

    - Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều r***, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

    - Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

    - Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

    Vai trò của acid uric trong viêm khớp

    Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:

    - Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

    - Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng là một tác nhân gây viêm rất mạnh.

    - Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng.
     
  14. Hlong1127

    Hlong1127 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/10/2013
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Biểu hiện của bệnh Gút

    E có tìm hiểu qua thực phẩm chức năng dùng cho người nhà . và e cũng thấy quảng cáo trị gout bằn tpcn cũng quá trời.e xin hỏi ý kiến Meluti xem thế nào ạ?
     
  15. nguyenduykienqlnl

    nguyenduykienqlnl Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/9/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Biểu hiện của bệnh Gút

    Em cũng xin được chia xẻ một bài thuốc chữa Gút hay của đồng bào dân tộc Tày và Dao Đỏ trên Yên Bái nhà em:
    Cao Gắm - được chiết xuất từ thân dây và rễ cây Gắm mọc hoang trong rừng chữa Gút rất hiệu quả. Nhiều người chạy chữa nhiều qua các viện và dùng nhiều loại thuốc vẫn không khỏi đến khi được giới thiệu sử dụng Cao Gắm kết hợp với kiêng khem hợp lý đã chữa dứt được căn bệnh này.
    Bác thử tìm hiểu xem nhé! Website: www.facebook.com/caogam
    Note: nếu mình đang dùng một loại thuốc nào rồi thì cứ kiên trì theo dõi xem phản hồi thế nào, chứ dùng linh tinh nhiều loại thuốc quá cũng không tốt đâu bác ah
     
  16. bogaugau

    bogaugau Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/11/2012
    Bài viết:
    2,911
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Biểu hiện của bệnh Gút

    hóng theo các mẹ
    thanks những chia sẻ của các mẹ nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  17. nguyenduykienqlnl

    nguyenduykienqlnl Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/9/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Biểu hiện của bệnh Gút

    Người bị bệnh Gout chịu tác động rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng. Em xin được chia sẻ một số bài viết khá hữu ích xoay quanh vấn đề thực phẩm, dinh dưỡng cho người bệnh Gout.
    Vậy mẹ nào quan tâm thì tìm hiểu xem ah.
    - Thực phẩm cho người bệnh Gout: https://www.facebook.com/notes/cao-gắm/thực-phẩm-cho-người-bệnh-gút/153144521563496
    - Một số loại rau củ quả tốt cho bệnh Gout: https://www.facebook.com/notes/cao-gắm/một-số-loại-rau-củ-quả-tốt-cho-bệnh-gút/153141198230495
     

Chia sẻ trang này