“Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

Thảo luận trong 'Các vấn đề gia đình khác' bởi hieudvs, 24/3/2014.

  1. hieudvs

    hieudvs Banned

    Tham gia:
    7/11/2013
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Thật sự bài viết này mình cũng chẳng biết nên để nó vào mục nào cho đúng . Gia đình nhân vật trong bài viết này mình có quen biết và cũng từng lên nhà 1 vài lần cùng CLB hỏi thăm. Gia đình tốt lắm ,lần nào lên mình cũng đc tiếp đón như khách quý vậy, về lại lỉnh kỉnh quà quê do gđ anh chuẩn bị nữa .... Mọi người hãy đọc và cảm nhận.!

    Sáng 3.3.2014, tôi thức dậy khi trời chưa sáng, thấy dăm bảy cuộc gọi nhỡ từ rất sớm vào máy di động của mình. Cái giờ ấy mà điện thoại đổ chuông thì dễ là có chuyện chẳng lành lắm, tôi rùng mình “cầu trời không phải như những gì mình đang nghĩ” rồi ngậm ngùi không gọi lại nữa. Y như rằng, lát sau Hào nhắn: “Chị Hồng cháu mất lúc 2h sáng rồi, chú Hoàng ạ. Ngân hàng họ đang đến lấy giác mạc…”.

    Vậy là cũng đã xong một kiếp người buồn bã. Nhưng tôi còn buồn hơn, ấy là tôi biết, Hào và chị gái tàn tật của Hào hiện nay đang hoang mang lắm. Cái việc đang diễn ra hôm nay với Hồng, cũng là những gì mà chắc chắn sớm muộn cũng sẽ diễn ra với Huệ và Hào, cũng như nó đã từng diễn ra với bố Kỳ và chị Việt của chúng.
    Tôi tưởng tượng ra những vòng hoa trắng, rồi thân hình da bọc xương, ọp ẹp, nằm bẹp gí bao năm của Hồng sẽ còng queo trong quan tài với tiếng khóc ai oán của cậu bé Hào và chị gái Hào. Cả hai cùng gầy như que củi, đầu nghẹo nghẹo, da nhăn nheo, chân tay lòng khòng không tự di chuyển nổi.
    Bà Trần Thị Hìu khóc con gái, sau khi khóc chồng và Vũ Thị Việt, một đứa con gái đã chết khác. Cả hai đã chết vì đúng cái bệnh của Hồng, với sự thảm thương giống hệt như thế. Hai đứa con tàn tật đang sống kia, chúng cũng biết trước bệnh teo cơ toàn thân sẽ “ăn” hết cơ bắp, “thịt thà” trong cơ thể họ rồi cái chết sồng sộc đến theo đúng kịch bản của 3 người “đi trước”.

    [​IMG]

    Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, cũng đủ để chúng ta xót thương rồi muốn nhón tay giúp đỡ một gia đình với những kiếp phận tận khổ và có cái gì đó thật rùng rợn ở xã Hương Vĩ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Bà Trần Thị Hìu lấy ông Vũ Văn Kỳ, sinh được 5 người con xinh xẻo. Bỗng dưng bệnh tật như bóng ma kỳ quái ụp xuống, phủ một màu tang tóc thê thảm lên nếp nhà bình yên đó.
    Ông bị bệnh gì mà chân tay, da thịt, mặt mũi cứ tóp dần lại, khô quắt đi, rồi chỉ còn da nhăn nheo bọc những khớp xương lểu bểu đu đơ. Không chảy máu, không đau đớn, bệnh như “ma quỷ” ăn hết thịt của ông Kỳ, rồi ông kiệt sức mà chết, như cái đèn cạn cả phao dầu rồi tắt. Tiếp đến, năm 2000, bé Vũ Thị Việt đang đi học rõ giỏi, rõ ngoan, về kêu mệt, rồi cứ thế teo tóp héo hon dần dà, y như bố.

    Vài năm sau, Việt cũng chết khi chưa kịp biết rằng mình sẽ là… thiếu nữ. Bà Hìu chạy chữa, cầu cúng, rồi kêu gào mãi, có bác sĩ về, phán: Nhà bà bị bệnh teo cơ toàn thân, nó teo “di truyền”, giời chữa. Bà Hìu nhìn lũ trẻ mà lo đắng lòng, nếu tự cắt cổ mình để 4 đứa con còn lại không bị căn bệnh của bố và người chị quá cố của nó hạ sát, thì bà cũng sẵn sàng. Kệ bà cầu âm cầu dương, các cháu Huệ, Hồng, Hào đều teo, co rút hết chân tay. Đặt đâu ngồi đó, hai cháu đến kỳ kinh nguyệt, đến lúc ăn uống vệ sinh cũng cứ ngồi im như… tượng.
    Cố lắm các cháu cũng chỉ lê lết vài bước như kiểu chim cánh cụt, với tay chân bị hỏng cả. Chúng ngồi trù ụ trên cái ghế gỗ, cứ nhìn mẹ mà khóc, mẹ nhìn các con mỉm cười chua chát, rồi lặng lẽ đi đốt lò vôi thuê, lấy tiền phục vụ cơm nước; đi tắm rửa vệ sinh an ủi cho đàn con “bất thành nhân”.

    Tôi đã vài lần trở lại căn nhà lạnh lẽo đó, có lần đưa nhà tài trợ lên sửa sang nhà cửa, tặng vài chục triệu cho họ, có lần chỉ là lá thư động viên với chút tiền mọn từ độc giả. Vũ Thị Huệ, Vụ Thị Hồng và cả Vũ Văn Hào đều kém tôi dăm bảy tuổi đến vài ba tuổi, nhưng chúng đều kiên quyết gọi tôi là chú. Bởi dường như việc chúng lơ ngơ, ngồi đâu ngồi đó trong căn nhà đầy bóng tối và sự đói nghèo tuyệt vọng đó, đã làm chúng mãi mãi là những đứa trẻ.

    Đến giờ, đã vài năm trôi qua, tôi không còn nhớ cụm câu từ nào trong bức thư viết tay của cậu bé tàn tật không biết cầm đũa đó nữa.

    Chỉ biết rằng, câu đầu tiên nó thơ như một bài thơ vậy. “Hương Vĩ, một mùa đông”. Có người thương Hào, thông qua việc làm quen trên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã tìm cách gửi tặng Hào một chiếc radio. Nghe đến nhiều số phận trớ trêu phải ra đi mãi mãi vì bị hỏng các bộ phận trong cơ thể mà không có được nguồn “tạng” để thay thế. Có người bị mù vì hỏng giác mạc.

    Nếu ai đó đồng ý hiến giác mạc (sau khi chết), thì có nghĩa là từ hành động vị tha thần thoại đó, giúp cho 2 người mù thấy được ánh sáng. Thế là ba chị em ngồi trù trụ trên ghế gỗ, tỉ tê với nhau: Hiến tạng, quả là thứ có thể “khai sinh” ra con người ta một lần khác nữa. Giúp họ tránh được sự ai oán bạc ác của vị thần số phận. Nếu hiến tim, hiến gan, hiến thận cứu người, thì đúng là đã ban cho đồng bào thương mến của mình một kiếp sống mới.

    “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Ba chị em rủ nhau viết đơn, mời ngân hàng giác mạc về làm thủ tục “bộ tam” hiến giác mạc. Hiến xong, họ viết thư đi các bệnh viện, các trung tâm “điều phối” tạng và việc hiến tạng với mong muốn tặng toàn bộ những gì có thể “lấy ra” được (thậm chí cả) trước và sau khi ba chị em chết. Tôi đã sững sờ trước lý do hiến tạng của 3 chị em. Họ bảo, chúng cháu tàn tật, phục vụ bản thân, nuôi sống bản thân chúng cháu còn chưa làm được.
    Ăn bám xã hội và gia đình thôi. Đến việc rửa đít hay việc có kinh cũng phải gọi bà mẹ già. Chúng cháu biết ơn xã hội, ơn các nhà báo, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ nhiều tình cảm và tiền của cho chúng cháu. Nhưng không lẽ chúng cháu cứ nhận ơn huệ của cuộc đời này mãi mà không trả ơn bao giờ?

    Nuôi mình chưa xong, thì trả ơn được ai nữa? Chợt nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, chúng cháu nghĩ ra cách hiến tạng để trả ơn cuộc đời, bằng cách đem đa phủ tạng đang có của mình để cứu sống người khác.

    Hào đã viết thư cho nhiều cơ quan y tế và điều phối tạng, nhưng không được ai hứa tiếp nhận, thậm chí người ta còn đùn đẩy, tránh nghe điện thoại đòi quyền được tử tế của Hào. Khi chúng tôi vào cuộc, thậm chí lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bệnh viện Việt - Đức và nhiều chuyên gia khác phải lên báo chí, lên Truyền hình Việt Nam giải thích về trường hợp hy hữu của Vũ Văn Hào và 2 người chị tội nghiệp.

    Về chuyên môn ngành y thì tôi không hiểu, và dường như ai cũng có cách giải thích hợp lý cho sự vô cảm của mình trước “Ba người nằm mơ hiến tạng” (tên phóng sự của tôi trên Lao Động bấy giờ) quá tử tế kia. Tuy nhiên, đứng về tình người thì tôi đã thấy rõ, khái niệm về sự tử tế, về lẽ sống tận hiến cho cộng đồng bị một cái tát đau điếng qua vụ việc này.
    Hổ chết để da, người ta chết để tiếng, cái tiếng này không phải chỉ là sự nổi tiếng, sự tinh tướng hoặc oai phong lẫm liệt của ai đó trước bàn dân thiên hạ. Cái tiếng này đôi khi chính là công đức, sự tử tế mà những người như các em Huệ, Hồng, Hào dành lại cho đời. Họ tàn tật, họ là phế nhân, họ thậm chí nằm bẹp không ngóc đầu lên được. Họ hết cơm ăn, thiếu áo mặc. Họ cận kề cái chết, và bằng chứng là khi tôi viết những dòng này thì em Vũ Thị Hồng đã tắt thở được 3 ngày.
    Hồng mãi mãi là một thiếu nữ, cho đến khi em không còn thở nữa. Tôi cố thở chậm lại, để xem mình có khóc vì em hay không. Nói đúng hơn là tôi muốn khóc vì khát vọng sống tử tế, sống cống hiến trong cộng đồng của em. Chàng Đan Kô xé toang lồng ngực mình, rút trái tim mình ra để biến nó thành ngọn đuốc, soi đường cho mọi người đi ra khỏi đói khát, tăm tối và tuyệt vọng.

    Tại sao các em Huệ, Hồng, Hào, dù lay lắt như ngọn đèn dầu trước gió, tại sao các em không có quyền kêu cầu, kiện cáo, bực dọc, viết thư cho nhà báo, mời truyền hình về nhà mình để… đòi quyền được hiến tạng cứu người?

    Có người bảo, nội tạng các em không được tốt như người khác, nên người ta cũng ngại… lấy(?). Tôi không tin vào lối ngụy biện đó. Và cái quan trọng hơn, tôi tin vào lối ứng xử nhẫn tâm, vô cảm và ích kỷ của quá nhiều người, khi họ đã đổ gáo nước lạnh vào mong mỏi lương thiện và vô cùng chính đáng của “Ba người nằm mơ hiến tạng”. Dù thế nào thì mong muốn hiến mình cho khoa học, cho việc cứu người của họ cũng là khả kính, chúng ta cần tri ân, bằng cách này hay cách khác.
    Cuối cùng, thì khi Hồng chết, em cũng có được niềm an ủi, ấy là người ta đã đến lấy giác mạc của em, để đem lại ánh sáng cho một hoặc hai đồng bào khác của em. Em chết đi, em bắt đầu một cuộc sống mới ở cõi khác xa xăm hơn. Lúc đó, một phần quan trọng của đôi mắt trần thế em từng gắn bó hơn 30 năm qua vẫn ở lại, nó vẫn mang ánh sáng đến cho một hoặc hai con người xứng đáng khác, Hồng ạ.

    Hồng ra đi, Huệ và Hào cũng ngậm ngùi lo lắng cho thân phận mình lắm. 5 người bị căn bệnh quái quỷ đó, thì 3 người đã ra đi. Chỉ còn lại 2 người đang về “ga cuối”, không nhanh, không chậm, nhưng rất ma quái. Đôi mắt ở lại trần gian của Vũ Thị Hồng vẫn ngời xanh cái màu hy vọng của đời thiếu nữ, vĩnh viễn thiếu nữ, đôi mắt em vẫn lưu lạc ở đâu đó. Có thể nó đang thắp sáng trên gương mặt ngời ngợi tri ân của người nào đó cùng con phố, cùng ngôi làng mà tôi và bạn đang sống. Đôi mắt mãi mãi ám ảnh trong tôi.

    Rằng lần cuối cùng tôi thăm Hồng, khi Hào vẫn bức xúc vì không được trả lời về việc hiến tim, gan, thận cho người khác, khi Huệ ngồi như “con lật đật không chân không tay” trên cái ghế gỗ ngoài hiên, khi bà Hìu sậm sùi khóc. Bấy giờ Hồng đã thoi thóp như phao dầu đang cạn không chậm cũng không nhanh của một ngọn đèn hạt đỗ nào đó. Em ủ mình kín mít trong chăn, chân tay lỏng lẻo, nhẽo nhèo, chỉ còn da bọc xương.

    Mắt em hốc hác, vì thế cái nốt ruồi ở mép bên phải và các triền lông mày trở nên đen và to hơn mọi khi rất nhiều. Em bảo, “anh à, em vẫn nghe anh nói trên radio và tivi đấy nhé”. Rồi em giơ bàn tay xanh rớt, oặt oẹo lên gạt cái chăn chiên cũ kỹ ra khỏi mái tóc đen nhánh của mình. Hồng không nói gì nữa.

    Rất lâu, dường như em biết tôi đang lặng đi, em biết tôi rút máy chụp lại khoảnh khắc ấy với gương mặt không biết phải nói thế nào của em. Bức ảnh mà tôi tin là hình ảnh cuối cùng của em ở trần thế này tôi sẽ mang về Hà Nội. Rất lâu sau, cứ ngỡ là Hồng đã ngủ, chợt từ khóe mắt kép hờ của em lăn ra 3 giọt nước.

    Nước mắt lăn xuống gối. Em nằm nghiêng, nước mắt bên mắt phải nhiều lên, nó chảy tràn sang hốc mắt trái. Cùng nhau lăn xuống gối. Tóc Hồng vốn dài, dày và đen nhánh, lần gặp cuối tôi đã thấy nó bị cắt ngắn đi, chắc là cho tiện việc tắm gội.

    [​IMG]
    Lá thư Vũ Xuân Hào viết gửi cơ quan chức năng để xin cho 3 chị em mình được hiến toàn bộ giác mạc và tất cả những tạng có thể… hiến.

    Trong lần cuối ấy, khi Hồng mở đôi mắt đỏ hoe của mình ra nhìn tôi, tôi chưa bao giờ thấy cặp mắt em to và sáng như thế. Tôi thấy tuyệt vọng vô cùng. Tôi không nhớ em có nói gì lúc chia tay không. Chỉ biết rằng, từ bấy em ám ảnh tôi về lẽ sống tử tế và khát vọng cống hiến cho cộng đồng ở mỗi đời người.
    Có biết bao người sung sướng, nhận xiết bao ân sủng của đời, mà họ chỉ biết thu vén cho “giá áo túi cơm” của mình, thay vì làm một cái gì đó như con “hổ chết để da” cho gầm trời này? Viết đến đây, tôi nhìn ra hè phố, chợt rưng rưng tự hỏi, cái người vừa đi qua với đôi mắt sáng lương thiện kia ơi, có phải bạn đang dùng giác mạc hiến tặng của em Hồng để trông thấy được ánh sáng nhân gian không đấy?

    Bài viết của tác giả : Bùi Nga theo Tinnong360
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hieudvs
    Đang tải...


  2. loancoffee

    loancoffee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    thật cảm động vì những tấm lòng nhân ái của 3 chị em Huệ, Hồng, Hào.
     
  3. Chính là em

    Chính là em Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    21/9/2013
    Bài viết:
    2,163
    Đã được thích:
    564
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Đọc bài này xong mà lòng nặng trĩu.
     
  4. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Số phận mỗi con người thật trớ trêu! Cõi luân hồi, mong là sẽ khác.
     
  5. lehoan3008

    lehoan3008 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/2/2014
    Bài viết:
    7,811
    Đã được thích:
    1,070
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Đọc xong bài này mà tự nhiên lặng người đi, đúng là muốn làm người tử tế cũng khó, tấm lòng của 3 em cho đi mà không ai nhận, sao đắng lòng thế!
     
  6. bantriki

    bantriki Xe đạp điện

    Tham gia:
    18/10/2013
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    đọc hết bài viết thấy thật sự xúc động, thời nay vẫn còn rất nhiều tấm lòng nhân ái
     
  7. miun

    miun Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/7/2013
    Bài viết:
    1,545
    Đã được thích:
    162
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    ko hiểu trên đời này có sự công bằng ko? mà ông trời gieo những đau đớn trớ trêu cho 1 gđ như thế, họ cũng có quyền dc sống, đc vui vẻ chứ,
     
  8. chootothudo

    chootothudo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/11/2013
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Cả 5 người con. Ôi xót xa đau đớn. Người mẹ già bất hạnh
     
  9. DualBike Nguyen

    DualBike Nguyen Keep Smiling

    Tham gia:
    31/3/2014
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Những con người có số kiếp thật vất vả. Họ thiệt thòi quá nhiều so với bạn bè cùng trang lứa ngoài kia.
     
  10. Merucon

    Merucon ThatRe.vn/ 0942 921 599

    Tham gia:
    16/4/2011
    Bài viết:
    14,314
    Đã được thích:
    1,350
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: “Muốn làm người tử tế mà khó thế sao, chú ơi?”

    Thật buồn cho những kiếp người. Rồi ai cũng trở về với cát bụi thôi, hãy sống tốt với nhau.
     

Chia sẻ trang này