[/URL][/IMG] Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có vốn từ phong phú và bé rất quả quyết khi dùng từ. Nhờ khả năng nói chuyện ngày càng lưu loát và có tính biểu cảm cao, nên kể từ thời điểm này, bé bắt đầu bước vào giai đoạn thích phát biểu thay vì thể hiện bằng hành động như trước đây, để mọi người có thể hiểu được suy nghĩ của bé. Khả năng hiểu và diễn giải Vào thời gian này, khả năng hiểu biết của bé phát triển nhanh hơn khả năng phát biểu. Lúc 3 tuổi, bé hầu như đã hiểu được mọi điều mà bạn nói. Bé cũng có thể khiến cho hầu hết mọi người hiểu được ý của bé, mặc dù cách phát âm đôi khi còn rất trẻ con. Điển hình nhất là lúc 2 tuổi rưỡi, bé thường bỏ mất các phụ âm như “k”, “n” hoặc “ t” ở cuối từ. Lúc 3 tuổi, bé còn nói ngọng nữa. Khả năng đọc thuộc lòng Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể học thuộc lòng nhiều bài đồng dao. Bé cũng đọc lại được một chuỗi gồm có ba hoặc nhiều con số hơn. Lúc gần 3 tuổi, bé có khả năng học đếm được. Thông thường, bé sẽ lặp lại những từ hoặc cụm từ mà bé đã từng nghe, nhất là khi có những từ ngữ lạ. Điều này là hoàn toàn bình thường, ngay cả khi bé đã được 3 tuổi hoặc 3 tuổi rưỡi. Nhờ cách này mà bé có thể học được có thể học được nhiều từ mới và sớm lĩnh hội được nghĩa của từ. Các từ nối và câu Bé đã hiểu và sử dụng được nhiều từ nối quan trọng. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé biết cách sử dụng từ “ và”, nhờ vậy mà bé nói được những câu dài hơn, phức tạp hơn. Bé cũng đã hiểu rõ được ý nghĩa của những từ chỉ thời gian như “ hôm nay”, “ ngày mai”. Lúc 3 tuổi, cũng có thể sớm hơn, bé đã nói được câu dài khoảng 15 từ. Bé hiểu và dùng được từ “hôm qua”. Thậm chí bé còn hiểu được thứ tự của các ngày trong tuần. Vì ngôn ngữ và tư duy có mối liên kết không thể tách rời, nên nhờ tinh thông ngôn ngữ mà bé có thể tính toán và xem xét lại hoạt động bản thân. Đây là một phần quan trọng của quá trình học tập. Sự khao khát hiểu biết Lúc 3 tuổi, bé rất thích nói chuyện và lúc nào cũng đặt ra những câu hỏi vì muốn biết về mọi thứ tồn tại xung quanh mình. Từ ngữ mà bé thường dùng nhất có lẽ là từ để hỏi như: “ tại sao…?”. Hầu hết những câu hỏi của bé, bạn đều có thể trả lời ( trừ một số câu hỏi có vẻ lạ, kiểu như “ tại sao bầu trời có màu xanh?”). Đối với những câu hỏi mà bạn không thể trả lời ngay được, thì bạn có thể nói với bé rằng bạn chưa thể tìm ra câu trả lời, nhưng hứa với bé là sẽ cố gắng tìm. Cách này không gây hại bằng kiểu tự trả lời “càn”, khiến bé hiểu sai. Sau này, bạn sẽ tra cứu trong sách hay internet để có câu trả lời cho bé ( có thể trả lời được hoặc không), nhưng đây cũng là một thông tin hữu ích dạy cho bé nhiều điều. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ hỏi bạn rằng: “ con từ đâu sinh ra?”. Với câu hỏi này, đối với tuổi của bé, bạn không cần thiết trả lời chi tiết quá. Có thể chỉ cần một câu trả lời đơn giản, kiểu như : “ từ trong bụng mẹ nè!”. Nên nhớ rằng, đối với bé, từ “Đâu” và “Ở đâu” có thể có nghĩa hơi khác một chút. Chẳng hạn, bé muốn biết rằng bé sinh ra ở đâu, bạn chỉ cần trả lời với bé sinh ở bệnh viện là đủ. Khuyến khích khả năng ngôn ngữ của bé Không có cách nào tránh né việc phải trò chuyện với bé cả. Bạn nên cố gắng kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của bé. Nếu bạn nói với bé rằng bạn sẽ trả lời sau, thì bạn cần nên giữ đúng lời hứa. Nên trò chuyện với bé bằng cách phát âm chuẩn của người lớn, mặc dù đôi khi bạn có thể phát âm hơi “ cường điệu” một tý. Bạn cũng nên diễn tả cho bé hiểu về những cảm xúc về bằng vốn từ phong phú của mình. Điều này giúp bé lĩnh hội được nhiều từ ngữ trừu tượng hơn. Nên lưu ý những gì bạn nói trước mặt bé. Trẻ con có thói quen xấu là “lượm lặt” những từ ngữ chửi tục của người lớn! Nên dùng sách để giúp tăng cường những kinh nghiệm của bé. Nhìn bạn đọc sách, bé cũng sẽ học được một điều gì đó. Trẻ con sinh ra trong những gia đình thích đọc sách cũng có xu hướng thích đọc sách. Các biểu hiện của cảm xúc Lúc 2 tuổi rưỡi, bé vẫn còn tính tự phát, ngẫu hứng khá rõ. Tuy nhiên, bé đã bắt đầu biết quan tâm, suy nghĩ nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Lúc gần 3 tuổi, bé có thể nhận biết được cảm xúc và trạng thái của người khác nhiều hơn so với trước đây. Mối quan hệ với mọi người Đến giai đoạn này, bé thích kể về những thành viên và mối quan hệ trong gia đình. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé dễ dàng nhận ra hình ảnh trong gương chính là hình ảnh của mình. Lúc 3 tuổi, nhiều lúc bé còn săm soi trước gương nữa. Lúc được 2 tuổi rưỡi, bé ít tự coi mình là trung tâm hơn. Bé biết quan tâm đến những điều mà người khác suy nghĩ, nhất là người thân của bé. Bé biết nhìn vào những nét biểu cảm trên khuôn mặt của bạn để xác định cách ứng xử phù hợp. Ngoài ra, đôi khi bạn còn thấy bé thử đoán cảm xúc của người lạ nữa. Vào giai đoạn này, có khi bé còn bắt chuyện với người lạ. Hầu như bé không còn rụt rè như trước đây nữa. Vì vậy, để giữ an toàn cho bé, bạn nên lưu ý một điều là đừng bao giờ trò chuyện với những người hoàn toàn xa lạ mà bé không hề biết rõ, ngoại trừ có khi bạn ở bên cạnh bé. Lúc 3 tuổi, bé bắt đầu nhận biết được quan điểm của người khác. Từ đó, có thể bé sẽ biết cách an ủi người thân khi gặp chuyện buồn. Bé gái tường có kỹ năng này sớm hơn so với bé trai. Mối quan hệ với những bé khác Lúc 2 1/2 – 3 tuổi, theo bản năng, bé sẽ dùng âm thanh cao và những câu đơn khi “ trò chuyện” với những đứa con nằm trong nôi. Vào giai đoạn này, bé đã biết cách ứng xử phù hợp với những bé khác ở các lứa tuổi khác nhau. Bé cũng dành nhiều thời gian hơn để chơi chung cùng với các bé khác. Lòng tốt và sự chia sẽ Lúc 3 tuổi, bé đã biết quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Chẳng hạn, bé vui vẻ cho những bé khác cùng chơi chung đồ chơi mà không cần phải xin phép bé, thậm chí bé còn tặng không đồ chơi cho các bé khác nữa! Trẻ 3 tuổi đã đủ trưởng thành để hiểu rằng ở mỗi trò chơi bé cần phải đợi đến phiên mình mới được chơi. Tuy nhiên, có lúc bé cũng có thể cáu tiết lên, không kiềm chế được nên đã tranh giành phần chơi của các bé khác. Thế nên, bạn đừng kỳ vọng vào quá nhiều vào việc này. Lúc khoảng 3 tuổi, bé thường rất dịu dàng và tốt bụng với những con vật. Nếu trong nhà có nuôi con thú cưng, có thể bé hiểu rằng con thú còn đáng thương hơn cả bé nữa. Cho nên, nếu bé thích, bạn nên giao cho bé một phần trách nhiệm trong việc chăm sóc những con vật, chẳng hạn, thay chén nước cho cún con, hoặc rải thức ăn cho cá trong bể nuôi cá. Nhưng bạn cần giám sát bé, vì bé vẫn còn rất vụng về. Có thể bé sẽ giẫm phải đuôi của con vật, nếu là mèo thì chắc mèo sẽ nhảy cẩng lên, nhưng nếu là chó thì chắc chó sẽ quay lại và táp vào bé ngay! Điều này có thể gây nguy hiểm với bé. Những cơn bùng nổ tính khí Bé có nhiều cách khác nhau để ứng phó với những cảm xúc âm tính, vì vậy từ 2 tuổi rưỡi trở đi, bé thường ít có những cơn bùng nổ tính khí hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lúc nào bé cũng phản ứng hợp lý. Mỗi khi không thể xoay xở trước những cảm xúc của mình, bé vẫn có thể bùng lên những cơn “ nằm vạ” giống như trước đây. Tuy nhiên, vào thời gian này những cơn bùng nổ tính khí như thế thường không kéo dài. Sau mỗi cơn bùng nổ, bé đã nhận thấy rằng thực sự bé không được gì trong việc này cả. Bởi giai đoạn này bé đã chịu nghe bạn cắt nghĩa phải trái, nên bạn có thể cùng trò chuyện với bé về những cảm xúc và về những sự việc khiến bé nổi giận và lên cơn điên tiết đó. Cách này có thể giúp bạn tìm ra được những giải pháp phù hợp nhằm tránh được những cơn bùng nổ tính khí của bé! Trò chuyện với bé về những nỗi sợ, chứng sợ vô vớ Lúc khoảng 2 tuổi rưỡi, nhiều bé tỏ ra sợ đủ mọi thứ, chẳng hạn sợ chó hoặc sợ bóng tối. Bạn đừng nên trêu chọc nỗi sợ này của bé. Thay vào đó, bạn cần phải dịu dàng để trấn an bé. Chẳng hạn nếu bé sợ bóng tối, bạn có thể cho bé hai lựa chọn: hoặc là gắn đèn ngủ có ánh sáng mờ mờ để không còn bóng tối, hoặc là gắn một công tắc đèn gần sát giường ngủ của bé, để khi cảm thấy sợ bóng tối bé sẽ bật đèn lên dễ dàng. Đối với việc sợ chó, nếu lần đầu tiên bé bị chú chó lông xù của nhà hàng xóm gầm gừ hâm dọa, thì trong những lần tiếp theo, bạn nên đến bên cạnh bé để trấn an bé kịp thời. Bản thân bạn cũng cần phải cố gắng giảm bớt những nỗi sợ riêng ( như sợ nhện, sợ sâu,… chẳng hạn) vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến bé. Nỗi sợ hay chứng sợ vô cớ không hề có tính chất duy truyền, song những kinh nghiệm riêng của cha mẹ có thể có tác động đến con cái. Nếu bé cứ sợ truyền miên, hoặc những nỗi sợ này khiến bé gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thì bạn nên bàn bạc với nhân viên y tế để có phương pháp điều chỉnh hiệu quả nhất cho bé. Picnictoy
Ðề: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 2 tuổi Nhóc nhà mình gần 2.5 tuổi rồi, nhưng mà chả sợ bóng tối, cũng ko sợ chó gì cả. Muốn cho con ngủ, cứ phải tắt đèn tối om thì con mới chịu ngủ ý.
Ðề: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 2 tuổi Con nhà mình thì cứ hỏi luôn mồm ấy, nhiều lúc còn thấy phát cáu nữa
Ðề: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 2 tuổi Nhỏ nhà e 17 tháng cũng đang bi bô nói, mẹ hỏi j cũng hiểu hết trộm vía yêu lắm cơ!!!
Ðề: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 2 tuổi Bé nhà mình gần 19 tháng, cũng ko sợ tối, chó becgie nhà hàng xóm sủa mà cứ sán lại xem, mẹ thì sợ chó chết khiếp, hức
Ðề: Khả năng giao tiếp của trẻ từ 2 tuổi bé nhà em 19m, hầu như chả sợ gì, lại thích động vật, đặt biệt thích mèo, bà ta sợ mỗi cá sấu ( hôm cho đi công viên nhìn thấy cá sấu chạy 1 mạch luôn ) đang tập nói rồi mình nói cái gì cũng nói theo mới chết chứ, buồn cười lắm ấy ạ.