Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Liên)

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Tarta, 31/3/2014.

  1. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Dear cả nhà,
    Hồi hè về Vn chơi, em được tặng 1 vé tham gia chương trình Kỷ luật không nước mắt-Cách dạy con không dùng bạo lực(giá vé bthg 300k) của thạc sĩ Trần Thị Ái Liên. Tham gia ct em mới thấy ngấm được nhiều điều về cách giáo dục con không dùng bạo lực. E ấn tượng mãi về cách chuyển tải và thuyết trình của chị Liên. Em biết nhiều mẹ không có thời gian để tham gia chương trình nên em xin chia sẻ tài liệu em Sưu tầm từ bài viết của Me Cu Bon. Trích từ bài giảng của thạc sĩ Trần Thị Ái Liên. Bài giảng có 4 phần ạ.


    PHẦN 1

    Lấy ví dụ về con voi bị xích trong vườn thú Thủ Lệ. Vì sao 1 con voi hoàn toàn có đủ sức mạnh để phá tung sợi xích mỏng manh đó và thoát ra ngoài mà nó lại không làm như vậy?
    Tại sao ư? Tại vì con voi đó từ bé nó đã bị xích như vậy, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là có người đánh nó. Cứ như vậy cho đến lúc dần dần nó không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó đã mất hết bản năng về việc đó. Nó đã không biết dùng sức mạnh của mình để cứu lấy mình.
    Vậy các bố mẹ nhà mình có muốn con chúng ta cũng trở lên giống như con voi đó không?
    Dạy con bằng bạo lực là quan điểm phong kiến (giống như ông bà ta vẫn hay có câu: thương cho roi, cho vọt), ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lí lẽ.
    Bố mẹ nào có quan điểm hay vấn đề nào hay về chủ đề này thì cùng chia sẻ nhé.
    .......................................................................................................................................................
    Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực.
    Tôi nhớ mãi có một bức hình chụp Tổng thống Obama bắt tay người quyết rác, và ông có nói " Trong công việc chúng ta có vai trò khác nhau nhưng ngoài công việc chúng ta đều là những người đàn ông bình thướng"
    Chúng ta vẫn thường quen là: trong công ty sếp là vua, trong lớp học thầy cô là vua, trong gia đình bố mẹ là vua. Xin thưa rằng đó là một xã hội phong kiến. Cho dù chúng ta có nói đây là một nước Việt Nam dân chủ CH hay CHXHCNVN nhưng thực ra người Việt chúng ta chưa bao giờ được sống trong một xã hội gọi là dân chủ chúng ta vẫn sống trong xã hội bản chất là phong kiến. Do đó, cho đến khi nào chúng ta vẫn còn sống trong xã hội phong kiến thì chúng ta vẫn còn tin vào bạo lực. Quyền lực của xã hội phong kiến là dựa trên bạo lực còn quyền lực của xã hội chủ nghĩa là dựa trên lí lẽ.
    Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lối sống mới, một môi trường mới, không bạo lực. đây là sự tiến hóa tự nhiên của nhân loại chứ không phải do ai viết ra một chủ thuyết, không phải ai đó đưa ra lí tưởng cao đẹp. Mỗi con người đều có nhu cầu được yêu thương và nhu cầu được tôn trọng, con cái chúng ta cũng rất cần nhu cầu đó.
    Và tôi xin giới thiệu: kỷ luật không nước mắt
    Tôi sẽ giới thiệu 2 cách phạt con với 2 lưới tuổi khác nhau mà không cần đòn roi
    Thứ nhất là: Dùng cho trẻ từ 3-6 tuổi
    Thứ 2 là: Dùng cho trẻ từ trên 6 tuổi
    Có nhiều người sẽ hỏi: Thế bé dưới 3 tuổi thì sao?
    Dưới 3 tuổi trẻ em chưa biết lí lẽ. Có nhiều bé 2 tuổi rưỡi bắt đầu nhưng trung bình là 3 tuổi.Ở độ tuổi này cái cần của chúng ta là dạy cho con có ý chí theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu của riêng nó chứ không phải nó làm vì bố mẹ.Do đó, trước 3 tuổi đừng cố gắng dạy dỗ, lúc đó mục đích là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của nó.
    Có một bạn đã hỏi câu hỏi sau:
    Chị A: Em nghĩ trẻ dưới 3 tuổi là nó hiểu được lí lẽ và biết sợ khi em phạt nó.Ở nhà, em cấm bé không sờ tay vào ổ điện, cấm nhiều lần nhưng nó vẫn sờ vào và em phạt nó. Lần sau nó sờ vào ổ điện thì nó nhìn em, thấy thái độ của em là nó không sờ nữa.
    Chị Liên: À, thế là bé nhà chị nó đâu có sợ điện mà là sợ chị.Và cái chị dạy cho nó là “sợ chị”
    Dưới 3 tuổi mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của nó. Khi nó chống đối cha mẹ thì đó là đang tìm hiểu khả năng ảnh hưởng của nó tới môi trường như thế nào, và môi trường trong đó có cha mẹ. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì ở Mỹ người ta che hoặc bịt lại hết ổ điện. Người ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trường xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn. Hãy tạo ra môi trường an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trường xung quanh nó.
    Chúng ta ở nhà thường hay cấm bé cắn đồ, mút tay nhưng chúng ta đã quên rằng cách tốt nhất để nó tìm hiểu môi trường, đó là Cắn. Chúng ta phải hiểu được nhu cầu chính đáng của đứa trẻ để làm sao cho con chúng ta phát triển được hết tiềm năng.
    .....................................................................................................................................................
    Trước khi đi vào phần cách phạt con thì chúng ta cùng nói khái niệm về qui tắc thưởng phạt sau đây. Đó là chỉ thưởng phạt trên cái muốn, không thưởng phạt trên cái cần. Vậy muốn là gì, cần là gì?
    Chúng ta ai cũng có phần con và phần người. Phần con, cần: ăn, uống, ngủ, thở, vệ sinh, an toàn, hoạt động. Phần người, cần: yêu thương, học hành, lắng nghe, tôn trọng, phát triển, cảm thong, phát biểu, suy nghĩ. Trên đây tạm gọi là 1 nhu cầu căn bản của một con người, là nhưng cái gọi là cái cân
    Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có đầy đủ những cái quyền trên này hay không???Từ bé đến giờ chúng ta có bao giờ nghe thấy những câu này chưa?“con nít biết gì im đi”“
    A: thầy ơi cho em hỏi
    Thầy: Tôi là thầy hay em là thầy?”
    “con mà không nghe lời mẹ là mẹ không cho ăn tối”
    “Mẹ ơi con muốn học đàn.
    Mẹ: không, còn phải học chữ”
    Vậy, phạt trên cái muốn là sao:
    Ăn: ăn đủ dinh dưỡng, an toàn là đủ rồi -> cái này là cái cần
    Không con muốn ăn KFC cơ -> đây là cái muốn
    Mặc: mặc đủ ấm, che thân, thoải mái là được rồi -> cái này là cái cần
    Không con muốn ăn mặc thời trang cơ -> cái đó là cái muốn
    Trẻ em có quyền học hỏi, thông tin, nên một ngày nó cần 0.5h TV, internet -> cái đó là cần
    Trên thời gian đó là muốn
    Do đó, nếu trẻ em nó không nghe lời thì chúng ta sẽ lấy đi cái nó muốn chứ không được lấy đi cái nó cần.
    “Tuần này con sẽ được đi ăn KFC nếu con đi ngủ đúng giờ”
    “Tuần này con sẽ được uống pepsi nếu con học bài đúng giờ”
    "Tuần này thay vì con được đi ăn KFC thì con sẽ phải ăn tối ở nhà vì con đánh bạn"
    "Tuần này thay vì có một lon Pepsi trong tủ thì không có lon pepsi nào cả vì con không chịu chào hỏi mọi người"
    .....................................................................................................................................................
    Quay trở lại, với trẻ dưới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta sẽ cho nó timeout.Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác. Kế bên nghế không để gần bất kỳ cái gì khác. Và cho nó ngồi vào đó.Có một câu rất nổi tiếng “Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì: mọi lúc đều là giờ chơi, mọi nơi đều là chỗ chơi, mọi việc đều là trò chơi, mọi thứ đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi.”Do đó chúng ta không để bất kỳ cái gì gần cái ghế đó vì nó sẽ nghịch.
    Vậy thời gian timeout là bao lâu? Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé 3 tuổi thì timeout trong 3 phút. Và một ngày không quá 20 lần timeout.Chi A: Em nghĩ 3 phút là quá ít.Chị Liên: Chúng ta quen suy nghĩ của xã hội phong kiến trung cổ, trừng phạt có nghĩa là hành hạ, nhưng thời hiện đại trừng phạt chỉ có nghĩa là nhắc nhở. Cho nên không cần phải làm cho nó đau khổ.
    Vậy khi chúng ta kêu bé ngồi mà bé không ngồi thì mình cần phải làm gì? Không lẽ mình đè nó xuống, cột nó lại ?Không, như thế thì còn bạo lực hơn nữa.
    Nếu bé không ngồi thì chúng tã sẽ lấy dần đi các cái nó muốn: không ngồi thì cuối tuần không ăn KFC, không ngồi nữa thì không có pepsi trong tủ lạnh, không ngồi nữa thì sẽ thay vì 1h xem TV, chỉ còn 0.5h xem TV,.. cứ như vậy.Nó sẽ học được một bài học là Hậu quả đương nhiên.
    Chị A: Nếu nó không muốn gì cả thì sao ạ?
    Chị Liên: Trẻ em nó là con người, là động vật nên nó có rất nhiều ham muốn. Không có một trẻ em nào mà không có một ham muốn nào cả.Cha mẹ luôn biết con thích cái gì, muốn cái gì, ghét cái gì, sợ cái gì.
    Mục đích của Timeout là cho đứa bé nó lắng xuống, cho nó calm down để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển được cảm xúc của mình.
    Có một câu chuyện cũng rất hay sau đây, Liên xin được chia sẻ.
    Nếu mày nhìn thấy một đống người rớt xuống sông thì mày sẽ cứu ai trước.
    Ai nghĩ mình sẽ cứu người xa lạ trước, ai nghĩ là mình sẽ cứu người thân mình trước??
    Người Việt chúng ta là “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” nên chắc chắn là chúng ta sẽ trả lời “Tôi sẽ cứu người thân mình trước”, đúng không ạ?
    Nhưng người Nhật thì họ sẽ trả lời sao? “Không, tôi sẽ cứu người không biết bơi trước”
    Chính vì thế mà Nhật Bản mới trở thành cường quốc thứ 2 thế giới từ cái đống tro tàn của Hiroshima và Nagasaki.
    Cái mà chúng ta muốn dạy cho con chúng ta là dạy con có khả năng quản lý cảm xúc chứ không phải là nô lệ của cảm xúc. Nên khi bé ngồi vào cái nghế này thì chính là lúc bé tìm cách quản lý cảm xúc của mình.Bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc lớn hơn rồi nên chúng ta không sử dụng phương pháp timeout nữa mà chúng ta sẽ sử dụng Bảng điểm.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tarta
    Đang tải...


  2. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    PHẦN 2

    (Phần 2)
    Với bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc cao hơn rồi nên mình sử dụng Bảng điểm.
    Trên bảng điểm ghi rất rõ các việc làm được cộng điểm và các việc làm bị trừ điểm.
    Ăn cơm trong 30 phút, gặp người lớn chào hỏi, học bài đúng giờ,..
    Và chúng ta sẽ tổng kết cuối mỗi tuần. 1 điểm sẽ là phần thường nhỏ, 2 điểm phần thưởng to hơn,..
    Tại sao lại như vậy? Chúng ta không nên áp dụng là 10 điểm thì được thưởng còn không được 10 điểm thì không được gì, như vậy sẽ dạy cho bé: hoặc là có tất cả hoặc là không có gì cả. Như vậy lớn lên nó sẽ: nếu con quí vị thuộc hàng mạnh mẽ nó sẽ lấn át người khác, nếu yếu đuối nó sẽ chấp nhận để người khác lấn át nó.
    Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của nó. Xin thưa là nó có hàng triệu cái muốn, đơn giản vì nó là con người.
    Bảng điểm này không chỉ dành cho con, mà sẽ dành cho cả gia đình vì có ai không bao giờ làm sai không, có ai luôn luôn đúng không? Cho nên trong xã hội hiện đại mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Nên cái bảng điểm này sẽ có cho bố, mẹ mỗi người một cột nữa.
    Có rất nhiều bố mẹ đã thực hành bảng điểm thì mọi người đều phản ánh là rất vui, con cái rất là hứng thú và hợp tác.
    Theo tư tưởng của hệ phong kiến thì cha mẹ muốn con Nghe Lời, còn hệ tư tưởng của hệ dân chủ là cha mẹ muốn con Hợp Tác.
    Do đó cha mẹ muốn con hợp tác thì cần thương lượng với con, thỏa thuân với con. Cha mẹ không muốn con đánh bạn thì cha mẹ không được đánh con. ĐÁNH là xấu thì cha mẹ ĐÁNH cũng xấu, con ĐÁNH cũng xấu, ông trời ĐÁNH cũng xấu.
    Có một phụ huynh tham gia đã kể câu chuyện sau về bảng điểm:
    "Em thì không phản đối việc sử dụng bảng điểm thế nhưng mà có câu chuyện là ở nhà em cũng có một cái bảng điểm.
    Nếu con làm được việc tốt thì sẽ cho 1 sao, mỗi một sao thì được 20 nghìn. Nếu con được điểm 10 thì sẽ được 1 sao.
    Con lúc nào đi học cũng cố gắng được điểm 10, nhưng cô giáo gọi điện lại và báo với bố mẹ mà dạo này con rất nhút nhát, sợ bị sai, sợ bị điểm không phải 10.
    Lúc đó vợ chồng em rất lo lắng, có lẽ tại cái bảng điểm mà con mình đã trở nên nhút nhát như vậy."
    Chị Liên
    "À, cái đó là tại vì sao? Đó là tại vì chị đo đạc trên kết quả chứ không đo đạc trên sự cố gắng. Không thể nào mà tất cả mọi người đều 10 điểm, không thể nào mà tất cả mọi người đều hạng nhất, không thể nào mà tất cả mọi người đều học đại học, ai quét rác, ai bán vé số?
    Chúng ta vẫn ở trong xã hội phong kiến cho nên vẫn còn Cao thì hay mà Thấp thì dở.
    Còn trong xã hội văn minh thì tất cả mọi người chỉ có vai trò khác nhau, còn tất cả các vai trò đó đều quan trọng như nhau.
    Vì một cái đinh thiếu cũng có thể làm đổ nguyên 1 cái nhà.
    Do đó, thay vì chị cho con chị 1 sao nếu con được điểm 10 thì chị cho con 1 sao nếu con học bài đúng giờ. Như thế thì con chị không bị sao cả."
    Người Việt mình có 1 câu rất hay: tận nhân lực chi thiên mệnh. Có nghĩa là chúng ta cố gắng hết sức thôi, còn kết quả ra sao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mình."
    Do đó Liên luôn muốn nói với phụ huynh là gì: đừng đòi hỏi con mình phải hạng nhất, đừng đỏi hỏi con mình phải 10 điểm, vì sao?
    Vì nó không được 10 điểm LÀ do cái người cho nó cái gen không được 10 điểm
    Do đó, hãy khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cốt lõi của KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT là ý chí tự mình muốn theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu, chứ không vì sợ hãi bạo lực hay thèm thuồng quyền lợi.
    Cổ văn Việt Nam có câu "Người quân tử giữa nơi thanh vắng vẫn giữ lễ" vì người quân tử biết rằng giữ lễ là tốt chứ không phải vì cần ai khen hay sợ ai chê.
    Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con bởi họ muốn dạy con nên người, hoặc bất lực trong dạy con, thiếu nghệ thuật giao tiếp với con trẻ , giận cá chém thớt , …
    Theo Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên, người sáng lập và cũng là Giám đốc điều hành Bạn của bé, trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc của kỷ luật không nước mắt :
    Không nạt nộ, đánh đập: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng. Phải có quy tắc ứng xử, cha mẹ phải làm gương và cần nhớ nguyên tắc khen tốt hơn chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Vì vậy, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con người”. Khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”.
    Trong trường hợp, cha mẹ gọi nhưng trẻ không có phản ứng gì. Không phải là con trẻ muốn lơ bạn đi, không chịu nghe lời mà mỗi trẻ một tính. Có trẻ nhanh, có trẻ chậm, nghe cha mẹ gọi hay nói gì đó thì mới từ từ có phản ứng lại, do đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn và cho trẻ thêm thời gian để phản ứng. Khi đặt mình vào vị thế của con trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ muốn gì. Một số phụ huynh hay dùng chiêu thưởng để dụ dỗ, mua chuộc trẻ ngoan hơn. Thưởng cho trẻ không có gì là xấu, nhưng dùng phần thưởng để ‘hối lộ’ sẽ khiến trẻ sinh hư. Có nhiều tình huống, cha mẹ có thể đưa ra phần thưởng trước để trẻ có tinh thần cố gắng. Nhưng phần thưởng không được quá lớn hơn so với thành tích của trẻ. Ví dụ, trong tuần con có được 3 điểm 10, con sẽ được thưởng một món quà A, 4 điểm 10 con được thưởng món quà B… Khi thưởng cho trẻ, không nên rập khuôn, cứng nhắc… Ngoài ra, cần có luật chơi trong gia đình. Thạc sĩ Ái Liên khuyên: “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói”.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Không tự nhiên sinh con ra đời là mình thành cha mẹ tốt, cũng như biết bơi không có nghĩa là biết cứu người chết đuối. Sanh con là bản năng tự nhiên của con người, nhưng nuôi dạy con trong thời hiện đại này thì phải học hỏi và rèn luyện.
    - Muốn con ngoan thì phải học cách dạy con, - Muốn con khỏe thì phải học cách nuôi con, - Muốn con thành công thì phải học cách hướng dẫn và đồng hành cùng con, - Muốn con gần gũi gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia sẽ cùng con.
    - Đừng buộc con phải lớn lên như kiểu cây Bonsai - Đừng để con phải lớn lên như cây dại
    Hãy tạo điều kiện cho con lớn lên như cây trong vườn quốc gia. Tự nhiên phát triển hết tiềm năng của mình, và được che chở để tránh những đe dọa của môi trường
    Cha mẹ chúng ta đã sinh ra và lớn lên trong bạo lực nên họ đã học cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
    Chúng ta không cần bắt chước họ, lại càng không nên trách họ.
    Hãy tha thứ cho hành động bạo lực sai trái của cha mẹ, và thông cảm vì họ thật sự muốn tốt cho chúng ta nhưng không biết làm sao khác hơn.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Khen & Chê là hai cực của vấn đề làm sao để khuyến khích hành vi tích cực của trẻ.
    - Hãy quan sát liên tục và tranh thủ khen con suốt trong ngày và trong tuần.
    - Hãy làm gương cho con bằng cách khuyến khích con khen mình khi mình làm đúng
    Người biết khen là người biết cho một cách hữu hiệu, không tốn kém và nhận hạnh phúc ngay lập tức
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hãy dạy trẻ . . .
    - NHẬN RA CẢM XÚC CỦA MÌNH và cảm xúc không có gì là xấu cả
    -Hãy NÓI RA CẢM XÚC CỦA MÌNH để giúp bé hiểu rằng cách tốt nhất để thể hiện tình cảm là lời nói, để không bị u uất chồng chất,
    - KHÔNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ THỂ HIỆN CẢM XÚC để không hại ai, không phải hối hận, và không đỗ vỡ quan hệ.
     
    tamphaithien thích bài này.
  3. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    PHẦN 3

    CHƠI CÙNG CON
    Hãy cùng tận hưởng thời gian tuyệt vời khi chơi cùng con nào!
    Đối với người lớn, ăn- uống- ngủ- làm việc- nghỉ ngơi là nghiêm túc thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là NGHIÊM TÚC.
    Vì vậy, với trẻ em:
    - Giờ nào cũng là giờ chơi.
    - Chỗ nào cũng là chỗ chơi.
    - Cái gì cũng là đồ chơi.
    - Ai cũng là bạn chơi.
    Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, ẩn sau đó mới là "học".
    Vì vậy, khi chơi với con, chúng ta hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh như la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...) Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chưa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chưa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé. Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cười thôi. Tại sao lại thế?
    Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần như thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?...
    Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa. Ví dụ: 1. Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhưng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói như vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Như vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5. 2.
    Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cười thôi, rồi đưa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh...
    3. Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hướng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tưởng tượng của con. VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thường như mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ được tự do tưởng tượng và mơ mộng. TƯỞNG TƯỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại.
    Chỉ khi con mầy mò mãi mà chưa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hướng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD như trò chơi ghép tranh, mình chỉ hướng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chưa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... như vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui được ko?
    4. Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H) What, When, Who, Why, Where & How.
    Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn). Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đưa ra câu trả lời.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E:
    Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ người,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W- 1H).
    Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con)
    Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ).
    Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tư duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó ng ta gọi là "Thinking outside of the box".
    Đừng phủi đi câu hỏi của trẻ con mà thành thật nói là mình không biết nếu như mình thật sự không biết. THERE IS NO STUPID QUESTION. KHÔNG CÓ CÂU HỎI NGU NGỐC, chỉ có người ngu ngốc mới dán nhãn ngu ngốc cho câu hỏi mà thôi
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MẸ ƠI . . . XIN ĐỪNG
    KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ
    --> lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm
    --> Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn đổi
    --> Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé
    --> Ngồi xuống ngang tầm hoặc thấp hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi
    --> đề nghị bé đứng lại --> Ngồi xuống ngang tầm cùng bé --> Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trung
    --> Khi bé tập trung rồi mới nói KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh
    --> Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luận
    --> chờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa
    --> Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp
    --> So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out
    --> để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống
    --> Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả
    --> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
    --> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
    --> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé
    --> hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé
    --> Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được
    --> Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa của tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGHỆ THUẬT KHEN/CHÊ KHEN:
    Trung thực, chân thành, & CHI TIẾT
    --> có sao nói vậy, và chỉ nói cái chi tiết nhỏ đáng khen, không cần phải nói đến cái tổng thể không khen được
    CHÊ: Làm sao KHÔNG TỔN THƯƠNG mà chỉ để xây dựng.
    Vì vậy, - CHỦ NGỮ là hành động, lời nói, hay sự việc, đừng bao giờ là con người để người bị chê không cảm thấy bị tấn công.
    Hơn nữa chỉ có hành động thì có xấu tốt, con người thì trung tính khi không có hành động
    - NÓI TÊN HÀNH ĐỘNG RÕ RÀNG, đừng dùng từ chung chung và mang tính phán xét như HƯ, LÌ, PHÁ, QUẬY, NGU NGỐC, DỞ HƠI, MÂT DẠY . . .
    - GIẢI THÍCH, tại sao hành động này là nên/không nên. Nó có hại gì cho ai - CHO PHÉP người bị chê được PHÂN BUA, vì biết đâu mình đã hiểu sai động cơ, hay chi tiết trong việc làm của họ.
    Hãy hỏi "TẠI SAO LÀM NHƯ VẬY" và "MỤC ĐÍCH CỦA HÀNH ĐỘNG/LỜI NÓI NÀY LÀ GÌ?
    Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, biên kịch điện ảnh, từng là phó cục trưởng cục điện ảnh đã có phát ngôn "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" Đây là câu nói của tư duy phong kiến độc tài. Trong xã hội văn minh, con hay bất ai có toàn quyền chê bai bất cứ ai, trong đó có cha mẹ, thầy cô giáo . . . và đương nhiên là cả chính quyền.
    Chê một cách lễ phép, có căn cứ và với tinh thần xây dựng thì là quyền được phát biểu của mỗi con người. Và người "được" chê hãy cám ơn người "chê" vì nhờ họ mà mình biết điểm nào mình cần hoàn thiện và sửa chữa.
    Chê vô lối, quy kết, phán xét, dán nhãn, không căn cứ thì không có ai có quyền chê như vậy với ai cả, luôn cả trẻ con, thậm chí là với chó. TẠI SAO, vì đó là bạo lực tinh thần. TRONG XÃ HỘI, VĂN MINH, KHÔNG AI CÓ QUYỀN BẠO LỰC VỚI AI CẢ
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------
     
    tamphaithien thích bài này.
  4. Ngon Ngon

    Ngon Ngon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/12/2013
    Bài viết:
    1,326
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Mình đăng ký tham gia hội thảo chương trình này mà k đi đc. Chương trình rất hay, họ cũng thường xuyên gửi mail mình đọc thấy bổ ích lắm
     
    Tarta thích bài này.
  5. miun

    miun Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/7/2013
    Bài viết:
    1,545
    Đã được thích:
    162
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    chương trình rất hay, hôm nọ cơ quan mình cũng mời họ về dạy. Bổ ích lắm
     
    Tarta thích bài này.
  6. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Mình có ghi email mà sao hok thấy họ gửi mail,nhỉ, vô lí quá hic
     
  7. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Ui cơ quan bạn hay thế, thích nhỉ. Mình hokm đấy đi đc là tình cơ đc cho vé hihi
     
  8. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,335
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hay và bổ ích quá. cảm ơn mn đã cung cấp. thật là hữu ích với những mẹ ko có điều kiện tham dự. mình tự đọc và nghiên cứu nhé.
     
    Tarta thích bài này.
  9. vanveo123

    vanveo123 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    30/3/2014
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    bài viết của bạn rất hay và hữu ích. mình xin làm tài liẹu nhé
     
    Tarta thích bài này.
  10. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hihi k có gì bạn à. Mình cũng muốn chia sẻ đến nhiều người :)
     
  11. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hihi bạn cứ lấy thoải mái, mình cũng sưu tầm tổng hợp từ nguồn kahcs mà, chia sẻ với mọi ng thôi hihi
     
  12. Mẹ Trí Bảo

    Mẹ Trí Bảo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/10/2013
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Cảm ơn bạn nhiều nhé. Cho mình xin làm tài liệu ngâm kíu nha :)
     
    Tarta thích bài này.
  13. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hihi bạn cứ lấy thoải mái nha:)
     
  14. winter_tree

    winter_tree Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/5/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Cảm ơn chủ topic, bài viết rất hữu ích :)
     
    Tarta thích bài này.
  15. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hihi k có gì bạn à, mình có tài liệu thì mình chia sẻ thôi:)
     
  16. HanhPhucBenCon

    HanhPhucBenCon Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/3/2010
    Bài viết:
    2,410
    Đã được thích:
    1,231
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Thanks chủ top. Quánh dấu khi nào rỗi, đọc kỹ lại.
     
    Tarta thích bài này.
  17. Tarta

    Tarta Sữa Semper Thụy Điển

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    889
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hihi khi có gì bạn à..............
     
  18. metom102

    metom102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/5/2012
    Bài viết:
    1,623
    Đã được thích:
    303
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    sao mình lại ko thấy phần 4 nhỉ
     
  19. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    hôm nọ cơ quan mình cũng mời họ về dạy mà mình lại không tham gia, tiếc quá
     
  20. Bảo-An

    Bảo-An Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/7/2014
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kỷ luật không nước mắt - Cách dạy con không dùng bạo lực(TL của Thạc Sỹ Trần Thị Ái Li

    Đánh dấu vào cái, rất đáng để tìm hiểu. Cảm ơn mẹ nhiều !
     

Chia sẻ trang này