Thông tin: Giao tiếp phi ngôn ngữ

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi choi1biet2, 8/4/2014.

  1. choi1biet2

    choi1biet2 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    8/7/2010
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    174
    Điểm thành tích:
    43
    Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người. Mỗi ngày, chúng ta phải tiếp nhận và phát đi rất nhiều những tín hiệu phi ngôn ngữ một cách chủ định hoặc không chủ định như tư thế cơ thể, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói… Việc hiểu các tín hiệu hành vi phi ngôn ngữ là cần thiết để đảm bảo quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả.
    1. Nét mặt
    Nét mặt là nơi thể hiện nhiều nhất các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ. Nét mặt cũng đồng thời là kênh thông tin rất rõ ràng và quan trọng để mỗi người có thể nắm bắt được tâm lý của người giao tiếp với mình. Mặt khác, ở mỗi nền văn hóa, các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ có thể khác nhau; nhưng với nét mặt với các biểu hiện đặc trưng như giận dữ, hạnh phúc, buồn rầu, đồng ý, hoảng sợ… đều giống nhau ở các nền văn hóa.

    2. Tín hiệu
    Các tín hiệu có chủ ý như vẫy tay, chỉ tay, ý nghĩa từ việc sử dụng các ngón tay, số lượng các ngón tay để chỉ số lượng… cũng là một kênh thông tin phi ngôn ngữ thường xuyên được sử dụng. Các tín hiệu này thường được sử dụng tùy sở thích và thói quen từng người và khác nhau giữa các nền văn hóa.

    3. Cách diễn đạt (paralinguistic)
    Cách diễn đạt (paralinguistic) đề cập nhiều đến cách nói, cách diễn đạt trong câu và nội dung của nó tách khỏi ý nghĩa thực của ngôn ngữ. Cách diễn đạt có thể bao gồm các yếu tố như: âm lượng, giọng nói, độ cao thấp… Giai điệu thể hiện có thể tác động mạnh tới ý nghĩa lời nói. Ví dụ: cùng một nội dung như nhau nhưng người nói thể hiện với âm lượng mạnh, người nghe có thể cảm nhận được sự nhiệt tình, cũng những lời nói đó nhưng với giọng nhỏ, đứt quãng người nghe có thể cảm nhận được sự không nhiệt tình của người nói với vấn đề được đề cập.

    4. Ngôn ngữ và tư thế cơ thể
    Dáng điệu và sự chuyển động của có thể có thể cho biết nhiều thông tin từ người giao tiếp. Ngôn ngữ cơ thể là một vấn đề lớn đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu bởi qua dáng điệu, tư thế của mỗi người, có thể cho ta biết các biểu hiện tâm lý của họ như sự sẵn sàng chia sẻ thông tin hay phòng thủ, vui hay buồn, tự tin hay lo lắng, buồn bã.

    5. Khoảng cách giao tiếp (Proxemics)
    Mỗi người cần có một “không gian cá nhân” riêng là điều đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu, vì vậy, không gian cần thiết cho mỗi người cũng là một hình thức quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ. Khoảng cách chúng ta cần và không gian được ta cảm nhận như là thuộc về mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chuẩn mực xã hội, tình huống cụ thể, tính cách cá nhân cũng như mức độ thân quen của người giao tiếp. Ví dụ, không gian cần thiết khi nói chuyện với người khác thường khoảng từ 18 inches đến 4 feet, không gian cần thiết của cá nhân khi nói trước đám đông khoảng từ 10 – 12 feet.

    6. Ánh mắt
    Nhìn qua hay nhìn chằm chằm, nháy mắt… cũng là một hành vi phi ngôn ngữ quan trọng. Khi nhìn vào điều thích thú, đồng tử của người đó thường giãn ra. Việc nhìn vào người khác cho ta nhiều tín hiệu tình cảm như quý mến hay thù nghịch, hấp dẫn hay không.

    7. Xúc giác
    Giao tiếp thông qua tiếp xúc cơ thể là một hành vi phi ngôn ngữ quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của tiếp xúc cơ thể trong thời thơ ấu. Điển hình là nghiên cứu của Harry Harlow đã cho ta thấy tầm quan trọng của tiếp xúc mẹ con đối với sự phát triển trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời: khỉ con lớn lên với khỉ mẹ có các gai kim loại thường thể hiện sự thiếu hụt trong tương tác với khỉ con khác. Có thể nói, sự tiếp xúc trực tiếp về mặt cơ thể có thể thể hiện sự gần gũi gắn bó, đồng cảm, yêu thương…

    8. Hình thức thể hiện bên ngoài
    Màu sắc quần áo, kiểu tóc cũng như các yếu tố xuất hiện bên ngoài khác cũng là một hình thức của giao tiếp phi ngôn ngữ. Các nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy các màu sắc khác nhau có thể gợi lên các tâm trạng khác nhau. Hình thức bên ngoài cũng gợi nên những phản ứng, sự đánh giá và mối quan hệ liên cá nhân khác. Ấn tượng ban đầu cũng rất quan trọng, điều này giải thích vì sao những ứng viên phỏng vấn xin việc, nếu ăn mặc phù hợp thì cơ hội thành công cao hơn hẳn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi choi1biet2
    Đang tải...


  2. quyenhoang9x

    quyenhoang9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/4/2014
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giao tiếp phi ngôn ngữ

    Để nói tốt thì phải kết hợp các yếu tố trên. cứ lúc nào run là em trình bày lại chả đâu vào đâu :-s
     
  3. quyenhoang9x

    quyenhoang9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/4/2014
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giao tiếp phi ngôn ngữ

    Bài này hôm no có người pót rồi này, em nghĩ cái gì cũng hải học hết đó :)
     
  4. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,417
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giao tiếp phi ngôn ngữ

    Nói còn khó biểu hiện chứ đừng nói là ko dùng ngôn ngữ nhỉ
     

Chia sẻ trang này