Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi callus, 18/4/2014.

  1. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Vì có nhiều nội dung nên em đã cắt nhỏ thành nhiều phần. Các mẹ chịu khó đọc tới hết trang 5 nhé
    EM đi công tác tới 15/05 mới về. Vậy nên mẹ nào có câu hỏi thì chịu khó gửi thư vào box để em tiện theo dõi và trả lời sớm cho các mẹ. tối về em sẽ check mail còn ban ngày em không vào mạng được.
    1. Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh SỞI
    http://hn.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/cach-cham-soc-tre-mac-soi-c62a624395.html

    - Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người

    - Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.

    - Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.

    - Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.

    - Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.

    - Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A

    - Cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải.

    - cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu

    - Chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.

    - Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

    - Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để được khám và điều trị kịp thời.


    2. Một số dấu hiệu nặng của bệnh:

    - Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú

    - Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…

    - Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.


    3. Phòng bệnh cho trẻ:

    - Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin

    - Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

    - Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

    - Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông ngườii

    - Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.

    - Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng đủ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi callus
    Đang tải...


  2. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    2. Bệnh sởi là bệnh như thế nào
    Sởi (tiếng Anh: measles hay rubeola) là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

    Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh là virus sởi. Đây là một loại virus ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae. Hiện nay người ta chỉ phát hiện một týp huyết thanh virus sởi. Trong giai đoạn tiền triệu và một thời gian ngắn sau khi phát ban, virus sởi có thể được tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nước tiểu. Virus có thể hoạt động sau khi để 34 giờ ở nhiệt độ phòng.

    Hiện nay bệnh thường gặp ở trẻ ở độ tuổi trước khi đi học không được tiêm chủng ngừa sởi. Ở Việt Nam, sởi vẫn còn là một bệnh tương đối thường gặp mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt so với trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Lây truyền : Sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây lan: trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virus mạnh nhất là vào giai đoạn tiền triệu (giai đoạn xuất tiết) thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Điều đáng nói ở đây là giai đoạn lây lan mạnh này xuất hiện vào lúc khi bệnh chưa được chẩn đoán, do đó, dĩ nhiên cũng không có biện pháp phòng ngừa. Trẻ sơ sinh được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai. Lượng kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Đây là lý do tiêm chủng ngừa sởi thường được thực hiện trước 12 tháng (xin xem phần sau).

    Bệnh sinh: Những tổn thương đặc trưng của sởi xuất hiện ở da, niêm mạc mũi hầu, phế quản, niêm mạc đường tiêu hóa và kết mạc mắt. Tại đây xuất hiện các dịch xuất tiết thanh mạc và sự tăng sinh của các tế bào đơn nhân và một số tế bào đa nhân quanh mao mạch. Các tổ chức bạch huyết cũng tăng sinh thường gặp nhất là ở ruột thừa, nơi có thể tìm thấy các tế bào khổng lồ đa nhân (tế bào khổng lồ hệ võng nội mô Warthin - Finkeldey). Biểu hiện ở da là những tổn thương các tuyến đưới da và lỗ chân lông. Hạt Koplik cũng chứa các chất xuất tiết thanh dịch và sự tăng sinh các tế bào nội mô tương tự như ở da. Viêm phổi kẽ là do các tế bào khổng lồ Hecht. Viêm phổi cũng do bội nhiễm vi khuẩn. Trong một số trường hợp viêm não, quá trình thoái hóa myeline có thể xảy ra quanh khoảng mạch trong não và tủy sống. Trong viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp (SSPE: Subacute Sclerosing PanEncephalitis) hay còn gọi viêm não chậm, sự hiện diện của virus trong các hạt vùi nội bào tương và trong nhân gây nên sự thái hóa từ từ và tiến triển của vỏ não (chất xám) và chất trắng.

    Biểu hiện lâm sàng: Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua ba giai đoạn:

    Giai đoạn ủ bệnh.
    Giai đoạn tiền triệu với dấu hiệu nội ban (còn gọi là hạt Koplik).
    Giai đoạn cuối với ban dát - sẩn và sốt cao.
    Giai đoạn ủ bệnh[sửa | sửa mã nguồn]
    Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền triệu. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.

    Giai đoạn tiền triệu
    Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 5 đến 15 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Nội ban xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Người bệnh thường có ho khan tức ho không có đàm. Đôi khi giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi.

    Giai đoạn phát ban:
    Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.
     
    Sửa lần cuối: 18/4/2014
    na.loveisblue thích bài này.
  3. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Cập nhật kinh nghiệm của các mẹ có con bị bệnh sởi

     
    Sửa lần cuối: 21/4/2014
  4. lam_tamnhu

    lam_tamnhu thờ trang nữ giá rẻ

    Tham gia:
    1/12/2013
    Bài viết:
    4,630
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    đang có dích sởi hoanh hành mà sợ quá.k muốn cho con đên truong nua
     
  5. kieukhanh2011

    kieukhanh2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/9/2011
    Bài viết:
    1,671
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Doc ve benh soi ma thay so qua
     
  6. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    3. Sởi không điển hình
    Một số trường hợp bệnh sởi biểu hiện không giống như miêu tả ở trên như trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ban có thể không điển hình. Các bệnh này thường là bệnh nhân AIDS, hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch...

    4. Chẩn đoán
    Chẩn đoán chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ (tiếp xúc nguồn lây) và biểu hiện lâm sàng với những dấu hiệu và triệu chứng miêu tả ở trên. trong đó việc phát hiện nội ban bà ngoại ban tuần tự có ý nghĩa quyết định. Xét nghiệm cận lâm sàng chỉ có ý nghĩa nghiên cứu hơn là phục vụ cho công tác điều trị.
    Trong giai đoạn tiền triệu, có thể phát hiện các tế bào khổng ồ đa nhân từ bệnh phẩm ngoáy mũi họng.
    Công thức máu có thể cho thấy giảm tế bào đa nhân trung tính và tăng tương đối tế bào lympho. Khi bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa hay viêm phổi thì tế bào đa nhân trung tính có thể tăng cao. Đây cũng là dấu hiệu có ích trong phát hiện biến chứng bội nhiễm.
    Dịch não tủy chỉ thực hiện khi trẻ có biểu hiện tổn thương thần kinh. Trong trường hợp này, protein tăng cao, tế bào ít tăng và chủ yếu là các tế bào lympho, glucose dịch não tủy bình thường.
    Kháng thể có thể phát hiện được khi xuất hiện ban trên lâm sàng. Kháng thể IgM chio biết tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Kháng thể IgG cho biết bệnh nhân đã được miễn dịch do tiêm chủng hay mắc bệnh trước đó. IgG cũng là kháng thể duy nhất mẹ truyền cho con qua nhau thai và có tác dụng bảo vệ trẻ trong khảng 4 đến 6 tháng đầu đời.
    Phân lập virus bằng cách cấy trên tế bào phôi người hoặc tế bào thận khỉ. Những thay đổi bệnh lý tế bào thường xảy ra trong khoảng 5-10 ngày với sự xuất hiện các tế bào khổng lồ đa nhân cùng với các hạt vùi trong nhân tế bào.
     
    Sửa lần cuối: 18/4/2014
    na.loveisblue thích bài này.
  7. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    5. Chẩn đoán phân biệt
    Cần chẩn đoán phân biệt với:

    Sởi Đức (rubella): Ban ít hơn sởi, sốt cũng nhẹ nhàng hơn.
    Đào ban ấu nhi (roseola infantum) do HHV 6: thường gặp ở trẻ nhũ nhi. Ban có hình dạng giống ban sởi nhưng thường xuất hiện khi sốt giảm đột ngột và thường xuất hiện đầu tiên ở bụng. Kết mạc mắt không viêm còn trong sởi kết mạc viêm đỏ gây nên biểu hiện mắt kèm nhèm trên lâm sàng.
    Nhiễm virus như echovirus, Coxackievirus và adenovirus: ban cũng không đặc trưng như ban sởi.
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do Epstein Barr virus: ban ít hơn nhưng cũng có thể xuất hiện dày lên khi dùng thuốc ampicilline. Bệnh thường kèm theo viêm họng đôi khi có mủ, sưng hạch cổ, gan lách to...
    Toxopalasmosis.
    Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: bệnh thường nặng nề với bối cảnh sốc trụy mạch, ban lan nhanh và không theo tuần tự, ban thường có hình sao, xuất huyết màu tím thẫm (tử ban).
    Sốt tinh hồng nhiệt.
    Các bệnh do rickettsia.
    Bệnh Kawasaki.
    Nổi ban do dị ứng thuốc: tiền sử dùng thuốc.
    Các bệnh huyết thanh.
     
    na.loveisblue thích bài này.
  8. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    6. Điều trị
    Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo không có tính pháp lý và không thể thay thế điều trị của các bác sĩ chuyên khoa nhi. Điều trị bệnh sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Giống như trong đa phần các bệnh do virus, hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu chống virus sởi mà chỉ có điều trị hỗ trợ.

    Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt bằng Paracetamol, Ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước-điện giải, phát hiện biến chứng kịp thời.
    Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn.
    Các thuốc kháng virus hiện nay không có tác dụng.

    Vitamin A
    Tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% bệnh nhi mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22-72% bênh nhi mắc sởi ở Mỹ. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Vitamin A trong máu với mức độ nặng của sởi. Điều trị bằng Vitamin A đường uống chứng tỏ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nước đang phát triển. Liều khuyến cáo là 100 000 đơn vị quốc tế cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi; 200 000 đơn vị cho trẻ trên 1 tuổi và dùng liều duy nhất. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và một liều thứ ba 4 tuần sau đó.

    Biến chứng
    Các biến chứng thường gặp của sởi là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não. Chính các biến chứng này làm kéo dài thời gian bệnh, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Hậu quả là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng, đến lượt nó, lại là tiền đề cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Đây là vòng lẩn quẩn bệnh lý thường gặp.

    Viêm phổi kẽ gây ra do chính bản thân virus sởi (viêm phổi tế bào khổng lồ). Viêm phổi do sởi ở bệnh nhân AIDS thường gây tử vong và hiếm khi có ban điển hình. Thường gặp hơn là bội nhiễm vi khuẩn gây nên viêm phổi. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu, liên cầu nhóm A, tụ cầu và Hemophilus Influenzae týp b.
    Viêm tai giữa là biến chứng luôn luôn phải nghĩ đến ở trẻ mắc sởi. Nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như trong viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời, viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến thính lực. Đôi khi viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng có thể đưa đến viêm tai giữa mạn tính với biến chứng nguy hiểm là viêm tai xương chủm và áp xe não.
    Tiêu chảy cũng là biến chứng thường gặp sau sởi đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A. Trẻ dễ bị mắc lỵ trực trùng và tiêu chảy kéo dài. Đôi khi do cơ địa suy kiệt, bệnh nhi dễ có nguy cơ nhiễm trùng huyết tiêu điểm từ ruột.
    Viêm loét giác mạc: đây là biến chứng kinh điển và đáng sợ. Trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ. Biến chứng này hiện nay cũng đã giảm rõ nhờ điều kiện dinh dưỡng được cải thiện và nhờ vào chiến dịch bổ sung vitamin A cho cộng đồng.
    Sởi làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nên có thể tạo điều kiện cho thể lao tiềm ẩn tái bùng phát mạnh mẽ.
    Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn.
    Viêm não ước tính khoảng 1-2/1000 trường hợp mắc sởi. Không có mối tương quan giữa mức độ nặng của bệnh sởi với khả năng xuất hiện viêm não. Cũng không có tương quan giữa triệu chứng khởi đầu của viêm não với tiên lượng của nó. Có hai thể viêm não do sởi. Một thể là do phản ứng miễn dịch thông qua sự hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Một thể khác là do sự hiện diện của virus sởi tồn tại trong tế bào thần kinh gây nên viêm não chậm có thể xuất hiện 5 năm thậm chí 15 năm sau khi mắc sởi.
    Các biến chứng thần kinh khác là hội chứng Guillain-Barrée, liệt nửa người, huyết khối tĩnh mạch não... thường ít gặp.
    Tiên lượng[sửa | sửa mã nguồn]
    Tiên lượng có thể thay đổi tùy theo thể trạng của trẻ, phát hiện và điều trị kịp thời hay không, sự xuất hiện các biến chứng...Tử vong có thể xảy ra do viêm phổi, viêm não. Trong lich sử ví dụ vụ dịch ở đảo Faroe năm 1846, tỷ lệ tử vong là 25%. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong ước tính 1 -2/1000 trường hợp. Ở các nước đang phát triển, nơi mà tình trạng suy dinh dưỡng còn cao và hệ thống y tế còn nhiều khiếm khuyết thì tử lệ tử vong chắc chắn cao hơn, biến chứng cũng cao hơn.

    Phòng bệnh
    Khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh nên cách ly trẻ ở bệnh viện từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện ban sởi bởi giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh.
     
  9. cualuoi

    cualuoi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    1/11/2010
    Bài viết:
    2,875
    Đã được thích:
    423
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    chưa năm nào thấy dịch sởi đáng sợ như hiện nay.
     
  10. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Vaccine
    Hiện nay các nuớc tiên tiến thường tiêm ngừa sởi bằng vaccine tam liên sởi-quai bi-rubella (sởi Đức). Mũi tiêm đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4-6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất 4 tuần. Trẻ không được tiêm nhắc mũi thứ hai nên được tiêm vào lúc 10 đến 12 tuổi.
    Ở các nước có tỷ lệ lưu hành sởi khá cao thì có thể tiêm mũi đầu tiên ngay lúc trẻ được 6 tháng tuổi. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam thực hiện mũi tiêm sởi lúc trẻ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm này chỉ chứa vaccine sởi. Tại các thành phố lớn hiện có vaccine tam liên như trên nhưng không miễn phí. Các gia đình có điều kiện nên tiêm loại vaccine này.
    Vì vaccine sởi là loại vaccine sống giảm độc lực nên không được khuyến cáo ở phụ nữ có thai, trẻ suy giảm miễn dịch tiên phát, trẻ bị bệnh lao không được điều trị, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc trẻ bị bệnh AIDS giai đoạn nặng.
     
  11. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Phòng ngừa sau phơi nhiễm
    Trong vòng 6 ngày từ khi tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globuline miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và cũng không phổ biến ở Việt Nam. Ngay cả tại các nước phát triển thì cũng chỉ một số đối tượng được khuyến cáo sử dụng phương pháp này. Đó là phụ nữ có thai chưa được miễn dịch với sởi, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ không có miễn dịch chống sởi... Do vậy biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất vẫn là tiêm chủng ngừa bệnh theo chương trình quốc gia.
     
  12. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vắc-xin
    Vì em nhận thấy có nhiều mẹ có quan niệm sai lầm về vacxin. Cứ nghĩ tiêm Vacxin phòng bệnh là sẽ không mắc bệnh. Em xin đưa thêm một số thông tin về vacxin.

    Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.
    Vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1796, châu Âu đang xảy ra dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này. Kinh nghiệm dân gian cho thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. Dựa vào đó, Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không hề mắc căn bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái, nhưng rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh.

    Vào thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy đã được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời điểm 1798, khi Jenner công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm.

    Tám mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch tả đang tàn sát đàn gà. Ông cấy các vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm rồi đem tiêm cho gà: những con bị tiêm chết sạch. Mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị một bình dung dịch nuôi cấy vi khuẩn dạng huyền phù, rồi để đó, đi nghỉ mát. Khi trở về, ông lại trích lấy huyền phù đó đem tiêm cho gà. Lần này thì bầy gà chỉ bị bệnh nhẹ rồi cả đàn cùng khỏe lại. Pasteur hiểu ra rằng khi ông đi vắng, đám vi khuẩn trong huyền phù đó đã bị biến tính, suy yếu đi. Ông bèn lấy vi khuẩn tả (bình thường) đem tiêm cho những con gà vừa trải qua thí nghiệm trên và những con chưa hề bị chích vi khuẩn. Kết quả là những con nào từng được chích vi khuẩn (biến tính) thì có khả năng đề kháng lại mầm bệnh, bọn còn lại chết hết. Qua đó, Pasteur đã xác nhận các giả thuyết của Jenner. Điều đó đã mở đường cho ngành miễn dịch học hiện đại.

    Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh; Triệt tiêu bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, từ đó tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính.

    Người ta còn hướng tới triển vọng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh còn nan y như ung thư, AIDS v.v.

    Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có vắc-xin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh trùng (thí dụ sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus (cúm, sốt xuất huyết, AIDS v.v.). Một số lý do có thể là các tác nhân gây bệnh biến đổi thường xuyên khiến cho miễn dịch không còn hữu hiệu hoặc thậm chí tấn công ngay vào hệ miễn dịch như trường hợp của HIV v.v. (Đã có lúc bệnh lao được đẩy lùi bằng nhiều biện pháp phối hợp (thuốc, vắc-xin và các biện pháp phòng ngừa khác), nhưng sự xuất hiện của AIDS đã làm cho dịch lao bùng phát trở lại toàn cầu, nhất là tại các nước đang phát triển.

    Cơ chế hoạt động của vắc-xin
    Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

    Các loại vắc-xin
    Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.

    Ba loại vắc-xin kinh điển


    Nuôi cấy virus cúm (chủng gây đại dịch năm 1918) phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc-xin
    Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
    Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
    Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
    Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà là một dòng lân cận được gọi là BCG.

    Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu
    Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triển chính hiện nay:

    Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch mong muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG demethyl hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch thể (tạo kháng thể) thay vì tế bào.
    Vắc-xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản tác dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hay virus dại.
    Vắc-xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn với các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).
    Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn kháng nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các kháng thể đặc hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự với kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin, người ta dùng idiotype anti-anti-X.
    Vắc-xin DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-xin DNA còn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang DNA lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.
    Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trình diện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyên mong muốn.
    Vắc-xin dùng để điều trị
    Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn dịch liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp). Người ta hy vọng là phương pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh Alzheimer.

    Hạn chế của vắc-xin
    Những hạn chế của vắc-xin tập trung thành hai nhóm chính: hiệu quả kém và các tai biến đi kèm.

    Hạn chế về hiệu quả
    Một số vắc-xin rất có hiệu quả, không kể vắc-xin đậu mùa nổi tiếng, thí dụ vắc-xin ngừa bệnh uốn ván, sởi v.v. Một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vắc-xin thích hợp (AIDS, sốt rét v.v.). Do vậy, vắc-xin chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó với bệnh tật.

    Hiệu quả của vắc-xin cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động vật không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng loài. Trên lý thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm người, một nhóm được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm để xem kết quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì trái đạo đức. Do đó, người ta biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được chủng và không được chủng như trên nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn chế của phương pháp này là nếu một vắc-xin tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần chúng sẽ bị thiệt thòi do không được bảo vệ.

    Bởi vậy, khi một vắc-xin được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho mọi người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một bệnh có chiều hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vắc-xin, thí dụ tần suất bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ sinh, cách ly nguồn lây cũng rất đáng kể. (Để hiểu rõ hơn cách đánh giá hiệu quả, xem thêm bài khoa học thống kê.)

    Tính kém hiệu quả của vắc-xin có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn dịch không thích hợp) hoặc về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).

    Nguyên nhân gây kém hiệu quả về lượng:

    Các "lỗ hổng" trong kho tàng miễn dịch: trên lý thuyết, các tế bào lympho B có thể tạo ra hơn 1012 loại kháng thể đặc hiệu [1], còn lympho T có thể nhận diện trên 1015 kháng nguyên khác nhau, những con số này tuy rất lớn nhưng không phải là vô hạn, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ.
    Hiệu quả của vắc-xin còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được tái kích thích.
    Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu cho cơ chế này là HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại dịch cúm gia cầm hiện nay.
    Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:

    Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vắc-xin, người ta thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vắc-xin quá tinh khiết lại trở nên kém hiệu quả. Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được một tín hiệu báo nguy, tín hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng làm vắc-xin. Để khắc phục, người ta dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm vắc-xin. Thí dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít, nhôm phosphate hoặc trộn lẫn các văc-xin với nhau.
    Loại phản ứng miễn dịch và hiện tượng chuyển hướng miễn dịch: đối với các tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể là thích hợp (loại đáp ứng này được sự hỗ trợ của các tế bào lympho Th1). Ngược lại, đáp ứng miễn dịch tế bào (cần sự hỗ trợ của lympho Th2) lại hữu hiệu cho các tác nhân gây bệnh nội bào. Do đó, nếu vắc-xin gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không đúng loại đáp ứng nên có, hiệu quả cũng không được bảo đảm. Th1 và Th2 có xu hướng khắc chế lẫn nhau. Vắc-xin kinh điển có xu hướng tạo đáp ứng Th1. Do đó đối với những bệnh do tác nhân nội bào như nhiễm leishmania, miễn dịch đặc hiệu sau lành bệnh lại tốt hơn vắc-xin, vì vắc-xin lại gây hiệu quả ngược, kiềm hãm phản ứng bảo vệ.

    Tai biến khi dùng vắc-xin
    Có hai loại tai biến: nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch.

    Nhiễm bệnh
    Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch.
    Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực tìm lại được độc tính của mình. Nguy cơ này ở vắc-xin ngừa bại liệt là 10−7, nghĩa là cứ 10 triệu trẻ em uống vắc-xin Sabin thì có 1 em bị tai nạn loại này. Điều không may này không ngăn cản được việc sử dụng vắc-xin này bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.
    Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc-xin. Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt chẽ.

    Bệnh miễn dịch
    Thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE, một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh khoảng 1/3000-1/1000.Lý do có thể là vắc-xin chiết xuất từ não chó đã mang theo cả những mẩu protein của tế bào thần kinh, khi tạo miễn dịch, cơ thể (được tiêm)đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh của mình.
    Vắc-xin ngừa ho gà có thể gây sốc kèm di chứng thần kinh với xác suất 10−4-10−6. Việc tinh lọc vắc-xin này làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm hiệu quả.
    Chủng ngừa
    Chủng ngừa là cho vắc-xin tiếp xúc với hệ miễn dịch. Tùy bản chất ký sinh, bệnh sinh của tác nhân gây bệnh cũng như của chế phẩm vắc-xin mà người ta dùng các phương pháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

    Chủng là cách tạo một vết rạch trên da (cho rớm máu) rồi cho tiếp xúc với vắc-xin. Phương pháp này trước đây được dùng cho vắc-xin đậu mùa và lao.
    Tiêm dưới da, trong da v.v. là phương pháp phổ thông nhất hiện nay, kể cả vắc-xin BCG phòng lao. Không được tiêm vào mạch máu.
    Uống vắc-xin là phương pháp dùng cho vắc-xin Sabin ngừa bệnh bại liệt.
    Đánh giá hiệu quả và theo dõi[sửa | sửa mã nguồn]
    Trong một số trường hợp, thí dụ sau khi tiêm vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B, người ta còn làm xét nghiệm huyết thanh tìm hiệu giá kháng thể qua đó đánh giá hiệu quả của vắc-xin trên cơ thể người được tiêm (có tạo được đáp ứng miễn dịch hữu hiệu không).


    Tuy góp phần quan trọng đẩy lui nhiều bệnh dịch, chủng ngừa vẫn bị nhiều ý kiến phản đối, kể từ những chiến dịch tiêm chủng đầu tiên trong lịch sử. Các ý kiến đó chủ yếu dựa trên các tác dụng không mong muốn của vắc-xin.
     
  13. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Tại sao trẻ tiêm vacxin rồi vẫn bị bệnh sởi
    http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...h-quan-trong-nhat-phong-benh-soi-2979349.html
    Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng:
    Hiện nay số mắc sởi tại Hà Nội là 1.062 trường hợp, có tại 26 quận, huyện. Không thành ổ dịch tập trung mà rải rác, do Hà Nội có tỷ lệ tiêm chủng cao.

    Văcxin sởi là một trong những văcxin có hiệu lực cao nhất, nhưng chỉ đạt hiệu lực khoảng 90%. Như vậy trong số 100 trẻ được tiêm, sẽ có một số trẻ tiêm rồi vẫn có khả năng mắc bệnh. Điều này phụ thuộc vào hiệu lực của văcxin và sự đáp ứng miễn dịch của trẻ.

    Do đó, hiện nay ở Việt Nam tổ chức tiêm chủng sởi cho trẻ 2 mũi vào lúc trẻ 18 tháng tuổi, thay vì chỉ một mũi lúc 9 tháng tuổi như trước kia. Vì trước kia không có điều kiện nên chỉ tiêm một mũi đối với văcxin của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với văcxin MR (Sởi và Rubela), mũi một lúc 1 tuổi và mũi nhắc lại lúc 4-6 tuổi để củng cố miễn dịch cho trẻ.


    Phó giáo sư Bùi Vũ Huy, trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương:
    Năm nay, bản thân tôi nhận thấy, nhiều cháu nhỏ dưới 9 tháng tuổi bị mắc sởi, đây là vấn đề cần phải suy nghĩ. Có thể do các bà mẹ trước đây chưa từng tiêm phòng sởi một cách đầy đủ, vì vậy không có kháng thể truyền cho con. Vì vậy, các cháu mắc sởi sớm. Chúng ta cần lưu ý tiêm phòng sởi một cách đầy đủ theo đúng khuyến cáo của chương trình tiêm chủng.

    Ông Bùi Vũ Huy:: cần lưu ý rằng, khi chúng ta - những người lớn - ra môi trường ngoài vẫn có thể mắc virus sởi nhưng không có biểu hiện bệnh, do chúng ta đã mắc sởi hay tiêm phòng sởi. Tuy nhiên có thể lại truyền virus sởi này khi chúng ta bế ẵm, chăm sóc trẻ mà chưa tắm rửa vệ sinh. Vì vậy, cách tốt nhất, cháu đã đủ 9 tháng, chị nên liên hệ ngay với y tế cơ sở chịu trách nhiệm tiêm chủng tại địa phương để được tiêm ngừa văcxin sởi theo lịch hẹn, tránh phải chờ đợi hoặc bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh cho cháu.



    Câu hỏi của chị Nguyễn thị Hương, 28 tuổi, Hưng YênCho tôi hỏi con trai tôi 3 tuổi, cháu đã tiêm phòng 2 mũi sởi, tiêm theo dịch vụ, mũi 3 trong 1. Thế khả năng phòng sởi có được 100% không ạ. Tôi đang mang thai được 12 tuần, tôi tiêm phòng văcxin mũi tổng hợp: sởi, quai bị, rubella từ tháng 3/2010 (trước khi sinh cháu đầu). Thế khả năng phòng sởi của tôi khi mang thai lần này được 100% không ạ.

    - Ông Trần Đắc Phu:

    Cháu bé 3 tuổi đã tiêm được 2 mũi sởi dạng văcxin phối hợp 3 trong một (sởi, quai bị, rubella là rất tốt). Thông thường sau khi tiêm 2 mũi văcxin phòng sởi đúng lịch thì khả năng bảo vệ đạt từ 90-95%. Và như vậy, có thể có khả năng bảo vệ không bị mắc sởi.

    Hiện chị mang thai được 12 tuần, đã tiêm phòng một mũi tổng hợp từ năm 2010. Về mặt lý thuyết nếu lần tiêm đó thành công và chị có miễn dịch sởi sau khi tiêm thì miễn dịch đó có thể bảo vệ được cho con từ 6 đến 9 tháng sau sinh. Tuy nhiên tỷ lệ tạo được miễn dịch sởi chỉ đạt được miễn dịch 85%. Trong một số trường hợp bà mẹ có miễn dịch nhưng miễn dịch yếu thì khả năng truyền sang con không cao và trẻ không có khả năng bảo vệ.
     
    mechaubong thích bài này.
  14. Tom&Jerryshop

    Tom&Jerryshop 0912692424

    Tham gia:
    27/6/2012
    Bài viết:
    10,851
    Đã được thích:
    4,240
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Con lớn nhà chị tiêm phòng đầy đủ, cu em ko biết tiêm mũi thứ 2 chưa, tối về xem lại sổ tiêm chủng xem sao. Tiêm đủ rồi vẫn có khả năng bị mắc bệnh em nhỉ?
     
    callus thích bài này.
  15. mebibibobo

    mebibibobo Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    28/7/2012
    Bài viết:
    3,189
    Đã được thích:
    1,884
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Oánh dấu...
    Con chị 2.5t đang nghi bị sởi
     
  16. kawaimk

    kawaimk Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/9/2008
    Bài viết:
    1,878
    Đã được thích:
    1,111
    Điểm thành tích:
    913
    Cho chị đánh đấu cái nhé! .
     
  17. Hdieu08.vn

    Hdieu08.vn 091 585 39 59

    Tham gia:
    20/10/2013
    Bài viết:
    3,294
    Đã được thích:
    396
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    Thông tin bổ ích nhưng dài quá, dài lại ngại đọc mn à.
     
  18. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    vâng. tiêm rồi thì ai có kháng thể thì vẫn có kháng thể. có kháng thể rồi thì không bị mắc bệnh nữa. Tuy nhiên, lại không có thao tác kiểm tra xem trẻ đã có kháng thể sau tiêm chưa (vì chi phí đắt) thay vì thế người ta tiêm lần 2 cho tỷ lệ hình thành kháng thể tăng (cái này rẻ hơn)
    sau khi tiêm vacxin thì nếu trẻ khỏe mạnh, từ 2-3 tuần sau sẽ có kháng thể chống bệnh
     
  19. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    vâng. tiêm rồi thì ai có kháng thể thì vẫn có kháng thể. có kháng thể rồi thì không bị mắc bệnh nữa. Tuy nhiên, lại không có thao tác kiểm tra xem trẻ đã có kháng thể sau tiêm chưa (vì chi phí đắt) thay vì thế người ta tiêm lần 2 cho tỷ lệ hình thành kháng thể tăng (cái này rẻ hơn)
    sau khi tiêm vacxin thì nếu trẻ khỏe mạnh, từ 2-3 tuần sau sẽ có kháng thể chống bệnh
     
  20. callus

    callus Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/4/2013
    Bài viết:
    2,146
    Đã được thích:
    404
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Cập nhật những điều cần quan tâm với tình hình bệnh SỞI đang hoành hành hiện nay.

    "Em oi, bé nhà chị được 7 tuổi rưỡi, nhưng mới tiêm dc 1 mui soi luc 1 tuoi, bay gio tiem them 1 mui nua co tac dung ko em? Em nhan DT cua e co gi c lien he cho tien nhe"
    xác xuất tiêm phòng sởi thế này chị ạ
    tiêm mũi đầu tiên, khả năng kháng sởi là 80%. Tức là trong 100 cháu đưa đi tiêm có 80 cháu hình thành khả năng miễn dịch
    tiêm mũi thứ 2, vẫn cho 100 cháu trên.(vì người ta không làm xét nghiệm kiểm tra hình thành kháng nguyên chưa, khả năng kháng sởi là 95%. Tức là 95 cháu có khả năng kháng sởi. vẫn còn 5 cháu có khả năng mắc bệnh.
    Mũi thứ 2 cũng là mũi tiêm nhắc lại. có nghĩa là với những cháu tiêm lần 1 đã có kháng thể, mũi 2 có tính nhắc lại khả năng tạo kháng thể đã hình thành từ lượt 1. Việc tiêm nhắc lại tốt nhất theo lịch tiêm chủng. Nếu để quá (khoảng 5 năm) thì khả năng có thể việc hình thành kháng thể trước đó bị quên. Vậy mũi 2 này lại coi như mũi 1.
    theo như các giáo sư, phó giáo sư. việc tiêm thêm mũi thứ 3 (do mũi thứ 2 bị tiêm muộn) không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu có thể trạng bình thường
    Tuy nhiên, kháng thể chỉ hình thành từ sau khi tiêm từ 2-3 tuân.
     
    mechaubong thích bài này.

Chia sẻ trang này