Cười 'gần chết' bài văn độc của học sinh

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi MOONKIDS, 29/5/2010.

  1. MOONKIDS

    MOONKIDS Rain Check

    Tham gia:
    10/1/2008
    Bài viết:
    1,044
    Đã được thích:
    375
    Điểm thành tích:
    123
    Cười 'gần chết' bài văn độc của học sinh

    (24h) - Một bài văn viết: ""Có lần, em đến lớp mặc quần thủng háng. Em không dám đi thẳng mà em đi ngang như con cua...".
    Tả về cô giáo cũ, một học sinh viết: "Em đã trải qua nhiều đời cô giáo. Cô có đôi mắt như hai viên pha lê. Những kỷ niệm xôn xao đã làm em phải xa lớp 2. Cô luôn nghiêm khắc nhưng đôi khi hơi buồn cười...". Còn kể về gia đình", có bé viết: "Em Th. của em rất nhem nhuốc và khó ưa"...


    Cô Vũ Kim Oanh - giáo viên khối 3 Trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội bật cười nói về những áng văn ngộ nghĩnh của trẻ lên 9.

    Một cô giáo tiểu học ở Việt Trì, Phú Thọ nhớ mãi bài văn tả về một vật mẹ em thích. HS đó tả về chiếc váy của mẹ và em viết: "Mẹ em rất thích một chiếc váy. Váy đó có độ dài khoảng 40 cm, rộng khoảng 40-50 cm. Bố em bảo, mỗi lần mẹ em cúi xuống là hở hết cả mông...".

    Còn vị phụ huynh có con học lớp 5 Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội thì vẫn "ấn tượng khó phai" với bài văn kể một kỷ niệm về một người bạn ở trong lớp.

    Mở đầu bài văn, con anh viết: "Có lần, em đến lớp mặc quần thủng háng. Em không dám đi thẳng mà em đi ngang như con cua...". Tả về sóng trên sông thì cháu tưởng tượng "sóng ở trên sông gợn như da con cá sấu..."

    Với với thể loại văn tả cảnh, như "tả cây bóng mát em yêu thích", "tả con vật em yêu thích", bao giờ, con anh cũng câu mở đầu dập khuôn kiểu "Sân trường em có rất nhiều cây bóng mát, nhưng loại cây mà..." hoặc "Nhà ông ngoại em nuôi rất nhiều con vật, nhưng em thích nhất...".

    Dù không sai, nhưng anh thấy ngay, cách hành văn kiểu đó khiến khả năng tư duy của con bị hạn chế.

    Cô Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, trước khi dạy HS viết được thành một bài văn hoàn chỉnh, các cô đã phải dạy các cháu từng bước như mở bài, kết luận, rồi thân bài. Mỗi đề bài tả sự vật, con vật...đều cho các em quan sát tranh ảnh, nhớ lại nếu đã từng nhìn thấy hoặc liên tưởng.

    Thế nhưng, khi hành văn, vẫn không tránh những lỗi về diễn đạt, dùng từ so sánh vụng về. Cô Ngọc Anh dẫn dụ, khi tả con mèo có em viết "Nhà em có con mèo, đuôi có nó luôn ngoe nguẩy như vòi con voi". "Con mèo ngáp để lộ ra cái lưỡi màu hồng đỏ chót..."

    Hoặc khi tả con vật, cô giáo hướng dẫn tả con gà trống nặng khoảng 1,2 kg hoặc như cái ấm tích. Nhưng khi tả con chó, con mèo, HS cũng ví như... con gà trống. Khi tả về cây bóng mát thì HS ví von tối nghĩa "Cành cây rất to, to như là cây rất béo...".



    Trẻ viết văn rất 'ngộ'.

    Hiệu trưởng Trường tiểu học Cát Linh Đỗ Quang Hợp nhìn nhận, 3 năm trở về trước, cách ra đề có độ mở lớn như như "Tả về con vật em yêu thích; Tả về loài cây em thích...", HS được "phóng bút" hơn và mắc lỗi câu, từ nhiều hơn. Còn cách ra đề cụ thể, rõ yêu cầu trong sách giáo khoa (SGK) hiện nay đã hạn chế những lỗi ngây ngô, gây cười. .

    Để sửa những lỗi ngộ nghĩnh trong hành văn của trẻ, giáo viên phải linh hoạt bổ sung vốn từ cho HS, tránh dập khuôn kiểu văn mẫu.

    Hiệu phó một trường tiểu học ở quận Ba Đình cho rằng, HS lên 9 - 10 tuổi đang phải học ngôn ngữ, khả năng tư duy và vận dụng ngôn ngữ của một số em chưa hoàn thiện. Còn vốn từ ít do các em ít đọc sách văn học. Nếu chỉ đọc truyện tranh dễ ảnh hưởng và vận dụng ngôn từ cộc lốc. Bà cho hay, để có vốn từ rộng thì bố mẹ cũng phải rèn thêm ở nhà cho các em.

    Từ kinh nghiệm 15 năm đứng lớp cô giáo Oanh nói, các em không có sự quan sát thực tế. Ngoài ra, hiện tượng bị ảnh hưởng, lệ thuộc vào văn mẫu còn rất phổ biến.

    Khi chấm bài, ít có những câu văn gây ấn tượng vì các em lệ thuộc chủ yếu vào gợi ý trong sách không có sáng tạo.

    Cô cũng cho rằng, cách ra đề chi tiết như hiện nay hạn chế những lỗi ngô nghê, nhưng không kích thích khả năng sáng tạo. Bởi, thực tế có những HS không thích mèo mà bắt tả con mèo thì đương nhiên sẽ giảm ấn tượng...

    Cô Ngọc Anh lại cho rằng, sự sáng tạo này phải nằm trong khuôn khổ nhất định của một dàn bài tập làm văn cô hướng dẫn. Nhưng dù đề mở hay đề chi tiết thì khả năng tư duy của HS thời "công nghệ số" và thiếu thực tế dễ dẫn đến sáng tạo "cụt và cộc".
    Sưu Tầm-
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MOONKIDS
    Đang tải...


  2. vivian cat tuong

    vivian cat tuong Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/3/2010
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    156
    Điểm thành tích:
    83
    Nhớ hồi lớp 3 hay 4 gì đấy,có bài tả cây chuối,nói thiệt nhà ở tp có bik cây chuối đâu,toàn nhìn trong hình rùi làm tương tự như lời cô gợi ý,giờ đọc bài này cứ nhớ hồi tí tẹo mà mắc cười,thấy giống mình hồi xưa thế,nào là về quê thăm ông bà rùi thấy này ,có cái kia,nghĩ lại thấy nền giáo dục ở Vn hình như vô tình dạy trẻ con nói dối,như bạn của bà chị mình,có con học tiểu học kể thế này:kiểm tra vở của con mới bik con chị ấy tả ,chiều chiều đưa bò ra đường Nguyễn Huệ ăn cỏ:rolleyes:,may mà chị ấy phát hiện ra.
     
  3. HanhPhucBenCon

    HanhPhucBenCon Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/3/2010
    Bài viết:
    2,410
    Đã được thích:
    1,231
    Điểm thành tích:
    863
    Mình có đứa em gái kế, hồi nhỏ cũng tả cô giáo: cô giáo con có cái lưng dài thoòng, mặc cái quần cụt ngủn. :).

    Lý do là những năm đó, model mặc áo quá dài thì phải :), lâu lắm rồi chẳng nhớ.
     
  4. dieuthuy259

    dieuthuy259 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/4/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    hihi, đọc bài và nhớ lại bạn mình hồi xưa làm văn tả cây bàng: "nhà em có một cây bàng rất to và sai quả. Cây bàng phải có 100 quả. Hằng ngày, ông em hạ cây bàng xuống, ông em bán được 50 quả, rồi ông em cho chú em 20 quả, còn lại là ông em ăn. Em rất yêu cây bàng nhà em". hihi, cô giáo đọc mà cả lớp cười vỡ bụng. Rồi bài văn tả cô giáo: cô giáo em trèo lên bục giảng. Hay bài văn tả về bà nội: bà em có dáng đi uyển chuyển .v.v. Nhưng mỗi khi nhớ về thời đi học, mình vẫn thấy vui vì những điều ngây thơ như vậy
     
    tiffanystore thích bài này.
  5. bich.mai

    bich.mai Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    hii, học sinh bây giờ ngọ quá hén. Em về phải dạy con thui không lại có hậu quả khôn lường.
     
  6. Số Sáu

    Số Sáu Banned

    Tham gia:
    4/9/2009
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ngộ nghĩnh thật đấy.Em ngày xưa thì không ngộ thế.
     
  7. hongyen

    hongyen 0988773381

    Tham gia:
    5/10/2009
    Bài viết:
    3,518
    Đã được thích:
    676
    Điểm thành tích:
    773
    Hi hi, kiểu hành văn này ngày xưa mình đã học thế, bây giờ vẫn chưa thay đổi gì, chỉ khác là con mèo, con lợn, tả ông, bà, người thân.
    Văn của em ngày xưa: "....nhà em có 1 con lợn, nó có 4 chân, 1 cái đuôi ngoe nguẩy phía sau. Con lợn nhà em có 2 cái tai như 2 lá mít, người nó to bằng cái thùng phi thùng gánh nước,......"
    Em góp vui 1 chút nhé chị Moodkid
     
  8. Me Dat

    Me Dat http://dbshop.com.vn

    Tham gia:
    7/10/2008
    Bài viết:
    25,405
    Đã được thích:
    7,947
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ngày xưa, đứa bạn mình tả con mèo nhà nó: "Ruột nó dài lắm, dài đến 5 mét ấy! Em lấy thước đo thì đúng thế thật!" Cả lớp cười vỡ bụng, thi 3 năm ko đỗ nổi trường trung cấp, vậy mà lấy được thằng chồng giàu, nó vẫn hơn cái thằng đỗ 1 lúc 2 trường là mình!!
     
    tiffanystore thích bài này.
  9. lion queen

    lion queen I'm fine without you

    Tham gia:
    9/6/2009
    Bài viết:
    32,931
    Đã được thích:
    7,892
    Điểm thành tích:
    3,063
    Báo Tiền Phong sáng nay đưa tin ạ!

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Những câu văn siêu ngô nghê

    TPO - Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay của chúng tôi tại Hội đồng thi tỉnh Quảng Ngãi đã qua 2,5 ngày. Hơn 3.000 bài văn đã được chấm (khoảng gần 1/3 số bài) nhưng vẫn chưa thấy bài nào thật sự xuất sắc.




    Cũng giống như mọi năm, bên cạnh những bài đáp ứng tốt yêu cầu của đáp án, cảm nhận, phân tích sâu sắc, ý tứ lưu loát, chữ nghĩa rõ ràng, được các giám khảo đánh giá cao, vẫn còn không ít bài làm của thí sinh, khi đọc lên giám khảo phải cau mày, khó chịu và không khỏi bật cười.

    “Sô-lô-khốp sinh ra tại Tây Ban Nha”?

    “Nhiều em chữ viết quá xấu, rất khó đọc, theo dõi, lắm lúc giám khảo chúng tôi phải dịch từng chữ, mới lần ra được ý của thí sinh. Lỗi chính tả thì nhiều vô kể. Có bài của thí sinh viết chưa đầy 3 trang giấy thi, giám khảo chấm nhẩm đếm được trên 120 lỗi chính tả” - Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo nói.

    Các giám khảo còn ghi nhớ lại được những câu văn, những từ ngữ, cách so sánh, liên tưởng... ngây ngô, vụng về, sai lạc đến mức không thể tưởng tượng nổi của thí sinh.

    Xin tạm dẫn ra đây một số câu văn, đoạn văn vào loại “siêu sáng tạo”.

    Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô- lô- khốp.

    Nhiều bài của thí sinh có những sai sót, nhầm lẫn... đến “chết người”, rằng: Ông Sô- lôp- khốp từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông già này được sinh ra ở vùng sông Đông rộng lớn mênh mông của nước Tây Ban Nha; Sô- lốp- khốp được cử làm vệ sĩ cho viện hàn lâm;

    Những tác phẩm nổi tiếng: đất vo an, số phận an bài; Ông sinh ra trong một nhà văn lỗi lạc, ông đã stac (sáng tác) bài văn này vào thế kỷ 5. M Sô- lô- khốp vốn sinh ra có số phận đau thương bi kịch, ông tham gia Cm (Cách mạng) chiến đấu, cuối cùng ông có một hy vọng là 2 con của ông đều hy sinh trên chiến trường.

    Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Không ít bài làm của thí sinh có những liên tưởng, lời văn không ăn nhập vào đâu.

    Trong thời đại mới vấn đề tuổi trẻ là thiên liên (thiêng liêng) và được đặt lên trên hết, bởi tuổi trẻ là búp măng non; Hiện nay để giảm áp lực của sự đau thương nhiều tổ chức thế giới ủng hộ cho những người phải chịu sự đau thương ấy, như vợ bỏ chồng, cha đánh con...;

    Có rất nhiều người yêu thường con người bằng cách cho tiền họ, cho những đồ dùng, vật dụng mà mình không dùng nữa hoặc chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhìn cảm thông hoặc một cái bắt tay, một cái ôm hôn thật chặc (chặt) đó cũng là yêu thương...

    Mở đầu cho câu 2, một thí sinh viết: Trong các loài gia súc, động vật có nhiều loại lòng như lòng gà, lòng vịt, lòng chó, lòng heo, lòng dê. Nhưng không thể so sánh với lòng yêu thương của con người.

    Câu 3a: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nhiều thí sinh kể lể, suy diễn ra đủ thứ chuyện, không hề có trong văn bản.

    Ví như: Còn Việt nằm bẹt ra phản, mặc cho chị Chiến làm gì thì làm; Việt tính nết trẻ con, miệng vẫn còn thơm lựng mùi sữa của chị Chiến, thì cầm súng, đánh giậc được cái nổi (nỗi) gì; Lòng hăn háo (hăng hái) và ý chí trả thù cho ba má chính là mũi tên giúp Việt hăm hỏ đi làm nhiệm vụ quốc tế; Việt là một cô gái mới lớn nên còn rất thơ ngây, trong trắng.

    Trong khi ở chiến trong chiến tranh thì việt đã nhận được tin rằng cậu em đã hy sinh, việt rất buồn và đau đớn cô không biết làm gì để giải tỏa tâm trạng vô vùng buồn đau, u uất của đời mình...

    “Xuân Quỳnh là cháu Xuân Diệu”?

    Trong phần trả lời câu 3b. “Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh”, thay vì cảm nhận, phân tích đúng đắn ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ thì vô số bài thí sinh lại bàn luận, tán về chuyện tình yêu.

    Bà Xuân Quỳnh là cháu ông Xuân Diệu. Bà Xuân Quỳnh được ông Nguyễn Du mệnh danh là bà chúa thơ tình thứ thiệt; “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Như đôi mắt của con người. Nó sống cùng nhau, cười cùng nhau,khóc cùng nhau, cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau ngủ nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được nhau;

    Tình yêu thương phải nhắm mắt trước khi hôn, tình yêu có lúc lên, có lúc xuống như nước thủy triều đó thôi; Tình yêu là đề tài được các nhà thơ quan tâm và dòm nhóm liên tục, thường xuyên; Sóng là một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu;

    Dù con sóng ngày trải qua biết mấy chục năm hay hàng ngàn năm thì nó vẫn là con sống (sóng) và cho đến sau này thì con sóng vẫn là con sóng Xuân Quỳnh muối nói lên dù con người ta có thay đổi về mặt hình thức trải qua mấy chục năm đi nữa thì ta vẫn là chính ta, ta có thay đổi nhiều đi nữa thì ta không trở thành người khác được về tính cách và cách nói chuyện hay suy nghĩ cũng chính là ta mà thôi.

    Đỗ Tấn Ngọc
     
    thuonghtc thích bài này.
  10. DohoangNG

    DohoangNG Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/5/2010
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Lớp mình hồi cấp 3 GVCN dạy văn nên mỗi lần chữa bài văn 2 tiết là đau bụng mà cười. Mình còn nhớ cô bạn cùng lớp trích dẫn 1 câu thơ đó là "thi thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao".
     
    HAMP thích bài này.
  11. Cry_love

    Cry_love Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    24/7/2009
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    43
    Mẹ em có kể ngày xưa anh trai em tả con mèo thế này " Nhà em có một con mèo tam thể , lông nó trắng muốt . Con mèo nhà em bắt chuột rất giỏi. Một hôm nó bắt được 1 con chuột cống . con mèo nhà em tát phát thứ nhất con chuột vừa điếc vừa mù. Tát phát thứ 2 con chuột chết cứng giẫy đành đạch " Cứ mỗi lần nghe mẹ kể là em lại lăn ra cười rồi trêu ông anh đến rơi nước mắt . Nhưng chỉ là ngày xưa thôi , cái văn tả hồn nhiên của h/s lớp 1 ....... Chứ còn cái kiểu h/s cấp 3 thi tốt nghiệp ra trường mà vẫn thế này Bà Xuân Quỳnh là cháu ông Xuân Diệu. Bà Xuân Quỳnh được ông Nguyễn Du mệnh danh là bà chúa thơ tình thứ thiệt; “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Như đôi mắt của con người. Nó sống cùng nhau, cười cùng nhau,khóc cùng nhau, cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau ngủ nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được nhau; Thì em cũng đến bó tay....
     
  12. halethuy

    halethuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/8/2009
    Bài viết:
    1,177
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    723
    Tại sao học sinh viết dở,vì tâm hồn không xúc cảm hay vì ngôn từ của giới trẻ bây giờ như thế ,nói thế nào thì viết cũng như thế .Văn học là tưởng tượng,xúc cảm tác phảm nhờ sự tưởng tượng khi đọc những dòng văn tả trong một tác phẩm .

    Trong thời đại mà có quá nhiều giải trí ,quá nhiều xao lãng thì những xúc cảm như thế dược viết thành câu ngộ và buồn cười như thế đâu còn là hiếm .

    Văn học sinh bây giờ văn hay có nghĩa là đủ ý và như nguyên mẫu của sách Những bài văn hay;sách Để học tốt văn....

    Còn viết ra những lời từ tâm hồn mình cảm thụ được thì chỉ có số ít thôi .
     
  13. Embinbin

    Embinbin Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    1/8/2009
    Bài viết:
    8,620
    Đã được thích:
    2,241
    Điểm thành tích:
    913
    Em trai tớ có 2 bài văn chết cười:
    Cấp 1 tả em bé:
    - Nhà em không có em bé, em sang nhà cô Hường chơi thì thấy 1 em bé rất đẹp, em bé đó được đặt tên là Tùng, to hơn con mèo nhà em 1 tí. Em rất xinh đẹp vì em có mái tóc đen lay láy, đôi mắt đen ngòm và hai hàng lông mi cong tớn .... Em rất thương em bé vì mỗi khi cô Hường nấu cơm thì em lại buồn bã nằm trên giường. :D

    Cấp 2 phân tích tinh thần thép trong thơ Hồ Chí Minh:
    - Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    TRăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
    Dù bị nhốt trong tù nhưng Bác Hồ vẫn gan gạ và rất mạnh mẽ, không có gì đánh gục được Bác. Tinh thần ấy được chứng minh bằng ánh trăng sáng vằng vặc bẻ gãy song sắt nhà tù giải thoát cho Bác ....

    Văn thế này đến già cũng không quên ! :rolleyes:
     
  14. huephuong

    huephuong Biển Thiên Cầm quêmìnhđó

    Tham gia:
    29/1/2010
    Bài viết:
    2,331
    Đã được thích:
    247
    Điểm thành tích:
    173
    bài văn

    Ngày xưa em tả văn thế này:
    "Cây bàng trường em cao khoảng 10cm, ngày ngày chúng em chơi đùa dưới tán cây bàng",mẹ em đọc xong bảo có là chúng mày là kiến hay sao mà chơi được dưới cây bàng ấy?he he hồi đấy em có biết 10 cm là cao bằng nào đâu, h nghĩ lại cứ thấy buồn cười
     
  15. nguyenhax4

    nguyenhax4 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/1/2010
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    ôi vào yopic này được cười vui thế.Ngộ quá/Không biết sau con em đi học sẽ tả thế nào nữa.hì hì
     
  16. MOONKIDS

    MOONKIDS Rain Check

    Tham gia:
    10/1/2008
    Bài viết:
    1,044
    Đã được thích:
    375
    Điểm thành tích:
    123
    Bây giờ hs làm văn chán quá,e họ tớ thông minh ăn nói đâu ra đấy nghe rất hay mà môn Văn thì thôi rồi..dốt văn ạ,chả hiểu thế nào chắc phải có khiếu.Nhưng phải công nhân rằng đọc đc những bài văn trẻ con thấy mình như trẻ ra mấy tuổi...câu cú ngộ nghĩnh ,mình hay trêu con trai mình" Ôi tôi yêu con trai tôi thế" cu cậu đáp ngay " Ôi mẹ đừng yêu con trai tôi thế"
     
  17. metengchin

    metengchin Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/3/2010
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cười 'gần chết' bài văn độc của học sinh

    hihi óc tưởng tượng của trẻ con đúng là không ai sánh bằng
     
  18. meoluoi118

    meoluoi118 Tất cả các loại ômai mứt

    Tham gia:
    31/1/2010
    Bài viết:
    4,410
    Đã được thích:
    855
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cười 'gần chết' bài văn độc của học sinh

    Ui bùn cười quá, em nhớ đứa em của em đã từng miêu tả cô giáo là giản dị như vợ Bác Hồ (nó nghĩ bác Hồ giản dị thế chắc vợ Bác thì nhất luôn về cái sự giản dị, hị hị ...)
     

Chia sẻ trang này