Làm gì khi trẻ bị sốt

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi SuSu_ThuThuy, 9/4/2008.

  1. SuSu_ThuThuy

    SuSu_ThuThuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    24/12/2007
    Bài viết:
    2,563
    Đã được thích:
    1,981
    Điểm thành tích:
    863
    Truyện này tớ đã kể với các mẹ bên hội Rắn 1 lần :

    Chả là thằng cu 8 tháng bên cạnh nhà ở nhà với bà ngoại, nó bị sốt chưa rõ nguyên nhân .
    Mẹ đi chợ nhốt 2 bà cháu ở trong nhà, khoá trái cửa và mang chìa khoá đi . Thằng bé sốt cao quá lên cơn co giật sùi bọt mép . Bà ngoại bị nhốt trong nhà ko tài nào ra ngoài được đập cửa kêu cứu thảm thiết .
    Hàng xóm đến nhưng cũng ko tài nào phá khoá vào được vì cửa chắc chắn quá
    Tôi gọi cấp cứu 115, rồi cảnh sát 113 đến nhờ phá khoá nhưng chuối cực kỳ bọn nó trả lời lạnh te là khu vực Hà đông không phải phận sự nên ko đến, tiên sư chúng nó (mà tôi lúc đó cuống lên ko biết làm cách nào để gọi cho bọn Hà đông được)
    May sao lúc đó mẹ nó đi về thế là cửa mở phải sơ cấp cứu tại chỗ, 1 tiếng sau thằng bé mới tỉnh lại. Sau đó cho đi bệnh viện luôn
    Ơn trời thằng bé thoát chết trong gang tấc, còn tôi hồn vía lên mây, chân tay run rẩy .

    Ở đây tớ không muốn đề cập đến việc nhân đạo hay vô nhân đạo mà chỉ muốn chia sẻ với các mẹ 1 số điểm đáng chú ý khi con mình bị sốt, sốt cao và những điều nên làm, không nên làm sau khi tớ vừa được nghe tư vấn trực tiếp của bác sỹ Hoàng Diệu Hiền - UBDS và KHHGD

    Nguyên nhân :
    - Có thể do viêm họng, amiđan, viêm phổi, viêm tai giữa, sởi, quai bị, rubela, sốt rét, nhiễm khuẩn, tiết niệu, viêm màng não ...

    Dấu hiệu số nặng là gì ??

    - Bỏ bú mẹ
    - Co giật
    - Nôn tất cả mọi thứ
    - Nôn vọt cầu vồng ( => có thể bị viêm màng não )
    - Ngủ li bì và khó đánh thức

    Khi nào thì cần đưa đi cấp cứu ??

    - Khó thở ( nhìn thấy ngực con phồng )
    - Tím môi (há mồm thở dốc )
    - Nằm bất động ( Các mẹ thử lấy gương kiểm tra xem hơi có bốc lên gương ko)
    - Ngủ mê mệt im lặng khác thường, ko có phản xạ
    - Rối loạn tâm thần ( mê sảng và khóc loạn lên)


    Không nên

    - Bế xốc lên khi đang nôn- Ủ kín hoặc cởi hết đồ của trẻ hai cách làm này đều không đúng.
    Khi sốt, cơ thể bé bị mất nước và muối khoáng nên hệ thần kinh bị rối loạn, thân nhiệt không ổn định, lúc quá nóng, lúc lại quá lạnh.
    - Cho trẻ uống aspirin: Đây là phương pháp hạ sốt nguy hiểm vì có thể gây ra những bệnh liên quan đến gan của bé sau này.
    - Chườm nước đá trực tiếp: Làm như vậy chỉ khiến thân nhiệt của bé càng cao do cơ chế co mạch ngoại vi. Tốt nhất chỉ nên chườm mát.
    - Kiêng nước hoàn toàn: Để con ngâm nước lâu lúc đang sốt là điều không tốt.
    Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu.
    Cách này giúp hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng da.
    - Không kiêng ăn

    Những việc nên làm

    Bình thường, bạn có thể hạ sốt cho con bằng thuốc theo liều của bác sĩ chỉ định.
    Riêng với những trường hợp sau, bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức để tránh biến chứng:
    + Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày
    + Trẻ sốt cao đột biến hoặc sốt trở lại sau khi đã khỏi.


    - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con: Trong thời gian bệnh, cơ thể trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ năng lượng.
    Dưới ảnh hưởng của cơn sốt, các men tiêu hoá bị ức chế nên trẻ thường có cảm giác chán ăn.
    Do đó, bạn phải chuẩn bị cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hoá.

    - Bổ sung đủ nước: Khi sốt, cơ thể bé mất nhiều nước và mất vitamin qua phân, nước tiểu.
    Bạn cần chú ý cho con uống nhiều nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây tươi.
    Bạn cũng có thể cho con uống 1 ly 200 ml nước chanh nóng pha một ít đường với lượng muối cỡ bằng hạt ngô hoặc dùng một gói Oresol pha với 1 lít nước ấm.

    - Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát và để con ngồi ở nơi thoáng đãng.

    - Chườm nước mát : Nếu sốt dướci 40 độ thì chườm nước mát . Dưới 38.5 đọ thì không cần chườm

    - Thường xuyên đo nhiệt độ: Nhiệt kết đặt ở hậu môn cho nhiệt độ chính xác nhất nhưng sẽ gây khó chịu cho trẻ.
    Bạn có thể chọn cách đặt dưới cánh tay hoặc ngậm. Áp sát cánh tay của trẻ vào ngực, giữ nhiệt kế dưới cánh tay ít nhất trong 3 phút.
    Sai số của nhiệt kế so với thân nhiệt của trẻ là + 0,3 đến 0,4 độ C; tức nhiệt kế chỉ 38 độ C thì nhiệt độ thật sự của bé là 38,4 độ C.

    Đo nhiệt độ của bé mỗi giờ một lần. Dù nhiệt độ đã giảm xuống ở mức bình thường, trong khoảng 37 độ C, bạn vẫn phải theo dõi lại vài giờ một lần.

    - Để nhiệt độ trong phòng 30 độ C
    - Cho con ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như sữa, cháo nước hoa quả .

    Các mẹ cần phân biệt với sốt xuất huyết ( Sốt 7 ngày liên tục ko hạ nhiệt độ, hoặc nhiệt độ đột ngột tụt xuống còn có 36 độ thôi )

    Trên đây là thông tin tớ mới học được hy vọng sẽ giúp ích các mẹ
    Nhìn các con ốm sốt mà buốt hết cả ruột các mẹ nhỉ
    Chúng ta đành phải tập làm bác sỹ không bằng cấp thôi :D
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi SuSu_ThuThuy
    Đang tải...


  2. SuSu_ThuThuy

    SuSu_ThuThuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    24/12/2007
    Bài viết:
    2,563
    Đã được thích:
    1,981
    Điểm thành tích:
    863
    Tiếp theo là sốt do các bệnh tớ kể trên là đến loại sốt vi rút nhé


    Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh.

    Cơ thể trẻ em chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong những ngày hè này, việc tăng số trẻ nhập viện do sốt virus là hiện tượng rất hay gặp tại các khoa nhi.

    Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa... Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại virus thường gây sốt gồm myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản... Virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virus là sốt cao, thuật ngữ y học gọi là sốt virus.

    Đặc điểm của sốt do nhiễm virus

    Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol... Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.

    Đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.

    Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

    Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ...

    Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.

    Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

    Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

    Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

    Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
    Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

    Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

    Xử trí sốt do virus ở trẻ

    Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

    Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

    Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

    Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

    Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

    Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

    Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

    Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

    Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

    Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có văcxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella...
     
    me anhMẹ Hạnh Minh thích.
  3. Hainhoc

    Hainhoc Gi gỉ gì gi cái gì cũng..

    Tham gia:
    28/11/2007
    Bài viết:
    1,662
    Đã được thích:
    1,072
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ nó ơi, mình thấy muốn chườm để hạ nhiệt cho bé không nên dùng nước mát đâu: nên dùng nước nóng ngâm khăn, khi nhấc ra vắt bớt thì đợi nó còn ấm nóng thôi là chườm đc rồi: nước ấm sẽ làm nở mạch máu, giải nhiệt tốt hơn, cơ thể sẽ bớt nóng nhanh, lại an toàn .
    Hì hì, đấy là theo kinh nghiệm nuôi con của mình + sự chỉ dẫn của BS khi chữa bệnh cho con mình .
    Mấy câu thôi, có gì sai mọi người cứ dạy nhé!
     
  4. anhphamhn

    anhphamhn Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    3/8/2007
    Bài viết:
    2,127
    Đã được thích:
    790
    Điểm thành tích:
    773
    Bs cũng nói với mình là dùng nước hơi âm ấm để lau nách, bẹn cho bé vì nước ấm bốc hơi nhanh và nhiệt độ cơ thể do vậy cũng thoát nhanh và an toàn hơn.
     
  5. SuSu_ThuThuy

    SuSu_ThuThuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    24/12/2007
    Bài viết:
    2,563
    Đã được thích:
    1,981
    Điểm thành tích:
    863

    Bạn ơi, nước mát ở đây tớ hiểu là nước bình thường ở trong vòi, ko phải nước đá, nước mát để trong tủ lạnh .
    Nếu là mùa đông thì đúng là bé sẽ rất lạnh, nên nếu bé bị sốt vào mùa đông thì nên pha 1 chút nước sôi để nước âm ấm là OK
     
  6. meCo&Vit

    meCo&Vit Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    27/1/2007
    Bài viết:
    1,963
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    723
    Cách này đúng đấy , phải dùng nước ấm . Nước vòi bình thường có thể làm bé lạnh , các mạch máu co lại , và làm thân nhiệt bé tăng .
    Nước ấm (thậm chí hơi nóng) , dùng khăn mềm, nhúng nước , vắt khô , lau cho bé sẽ hạ nhiệt .
    Mình hay dùng cách này .
    Cũng có lúc mình giã lá nhọ nồi , dội nước nóng vào , lấy nước này lau cho con , hạ nhiệt tốt lắm . Mỗi tội bẩn quần áo và ga gối .
     
  7. Me Min moc

    Me Min moc Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/6/2008
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ Hải Nhóc ơi, bé nhà em mới có 6 tháng mà từ tối qua thấy ho, đêm thì sốt, sáng nay cũng vẫn sốt và ho, sốt 38 độ rồi, mẹ cho em lời khuyên với, em đinh chiều mới cho bé đi khám bên ngoài vì trong viện thì đông lắm! Làm thế nào cho bé đỡ ho và giảm sốt mẹ Hải Nhóc? hic hic:(
     
  8. Me2Con

    Me2Con sieunhi.com.vn

    Tham gia:
    3/7/2006
    Bài viết:
    8,988
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    173
    Tớ không phải là mẹ Hainhoc, nhưng cũng xin tư vấn cho mẹ nó một tý nhá:

    Con mới ho và sốt 38oC thì chưa phải lo lắng nhiều đâu mẹ nó ạ. Tốt nhất mẹ nó:

    1. theo dõi nhiệt độ cho con,

    2. cho con mặc quần áo mát (tốt nhất là sao cho 2 nách và 2 bẹn của con thoáng, thoát được nhiệt) và chất cotton thấm mồ hôi

    3. Cho con ăn lỏng, tăng cường bú sữa mẹ

    4. nếu trên 38o5 thì bắt đầu chườm mát cho con (Theo sách Cẩm nang chăm sóc và điều trị sức khỏe em bé, thì chườm mát dưới 2o so với nhiệt độ hiện thời của em bé, nghĩa là nếu bé sốt 40o thì chườm nước 38o, nếu sốt 39o3 thì chườm nước 37o3; để đo chính xác nhiệt độ nước thì các mẹ dùng dụng cụ đo nhiệt độ nước khi tắm cho bé ý)

    5. Mẹ nó lưu ý là nên đi khám cho con để biết chính xác bệnh và hiện trạng sức khỏe của con mình, nhưng cũng nên bình tĩnh và tỉnh táo hỏi bác sỹ cách xử lý và cách chữa bệnh cho con, vì tâm lý chung là, nếu các phụ huynh quá lo lắng, các bác sỹ sẽ kê thuốc cho con luôn (gồm kháng sinh, chống phù nề viêm nhiễm, thuốc ho, và thuốc giảm sốt), kể cả nhiều lúc chưa cần đến kháng sinh cũng cứ kê kháng sinh.

    Bé mới 6 tháng, mới ăn dặm và còn mọc răng nữa, nên chuyện ho có thể còn do nguyên nhân đang chuyển sang ăn thức ăn nhiều chất xơ, hoặc sốt nhẹ do mọc răng

    Mẹ nó nên bình tĩnh theo dõi con, đừng vội vàng ép uống thuốc kháng sinh mà tội con lắm nhé

    Chúc con mau khỏe để cả nhà mau vui :D
     
  9. tbv

    tbv Thành viên mới

    Tham gia:
    19/9/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    con trai mình đang sốt về chiều tối, nhưng mình băn khoăn quá: 2 hôm trc đưa đi khám ở BS Tú ở Nguyễn công hoan- chị ấy là bs viện nhi, chị ấy chần đoán là viêm họng cho uống khang sinh Klacid, mình thì mua thuốc nhưng chưa cho uống luôn vì o thấy con mình ho hắng nhiều nên minh chỉ ngại là sốt virut mà cho uống k/sinh thì o tác dụng mà còn dễ rối loạn tiêu hóa, hôm nay sốt ruột lại đưa con đi khám ở Nhi cao gặp bs Tú( bs khá nổi tiếng, mà chỗ Nhi cao thì dc mọi ng tín nhiệm là bs nhẹ nhàng , o lạm dụng k/sinh) thế nhưng khi bs kiểm tra thì lại bảo con minh o hề viêm họng hay phổi gì cả , sốt là do bị bệnh lỵ( mình có kể với bs con mình hôm nay đi nhà trẻ cô giáo bảo là cháu có đi ngoài 1 lần , phân lỏng và có máu, nhưng chỉ 1 lần thôi, o thấy đi thêm )bs lại kê 1 loại ksinh khác chữa về đường ruột là Dutased. minh hoang mang quá đi, chắc là phải đưa đến bs thứ 3 mất
     
  10. mevannhi

    mevannhi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/8/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    18

    - Để nhiệt độ trong phòng 20 độ C


    Mẹ Susu ơi cho mình hỏi kỹ một tí, có đúng là để nhiệt độ trong phòng 20độ C không????
    Ở nhà mình để 27 độ đã phải đắp chăn cả mẹ lẫn con, Mẹ Su Su có nhầm không thế??
     
  11. SuSu_ThuThuy

    SuSu_ThuThuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    24/12/2007
    Bài viết:
    2,563
    Đã được thích:
    1,981
    Điểm thành tích:
    863

    Ừh đúng rồi, sorry cả nhà nhé, tớ typing nhầm đấy, tớ sẽ sửa lại
    Hihi, chép từ trong sổ tay ghi đươc ở hội thảo ra nên type nhầm
     
  12. Billkute's

    Billkute's Xuất khẩu lao động

    Tham gia:
    3/4/2008
    Bài viết:
    2,581
    Đã được thích:
    190
    Điểm thành tích:
    153
    Con mình bị dị ứng thời tiết nên rất hay sốt,mình có kinh nghiệm nhỏ sau:
    - khi bé sốt trên 38'5,phải cởi quần và bỉm ra,lấy khăn ấm lau hai bên bẹn và nách cho bé,dắp khăn lên trán để hạ sốt,bé hạ sốt rất nhanh.
     
  13. SuSu_ThuThuy

    SuSu_ThuThuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    24/12/2007
    Bài viết:
    2,563
    Đã được thích:
    1,981
    Điểm thành tích:
    863
    Con tớ sốt sinh sich ca dem hom qua nen sang nay day som mo vao topic di tim` bai` nay hoc lai cach cham soc con khi con sot. Tien the Keo no' len de cac me de tim` thay luon.
     
  14. Mẹ xb

    Mẹ xb Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/4/2007
    Bài viết:
    7,562
    Đã được thích:
    1,509
    Điểm thành tích:
    913
    Tớ thấy khi con sốt quá cao trên 39 độ thì nên cho uống hạ sốt là an toàn nhất vì nếu chườm như các mẹ nói nếu không đúng cách hoặc lúng túng quá mà bé nên cơn co giật còn nguy hiểm hơn. Khi cho uống hạ sốt thì phải pha gói thuốc với nhiều nước và đòng thời cũng cho bé uống nước nhiều hơn để đỡ hại gan như mẹ Susu nói.

    Và có một điều là khi bé bị viêm họng các bác sĩ rất hay kê cho thuốc giảm phù nề, mình nghĩ cái này không nên cho uống vì rất có hại cho thận.
    Và với các bé bụ bẫm, ăn được thì cũng nên uống thuốc bổ bác sỹ kê trong đơn làm gì, mà chỉ nên uống kháng sinh (nếu bác sỹ chỉ định) và long đờm mà thôi
     
  15. me_titeo

    me_titeo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Nếu bé bị sốt virut, chị nên chú ý đến chế độ ăn cho con. Trước con em cũng bị sốt virut hồi gần 1 tuổi. Thương lắm chị ạ. Hai mẹ con bồng bế nhau vào viện, lại đúng đợt đang có dịch, thế là bvien quá tải, mẹ con em phải nằm ngoài hành lang, Nóng bức, khổ lắm. con thì quấy khóc, truyền nước mất mấy ngày. Sau đợt sốt virut đấy, con em gầy đi lại thêm cái tội kém ăn nữa. Chán toàn tập.

    Em theo chỉ dẫn trong đơn của bác sĩ, mua một vài loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ Vitamount cho con uống. Bác sĩ nói trẻ con sau ốm bị mất đi nhiều vitamin và khoáng chất nên cần bổ sung ngay để bọn nhóc nhanh chóng lấy lại thể lực. Thuốc bổ Vitamount là rất thik hợp cho bé lúc này. EM cho con uống hết 2 lọ, thấy cháu cũng có khá hơn. Nghỉ uống 1 tháng, rồi em lại tiếp tục cho con uống theo như chủ dẫn của bác sĩ.

    Nói ching thì em cũng ko chỉ dựa vào mối thuốc bổ, ngoài ra em vẫn cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hoa quả, sữa... Chúc bé nhà các chị nhanh khỏe nhé.
     
  16. luna25

    luna25 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/2/2009
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    123
    Điểm thành tích:
    83
    Tớ cứ nghĩ đến đợt con trai bị sốt xuất huyết sốt toàn 41 độ, 7 ngày liền là người tớ lại run lên.

    Thương các con lắm.

    Chỉ ước sao tất cả các con được mạnh khỏe là niềm HP nhất của các mẹ rồi.
     
  17. ỐC BƯƠU CON!

    ỐC BƯƠU CON! Quần áo trẻ em VNXK

    Tham gia:
    7/7/2009
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đánh dấu để theo dõi
    Cảm ơn bài viết rất hữu ích!!!!
     
  18. hongyen

    hongyen 0988773381

    Tham gia:
    5/10/2009
    Bài viết:
    3,518
    Đã được thích:
    676
    Điểm thành tích:
    773
    - Mình cũng nghe nhiều về việc chườm nước cho trẻ sốt:
    Ngày trước các cụ thường cho chườm nước lạnh hoặc mát. Bây giờ theo lời khuyên và phân tích của các bác sĩ thì nên chườm bằng nước ấm.
    Nước ấm làm giãn mạch máu, làm lưu thông tốt hơn, hạ nhiệt 1 cách từ từ tránh gây sốc nhiệt. Dùng nước ấm để chườm và lau người cho bé thì nên lau từ từ từng bộ phận một (mặt, tay, nách, bẹn, chân, lưng) và chú ý là lau đến đâu thì phải có khăn xô khô thấm ngay đến đó k thì nước sẽ thấm vào áo quần lại làm nhiễm lạnh cho trẻ.
    - Việc thứ 2 là bù nước điện giải: có nhiều người biết đến việc bù nước cho trẻ bị sốt nhưng k chú ý đến việc bù nước nhiều sẽ làm loãng dịch của cơ thể, cũng gây nên mất cân bằng điện giải. Vì thế bù nước cân bằng điện giải là điều rất quan trọng. Chúng ta nên pha nước điện giải đúng với tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất,vì tỷ lệ trên đúng với tỷ lệ các chất trong cơ thể, giúp việc bù nước luôn giữ được cân bằng điện giải cho cơ thể.

    - Ngoài ra, thuốc để hạ sốt nhanh đối với trường hợp các bé có cơ địa phản ứng tăng nhiệt nhanh và các bé đã từng bị co giật cũng rất quan trọng. Nhà tớ lúc nào cũng tích sẵn viên đút đít hạ nhiệt và effelagan để phòng khi đêm hôm k có hiệu thuốc nào mở cửa.
     
    Sửa lần cuối: 20/5/2010
  19. soya-itbeo

    soya-itbeo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/1/2010
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    CON EM SỐT 3 NGÀY RỒI, TOÀN 38,5 VÀ 39 ĐỘ, CÓ LÚC LÊN GẦN 40 ĐỘ Á! tHUƠNG LẮM, CỨ MỆT VÀ NẰM IM THÔI. CHẮC CHẢ CÓ SỨC MÀ HỜN....LÚC NÀO GIẢM ĐỘ MỘT TÍ THÌ CƯỜI TOE TOÉT....GIỜ THÌ TRỘM VÍA HẾT SỐT, NHG NỔI PHÁT BAN ĐẦY NGƯỜI ĐÂY NÀY. THƯƠNG LẮM CƠ, CHẮC LÀ NGỨA HAY SAO Ý MÀ CÔ Ý KHÓ CHỊU LẮM. THÔI KHẤN TRỜI PHẬT MONG CON SỚM KHỎE ĐỂ ĂN TRẢ BỮA LẠI, CHỨ GIỜ THÌ LƯỜI ĂN LẮM.
    E chỉ chườm khăn mát cho con nhg lúc sốt, khi nào mà sốt quá 39 độ trở lên mới đút đít thôi. Còn lại xịt thuốc mũi và uống viên tăng cường kháng thể. tuyệt nhiên ko đc dùng kháng sinh. Chả bớt sốt tí nào đâu ạ.
     
    Sửa lần cuối: 21/5/2010
  20. vaytindung2010

    vaytindung2010 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/5/2010
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    28
    MỘt kinh nghiệm rất quý báu. Mình cũng mới làm cha chưa lâu
     

Chia sẻ trang này