Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi nguyentruong, 27/6/2014.

Tags:
  1. nguyentruong

    nguyentruong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    7/3/2010
    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    316
    Điểm thành tích:
    173
    Trước khi đến Nhật Bản, bé Tiantian từng học một năm mầm non tại Bắc Kinh, vì thế, tôi không quá xa lạ với cấp học này. Tuy nhiên, ở Nhật Bản lại hoàn toàn khác.

    1. Nhiều túi một cách kỳ lạ

    Trong ngày đầu đến lớp, nhà trường giải thích cha mẹ cần chuẩn bị cho các con một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau: một túi đựng sách vở, một túi đựng chăn, một túi đựng đồ ăn, một hộp đựng đồ ăn, một túi quần áo, một túi đựng quần áo để thay, một túi đựng các loại quần áo bẩn trẻ vừa thay ra, một túi đựng giày... Túi A dài thế này, túi B rộng thế kia, túi C có thể đựng trong túi D, túi E trong túi F. Tôi cứ tưởng mình nghe nhầm. Một vài trường mầm non thậm chí còn yêu cầu các bà mẹ tự làm những chiếc túi này.

    Sau 2 năm, tôi đã quen với việc đó, và bọn trẻ rất thành thạo trong việc đặt đồ vào đúng vị trí của nó. Tôi nghĩ rằng, lý do mà người dân Kyoto không cảm thấy phiền lòng khi phân loại rác thải có thể bởi vì họ đã được dạy những điều như thế này từ khi còn nhỏ.

    2. Người lớn không mang túi hộ trẻ em

    Một cảnh tượng khiến tôi rất sốc: Khi đưa bọn trẻ đến trường, những người lớn Nhật Bản, dù là mẹ, là bố hay ông bà đều đi tay không, trong khi lũ trẻ một mình xách những chiếc túi (ít nhất là 2 hoặc 3 cái) với nhiều kích thước khác nhau như tôi đã kể ở trên. Và đáng nói hơn, bọn trẻ đi lại rất nhanh nhẹn.

    Còn chúng ta thì sao? Có lẽ một phần vì thói quen, một phần vì văn hóa, tôi xách tất cả các túi, còn Tiantian đi tay không. Một vài ngày sau, giáo viên của bé đã gặp riêng tôi: “Mẹ Tiantian, Tiantian tự mình làm mọi thứ ở trường...”. Người Nhật có thói quen chỉ nói vế đầu của câu, vế sau để bạn tự ngẫm nghĩ. Tôi lập tức nhận ra cô giáo muốn hỏi về tình hình của nhà Tiantian, và khi biết tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo nói tiếp: “Ví dụ, tự mang túi xách của mình”. Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi để Tiantian tự mang các túi của bé.

    Trong cuộc họp phụ huynh, tôi nói rằng, ở Trung Quốc, cha mẹ vẫn thường cầm tất cả mọi đồ đạc cho con. Đến lượt những người mẹ Nhật Bản ngạc nhiên, một người đứng lên hỏi: Tại sao? Tại sao? Có phải vì cha mẹ Nhật ít yêu thương con cái hơn không?

    3. Liên tục thay trang phục

    Trường mầm non của Tiantian có đồng phục riêng. Tiantian mặc nó đến trường và thay quần áo chơi trong giờ ra chơi. Bé phải cởi giày và đi đôi giày bệt như giày múa ba lê màu trắng vào. Đến giờ tập thể dục, bé lại phải thay giày một lần nữa. Ngủ trưa dậy, bọn trẻ cũng thay quần áo. Thực sự rất phức tạp.

    Khi còn học lớp hoa cúc, Tiantian thay quần áo rất chậm và tôi buộc phải giúp bé một tay. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng, tất cả bà mẹ Nhật chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả. Tôi dần dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo cũng có thể giáo dục trẻ cách sống tự lập. Với những gì được trải qua ở trường, như thay quần áo, gắn sao hàng ngày, treo khăn tay lên dây, những đứa trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp.

    4. Mặc quần soóc trong mùa đông

    Dù trời lạnh thế nào thì học sinh ở các trường học Nhật mặc quần soóc trong mùa đông. Ông bà của Tiantian cảm thấy vô cùng lo lắng về việc này và bảo tôi phải nói với giáo viên của bé về điều đó, bởi vì trẻ em Trung Quốc không thể chịu nổi lạnh.

    Ngày mới đi học, gần như ngày nào Tiantian cũng ốm. Nhưng khi tôi nói với những phụ huynh Nhật Bản về điều đó, câu trả lời của họ khiến tôi ngạc nhiên: “Đúng rồi, lý do chúng tôi đưa con đi học là để các bé biết thế nào là ốm”.

    Nhìn thấy sức khỏe của Tiantian dần ổn định qua mỗi ngày, tôi nhận ra rằng, chúng ta không nên bao bọc con quá kỹ, kẻo sẽ làm hỏng con.

    5. Trẻ em chưa đầy một tuổi đã tham gia thi đấu và biểu diễn

    Những đứa trẻ chưa thôi nôi nhưng đã được đưa đến trường mầm non, thậm chí còn tham gia tất cả hoạt động chính của trường như thi đấu thể thao hay biểu diễn văn nghệ. Những em bé chưa đầy tuổi vẫn vừa khóc vừa bò về phía trước.

    [​IMG]

    6. Con gái cũng chơi bóng đá

    Vào lớp mẫu giáo 4 tuổi, trẻ bắt đầu có những bài thể dục nhảy cao nhảy xa, đến năm cuối bậc mầm non, các bé cũng tham gia thi đấu bóng đá. Nếu bé không nhảy, bé sẽ chơi bóng. Đa số bé đều chơi bóng, thậm chí tổ chức những cuộc thi đấu giữa các trường với nhau. Tiantian từng bị bầm tím khi chơi bóng nhưng qua trò chơi này, bé trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn.

    Khi mới đến Nhật Bản, khả năng vận động của Tiantian thật xấu hổ. Lên 3-4 tuổi, trẻ em Nhật thường bắt đầu lớn vọt, trong khi lúc 1-2 tuổi, vẫn còn thấp bé hơn người Trung Quốc. Trong lớp học của mình, Tiantian khá lớn, nhưng thực sự rất yếu. Trong một lần tham quan leo núi, Tiantian chỉ dám đi xuống khi có hai bạn Nhật Bản hỗ trợ bên cạnh. Tuy nhiên, bây giờ Tiantian đã khá hơn rất nhiều. Năm ngoái, đi thăm Shangrila, trong một môi trường không khí ít oxy, bé đã đi bộ suốt 4 giờ liền mà không gặp vấn đề gì.

    7. Nền giáo dục hỗn hợp

    Chúng ta vẫn quen với việc lớp nào học riêng trong phòng của lớp đó, nhưng ở Nhật Bản thì khác. Trước 9h30 sáng và sau 15h30 chiều, học sinh của tất cả các lớp trong trường chơi cùng nhau. Trên sân trường, trẻ lớp lớn dắt trẻ lớp bé, trẻ lớp bé đuổi theo trẻ lớp lớn, tất cả chơi cùng nhau một cách vui vẻ và hòa đồng. Chúng được trải qua cảm giác có anh chị em, và cảm thấy trưởng thành hơn.

    Trong một buổi học chung như thế, một em bé lớp lớn đã nói những câu khiến các bậc phụ huynh cũng phải bật khóc: “Chúng con rất hạnh phúc trong buổi học hôm nay, bởi vì những em bé ở lớp dưới đã thể hiện rất tốt. Đây là buổi học chung cuối cùng của chúng con, và khi chúng con lên tiểu học, chắc chắn chúng con sẽ rất nhớ những bạn bè và trường mầm non của mình."

    8. Tất cả giáo dục là "mỉm cười" và "cảm ơn"

    Ở bậc học mầm non, dường như người Nhật không chú trọng đến việc phát triển tri thức cho trẻ. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có một cuốn sách ảnh mới mỗi tháng. Trong thời khóa biểu của trường, không có bất kỳ môn học nào như toán, hội họa hay âm nhạc... Tiếng Anh lại càng không. Các bé cũng không học bơi. Khi bạn hỏi, người ta dạy gì trong trường, bạn sẽ không bao giờ đoán ra câu trả lời: "Chúng tôi dạy trẻ mỉm cười".

    Tại Nhật, dù bạn đang ở đâu hay đang nói chuyện với ai, mỉm cười là điều rất quan trọng. Một cô gái biết mỉm cười là một cô gái xinh đẹp nhất. Ngoài ra, họ còn dạy trẻ cái gì nữa? Dạy trẻ... cảm ơn. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi thấy khả năng âm nhạc, hội họa và đọc của Tiantian phát triển đáng kể, và sự tiến bộ này rõ ràng phải được bắt nguồn từ một nền giáo dục toàn diện.

    9. Số lượng lớn các hoạt động

    Tôi không thể đếm được Tiantian đã có bao nhiêu lần đi leo núi, bao nhiêu lần đi thăm hồ, đã gặp gỡ bao nhiêu động vật hay cây cối. Ngoài ra, bé còn tham gia làm bánh, tham gia các hoạt động thể thao, biểu diễn trong các sự kiện của cộng đồng, tổ chức lễ hội, đi thăm các ngôi đền, tham dự triển lãm... Tôi chỉ có thể nói là rất rất nhiều.

    10. Trường mầm non cũng kỷ niệm các ngày lễ

    Các trường mầm non Nhật Bản có ngày truyền thống của riêng mình. Trường cũng tổ chức kỷ niệm các ngày Bé trai, ngày Bé gái, lễ hội ma đói (những ngày lễ truyền thống của người Nhật).

    11. Khả năng phi thường của giáo viên

    Trong một lớp mầm non Nhật Bản thường có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có một giáo viên. Những ngày Tiantian mới đi học, tôi cảm thấy rất lo lắng, làm sao cô giáo có thể để mắt được đến tất cả bọn trẻ. Sau đó, tôi phát hiện ra tôi đã đánh giá thấp các giáo viên Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, nhưng những chương trình văn nghệ, sinh nhật của các bé, việc đọc sách hay học nhạc của các bé đều được tổ chức rất quy củ và chuyên nghiệp. Còn cô giáo lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái. Và cô ấy đã 50 tuổi. Tôi ngưỡng mộ cô ấy.

    12. Ảnh hưởng của Đạo Phật

    Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Nhật Bản. Mỗi tuần, trẻ mầm non đều phải đi đến các đền thờ này. Trong các lễ hội quan trọng, trẻ đều phải cúi đầu trước Đức Phật, và các trường có rất nhiều hoạt động trong ngày Phật Đản.

    Tiantian sắp tốt nghiệp mầm non. Hôm qua, bé đã đi đến đền thờ Nishi Honganji để cầu xin Đức Phật phù hộ. Bé đại diện cho lớp và trao cho Đức Phật những bông hoa. Tôi hỏi bé đã cầu xin Đức Phật điều gì, Tiantian trả lời: "Con cầu mong mọi người luôn đối xử với nhau bằng một trái tim biết ơn và nhân hậu".

    (nguồn: vnexpress.net)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyentruong
    Đang tải...


  2. mapmupmip

    mapmupmip Thành viên mới

    Tham gia:
    27/5/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Em cũng đọc cái này nhiều lần rồi, cũng đang uốn nắn các con theo thế này đây. Cũng thấy con tự giác lắm.
     
  3. vanhuongkthn

    vanhuongkthn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/4/2014
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Kiểu dạy này khá hay. Cách dạy của nhật luôn giúp trẻ có những đức tính tốt nhất là sự khiêm tốn :)
     
    sukem238 thích bài này.
  4. mebexu2013

    mebexu2013 GIÀY VNXK RẺ ĐẸP ->0936 456 836

    Tham gia:
    21/10/2013
    Bài viết:
    2,087
    Đã được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Cần học hỏi và cha mẹ phải kiên trì. mình cần cố gắng :)
     
  5. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    hic, cái này là sự kết hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh mới được thế. VN mình trước giờ mầm non toàn trông trẻ chứ co hướng dẫn thế bao giờ, một mình phụ huynh sao làm được ](*,)
     
  6. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,417
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    mình thấy là các bé đi học rất nhiều túi và bố mẹ ko giúp các bé bao giờ
     
  7. vanhuongkthn

    vanhuongkthn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/4/2014
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Chắc năm sau e cũng có gia đình cảm ơn mẹ nó nhé hì hì :)
     
  8. vanhuongkthn

    vanhuongkthn Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/4/2014
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Sao mẹ nó cho được ảnh vào chữ ký hay vậy? :)
     
  9. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    đọc cái này nhiều lần rồi mà vẫn thấy hay
     
  10. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    mình ngâm cứu mí được, con 3T ma chưa tự xúc cơ ăn, hiv
     
  11. nguyentruong

    nguyentruong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    7/3/2010
    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    316
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Úi thế thì hơi chậm đó nhỉ, mình thấy tầm 2T là xúc ăn đc rồi
    Nên cho bé tự lập bạn ah, nhà tớ rèn ngay từ bé
    Khi ngã là ko đỡ, ko dỗ...tự mà dậy, lần sau bé còn rút kinh nghiệm :D
     
    liukang262 thích bài này.
  12. meNK

    meNK Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/7/2008
    Bài viết:
    2,292
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Bài viết hay thật, cảm ơn bạn. Dạy con phải dần dần từ những điều nhỏ nhất
     
  13. giaythethaonam

    giaythethaonam Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/6/2013
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Nền giáo dục nhật quá tốt,bao h việt nam có điều này đây
     
  14. NGUYEN THI CAM TU

    NGUYEN THI CAM TU Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/9/2012
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Bài viết này rất hữu ích, cảm ơn mn nhé, mình thấy con em VN nhiều khi dc bố mẹ cưng chiều, làm hộ con nên các bé ít tự lập, cách giáo dục của Nhật Bản thật đáng học tập! Con mình cũng chưa tự xúc ăn dc ,hic, hay mè nheo ăn vạ nữa...:rolleyes:
     
  15. liukang262

    liukang262 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/7/2014
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Thank bạn đã chia sẻ , người Nhật luôn có cách dạy dỗ khoa học và rất hay
     
  16. nguyentruong

    nguyentruong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    7/3/2010
    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    316
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Đọc cái bài giáo dục của người VN mà chua xót quá, toàn ngược lại với Nhật thôi
     
  17. thulai93

    thulai93 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    9/6/2014
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    trẻ con nên để bế phát triển như sự ngây thơ hồn nhiên của bé.mình nghĩ hk nên phức tạp hóa ntn
     
  18. pnh11082005

    pnh11082005 0988.44.00.51

    Tham gia:
    11/6/2012
    Bài viết:
    4,722
    Đã được thích:
    800
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn, để trẻ phát triển tự nhiên vẫn tốt hơn!
     
  19. nguyentruong

    nguyentruong Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    7/3/2010
    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    316
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Chỉ có Việt Nam mới như bạn thôi, ở nước ngoài họ dạy trẻ từ rất sớm, dạy trẻ nhiều thứ , dạy tự lập...ở VN thì cái gì cũng bố mẹ, coi con cái lúc nào cũng bé bỏng, mãi ko lớn đc thì sao đứa trẻ phát triển đc hả bạn>
    Theo như khoa học và thực tế chức minh dạy trẻ từ khi còn sớm dễ hơn và dễ tiếp thu đc nhiều...dạy càng muộn thì khả năng tiếp thu kém đi nhiều!
     
  20. ken2013

    ken2013 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/11/2013
    Bài viết:
    2,758
    Đã được thích:
    253
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản

    Hay đấy, mình thấy cách giáo dục của họ rất đáng để học tập.
     

Chia sẻ trang này