Khác: Bé học gì khi còn trong bào thai?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi lumia1201, 21/7/2014.

  1. lumia1201

    lumia1201 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/7/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Các bé làm và suy nghĩ nhiều hơn những gì chúng ta đã tin
    By Laura Flynn Mccarthy
    Lần đầu tiên tôi đàn cho con trai của tôi nghe khi bé mới chỉ được vài tháng tuổi. Mặc dù vậy, nhưng khi nghe tôi đàn, con trai tôi đã quay lại nhìn tôi và mỉm cười như muốn nói: “con nhận ra giai điệu quen thuộc này”. Khi tôi mang thai, tôi thường hay chơi đàn và có thể bé nhớ được những gì bé đã nghe khi còn trong bào thai.
    Vài năm trước đây, y học tin rằng những đứa trẻ khi sinh ra không biết bất kỳ thứ gì xảy ra bên ngoài, nhưng theo những nghiên cứu gần đây, một đứa trẻ có thể nhớ được những gì bé đã nghe được khi còn ở trong tử cung và đó là cơ sở để bé được chuẩn bị cho một cuộc sống mới bên ngoài. Ngày nay, y học đã tìm ra rằng các cơ quan của bé được hoạt động tốt để học những thứ xảy ra xung quanh bé trong 3 tháng cuối của thai kỳ, và có thể là cả thời gian trước đó.
    Tiếng ồn đó là gì?
    Tử cung không phải là nơi hoàn toàn tĩnh lặng. Em bé không chỉ nghe được những âm thanh phát ra bên trong cơ thể mẹ như âm thanh phát ra từ bao tử, nhịp tim của mẹ, tiếng nấc… mà bé còn có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Nếu mẹ bé ở trong một rạp hát với những giai điệu hoặc đi qua một công trình ồn ào, thai nhi sẽ phản ứng lại bằng cách quơ tay, chân hoặc nhào lộn bên trong bụng mẹ
    Dĩ nhiên, không phải tất cả âm thanh đều như nhau. Có lẽ âm thanh bé nhận ra rõ nhất khi ở trong tử cung mẹ đó là giọng nói của người mẹ. Trong suốt thời gian từ 7 đến 8 tháng, nhịp tim của bé chậm lại khi nghe giọng nói của mẹ, chứng minh rằng giọng nói của người mẹ có tác dụng xoa dịu tinh thần
    Vào thời điểm chào đời, bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ. Theo một nghiên cứu của tiến sĩ, giáo sư Tâm thần học William Fifer và các bác sĩ tại trường Y khoa Columbia, các bác sĩ cho trẻ sơ sinh một chiếc núm vú giả được kết nối với máy ghi âm. Tùy thuộc vào trạng thai mút của bé, họ bật một đoạn băng ghi lại giọng nói của mẹ hoặc giọng nói của những người phụ nữ khác. Kết quả thật tuyệt vời: “trong 10 đến 20 phút, các bé điều chỉnh tốc độ mút của mình trên núm vú để giọng nói của mẹ luôn phát ra”. Kết quả này không chỉ chỉ ra tình yêu của một đứa trẻ sơ sinh dành cho mẹ mà còn là cách nhanh chóng để nhận ra mẹ là ai
    Điều thú vị là không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi tỏ ra thích ứng với giọng nói của cha hoặc anh chị em. Điều khác biệt này có thể là do người mẹ giao tiếp với thai nhi theo 2 cách: “1 là âm thanh trong môi trường xung quanh, 2 là sự rung của dây âm thanh của người mẹ”, Tiến sĩ Janet Di Pietro cho biết. Trong khi đó, những âm thanh khác lại chỉ được nghe theo cách thứ nhất.
    Thật vậy, nghiên cứu đã cho thấy nếu trẻ sơ sinh được lựa chọn, chúng sẽ thích giọng nói của mẹ là âm thanh mà chúng đã nghe được khi còn trong bào thai.
    Đôi tai của ngôn ngữ
    Dù bạn có tin hay không thì tai của thai nhi đã được phát triển để lắng nghe một vài loại âm thanh. Các nghiên cứu cho thấy thai nhi có được bài học đầu tiên về tiếng mẹ đẻ khi bé còn ở trong tử cung. Bé sẽ bị thu hút và ghi nhớ tiếng của mẹ chứ không phải tiếng nước ngoài. Dĩ nhiên, bé sẽ nhớ những giai điệu, âm thanh từ người mẹ hơn là ý nghĩa của lời nói
    Điều này không có nghĩa là người mẹ luôn phải trực tiếp nói chuyện với bé để bé có thể ghi nhớ những âm thanh này. Thai nhi sẽ thu thập những thông tin bé cần bằng cách lắng nghe tiếng nói của mẹ khi người mẹ giao tiếp với người khác. Bạn cũng có thể đọc sách cho bé nghe. Khi bạn nói bằng ngôn ngữ nào, thai nhi có thể cảm nhận âm thanh và giai điệu qua dây thanh âm của bạn. Bạn có thể trải nghiệm điều này bằng cách đọc cho con nghe thường xuyên một vài câu chuyện nào đó cho trẻ trong suốt 6 tuần trước khi sinh. Sau đó, khi trẻ sinh ra đời, bạn đọc lại câu chuyện đó cho trẻ nghe và bạn sẽ nhìn thấy phản ứng của trẻ trước những âm thanh mà trẻ đã được nghe trong tử cung
    Nhìn thấy ánh sáng
    Vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, đôi mắt của bé đã được hình thành nhưng sẽ được đóng lại cho đến khoảng tháng thứ 7. Sau khi mở ra, thai nhi có thể nhìn nhưng chỉ có một ít ánh sáng thai nhi có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, nếu có một luồng ánh sáng mạnh chiếu bên trong tử cung thì thai nhi sẽ quay mặt đi để tránh ánh sáng đó. Siêu âm cho thấy thai nhi liên tục nhắm và mở mắt và nhịp độ này càng nhiều thêm như để luyện tập cho ngày nhìn thấy thế giới bên ngoài.
    Khẩu vị
    Một phụ nữ mang thai thật sự ăn cho 2 người và chất lượng những gì cô ấy ăn cũng quan trọng như số lượng cô ấy ăn vào. Khoảng tuần thứ 7 và thứ 8, vị giác của thai nhi đã được hình thành. Vào khoảng tuần thứ 14, có bằng chứng cho thấy thai nhi có thể cảm nhận được vị ngọt, đắng, chua từ nước ối. Như các giác quan khác của mình, thai nhi có thể sử dụng vị giác để khám phá môi trường xung quanh. Qua phim siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy các thai nhi liếm nhau thai và thành tử cung
    Nghiên cứu cho thấy hương vị và mùi của thực phẩm mà người mẹ ăn khi mang thai sẽ qua nước ối và ảnh hưởng trên vị giác của trẻ sau này. “Chế độ ăn uống của người mẹ càng đa dạng thì trẻ sau khi sinh cũng sẽ chấp nhận nhiều thực phẩm mới như vậy”, tiến sĩ tâm sinh lý học Julie Mennella, Trung tâm Sinh hóa Monell, Philadelphia cho hay. Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ bú sữa mẹ sẽ dễ chấp nhận những món mới hơn trẻ bú bình bởi vì qua sữa mẹ, chúng cảm nhận được hương vị của thực phẩm mà người mẹ đã dùng
    Khứu giác
    Thai nhi không chỉ cảm nhận được vị thức ăn mà chúng còn ngửi được mùi. Các bác sĩ cho biết, khi sinh, nước ối đôi khi mang hương thơm của rau thì là, tỏi và các loại gia vị khác mà người mẹ đã ăn khi mang thai. Nước ối là môi trường mà thai nhi nuốt và thở trong suốt quá trình mang thai, không chỉ có mùi vị của các loại thực phẩm mẹ đã ăn mà còn là mùi cơ thể của người mẹ
    Thật vậy, làm thế nào trẻ sơ sinh khi sinh ra có thể nhận ra được mẹ mình. Có thể là sau khi sinh vài giờ, nhận thức về mùi là yếu tố quan trọng giúp trẻ nhận dạng được mẹ, tiến sĩ Mennella tiếp tục cho biết. Theo nghiên cứu, nếu sau khi sinh, người mẹ tắm rửa sạch sẽ thì trẻ sơ sinh có thể thích một y tá khác hơn khi cô chưa tắm rửa. Dó có thể là lý do vì sao bác sĩ khuyên mẹ không nên tắm sau khi sinh vài giờ cho đến khi bé được bú mẹ để có thể thiết lập mối quan hệ với bé dễ dàng hơn
    Các giấc mơ
    Qua phim siêu âm, các nhà nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng trẻ chuyển động mắt nhanh khi ngủ (REM), và điều này có liên kết với những giấc mơ vào khoảng tuần thai 32 – 36. Không ai biết rằng thai nhi mơ những gì khi sóng não của thai nhi chưa thể kiểm tra nhưng các bác sĩ tin rằng thai nhi đã có những giấc mơ
    Thật vậy, mô hình giấc ngủ của thai nhi giống như trẻ sơ sinh: chúng trải qua nhiều thời gian cho chuyển động mắt nhanh khi ngủ, nhưng cũng có lúc chúng nhắm nghiền mắt và không có bất cứ chuyển động nào của mắt. Các nhà nghiên cứu đã quan sát giấc ngủ của thai nhi trong không gian yên tĩnh, điều này cho thấy thai nhi đang tập trung vào điều gì đó, có thể là lắng nghe mẹ bói chuyện.
    Sẵn sàng cho một thế giới rộng lớn hơn
    Trẻ hảo hức với bất cứ thứ gì trẻ có thể nắm trong tay và điều này được bắt đầu từ trước khi sinh. Vào khoảng tuần thai thứ 20, thai nhi bắt đầu tập nắm bắt mọi thứ ở xung quanh nhưng cho đến thai kỳ thứ 3, thai nhi mới thực sự tò mò về thế giới bên trong tử cung. Mặc dù không có nhiều thứ để có thể chơi được, nhưng thai nhi có thể chơi với bàn tay và ngón tay (đặc biệt là ngón cái của bé). Thai nhi cũng thăm dò xung quanh bằng cách đạp vào tử cung, kéo hoặc xoay dây rốn của bé
    Tất cả những trò chơi này giúp trẻ phát triển phản xạ quan trọng mà trẻ có khi sinh. Mút không chỉ rất quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn mà còn là niềm vui của bé. Miệng là cơ quan quan trọng để bé có thể khám phá mọi thứ xung quanh. Phổi và cơ hoành của bé cũng chuyển động lên xuống, mặc dù với chất lỏng, nhưng đây cũng là sự luyện tập tốt để để sau khi sinh, bé có thể tự thở bằng phổi của riêng mình.
    Tất cả những điều này cho biết thai nhi không chỉ có cuộc sống thụ động bên trong bụng mẹ. Thai nhi đã được xây dựng các kỹ năng quan trọng nhất và phát triển mối quan hệ mật thiết với người mẹ, người quan trọng nhất trong cuộc đời của bé
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lumia1201
    Đang tải...


  2. haithanh090

    haithanh090 Thành viên mới

    Tham gia:
    21/7/2014
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé học gì khi còn trong bào thai?

    Giai đoạn nằm trong bào thai là giai đoạn bé trải qua quá trình phát triển từ phôi thai để trở thành một con người hoàn chỉnh. Những suy nghĩ, hành động, những việc mẹ làm có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bé. Vì thế, khi mang thai mẹ phải chuẩn bị một tâm hồn thật thoải mái, biết kiềm chế cảm xúc và nghe nhạc để giúp bé phát triển
     

Chia sẻ trang này