Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi glenndoman_vietnam, 24/7/2014.

  1. glenndoman_vietnam

    glenndoman_vietnam Dr Belter Việt Nam

    Tham gia:
    18/5/2014
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    128
    Điểm thành tích:
    43
    Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.

    Gia đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam, đem lại cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.

    Việc có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước đã trở thành một gánh nặng cho rất nhiều các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Những người khá giả thường kỳ vọng “chạy” được cho con vào trường điểm.

    Những người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú lại mơ ước con vào được “trường công” để mức đóng góp nhẹ hơn. Và hầu như khi năm học cũ vừa kết thúc, các bậc phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em mình.

    Và nạn nhân cuối cùng lại là chính những đứa trẻ, chúng phải gánh chịu những áp lực học hành để “xứng đáng” với công sức, đồng tiền và kỳ vọng của cha mẹ.

    Khi chúng tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ, món giấy tờ duy nhất nhà trường yêu cầu là một bản photo giấy khai sinh của các con tôi để nhà trường căn cứ vào đó xếp các cháu vào những lớp theo độ tuổi.

    Luật pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất Thụy Sĩ đều buộc phải tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ.

    "Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách".

    Hệ thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi chúng được 16 tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.

    Bệnh thành tích

    Do truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những đứa trẻ. Những hãng sữa dành cho trẻ em cũng nắm bắt được “yếu điểm” tâm lý này của người Việt để đưa ra những slogan quảng cáo rất kêu: Cao lớn hơn, thông minh hơn, vượt trội hơn.

    Trong những câu chuyện trao đổi với nhau, các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn hãnh diện khoe chuyện con em mình đạt thứ hạng học tập cao, có bao nhiêu điểm 10, bao nhiêu danh hiệu. Những đứa trẻ không có thành tích như kỳ vọng thường phải chịu nhiều sự quở phạt của gia đình, thậm chí bị chính cha mẹ bạo hành hay nhục mạ vì đã không làm cha mẹ tự hào như những trẻ giỏi giang khác.

    Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.

    Người Việt đặt quá nhiều kỳ vọng vào những đứa trẻ, vô hình chung trẻ em trở thành nạn nhân cho áp lực thành tích của bố mẹ, học hành đêm ngay, mất tuổi thơ và bị stress nặng nề.

    Trong giáo dục phương Tây, đứa trẻ có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, kỳ vọng lớn nhất của cha mẹ và xã hội chỉ đơn giản rằng khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những công dân hữu ích là đủ.

    Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành tích trong học tập.

    Và vô hình chung, trẻ em lại vô tình trở thành nạn nhân cho những áp lực thành tích của người lớn, khi chúng phải miệt mài học đêm học ngày, hết học chính khóa tới phụ đạo, học thêm để đáp ứng những kỳ vọng đó… Không khó khăn gì khi nghe nhiều bậc phụ huynh than thở con em mình bận học tới nỗi mất cả tuổi thơ, thậm chí nhiều cháu còn bị stress nặng cũng bởi lý do học quá nhiều!

    Quan niệm giáo dục của phương Tây lại hết sức khác biệt. Trẻ nhỏ không bị mang cái ách kỳ vọng quá nặng phải sống cho phần của người khác. Kỳ vọng lớn nhất cả gia đình và xã hội đặt vào mỗi đứa trẻ, chỉ đơn giản rằng khi chúng lớn lên sẽ trở thành một công dân hữu ích là đủ. Chúng có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, người lớn chỉ ở bên khi chúng cần sự giúp đỡ hoặc lời khuyên bảo.

    Thế nhưng, nghịch lý lại nằm ở rất nhiều những kiến thức tinh hoa nhân loại đều được truyền đạt cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhưng tới tuổi trưởng thành thì ai cũng thừa nhận mình học được ở trường lớp chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là các kỹ năng sống… Vậy thì nguyên do vì đâu?

    Mục tiêu lớn nhất của nhà trường Thụy Sĩ cho trẻ dưới 13 tuổi là hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập.

    Theo ý kiến cá nhân tôi, do giáo trình rườm rà nhưng không thiết thực và các phương pháp truyền đạt kiến thức của các thầy cô tại Việt Nam đa số đều rất máy móc, nhàm chán. Học sinh được học theo phương pháp đọc- chép, học thuộc lòng theo lý thuyết xuông… mà không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo. Cho nên, những kiến thức nhà trường mất rất nhiều thời gian truyền tải đã trở thành những kiến thức “chết”, không thực sự hữu dụng cho các em.

    Tại Thụy Sỹ, cho tới khi trẻ được 13 tuổi, mục tiêu lớn nhất nhà trường đặt ra đơn giản chỉ là trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập. Giáo trình cho trẻ ở độ tuổi này rất nhẹ so với trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam, và những bài học luôn được giáo viên hướng dẫn bằng cách bày thành những trò chơi, rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao, thế nào…buộc trẻ phải tư duy để tìm lời giải. Trẻ học rất hứng thú, mà kiến thức cũng tự động “sống” trong đầu.

    Thiếu những sân chơi…

    Một thực tế nữa phải nhìn nhận, rằng trẻ em ở Việt Nam rất thiếu không gian vui chơi, đặc biệt là trẻ em tại các thành phố.

    Nhiều cha mẹ chia sẻ với tôi rằng đôi lúc thương con bận học tối ngày, bố mẹ dù muốn đưa con đi chơi thư giãn và giải tỏa bớt năng lượng thừa nhưng chẳng biết đi đâu.

    Những khu vui chơi lúc nào cũng chen lấn chật chội, công viên cũng chẳng khá khẩm gì hơn, đường xá thì nguy hiểm, trong khi không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để thường xuyên đưa con em mình đi du lịch.

    Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

    Vậy là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều kiện rèn luyện các kỹ năng sống.

    Tại Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc…

    Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.

    Bài viết là chia sẻ và quan điểm riêng của tác giả Hương Vũ, gửi từ Neuchatel, Thụy Sĩ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi glenndoman_vietnam
    Đang tải...


  2. cmwlaw.vn

    cmwlaw.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/7/2014
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Đọc bài viết của chị em có thêm phần nào nghị lực về cách nuôi dậy con của mình. thanks c
     
  3. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Thực tế này nhiều người biết, nhất là các nhà lãnh đạo. Áp lực học hành thi cử luôn đè nặng lên vai các cháu.

    Đến lúc vào Đại học thì vẫn thế, học thì nhiều mà không chất lượng
     
  4. DNA_Furniture

    DNA_Furniture Nội thất tân cổ điển

    Tham gia:
    7/7/2014
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Thấy mấy nhóc cạnh nhà e mới 3,4 tuổi đã phải cuống cuồng nên đi luyện chữ, rồi học tiếng anh, haizzzzzz
     
  5. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    trẻ em nước mình giỏi lắm ấy chứ. vừa học hành thi cử nặng nề, mà còn gánh trọng trách làm ba mẹ tự hào, phải làm con ngoan, học trên trường giỏi, việc nhà cũng chăm. và cụm từ " con nhà người ta" được nhắc đến liên tục trong nhiều gia đình luôn ](*,)
     
  6. springmusic

    springmusic Để gió cuốn đi!

    Tham gia:
    10/6/2014
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Mới 4 tuổi học T.A 1 cách bài bản thì là quá sớm!
    Các bé ở tuổi đó chỉ nên dạy những từ dễ nhận biết và tạo ra sự thích thú ban đầu thôi!
     
  7. dautramcungdinhhue

    dautramcungdinhhue Giải tử vi - 0973186719

    Tham gia:
    13/6/2012
    Bài viết:
    8,480
    Đã được thích:
    2,515
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Quanh mình, có những gia đình thường xuyên kêu nghèo, kể khổ nhưng 1 tháng dành cho bé từ 3-6 tuổi hết 7 triệu. Lý do là các bé đi học bơi, khiêu vũ, tiếng anh, đàn, hát, hàng tuần đi Roial city (mua vé năm) thậm trí còn học lớp người mẫu nhí....
    Mình chẳng thấy con họ thiên tài hơn con mình ở chỗ nào cả.
    Con mình vẫn thuần là đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, chơi vớ vẩn với những đứa bạn hàng xóm sau thời gian học mẫu giáo.
     
  8. thungabnbg

    thungabnbg

    Tham gia:
    27/8/2013
    Bài viết:
    19,457
    Đã được thích:
    4,066
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Vậy là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều kiện rèn luyện các kỹ năng sống. Tại Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc… Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng. - See more at: http://www.lamchame.com/forum/showt...hịu-quá-nhiều-áp-lực!?p=28841001#post28841001
    mình cũng ko muốn con mình chỉ biết về nhà và tới trường........nhưng thực sự chưa biết làm thế nào?
     
  9. giadinhkien

    giadinhkien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/1/2008
    Bài viết:
    1,969
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    ừ, thương các con quá, các cô và gđ cũng luôn tạo sức ép về điểm, dạy trước... cũng chri bởi cơ chế tính điểm và tính trường thôi. Con ko học trường tốt cũng lo, lỡ học hành ko đàng hoàng thì lại sa ngã vào tệ nạn, nước mình nhiều tệ nạn quá mà.
     
  10. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,417
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    mình cũng nghĩ vậy
    Trẻ nhỏ bây giờ quá thiệt thòi
     
  11. mebenabenin

    mebenabenin

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    20,324
    Đã được thích:
    3,704
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Một thục tế ai cũng hiểu nhưng chưa đổi mới được!
     
  12. tamphaithien

    tamphaithien Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    20/7/2011
    Bài viết:
    2,004
    Đã được thích:
    308
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Nhà cậu, mợ em cũng 2 đứa, từ nhỏ được mợ đưa đi học đông học tây, tiếng anh, toán, luyện chữ, tiếng việt, sinh hoạt nhà văn hóa.... Em còn thấy mệt chứ đừng nói tụi nhỏ. Nhưng vì thành tích nên vẫn phải đưa con đi học. Cái chữ THÀNH TÍCH, viết thì đơn giản mà sao nó o ép, đè nặng vậy.
     
  13. metomcat

    metomcat đồ sơ sinh giá rẻ

    Tham gia:
    20/2/2012
    Bài viết:
    21,895
    Đã được thích:
    2,319
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    ôi đúng là trẻ con chả có thời gian nào mà chơi nữa
     
  14. ngochanh1986

    ngochanh1986 Đăng tin bán ô tô tại : http://chomuabanoto.com

    Tham gia:
    20/12/2013
    Bài viết:
    2,824
    Đã được thích:
    229
    Điểm thành tích:
    203
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Giờ áp lực học hành cứ phải đứng đầu, đứa nào cũng phải đua với bạn để đứng đầu, vậy nên chính bố mẹ là người tạo áp lực cho con cái.
     
  15. evaland6868

    evaland6868 http://zokada.com

    Tham gia:
    12/3/2014
    Bài viết:
    1,599
    Đã được thích:
    184
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    EM CŨNG CÓ CON NHỎ, CŨNG LO SỢ lắm :(
     
  16. hadiepot

    hadiepot Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/10/2012
    Bài viết:
    1,576
    Đã được thích:
    472
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    mn cũng thấy vậy, cho con chơi cả tháng hè thì bị các bạn bảo ko quan tâm con ko cho học hè, để con chơi nhiều thế sau vào năm học sẽ thua kém bạn bè, ôi chao mn thấy con học nhiều quá thương, thôi kệ cứ cho chơi hè đi bơi, đi chơi cho con thoải mái đã, tính sau hị hị...
     
  17. nuocmatsongnile

    nuocmatsongnile Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/11/2013
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Thực tế điều này cũng nhiều người biết. Nhât là các bộ máy cấp cao. Các cháu giờ áp lực học hành thi cử cao quá :(
     
  18. Lợn bay

    Lợn bay Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    7,763
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    Cảm ơn tác giả. Sau này có con em học tập thêm cách giáo dục của phương tây :)
     
  19. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    trẻ con bây giờ mất tuổi thơ .
     
  20. bumbum1612

    bumbum1612 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/12/2013
    Bài viết:
    3,916
    Đã được thích:
    551
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Trẻ em Việt Nam chịu quá nhiều áp lực!

    thưogn các con quá .
     

Chia sẻ trang này