Thông tin: Những Cách Xử Lý Khi Con Nói Dối

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi chicong051219911, 24/7/2014.

  1. chicong051219911

    chicong051219911 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/6/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    18
    Sau đây mình xin chia sẻ cho các mẹ cách xử lý khi bé bắt đầu có hiện tượng nói dối theo từng độ tuổi khác nhau.

    Biết được lý do trẻ nói dối ở mỗi độ tuổi sẽ giúp bạn hiểu con hơn và khuyến khích trẻ thật thà hơn. Cách tốt nhất là tạo ra một môi trường yêu thương để trẻ biết rằng có thể nói chuyện với bạn về bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào.

    3-5 tuổi: Trẻ em trước tuổi đi học chưa hiểu được sự khác biệt giữa việc nói dối và nói thật. Vì vậy, phản ứng bằng cách giận dữ và trách móc sẽ không giúp ích gì. Thay bằng cách hỏi: "Con đổ sữa ra đây phải không?", thì tập trung vào điều xảy ra: "Hừm, sữa đổ rồi", và gợi ý cách giải quyết: "Hãy đi lấy giấy và lau đi thôi". Những câu nói phóng đại như: "Con có thể ăn hết 100 cái bánh rán" cũng chỉ là bằng chứng của trí tưởng tượng phong phú, chứ không phải một đứa trẻ lừa dối. "Đó là điều con ao ước phải không", nhận thức về giấc mơ của con và nhẹ nhàng làm rõ sự khác biệt giữa hiện thực và ảo tưởng.

    6-10 tuổi: Là thầy chối cãi, trẻ ở lứa tuổi này nói dối bởi chúng muốn làm bạn vừa lòng, trối bỏ trách nhiệm, và trốn bị phạt. Chúng có thể nói dối để có được cái mình muốn (chẳng hạn như được xem TV) hoặc để chiến thắng bạn bè. Đừng bao giờ gọi trẻ là kẻ nói dối, nhưng cho chúng hiểu rõ rằng bạn không chấp nhận sự thiếu trung thực. Hãy nói: "Con cần phải nói thật với mẹ, mẹ sẽ không giận dữ hay quát mắng con - mẹ sẽ rất tự hào nếu con không nói dối". Cho trẻ biết rằng ai cũng phạm lỗi lầm và bạn vẫn yêu con, cho dù con có làm vỡ chiếc bình hoa của mẹ. Nếu con hay nói dối về những việc xảy ra hằng ngày, như chưa làm bài tập, những việc không làm hại ai hoặc gây nguy hiểm, thì thể hiện một cái nhìn không vừa lòng và bày tỏ sự cứng rắn: "Thôi được. Mẹ sẽ kiểm tra bài vở của con. Chúng ta hãy cùng nhau xem bài tập này".

    11-14 tuổi: Lúc này trẻ em rất muốn sự riêng tư, chúng có thể "quên" không cho bạn biết về điều gì đó hoặc bỏ qua một số chi tiết nhất định. Chúng có thể nói rằng ngày mai không có bài tập, nhưng thực tế chúng lại có rất nhiều vào những ngày sau và cả bài kiểm tra. Lúc này, bạn bè và vị thế trong lớp là rất quan trọng, vì thế chúng dễ thêu dệt nên các câu chuyện để gây ấn tượng với bạn bè, chẳng hạn: "Bố mình vừa mua cho mình một chiếc ôtô thật to". Thay vì bóc mẽ con, cho trẻ biết rằng bạn biết là con không trung thực và bạn rất không hài lòng về điều đó. "Mẹ biết là con không nói thật. Con có muốn nói lại không?".

    Một giọng nói bình tĩnh, ôn tồn, ít trách móc, chê bai, sẽ giành được sự hợp tác. Khi con thừa nhận sự thật, hãy công nhận và bỏ qua. Đừng bao giờ làm con xấu hổ trước mặt bạn bè. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi nó khiến con cảm thấy được tôn trọng và chấp nhận, chứ không phải khiển trách và xỉ vả. Thường xuyên khen con mỗi khi chúng làm điều gì đúng cũng sẽ giúp bồi đắp sự thành thật.

    (st - MSN)​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chicong051219911
    Đang tải...


  2. vitxauxi

    vitxauxi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/8/2010
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    ghi nhận cách dạy của mẹ này, em cũng đang chuẩn bị dần cho việc dạy con :D
     
  3. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
  4. letrung0908

    letrung0908 Giải pháp kiểm soát cửa

    Tham gia:
    25/8/2013
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    6-10 tuổi: Là thầy chối cãi, trẻ ở lứa tuổi này nói dối bởi chúng muốn làm bạn vừa lòng, trối bỏ trách nhiệm, và trốn bị phạt. Chúng có thể nói dối để có được cái mình muốn (chẳng hạn như được xem TV) hoặc để chiến thắng bạn bè. Đừng bao giờ gọi trẻ là kẻ nói dối, nhưng cho chúng hiểu rõ rằng bạn không chấp nhận sự thiếu trung thực. Hãy nói: "Con cần phải nói thật với mẹ, mẹ sẽ không giận dữ hay quát mắng con - mẹ sẽ rất tự hào nếu con không nói dối". Cho trẻ biết rằng ai cũng phạm lỗi lầm và bạn vẫn yêu con, cho dù con có làm vỡ chiếc bình hoa của mẹ. Nếu con hay nói dối về những việc xảy ra hằng ngày, như chưa làm bài tập, những việc không làm hại ai hoặc gây nguy hiểm, thì thể hiện một cái nhìn không vừa lòng và bày tỏ sự cứng rắn: "Thôi được. Mẹ sẽ kiểm tra bài vở của con. Chúng ta hãy cùng nhau xem bài tập này".

    Cái tuổi khó nói nhất đây :(
     
  5. mimishop90

    mimishop90 Điều Hoà Daikin Giá Rẻ

    Tham gia:
    13/6/2014
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    đừng có nói nhưng k dám làm hay thất hứa, mỗi bố mẹ hãy là những tấm gương sáng cho con trẻ học tập
     
  6. DNA_Furniture

    DNA_Furniture Nội thất tân cổ điển

    Tham gia:
    7/7/2014
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Đồng ý với ý kiến của mn, trẻ con bây giờ nó học theo người lớn nhanh lắm
     
  7. Mẹ_Nở_0609

    Mẹ_Nở_0609

    Tham gia:
    7/1/2009
    Bài viết:
    22,417
    Đã được thích:
    2,447
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    trẻ nhỏ bây giờ học rất nhanh nên bố mẹ cần cẩn thận đấy
     
  8. mebenabenin

    mebenabenin

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    20,324
    Đã được thích:
    3,704
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Nếu thực hiện được thì hãy hứa nếu hứa mà không làm được cũng cầm có lời xin lỗi nghiêm túc với trẻ!
     
  9. OanhSumo

    OanhSumo Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    4,358
    Đã được thích:
    599
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Trước tiên bố mẹ là người làm gương trước cho con nên muốn con không nói dối thì bố mẹ cần trung thực trước!!!
     
  10. asatsuyu1987

    asatsuyu1987 ASA

    Tham gia:
    27/4/2012
    Bài viết:
    8,477
    Đã được thích:
    1,140
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    trẻ con bi giờ mới 3 tuổi ranh đã khôn như vịt rùi, nói dối thì thôi rồi mà lại ko biết nhận lỗi toàn đổ lỗi cho đứa khác thui
     
  11. kidshop2012

    kidshop2012 Sữa chua uống sốt hoa quả

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    6,728
    Đã được thích:
    1,022
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    em đánh dấu học tập. con em 2 tuổi cũng bắt đầu đau đầu vấn đề dạy dỗ rồi
     
  12. Me-Hin va Rodo

    Me-Hin va Rodo Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/10/2012
    Bài viết:
    3,938
    Đã được thích:
    940
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Con mình qua cả 3 giai đoạn này rồi, giờ đến giai đoạn tập làm người lớn rồi, bài st trên nói chuẩn.
     
  13. nguyentruongdhln

    nguyentruongdhln Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/2/2014
    Bài viết:
    1,505
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Nhiều người thì khi con nói dối hay làm sai chuyện gì đều dùng roi hay quát mắng chúng, và mình cũng chứng kiến có gia đình bố mẹ rất nóng tính, đánh con thường xuyên nhưng nó vẫn chứng nào tật ấy.
     
  14. chicong051219911

    chicong051219911 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/6/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Cái này cũng do cách dạy dỗ của các bậc cha mẹ chưa đúng phương pháp nữa nữa các bạn ah
     
  15. MecuaMinn

    MecuaMinn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/8/2014
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    những kinh nghiệm rất hữu dụng thanks bạn
     
  16. thegioitructuyen

    thegioitructuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/2/2014
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Em xin Cho mẹ một like nek, hehe
     
  17. d3qlnl

    d3qlnl thời trang,bộ đồ,áo váy

    Tham gia:
    19/10/2012
    Bài viết:
    3,025
    Đã được thích:
    231
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    dậy con thì có nhiều cách lắm nhưng tùy trong môi trường nào nữa các mẹ ạ hì
     
  18. thaopham2014

    thaopham2014 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/9/2014
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    Đúng là kinh nghiệm khá hay và khá bổ ích, mình rút ra đc kinh nghiệm quý báu nhất là phải hiểu luôn quan tâm con dù ở lưa tuổi nào
     
  19. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    độ tuổi từ 3-5t là độ tuổi nói dối nghe dễ thương và ít gây hậu quả nhất, nhưng mà ba mẹ cũng nên uốn nắn con, giúp con nhận thức ý nghĩa của sự trung thực. chứ đừng nên bỏ qua, dần sẽ hình thành thói không trung thực thì khổ :rolleyes:
     
  20. suythuyt

    suythuyt Thành viên mới

    Tham gia:
    15/7/2014
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những cách xử lý khi con nói dối

    6-10 tuổi: Là thầy chối cãi, trẻ ở lứa tuổi này nói dối bởi chúng muốn làm bạn vừa lòng, trối bỏ trách nhiệm, và trốn bị phạt. Chúng có thể nói dối để có được cái mình muốn (chẳng hạn như được xem TV) hoặc để chiến thắng bạn bè. Đừng bao giờ gọi trẻ là kẻ nói dối, nhưng cho chúng hiểu rõ rằng bạn không chấp nhận sự thiếu trung thực. Hãy nói: "Con cần phải nói thật với mẹ, mẹ sẽ không giận dữ hay quát mắng con - mẹ sẽ rất tự hào nếu con không nói dối". Cho trẻ biết rằng ai cũng phạm lỗi lầm và bạn vẫn yêu con, cho dù con có làm vỡ chiếc bình hoa của mẹ. Nếu con hay nói dối về những việc xảy ra hằng ngày, như chưa làm bài tập, những việc không làm hại ai hoặc gây nguy hiểm, thì thể hiện một cái nhìn không vừa lòng và bày tỏ sự cứng rắn: "Thôi được. Mẹ sẽ kiểm tra bài vở của con. Chúng ta hãy cùng nhau xem bài tập này".

    Cái tuổi khó nói nhất đây
     

Chia sẻ trang này