Trẻ nhỏ có nên uống chè xanh không?

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi aloviet, 21/4/2008.

  1. aloviet

    aloviet Banned

    Tham gia:
    10/4/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    3
    Trà (hay chè xanh) là thức uống thông dụng, phổ biến được nhiều người ưa dùng. Trà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp bởi chất theanine và chất polyphenols trong trà có tác dụng hỗ trợ tim mạch, vì vậy làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và chứng stress.

    Các nhà khoa học Anh quốc đã chứng minh được trong trà xanh và trà đen đều chứa những chất có tác dụng phòng chống suy thoái não, ngăn ngừa bệnh lú lẫn (bệnh Alzheimer). Được biết, khi bạn tiêu thụ một lượng chất đạm và chất béo khá nhiều trong bữa ăn, sau đó khoảng 20 phút nếu bạn uống vài cốc nước chè xanh sẽ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

    Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh được, trà xanh có thể ngăn ngừa những tác nhân gây ung thư, có tác dụng diệt khuẩn ở răng miệng, giúp cơ thể phòng chống mệt mỏi, giúp cho tinh thần sảng khoái và tỉnh táo.

    Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào cũng uống trà được mà có những người không nên uống trà vào những giai đoạn bất kỳ nào đó trong cuộc đời.

    Trẻ nhỏ không thích hợp với uống trà

    Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm... tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.

    Người bị viêm loét dạ dày

    Trong dạ dày có dung môi este phốt phát, hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm bởi chất ta-nanh có trong trà. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm thì tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng axit dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm.

    Người bị táo bón

    Sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày bị suy giảm bởi chất caphein có trong trà, đồng thời hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại. Hậu quả là việc thông nhuần bài tiết (đại tiện) trở nên khó khăn, gây táo bón.

    Người bị bệnh gan

    Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà. Hầu hết chất caphein trong nước trà sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.

    Người thiếu máu dạng thiếu sắt


    Axit trong nước trà có khả năng hòa tan sắt. Do đó, uống trà càng nhiều có nguy cơ làm cho cơ thể bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu. Đặc biệt, những người bị thiếu máu đang trong thời gian uống viên sắt bổ sung thì không nên uống trà.

    Người bị sốt

    Uống trà không thích hợp đối với người đang bị sốt. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên do chất ta-nanh có trong trà. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Vì vậy, thói quen cho người bị cảm (hoặc trúng gió) uống nhiều trà nóng và đặc là không tốt, cần tránh.

    Phụ nữ đang mang thai hoặc sản phụ sau sinh

    Trong trà có một loại axit làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt đối với phụ nữ trong thời gian mang thai, có thể gây tình trạng thiếu máu cho thai phụ. Người đang mang thai mà uống trà thì sự phát triển của thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng do nguyên nhân trên. Ngoài ra, hợp chất trong trà có tác dụng gây kìm hãm sự tiết sữa, gây ra hiện tượng ít sữa ở những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

    Những người khó ngủ

    Trà có tác dụng làm cho thần kinh hưng phấn, do vậy những người bị mất ngủ và những người đang uống thuốc chữa loạn nhịp tim thì không nên uống trà.

    BACSI.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi aloviet
    Đang tải...


  2. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Mình chưa cho bé uống trà xanh mình nghĩ dưới 1 tuổi không nên cho bé uống nhiều nước chế biến như vậy mình chỉ cho bé uống nước ép trái cây tự mẹ làm cho bé uống và ăn chín những món mẹ nấu thôi chứ hệ tiêu hóa trẻ nhỏ mình không giám cho bé ăn nhiều thứ lạ .
     

Chia sẻ trang này