Thông tin: Chiêu quản lý "quỹ đen" của chồng

Thảo luận trong 'Tài chính gia đình' bởi support8, 13/8/2014.

  1. support8

    support8 Administrator

    Tham gia:
    21/11/2011
    Bài viết:
    2,407
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823
    Nhiều người vợ hoảng hốt khi phát hiện chồng mình có 'quỹ đen'. Và cũng có không ít chị vợ căng thẳng với đức lang quân vì chính khoản tiền riêng - bí mật của anh xã.

    Được chồng lĩnh lương rồi mang về cho đến từng đồng lẻ nhưng Tâm lại thở dài. Nguyên nhân là vì, hàng sáng, Tâm kiêm nhiệm vụ phát tiền tiêu vặt cho anh xã. Khổ nỗi, Tâm đưa bao nhiêu cũng thấy chồng tiêu hết.

    Trước đây, Tâm thường để chồng tự tiêu lương, chỉ buộc anh nhà đưa khoản đóng góp chung hàng tháng. Thế nhưng, sau vài tháng ăn uống “bạt mạng” (đến nửa tháng là hết tiền), Mạnh – chồng Tâm cương quyết đòi trả lại quyền “tay hòm chìa khóa” cho vợ. Sau đó, vợ chồng lên kế hoạch chi tiêu theo ngày. “Nhưng khoản ‘đầu ra’ của chồng mình nhiều khi còn nặng hơn cả ‘nguồn vào’”- Tâm than thở.

    [​IMG]

    Ngày nào, Mạnh cũng yêu cầu 100 nghìn tiền tiêu vặt từ “ngân hàng” vợ. Tính sơ sơ, mỗi tháng đi làm (nghỉ chủ nhật), số tiền đáp ứng nhu cầu riêng bên ngoài của Mạnh ngót nghét 3 triệu. “Đấy là chưa kể, hôm nào hỏng xe… cũng xin tiền vợ. Đám cưới, đám xin lại chỉ vợ mà thôi. Lương chồng mình được khoảng 4 triệu. Trước đây, anh ấy góp 2 triệu mỗi tháng, số còn lại để tự chi tiêu. Giờ, số tiền tự chi tiêu của anh ấy còn lớn hơn số tiền góp cho gia đình” – Tâm lý giải.
    Tâm bảo, ước gì chồng có quỹ đen để vợ thoát khỏi cảnh “đưa tiền từng ngày như thế này”.

    Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mong chồng có quỹ đen để anh nhà có điều kiện mua quà cho vợ con. Hồi đầu, thấy chồng giao hết tiền (kể cả tài khoản ngân hàng) cho vợ, Hồng khấp khởi mừng. Phương – chồng Hồng thuộc nhóm đàn ông dễ tính nên giao toàn quyền tài chính cho vợ. Mỗi tháng, Hồng tính toán để đưa cho chồng một khoản tiền tiêu vặt hợp lý.

    Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề nằm ở chỗ: Với lý do “không có tiền” nên Phương ít khi chủ động mua cho vợ, con thứ gì. Thậm chí, cả lần cơ quan chồng đi nghỉ mát trong Quảng Bình, Hồng đã để thêm tiền và gợi ý chồng mang theo, mua quà cho gia đình. Nhưng đến phút chót, Phương lại bỏ tiền lại với lý do: “Anh không quen chi tiêu đâu. Em muốn mua gì thì tự mua ở nhà đi. Ngoài chợ, đâu có thiếu”.

    Nhìn vào mặt tốt của cái quỹ riêng

    Nhiều người vợ hoảng hốt khi phát hiện chồng mình có 'quỹ đen'. Lại cũng có không ít chị vợ căng thẳng với đức lang quân vì chính khoản tiền riêng - bí mật của anh xã.

    Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở cái quỹ đen mà người vợ nên cân nhắc khả năng chi tiêu hợp lý của chồng với khoản tiền riêng này:

    - Không phải anh chồng nào lập quỹ đen cũng nhằm mục đích đen: sa vào tệ nạn hoặc chơi bời gái gú. Thực tế, nhiều anh chồng có tiền riêng để thỉnh thoảng mua cho vợ con thứ này thứ khác (mà không phải 'ngửa tay' xin tiền vợ) khiến vợ chồng hạnh phúc hơn; người vợ cũng vui vì được chồng quan tâm bí mật (chứ nếu bảo, "đưa anh tiền, anh đi mua cho em cái váy" thì ít cô vợ nào sẵn lòng).

    - Ngoài ra, có tiền riêng, chồng cũng tự tin hơn trong giao tiếp xã hội (không ít anh chồng "cáo" các hoạt động tụ tập vì thiếu tiền). Hơn nữa, không phải lúc nào đàn ông đi nhậu cũng là đàn ông xấu.

    Cách biến quỹ riêng của chồng không mang mầu... đen

    Trước tiên, vợ chồng nên thống nhất thu nhập và chi tiêu trong gia đình, bao gồm: tiền sinh hoạt phí hàng tháng, tiền biếu ông bà hai bên (nếu có), tiền học hành cho các con, tiền phòng những tình huống đột xuất (như hiếu, hỉ). Với khoản tiền tiết kiệm cố định, vợ chồng nên kiểm tra thường xuyên và tránh động đến tài khoản này nếu không có trường hợp đột xuất.

    Bên cạnh đó, người vợ có thể để chồng tự do trong khoản thu nhập của cá nhân. Cách tốt nhất là để chồng đóng góp một khoản vào sinh hoạt chung, số còn lại để anh ấy tự xử lý. Điều này sẽ giúp cho các anh chồng biết tính toán chi tiêu hoặc mua sắm theo ý thích. Số tiền này không nên gọi là “quỹ đen” mà nên đổi thành “quỹ riêng”.

    Tùy từng trường hợp, người vợ có thể cân nhắc khoản quỹ riêng cho chồng. Nếu chồng là mẫu đàn ông chỉn chu, biết ăn tiêu, người vợ có thể để chồng tự ý đóng góp, số còn lại để chồng tự do quyết định. Nếu chồng hoang phí, người vợ nên trao đổi với chồng về khoản chi phí chung đi kèm với khoản tiết kiệm khác.

    Nguồn: Mevabe/Afamily
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support8
    Đang tải...


Chia sẻ trang này