Đời sống người dân Myanmar trong chế độ độc tài

Thảo luận trong 'Học tập' bởi Ngoc Lan, 23/4/2008.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Giấc mơ đổi đời đưa người Myanmar sang Thái


    Kyaw Min, một chàng trai Myanmar 27 tuổi, vừa gạt mồ hôi trên mặt vừa đẩy chiếc xe kéo bằng sắt tại một cảng cá ồn ã tại tỉnh Samut Sakorn, giáp với Bangkok về phía bắc.

    "Tôi làm việc không theo giờ giấc cụ thể gì hết, tất cả phụ thuộc vào giờ tàu cập cảng. Thường thường tôi phải dậy lúc 4h sáng", Kyaw Min, người có mái tóc dài và làn da rám nắng cho biết.

    Chuyển những thùng cá nặng từ thuyền lên cảng, Min kiếm được khoảng 6.000 baht (2,4 triệu VND) mỗi tháng, chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, ăn uống và những thứ cần thiết khác. Nhưng số tiền đó gấp ba lần thu nhập của anh ở quê nhà bằng nghề thợ mộc.

    "Làm việc ở đây vất vả lắm nhưng thu nhập khá hơn ở nhà", Kyaw Min cho biết. "Mặc dù rất nhớ nhà nhưng tôi cần phải kiếm tiền".

    Kyaw Min là một trong số 1,8 triệu người Myanmar trong gần 2 triệu lao động nhập cư ở Thái Lan. Họ chủ yếu đến từ Myanmar, Lào và Campuchia, theo Chương trình Hỗ trợ Nhập cư (MAP), một tổ chức phi chính phủ. Hầu hết những người này làm công việc tay chân như đánh bắt cá, trồng trọt, xây dựng hoặc giúp việc gia đình.

    Lao động nhập cư ở Thái Lan có thu nhập trung bình khoảng 3.000 baht (1,2 triệu VND), Jerrold W. Huguet, cố vấn của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), cho hay. Những người may mắn có thể kiếm được tới 15.000 baht mỗi tháng.

    Theo Brahm Press, chuyên gia về lao động nhập cư của Raks Thai Foundation, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan thu hút người dân các nước xung quanh vì có nền kinh tế phát triển hơn. Năm ngoái, tổng thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người tính theo sức mua của Thái Lan là 7.400 USD trong khi con số đó của Campuchia và Lào là 1.900 USD và của Myanmar là 1.800 USD.

    Vasant Sathorn, Giám đốc cơ quan quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động Thái Lan, cho rằng người dân các quốc gia láng giềng đổ xô vào nước này kiếm việc do Thái Lan có nền kinh tế mạnh hơn, chính trị ổn định hơn và do cả chính sách của chính phủ. "Thái Lan có chính sách thu hút lao động nước ngoài", Vasant cho biết.

    Htoo Win, 24 tuổi, công nhân bóc tôm tại một nhà máy hải sản tại Samut Sakorn, cho biết cô đến Thái Lan vì biết có thể kiếm được nhiều tiền. "Tôi rất hạnh phúc ở đây. Ở quê nhà, tôi làm thợ may và chỉ kiếm được khoảng 1.200 baht một tháng", người phụ nữ trẻ trắng trẻo và có mái tóc dài ngang lưng đến từ miền nam Myanmar cho biết.

    Htoo Win làm việc 10 đến 12 tiếng mỗi ngày và kiếm được khoảng 10.000 baht một tháng. "Tôi để dành được gần 8.000 baht mỗi tháng và không có ý định đổi việc nữa", Htoo Win, trong bộ đồng phục gồm ủng và găng tay trắng, cười toét miệng nói.

    Moe Tun, 31 tuổi đến từ bang Shan của Myanmar, rời quê nhà cách đây 3 năm và đang làm phục vụ tại Doi Ang Khang, một khu nghỉ mát ở Chiang Mai. Ở Myanmar, anh làm nghề lái xe khách với mức lương tháng 400 baht và giờ kiếm được hơn 10 lần số đó.

    "Ở đây tôi không phải trả tiền ăn uống và chỗ ở, mỗi tháng chỉ mất 125 baht tiền điện nước", Moe Tun nói và cho biết thêm quán mì của cha mẹ anh ở nhà chỉ đem lại khoảng 400 baht mỗi tháng.

    Hầu hết lao động nhập cư đến Thái Lan để tìm việc làm tốt hơn và đa số kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống tốt hơn ở quê nhà. Song không phải tất cả đều may mắn, một số cuối cùng bị lạm dụng, nhiễm HIV hoặc nghiện ma túy.

    Jackie Pollock, điều phối viên của MAP, cho biết một số lao động nhập cư phải làm việc quá giờ và được trả lương thấp, thậm chí thấp hơn mức tối thiểu mà chính phủ Thái đưa ra. Họ không có quyền thành lập công đoàn và thường gặp rào cản về ngôn ngữ.

    Tuy nhiên, người dân các nước láng giềng vẫn đổ đến Thái Lan để kiếm tìm cơ hội vì nước này cần lao động tay chân và lương thấp, Press cho biết. Năm ngoái, khoảng 250.000 doanh nghiệp đăng ký tuyển hơn 1.500.000 lao động nhưng chỉ có 1.200.000 người đăng ký và 800.000 người nhận được giấy phép.

    "Các doanh nghiệp cần thêm nhiều công nhân. Số lao động nhập cư vẫn chưa đủ", Pollock nói.

    Trong khi người Myanmar, Lào và Campuchia đổ đến Thái Lan để kiếm việc thì người Thái lại sang Trung Đông, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan để tìm cơ hội. Vasant ước tính, khoảng nửa triệu người Thái đang làm những việc tay chân ở nước ngoài như công nhân xây dựng hay giúp việc gia đình.

    Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), trên thế giới có khoảng 185 triệu lao động nhập cư, chiếm 3% dân số toàn cầu. Tổng số tiền mà họ gửi về nước năm ngoái là 110 tỷ USD, chỉ đứng sau giá trị xuất khẩu dầu mỏ trong thương mại quốc tế.

    ILO ước tính, mỗi năm lao động nhập cư ở Thái Lan gửi về nước khoảng 315 triệu USD. Nhìn chung, số tiền này được dành để trả nợ, trả tiền học cho con cái, xây nhà hoặc mua đất.

    Kyaw Min cho biết anh vẫn là công nhân mới ở cảng cá và không dành dụm được nhiều từ khoản 6.000 baht mỗi tháng. "Ở đây có nhiều người kiếm được tới 10.000", anh cho biết.

    Moe Tun nói rằng anh cố gắng dè sẻn số tiền kiếm được và gửi 4.000 baht về nhà mỗi tháng để trả tiền học phí cho hai đứa em đang học phổ thông và cho biết thêm rằng học phí ở Myanmar đắt kinh khủng. "Giờ thì tôi có thể hy vọng vào tương lai vì các em tôi có thể tiếp tục học", anh nói.

    Htoo Win, cô gái bóc tôm, cho biết mỗi khi để được 4.000 baht là cô gửi về nhà. "Khoảng 5 năm nữa, khi đã dành dụm được kha khá, tôi sẽ trở về", cô nói.

    Ngọc Sơn
    VNEXPRESS
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Mại dâm bùng nổ miền biên giới

    Ở Myanmar, mỗi cô gái mại dâm có thể kiếm số tiền bằng cả tháng lương công chức trong một đêm đi khách, đặc biệt là khách ngoại quốc.

    Phải vật lộn với cuộc sống khó khăn, ngày càng nhiều phụ nữ Myanmar tìm cách bán thân nuôi miệng và mong kiếm chút tiền. Ngành kinh doanh tình dục từng chỉ bó hẹp ở trong nước, nay đang "mở rộng thị trường" sang Thái Lan, nơi có nhiều khách du lịch phương Tây.

    [​IMG]
    Những cô gái hành nghề mại dâm trên đường phố ở Đông Nam Á. Ảnh: lostgirlsworld.


    Cũng như nhiều nơi khác ở châu Á, khoảng 10 năm trước đây, những động mại dâm từng là của hiếm ở Myanmar. Nhưng đói nghèo và thất nghiệp xô đẩy nhiều cô gái trẻ đến với các quán bar karaoke, tiệm mát xa và nhà hàng, nơi các cô hành nghề mại dâm.

    Năm 1996, chính quyền quân sự Myanmar quyết định thực thi một nền kinh tế thị trường trong một xã hội chủ nghĩa. Kể từ đó, các doanh nhân, những cơ hội và chủ nghĩa cá nhân bắt đầu xuất hiện. Tại quốc gia nghèo hạng nhất thế giới này, nghề mại dâm bắt đầu phát triển.

    "Lương thì tương đương với những gì em kiếm được khi còn làm ở nhà máy, nhưng ở đây chúng em có tiền boa khách cho", một cô gái làm việc ở quán bar kể. "Đôi khi em kiếm được 30.000 kyat một đêm".

    Trong khi đó, công chức và cảnh sát Myanmar có mức lương tháng trung bình 20.000 kyat (17 USD). Và thế là mặc dù mại dâm là bất hợp pháp, cảnh sát đôi khi vẫn làm ngơ cho các cô để nhận tiền hối lộ.

    Thất học là một trong những nguyên nhân đưa đẩy các thiếu nữ vào nghề mại dâm. Mặt khác, nhiều sinh viên phải làm nghề này để có tiền học phí.
    "Trong số các cô gái làm việc cùng tôi có cả nữ sinh, y tá hay sinh viên đi làm thêm buổi đêm", một cô gái nói. "Nhiều bạn của tôi làm việc trong các quán karaoke hoặc quán rượu, đồng thời vẫn đi học đại học đấy".

    Nhiều cô ôm giấc mơ được một ông khách nước ngoài giàu có nào đó "cứu vớt". Chuyện này rất hiếm khi xảy ra, và dường như hầu hết các cô đều chỉ là mơ hão. Dù vậy, họ vẫn có một mục tiêu chung: đi khỏi Myanmar đến nơi nào đó để họ có thể sung sướng hơn. Một khi đến được thiên đường, các cô gái nghĩ, họ có thể gửi tiền về giúp gia đình ở quê.

    Mại dâm biên giới

    Rất nhiều khách du lịch nước ngoài có thể ở Thái rất lâu nhờ cách "chạy visa". Họ cần phải ra khỏi Thái Lan, rồi lại đóng tiền lệ phí xin visa mới ở một cửa khẩu nào đó.

    Một trong những điểm "chạy visa" quen thuộc với giới du khách là cửa khẩu ở tỉnh Ranong, giáp tỉnh Kawthoung của Myanmar. Khoảng cách không xa lắm, chỉ cách Bangkok hơn 500 km về phía nam. Tổng chi phí cho một chuyến đi khoảng 3.000 baht (90 USD).

    Mỗi chuyến chạy visa như thế thường mang theo cả những "giá trị gia tăng". Nhiều du khách muốn nếm thử mùi hoan lạc trong những nhà hàng đèn mờ ở Kawthoung, bên kia biên giới Thái.

    Tại thị trấn giáp biên, số lượng quán karaoke hoặc nhà thổ nhiều gấp đôi số nhà hàng và quán rượu. Trong các quán karaoke, có nhiều phòng riêng nhưng hầu như chủ quán chẳng bận tâm sắm các thiết bị âm thanh cho khách hát.

    "Khi bạn vào trong quán, một cô gái sẽ đưa bạn tới căn buồng nhỏ, kín. Bạn phải trả tiền bàn - gồm một chầu đồ uống, cái bàn và việc cô gái đi theo bạn. Sau đó, bạn trả thêm tiền cho bất cứ dịch vụ nào mà cô ấy cung cấp thêm cho bạn. Tính cả thảy thì vẫn rẻ hơn giá cả ở bất cứ cơ sở mại dâm nào ở Đông Nam Á", một khách du lịch tình dục nước ngoài kể.
    Ở Kawthoung, ngành kinh doanh tình dục vẫn còn "thô mộc". Trong một lần ghé thị trấn này, tôi được mời thử một cô. Khi đó tôi đang lang thang ngắm nghía và mỏi miệng từ chối những lời mời mua các đĩa VCD khiêu dâm, Viagra và đồ chơi tình dục, thì chợt nhìn thấy một biểu hiệu quán karaoke mà tôi biết từ trước. Có tới 5 hay 6 cô ngồi ngoài cửa, miệng mỉm cười và không ngớt lời chào mời khách.

    Tôi đến một quầy tạp hóa nhỏ cạnh đó để mua điếu thuốc. Một cô gái trẻ măng đang đứng bán hàng. Cô gái mảnh khảnh, tóc dài, chân dài, gương mặt thanh thoát và không trang điểm. Tôi đoán cô 18 tuổi.

    Khi cô bé quay vào góc tối của gian hàng để lấy thuốc, một phụ nữ trung niên - chắc là họ hàng cô - bước ra. Bà ta ngồi phịch xuống ghế, dò xét xem tôi có vị gì không. "Muốn nó không?" bà ta hỏi bằng thứ tiếng Anh sai bét.

    Tôi bị sốc, không nói được gì. Im lặng một lát, bà ta tiếp tục: "Mày thích con gái không? Đưa nó đi", rồi chỉ tay sang bên cạnh, "Có khách sạn đấy. 15 đôla".

    Tôi chết sững, kinh ngạc. Cô bé đã trở lại và đứng cạnh người phụ nữ trung niên, vai sụp xuống, mắt nhìn cắm xuống đất. Cô biết rõ ràng bà ấy đang mặc cả chuyện gì. Vẻ ngoài của cô nói rằng cô không muốn đi bán dâm.

    "Không", tôi quả quyết. Bà ta lại ngồi đánh phịch xuống ghế. Cô gái đưa cho tôi gói thuốc, không dám nhìn tôi nhưng tôi biết chắc cô mỉm cười.
    Khi tôi quay lưng bước đi, cô lí nhí: "Cảm ơn".

    Mai Trang (theo Asia Times)​
     
    architect thích bài này.
  3. thannam172

    thannam172 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/2/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Minh thấy những bài viết về những câu chuyện mang đậm bản sắc văn hóa của nước khác như thế này là rất hay. Mong các bạn có nhiều hiểu biết về đất nước, con người cung như các mảng kinh tế xã hội của đất nước Myanmar post lên mạng chia sẻ hiểu biết nhé!
    Thanks alot !
     
  4. mysterious

    mysterious Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/2/2010
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Thanhs mình về bài viết thông qua đó mọi người biết thêm hoàn cảnh sống của nhiều nơi trên thế giới.
     
  5. funvn

    funvn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    27/1/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Các Bác ơi ! bài viết có lạc chủ đề không?
     

Chia sẻ trang này