Thông tin: Trẻ đứng và tập đi quá sớm dễ bị chân vòng kiềng

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Hero Baby, 28/8/2014.

  1. Hero Baby

    Hero Baby Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/7/2014
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    TRẺ ĐỨNG VÀ TẬP ĐI QUÁ SỚM DỄ BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG

    Nhiều bà mẹ thường lo con sẽ bị chân vòng kiềng khi có ai đó bế con mình dưới dạng “cắp nách”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cách bế trẻ như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến chân bị vòng kiềng mà do nhiều tác động khác.

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, lo lắng của các bà mẹ là hơi thừa và không đúng khi cho rằng vì bế cắp nách sớm mà trẻ bị chân vòng kiềng. Thay vào đó, việc cho trẻ đứng và tập đi sớm lại dễ gây chân vòng kiềng hơn do xương cẳng chân của bé còn yếu, chưa đỡ được sức nặng của cơ thể, nhất là đối với những trẻ quá bụ bẫm hoặc béo phì.

    Việc cho trẻ tập đứng, đi sớm có thể ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng của chân do hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chân của trẻ dưới 6 tháng tuổi thường bị cong nhưng đây là hiện tượng cong cẳng chân sinh lý do tư thế của trẻ trong bụng mẹ. Theo thời gian, chân của trẻ sẽ thẳng dần ra. Tuy nhiên, một số trường hợp, do sự can thiệp không đúng cách của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng cong chân của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, từ cong chân sinh lý có thể dễ bị chân vòng kiềng.

    Trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng, việc bế cắp nách trẻ là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng, và cho trẻ tập đứng, tập đi rất sớm để “cứng, thẳng chân”. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và không có tính khoa học. Có nhiều nguyên nhân khiến chân vòng kiềng, trong đó có việc tập đứng, đi quá sớm cho trẻ khi trẻ chưa đến giai đoạn tập đứng chững hoặc đi.

    Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có thời gian tập đứng, đi khác nhau, không nên nóng vội khi trẻ chưa đến giai đoạn này. Một số nguyên nhân khác có thể gây chân vòng kiềng như yếu tố di truyền, còi xương. Còi xương là một rối loạn phát triển xương thường do thiếu vitamin D, canxi, trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to…

    Việc nắn chân cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp, mát xa làm trẻ dễ chịu hơn. Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do di truyền cần phải khám để can thiệp điều trị bằng các phương pháp y khoa.

    Với những trẻ bị chân vòng kiềng do còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi, việc điều trị chỉnh hình sẽ kết hợp với bổ sung các chất trên trong chế độ ăn hàng ngày. Thông thường các trường hợp bị chân vòng kiềng sẽ được can thiệp chỉnh chân khi trẻ trên 5 tuổi,cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chỉnh hình lớn để được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có các xử lý tốt nhất và phù hợp nhất, dưới độ tuổi này nên để trẻ phát triển tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

    Việc phòng tránh chân vòng kiềng cho trẻ có thể được thực hiện khá đơn giản từ khi sinh ra bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tắm nắng thường xuyên, cho trẻ để bổ sung vitamin D tự nhiên.

    Từ tuổi ăn dặm trở đi, trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng, và tránh để trẻ béo phì vì có thể khiến xương của trẻ phải chịu áp lực lớn, không phát triển tự nhiên. Không cho trẻ tập đi quá sớm so với độ tuổi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hero Baby
    Đang tải...


  2. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Trẻ đứng và tập đi quá sớm dễ bị chân vòng kiềng

    mình cũng thuộc dạng nóng vội khi chưa thấy con tập đi
     
  3. Hero Baby

    Hero Baby Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/7/2014
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trẻ đứng và tập đi quá sớm dễ bị chân vòng kiềng

    :rolleyes:(u) nếu bé không quá chậm so với mốc trung bình thì mẹ không nên nóng vội, để bé phát triển tự nhiên :)
     

Chia sẻ trang này