Những nguyên tắc cư xử nhất định bố mẹ phải dạy con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi _check_, 19/9/2014.

  1. _check_

    _check_ Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/4/2013
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Dạy con biết được tư cách cư sử cơ bản sẽ khiến trẻ ứng sử đúng mực và được chú ý trong mọi hoàn cảnh

    Sự thô lỗ của trẻ không phải lúc nào cũng là có chủ ý. Đôi khi trẻ không nhận ra việc ngắt lời người khác hay đơn giản là việc ngoáy mũi chỗ đông người là mất lịch sự. Với nhịp sống bận rộn và hối hả thường ngày, nhiều ông bố mà mẹ không phải lúc nào cũng có nhiều thời gian để tập trung dạy con những phép tắc cư xử đơn giản này. Nếu bạn dạy con những nguyên tắc cư xử dưới đây, con bạn sẽ trở thành một đứa trẻ lịch sự và gây được thiện cảm với mọi người.

    - Chào tất cả mọi người khi trẻ gặp: Hãy dạy con mỉm cười thân thiện với tất cả những người con gặp.

    - Sử dụng ngôn từ lễ phép như “được không ạ” khi muốn yêu cầu điều gì.

    - Khi nhận được thứ gì đó từ người khác trẻ biết nói “Cảm ơn “

    - Không ngắt lời người lớn khi họ đang nói chuyện trừ khi có trường hợp khẩn cấp. Người lớn sẽ chú ý đến câu chuyện của trẻ và đáp lại khi họ đã nói chuyện xong.

    - Khi trẻ cần sự chú ý ngay lập tức của người khác, hãy dùng cụm từ “Mẹ ơi (cô, bác ơi) con hỏi nhanh chút thôi…..” hoặc “con có ý kiến” để bắt đầu câu chuyện.

    - Khi trẻ có bất kì sự nghi ngại khi muốn làm việc gì đó, hãy xin phép trước khi làm. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được nhiều tổn thương sau này

    - Không được bình phẩm về cơ thể của người khác, nhưng những lời khen ngợi thì luôn được chào đón.

    - Khi người khác hỏi trẻ : “Hôm nay trẻ cảm thấy thế nào?”, hãy trả lời họ và hỏi lại “Hôm nay họ cảm thấy thế nào?”

    - Khi trẻ đến chơi nhà bạn bè, nhớ cảm ơn bố mẹ cô ấy (anh ấy) vì đã cho trẻ ở chơi và trẻ đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi ở đó.

    - Dạy trẻ không được tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa hỏi. Hướng dẫn trẻ luôn phải xin phép và nhận được sự đồng ý trước khi dùng đồ của người khác.

    - Gõ cửa và chờ đợi người khác phản hồi trước khi bước vào.

    - Khi gọi điện thoại, hãy giới thiệu về mình trước và xin đươc nói chuyện với người mình cần gặp

    - Tỏ thái độ đánh giá cao và nói “cảm ơn” khi nhận được quà. Trong thời đại công nghệ thông tin ngập tràn, thì một tờ giấy nhỏ viết bằng tay để cảm ơn vẫn có sức mạnh tuyệt vời.

    - Không được sử dụng ngôn ngữ tục tĩu trước mặt người lớn. Người lớn biết tất cả những từ này và họ sẽ cảm thấy khó chịu.

    - Không được phép chêu trọc, chế giễu người khác vì bất cứ lí do gì. Giải thích cho trẻ tất cả những hành động này có thể gây tổn thương cho người khác.

    - Nếu trẻ va vào một ai đó, ngay lập tức biết nói: “Cháu xin lỗi”

    - Che miệng khi ho hoặc ngáp, đặc biệt là không ngoáy mũi ở nơi công cộng.

    - Khi đi qua cửa, hãy chú ý xem đằng sau có người không và khi trẻ đã đi qua được rồi thì cần lịch sự giữ cửa chờ người đằng sau đi qua được nữa.

    - Khi trẻ đi ngang qua bố mẹ, thầy cô hoặc một người hàng xóm đang bận làm gì đó, trẻ biết hỏi lịch sự: “Bố mẹ (cô, thầy, bác) có cần cháu giúp gì không?”

    - Khi người lớn yêu cầu trẻ làm điều gì đó, trẻ biết tỏ thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó

    - Dạy trẻ ngồi vào bàn ăn, sử dụng các dụng cụ ăn uống một cách lịch sự. Nếu trẻ chưa biết hãy hướng dẫn con trước bữa ăn hoặc để cho trẻ nhìn người lớn làm trước.

    - Để giấy ăn( khăn lau) bên cạnh và lau miệng khi cần thiết trong bữa ăn.

    - Không được sải người với thức ăn trên bàn. Nếu trẻ muốn ăn món gì đó hãy lịch sự yêu cầu được ăn món đó.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi _check_
    Đang tải...


  2. occghi

    occghi Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/9/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Những nguyên tắc cư sử nhất định bố mẹ phải dạy con

    cám ơn bác nhé mai này có cháu e sẽ áp dụng
     

Chia sẻ trang này