Mình thử viết truyện như thế này, các bạn thấy có được không ?

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi Bi bướng bỉnh, 28/9/2014.

  1. Bi bướng bỉnh

    Bi bướng bỉnh Thành viên mới

    Tham gia:
    25/9/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Các bạn đọc truyện nhiều, cho mình ý kiến về truyện mình viết nhé.
    Tất nhiên đây mới là một đoạn rất ngắn bản thảo sơ lược của một phần/ của một tập/ của một cuốn truyện.
    ***
    1/ TUỔi THƠ :
    Người ta gọi nó là Sói.
    Sói sinh ra ở một làng quê ven biển Bắc Bộ. Mẹ nó bảo nhặt được nó ở đê tây mang về làm con nuôi, là nói vui thế. Sở di~có từ đê tây vi`quê nó có một con sông lớn là nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Trong mắt nó lúc bấy giờ, con sông to lắm, bờ đê của nó cao ngang cái rạp hát ba tầng, mà cái rạp hát là cái nhà cao nhất xã lúc bấy giờ. Xóm Sói ở là xóm chợ.
    Nhà Sói đông, có bốn anh em. Bốn anh em là it’, khi đó quê nó người ta đẻ nhiều, có nhà tận mười bốn người con, không có đủ tên để đặt nên từ người thứ năm đặt luôn theo thứ tự là Năm, Sáu, Bảy… cho đến Mười, Thêm, Nếm, Thừa, Cố. Sói là lớn nhất, đứa thứ 2 thua nó 1 tuổi, ba năm sau là đứa thứ ba, ba năm sau nữa là đứa thứ tư, nhưng nó tỏ ra rất anh cả từ bé. Nó biết dẫn em đi chơi từ khi 4 tuổi, biết nấu cơm từ năm 6 tuổi, nó còn biết nhiều thứ nữa mà những đứa trẻ bây giờ không thể tưởng tượng ra.
    Như những đứa trẻ khác cùng lứa, Sói cũng đi nhà trẻ. Lúc đó cả xã có 4 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã có một nhà trẻ. Ngày đầu tiên mẹ dẫn đi nhà trẻ, nó sợ lắm. Nó là đứa nghjch ngợm và lỳ, nhưng vừa đặt chân vào nhà trẻ, nó khóc luôn, khóc rất to, mà khi đó nó là đứa to nhất lớp. Lũ trẻ con lit’ nhit’ tròn mắt nhin`nó. Lúc mẹ nó để nó ở đó đi về, nó đjnh bám theo, nhưng nó sợ cô giáo.
    Nhưng cũng chir được nửa buổi sang thi`nó lẻn qua cửa sau chạy mất. Cái cửa sau nhà trẻ quá quen với nó, mọi khi chủ nhật nhà trẻ nghir thi`đây là thế giới của nó và lũ nghjch ngợm vi`nhà trẻ không có cửa, cả xã nó có khi chẳng nhà ai có cửa.
    Nhà trẻ có một thứ đồ chơi duy nhất đó là ngựa gỗ bập bênh, có mấy con ngựa gỗ, bốn năm đứa trẻ chơi chung một con. Nó luôn tỏ ra là anh lớn, lớn thi`không cưỡi ngựa gỗ mà nhường cho các em nhỏ hơn. Nó đứng cầm một tai con ngựa, một chân dẫm lên đầu cái bập bênh, lũ trẻ trong nhóm chơi chung vây quanh con ngựa. Nó chir từng đứa được ngồi lên bập bênh, lần lượt hết lần này đến lần khác, lũ bé hơn nghe răm rắp. Nó chir chơi bập bênh vào chủ nhật, khi ngày đó là thế giới của nó, minh`nó độc chiếm một con, lũ bạn chia nhau các con khác. Lúc đó nó cũng mới là một đứa con nit’ 5 tuổi.
    Ngoài chơi bập bênh, lũ trẻ con còn được dạy múa hát. “Con chim non”, “Con cò bé bé”, “Bé lên ba”, “Một sợi rơm vàng”…nhiều bài hát lắm, nó thuộc hết. Nó còn thuộc cả những bài hát người lớn, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Cô gái vót chông”, “Sợi nhớ sợi thương”… Nó hay nghe mẹ hát, bác nó là văn công trên tinhr mà lỵ.

    GlA ĐlNH`
    ***
    Bố mẹ Sói là xã viên Hợp tác xã dệt cửi. Sáng sáng có tiếng kẻng là bố mẹ cùng các xã viên tập trung trong xưởng dệt, đến trưa mới về. Lúc này nhà Sói mới có 3 anh em, chúng ở nhà chơi với bà, bà là em ruột của ông nội. Thằng bé nhất gần 2 tuổi, lúc nào cũng bám trên lưng Sói, nó biết đi nhưng nó không chju đi. Lưng Sói trở thành trò chơi của thằng bé. Nó vẽ. Nó chùi mũi. Nó rớt dãi. Nó đấm. Sói sợ nhất là nó cắn, nó bé mà răng nó sắc, mỗi lần nó cắn thả nó ra nó cũng không chju nhả. Cắn đến chảy máu.
    Bà Sói bán xôi ở chợ. Sáng sáng bà dậy rất sớm ngâm gạo, rồi trộn gạo với đỗ. Đỗ được bà ngâm từ tối hôm trước. Bà có một cái bếp riêng bé xiú sau nhà. Trong bếp chứa nào củi, nào cành lá phi lao khô, nào rơm rạ, lá cây… chir còn đủ một khoảng nhỏ để bà ngồi, thinhr thoảng anh em Sói rúc vào ngồi cùng xem bà nấu, mấy đứa trẻ con chiếm hết cả lối đi. Nấu xôi xong bà bỏ lên xe cút kit’ đun (đẩy) ra chợ bán. Bà đi chợ trước khi tiếng kẻng của Hợp tác xã vang lên. Hợp tác xã ngay cạnh chợ, xã viên tranh thủ từ nhà vào chợ mua xôi rồi đến Hợp tác xã. Đến giữa buổi chợ thi`anh em Sói cõng nhau ra hàng bà chờ đợi. Người mua năm hào, người mua một đồng. Bọn trẻ ngồi tròn mắt hóng, lấy lá cho bà gói hàng, lấy dây cho bà buộc. Đến khi bà bán xong thi`Sói bê cái trõ về. Cái trõ to lắm, to hơn cả người Sói. Thằng em bám sau lưng, ôm cái trõ trước bụng, khệ nệ khệ nệ. Về đến nhà, đứa em gái chạy đi lấy cái thià nhôm. Sói chui gần hết cả người vào trõ để vét. Hai đứa em ngồi hai bên chờ đợi. Xôi bà nấu ngon lắm, ngon nổi tiếng, nổi tiếng xóm chợ, nổi tiếng cả xã, nổi tiếng cả đến tận thj trấn trên huyện, đến khách nhà máy dệt của tinhr về cũng tim`đến hàng của bà. Có lẽ đến bây giờ Sói vẫn chưa thấy ăn xôi ở đâu ngon như xôi vét trõ bà nấu.
    Gần trưa, Sói đi lấy gạo. Lúc đó Sói chir biết nấu cơm. Cơm Sói nấu được cả bác đi văn công về ăn cũng khen ngon. Nó lui cui trong cái bếp, đầu đội cái nón để bồ hóng rơi xuống người không bj bẩn. Bếp rơm bập bùng, nó tru mỏ thổi phù phù cho lửa thêm to, má đỏ hây hây. Đợi đến khi cơm sôi, nó lấy đũa cả ghế rồi bắt nồi bỏ vào bùng tro cạnh bếp, cời tro nóng hổi ủ kin’ nồi. Ba anh em lăn ra nền nhà chơi đợi bố mẹ về.

    TRÒ CHƠl TUỔl THƠ
    ***
    Hiếm có trò chơi nào mà bọn trẻ con chúng nó tham gia đông như chơi trận giả. Quê nó gọi là bắn tòm. Trò chơi chia làm hai phe, nắm tay lại, chiã ngón trỏ ra như khẩu súng và bắn nhau. Mỗi phe cả hơn chục đứa, có hôm cả mấy chục đứa, rồng rắn kéo nhau, náo loạn cả một góc xóm.
    Nhà trẻ được coi là chiến trường chinh’, lũ trẻ tận dụng triệt để mọi ngóc ngách, từ các góc xó đến chót vót trên mái ngói, chỗ nào cũng có thể núp được.
    - “Tòm Tuấn”.
    - “Tòm Sáng. Mày chết”.
    - “Tòm Trung”, “Tòm Chương”.
    - “Tao bắn trước”.
    - “Tao bắn trước chứ”.
    Thế là cãi nhau om xòm. Hai đứa cầm đầu lại đứng ra xử hoà, trận đánh tiếp tục. Đứa nào bj bắn chết thi`ngồi đó xem bọn còn sống chơi đến khi bên nào chết hết là bên đó thua. Chúng mê bắn tòm đến quên ăn quên ngủ. Quên ăn cũng không sao, đã có vườn ổi nhà bà Lựu, vườn bưởi nhà ông Uỷ. Buổi trưa, nhà ông Uỷ, nhà bà Lựu ngủ, chúng chui qua rào vào ăn thoải mái không ai biết, ăn chán cũng không hết. Có thằng ăn nhiều ổi đến mức mẹ nó phải đưa ra trạm xá nhờ mấy cô bôi thuốc đi j. Có hôm ông Uỷ rinh`, cả lũ đang say sưa đánh chén trong vườn chóc (có nơi gọi là cây dong riềng), ông Uỷ cầm cây gậy tre to tướng lao vào.
    - Tiên sư chúng mày ăn hết bưởi nhà tao.
    Cả lũ chạy tán loạn. Ông Uỷ không bắt được đứa nào. Cây chóc cao lắm, lũ quỷ nhanh như sóc. Mà ông Uỷ cầm gậy doạ thôi chứ không dám đánh, thằng Chương con ông cũng chơi trong đó cũng lũ giặc con, với lại toàn con cháu làng xóm láng giềng. Lại nói cây chóc, quê nó vườn rộng, đất cát pha rất tốt nên chóc mọc mướt mát, lá to bản tiá ngắt, hoa đỏ rực rỡ, bẻ hoa mút cuống mật ngọt mà mát. Nhà Sói cũng có một vườn chóc hơn một sào. Củ chóc nhà nó đào lên hấp với cơm ăn mãi không hết. Ngày đó bao cấp, nhà nó thuộc hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, mua gạo theo tem phiếu nên chuyện độn khoai, độn chóc, độn ngô vào gạo nấu cơm chẳng có gi`lạ. Chạy hết vườn chóc, ông Uỷ hậm hực xách gậy đi về. No nê rồi, bọn trẻ kéo nhau ra đền trèo lên cây đa nằm ngủ.
    Đêm trăng sáng, lũ trẻ con kéo nhau ra nhà bưu điện bắn tòm. Nhà bưu điện nằm ngay góc ngã tư trung tâm xã, thoáng mát, vằng vặc. Lũ con trai chiếm các cao điểm như mái nhà, trên cây. Lũ con gái đứa nào hiền hiền thi`ngồi thụp men theo chân tường, chân bờ rào. Ngày đó có trò cởi hết quần áo ra quấn lên đầu không biết đứa nào nghi~ra, tồng ngồng cả một lũ dưới ánh trăng trắng loá. Làm thế để khó nhin`thấy mặt, có đứa hô “tòm, tòm, tòm…” mãi mà không đọc được tên kẻ bj bắn là đứa nào, mà cứ phải hô đúng tên thi`đứa bj bắn mới chết.
    Những thằng con trai còn nghi~ra đủ các trò từ bắn tòm. Có lúc lấy cành cây thông bẻ gập lại thành chữ V, móc vào dây chun ở đầu ngón tay, bắn như bắn nỏ. Có hôm lại chặt tre làm sung phốc bắn đạn bằng quả xoan, đau điếng. Ngu hơn nữa là lấy lan hoa xe đạp mài nhọn một đầu, đầu còn lại buộc long gà như mũi tên, cầm trên tay phi vào nhau. Có thằng bj phi cắm phập vào trán bật ra thủng một lỗ mà nó không khóc, lấy đất bjt vào chỗ chảy máu rồi chơi tiếp. Bây giờ nghi~lại vẫn thấy ngu. Nhưng lúc đó vui lắm.
    Djp thu hoạch khoai lang. Khoai lang trồng thành luống cao, giữa các luống có rãnh sâu hơn nữa mét. Khoai thu hoạch xong trơ ra những luống đất như công sự bên giao thông hào. Sau ba bốn ngày đất phơi nắng cứng lại, đất quê Sói là cát pha, lớp mặt là đất phù sa mềm, lớp sâu hơn là đất thjt, đất thjt khi đào luống được xới lên, nhiều những cục to cục nhỏ bằng nắm tay, bằng quả trứng, khô đi chắc njch. Hai đội quân từ hai đầu vườn khoai, núp dưới các rãnh thông hào, cầm đất cục ném nhau. Quyết liệt. Dữ dội. Có đứa trúng đạn tim’ mặt tim’ mũi, nhưng không đứa nào khóc, không đứa nào bỏ chạy… Kết thúc những trận quyết tử đó thường là hoà ở giữ vườn khoai. Chơi xong cả bọn kéo nhau đi mót những của khoai nhỏ còn sót lại đem nướng ăn. No nê.

    ***
    TRẬN ĐÁNH KlNH ĐlỂN
    Có một trò chơi mà bọn trẻ quê Sói gọi là sạt giả. Trò chơi vẫn chia làm hai phe đấu trực tiếp, mô tả đơn giản là hai đứa đối mặt dùng hai tay để chạm vào đối phương, có thể chạm vào bất kỳ bộ phận, vj tri’ nào, đứa nào chạm vào đối phương trước thi`thắng (trừ hai long bàn tay và phiá trong các ngón tay là chỗ có thể bj chạm vào mà không chết). Hôm nay trận đánh diễn ra trên cây đa ngay góc đền, nơi bọn trẻ thường lấy làm điểm ngủ trưa.
    Cây đa to, cao phải gần 10m, tán toả rộng phải trùm một góc vườn, trùm một góc sân, trùm cả một góc hồ rộng. Một cơn mưa lớn vừa tạnh, những chiếc lá đa xanh mỡ màng, từng trùm quả đa chin’ rực đỏ, tim’ sậm, cành đa trơn chuội. Mỗi bên có 6 thằng : một bên là anh Hoàng, thằng Cu, thằng Trung, anh Khởi, thằng Thắng, thằng Tý; một bên là anh Sướng, anh Cường, thằng Khoá, thằng Cai, thằng Chương và Sói. Bên anh Hoàng sẽ lấy phiá góc hồ làm căn cứ, phần góc sân là bên Sói do anh Sướng cầm đầu. Cả bọn bắt đầu leo lên vj tri’ sẵn sàng chiến đấu. Thằng Cu leo như khir lên một cành đa to mọc thẳng đứng cao chót vót. Thằng Cai thi`đứng trên một cành đa dài vươn ngang cứ thế mà chạy tit’ ra phiá ngọn, không cần bám tay. Khi tất cả đã đứa nào ở vj tri’ đứa ấy mà người đứng dưới trông lên chắc thấy chúng chir nhỏ bằng cái gầu sòng thi`hai độ trưởng hô “Xong, bắt đầu”. Cả bọn bắt đầu bám vào ngọn cành đa và rung lắc, đu đưa, ngày càng mạnh. Cả cây đa chuyển động rung rung, bọn giặc bắt đầu chuyền cành như những con khir thật sự. Mười hai thằng tụ lại trên ngọn đa cao tit’, chân chúng bấu chặt vào cành đa, bụng chúng bám chắc lấy từng chạc hai chạc ba, còn hai tay chúng vươn về phiá đối phương mà vồ, mà táp, mà đập.
    - Ái
    - Ái.
    - Chết đi con ơi.
    - Bay đầu chưa con ơi.

    Tiếng chúng hò hét, rú lên, cười sằng sặc… váng cả góc làng. Hai có chó nhà ông Hoán lao ra đứng dưới gốc cây sủa ầm ỹ. Những quả đa chin’ rơi xuống đất kêu bộp bộp, vỡ be bét. Những giọt nước mưa còn đọng lại trên những cành lá cũng rơi theo mỗi nhjp đu của lũ trẻ, quất bên phải, quất bên trái. Anh Khởi bay lên khỏi cành đang đứng, xoè hai cánh tay bám đu vào cành đa mà thằng Thắng vừa vit’ tới. Thoắt cái thằng Khoá đã phải đối mặt với hai đối thủ sừng sỏ. Thằng Khoá cũng không vừa, có co rúm lại ôm chặt lấy cành đa rồi bông nhiên thả lỏng vòng tay, cả người nó cứ thế trôi tuột xuống phiá dưới gốc thoát chết trong gang tấc. “Ăn *** cho bố”, thằng Khoá rú lên rồi ngồi cười ngặt nghẽo. Thằng Khoá lại bò ra ngọn một cành khác phiá góc hồ. Lúc này quân anh Hoàng bắt đầu di chuyển để tụ lại phiá căn cứ của minh`. Thằng Khoá lại bj lọt vào vòng vây. Thằng Khoá nhoài người bám lấy cành của cây bàng sát bên cạnh. Cành bàng dẻo quẹo, oằn xuống.
    “Tùm”. Thằng Khoá đã rơi tũm xuống hồ từ độ cao hơn 5m. Nhin`nó như một con nhái, tay chân loắng ngoắng bơi vào bờ, quần áo ướt như chuột. Thằng Khoá cởi cái áo nó đang mặc phơi lên bờ tường, trên người còn độc cái quần đùi ướt nhèm màu xanh bộ đội dài đến đầu gối. Cái quần là của bố nó ở biên giới gửi về cho nó một chiếc, mẹ nó khâu túm cạp lại cho khỏi rộng. Thằng Khoá lại ôm gốc đa thoăn thoắt trèo lên.
    Trên kia cuộc chiến vẫn đang trong hồi quyết liệt. Quân bên Sói ào sang. Quân anh Hoàng trụ trên các ngọn cây, vừa rung lắc, vừa vươn tay đợi những kẻ liều mạng bên Sói trèo ra mà táp. Tấn công từ góc đa ra xem chừng khó ăn, quân Sói bắt đầu chia một nửa tụt xuống gốc đa, trèo sang cây bàng. Thằng Cai, anh Cường, Sói quắp chặt chân khoá vào từng ngọn bàng, thả ngược người vươn tay xuống chờ quân anh Hoàng đu lên là đập vào đầu cho chết. Bên trong đánh ra, bên ngoài chờ sẵn, anh Hoàng thấy khó hô to “Nhảy”. Ùm. Ùm. Ùm… Cả sáu thằng đã mất tich’ dưới lòng hồ. Mấy thằng trên cây bàng vội vàng tụt nhanh xuống. Bây giờ mà mấy thằng dưới hồ kjp lên tấn công cây bàng thi`bọn Sói trên cây bàng chạy đâu cho thoát. Cây bàng cao, chir có một lối lên duy nhất là thân cây, ở trên ngọn mà bj quân dưới gốc đông hơn tấn công lên thi`hết đường bỏ chạy. Có thả dù xuống mặt hồ thi`thế nào cũng bj chạm it’ nhất hai thằng. Quân anh Hoàng vừa kjp ngoi dưới hồ trèo lên bờ, bắt đầu tấn công ba thằng dưới mặt đất. Quân Sói rơi vào thế bj động chạy tán loạn, ba thằng trên cây không có cách ứng cứu. Ba thằng tản ra ba phiá dụ đối phương, những thằng trên cây chờ sẵn, thuận lợi là tụt theo những rễ phụ mọc từ cành cây đa xuống mặt đất trong tich tắc.
    12 giờ trưa. Trận chiến ngừng lại. Bọn trẻ túm tụm lại nhặt những quả đa, quả bàng chin’ vừa bj lay rụng được một túi to đem vào giếng đền rửa. Cả lũ quây quần bên gốc đa đánh chén. Một bữa no nê.

    BUỔl CHlẾU BÓNG LƯU ĐỘNG
    ***
    Cả huyện có hai đội chiếu bóng lưu động, mỗi lần đoàn chiếu bóng về cả xã vui như có hội. Buổi chiếu bóng đã được loa xã thông báo trước mấy hôm, nên từ lúc chiếc Zin ba cầu chạy về tới ngã tư, lũ trẻ con đã tụ tập sẵn để đón. Chúng trầm trồ, mắt sáng nhấp nhánh, chân tay cuống cả lên, đứa nọ kẹo đứa kia… Bọn trẻ nhin`đoàn chiếu bóng đầy ngưỡng mộ.
    - A lô a lô, đúng 8 giờ tối hôm nay, mời toàn thể bà con nhân dân xã nhà đón xem bộ phim “Con mèo bông” tại sân kho hợp tác xã Long Thjnh. Giá vé 2 đồng. Miễn kèm theo trẻ em. A lô a lô…
    Tiếng chú Bắc đọc liên tục trên loa phóng thanh. Chiếc loa gắn tit’ trên cột thu lôi tận nóc nhà hát. Sói nhin`lên, chiếc loa to bằng cái xô đựng nước gạo mà nói cả xã nghe thế, to thật. Chú Bắc đọc nhiều lắm nhưng bọn trẻ không nhớ hết. Miễn kèm theo trẻ em là nói thế thôi, bọn trẻ lạ thi`bố mẹ chúng phải mua một vé cho hai đứa, còn lũ trẻ quanh rạp hát như Sói thi`khỏi lo.
    “Pè pè pè…”. Còi của chiếc xe Zin làm bọn trẻ giật minh`. Bác Mỡi lò rèn kể, xe Zin ba cầu này khoẻ lắm, ngày bác đi bộ đội, khẩu pháo cả mấy chục người kéo không nổi mà nó kéo băng băng. Sói thán phục. Ở nhà nó có cả một bộ sưu tập tự chế xe Zin ba cầu, chiếc thi`bằng xốp, chiếc đục đẽo bằng gỗ cây xoan, chiếc bằng đất thjt…
    - Máy nổ để ở đây chú ơi.
    Thằng Khoá nhanh nhẹn chir cho chú lái xe. Lần nào cũng vậy, đoàn chiếu bóng về là để máy nổ ở đấy. Chiếc máy nổ to lù lù. Bọn trẻ chưa thấy ở đâu có cái máy nổ to như thế, to hơn cả cái máy xát gạp nhà ngoài sân kho, phải to bằng ba cái máy xát gạo mới đúng. Cái máy nổ màu xanh như áo bộ đội, cái xe Zin cũng thế.
    - Chúng mày kéo dây giúp chú.
    Thế là lũ trẻ khệ nệ bê cuộn dây điện kéo vào rạp hát. Tự hào lắm ấy, ngày trước phải xin mãi các chú trong đoàn mới cho bê, lâu lâu thành quen, thành công việc của lũ trẻ mỗi khi đoàn chiếu bóng về.
    “Xjch. Xjch. Xjch… xjch xjch xjch xjch…”. Chú phụ trách máy nổ dạng cẳng, tay chú, đầu chú, cả người chú guồng theo cái tay quay. “Xjch xjch xjch xjch…” Rền ri~. Điện được thắp sáng bừng.
    “Toàn thể nhân dân xã nhà chú ý, đã sắp đến giờ mở cửa xem phim, toàn thể bà con nhanh chóng thu xếp công việc, cơm nước để có mặt tại rạp hát cho buổi chiếu được đúng giờ…”. Là chú Bắc đọc thế chứ còn lâu mới mở cửa. Lũ trẻ xóm chợ lại kéo nhau đi quanh.
    ***

    - Chú Bắc ơi cho cháu vào với.
    - Chúng mày ra đằng sau.
    Lũ trẻ chir chờ có thế, kéo nhau chạy rào rào leo qua lan can bên hông rạp hát để ra đằng sau. Đằng sau rạp hát có cái cửa hậu để đi vào phòng đặt máy chiếu. Chưa đến giờ các chú ở đoàn chiếu bóng đi ăn về nên cửa sau tối thui. Cả lũ đứng thi`thầm “Chúng mày nói bé thôi, bọn trên đồng nó nghe thấy nó đi theo mai chú Bắc không cho vào nữa”. Cả lũ lại thi`thầm.
    Đèn bật sáng. Chói loá. Cái bóng điện có lẽ phải sáng bằng tất cả ánh sáng của những chiếc đèn Hoa Kỳ xóm chợ cộng lại. Mấy chú trong đoàn phim hiện ra.
    - Cháu chào chú ạ.
    - Cháu chào chú ạ.
    - Ừ, chú Bắc chưa mở cửa à ?
    Thằng Khoá lại thoắt cái chạy đi. Nhoáng cái. “Cạch cạch cạch”. Cánh cửa cọt cẹt, các chú đoàn làm phim lách vào, bọn trẻ chui vào theo.
    - Chúng mày không được mất trật tự rõ chưa.
    - Vâng ạ.
    - Vâng ạ.
    Bọn trẻ rồng rắn kéo nhau qua buồng máy chiếu, vòng ra đằng trước. Toàn bộ rạp chiếu bóng sáng trưng, chưa một bóng người. Rạp chiếu bóng xã nó to nhất nhi`cái huyện này, nổi tiếng lên cả tinhr. Gần một nghin`cái ghế có tựa lưng gắn thành hàng được đánh số, hiện đại lắm.
    “Bà con chú ý, giờ mở cửa bắt đầu, bà con trật tự xếp hàng cho chúng tôi kiểm soát vé…”
    Bọn trẻ xóm chợ kéo nhau vòng ra đứng ngay lối vào.
    - Vé bác đâu ?
    - Vé anh đâu ?
    - Sao lại có ba vé ?
    - Anh ơi cho cháu nó vào.
    - Anh chj không thấy vé ghi miễn kèm theo trẻ em đây à, nhà anh chj năm người mà có ba vé.
    - Cháu nó còn bé.
    - Bé cũng không được.
    Thằng con lớn nhất khoảng chin’ mười tuổi trong nhà đó bj gạt lại.
    - Ối con ơi. (Mẹ thằng bé nhin`chú Bắc cầu cứu).
    - Haaaaaaaaaaaa….. haaaaaaaaaaa…… (thằng con lớn khóc váng lên).
    - Thôi anh cho nó vào, nhà nó xa. (Chú Bắc nói với chú soát vé).
    - Thôi được rồi, lần sau nhớ để thằng này ở nhà.
    Dòng người lại ồn ào xô đẩy tiến về phiá cửa rạp.
    - Đứng lại. Đứng lại.
    Tiếng chú soát vé quát to. Thoắt cái một bóng nhỏ xiu’ đã chui qua háng chú soát vé chạy vào trong mất dạng. Dòng người ào lên. Chú soát vé vội vàng quay lại, hậm hực.
    ***

    “Phụt”. Đèn tắt. Một luồng sáng từ máy chiếu chiếu thẳng lên màn hinh`là tấm vải rộng căng trên sân khấu. Một cánh tay giơ lên, khua khắng. Bóng cánh tay hiện ra trên màn hinh`, khua khoắng. Một người đứng lên. Trên màn hinh`là nguyên một hinh`người bán thân. Nhiều hinh`người đứng lên. Nhiều cánh tay giơ lên. Dọc một hàng chỗ luồng ánh sáng của đèn chiếu rọi qua đứng lên. Trên màn ảnh lố nhố. Những tiếng hú. Những tiếng cười. “Xè xè xè…”. Máy chiếu bắt đầu quay, trên màn ảnh bắt đầu xuất hiện những hinh`nhằng nhjt, hàng người ngồi thụp xuống. “Ruỳnh, ruỳnh, ruỳnh…”. Tiếng mặt ghế ập xuống. Sau hàng loạt tiếng động, cả phòng chiếu im phắc, chir còn tiếng máy quay. Bộ phim bắt đầu, tiếng chú thuyết minh đọc đều đều theo hinh`ảnh. Hơn một nghin`con người, không một tiếng động.
    ***
    “Hết phim”. Dòng chữ hiện ra trên màn ảnh. Oà, đèn vụt sáng. Cả phòng chiếu ào lên. Người đứng dậy. Người ngồi im. Người cầm quạt nan quạt phành phạch. Người cầm chai nước tu ừng ực. Tiếng trẻ con I’ ới. Tiếng người lớn gọi nhau. Ngột ngạt. Sói len lỏi ra đến cửa. “Hàààààààà….”. Bên ngoài là một thế giới khác hẳn, cảm nhận rõ rệt ngay từ bước chân đầu tiên đặt ra khỏi cửa. Gió mặt. Hơi thở thật nhẹ nhàng. Biển người toả ra tứ phiá, Lao xao. Người ta bàn tán về nội dung bộ phim, người ta ca ngợi nhân vật, người ta hồi hộp nhớ lại những cảnh gay cấn… Một bộ phim hay.
    Về đến nhà là đúng 11 giờ, cả nhà cũng đã đi xem phim về. Hai chiếc chiếu được trải ra hiên trong ánh nến. Cả nhà nằm bàn luận về bộ phim rồi chim`vào giấc ngủ lúc nào không hay. Một đêm yên binh`.
    (Còn tiếp)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bi bướng bỉnh
    Đang tải...


  2. Bi bướng bỉnh

    Bi bướng bỉnh Thành viên mới

    Tham gia:
    25/9/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Mình thử viết truyện như thế này, các bạn thấy có được không ?

    Có bạn nào đủ can đảm đọc hết chưa nhỉ :)
     

Chia sẻ trang này