Kinh nghiệm: Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi tranthimai1008, 20/10/2014.

  1. tranthimai1008

    tranthimai1008 Thành viên mới

    Tham gia:
    29/7/2014
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Một thực tế đáng chú ý ở Việt Nam hiện nay đó là thanh thiếu niên thiếu ý thức về tiền bạc, dẫn đến việc tiêu tiền thiếu ý thức và gây ra những hậu quả đáng quan ngại. Hầu hết các bậc phụ huynh đều lo sợ con cái tiếp xúc với tiền sớm sẽ sinh hư, nên nhiều người thường cấm đoán các con xài tiền. Đó là một cách dạy con tiêu cực vì việc ngăn cản trẻ là vô ích, vì trẻ sẽ tiếp xúc với tiền ở những nơi mà bạn không thể kiểm soát được (trường học, bạn bè, khu vui chơi,…). Bạn chỉ có thể giúp đỡ con bằng cách giúp con chủ động tiếp xúc với đồng tiền và có hiểu biết đúng đắn về vấn đề tiền bạc.

    Vậy nên dạy trẻ em những gì về tiền bạc và dạy như thế nào?


    Có nhiều tranh cãi về việc dạy tài chính cho trẻ con. Có người cho rằng chỉ cần dạy trẻ cách tiêu tiền có trách nhiệm là đủ, không nên dạy cho trẻ biết quá nhiều về tài chính. Ngược lại, có người quan niệm rằng, cần dạy cho trẻ làm chủ đồng tiền của mình. Ngoài chức năng thanh toán, trẻ em cần phải biết cách kiếm tiền và biết cách điều khiển đồng tiền của mình một cách thông minh và có trách nhiệm với xã hội. Đúng như vậy, dạy con cách làm chủ đồng tiền nói một cách ngắn gọn là dạy 5 bài học: Kiếm tiền – Đầu Tư -Tiêu Tiền – Tiết Kiệm - Từ Thiện.
    Sẽ có nhiều phụ huynh thắc mắc là tại sao lại dạy trẻ kiếm tiền và đầu tư, chúng còn quá nhỏ để học những thứ ấy. Đương nhiên là thanh thiếu niên vẫn chưa đủ tuổi trưởng thành để có thể có thể kiếm tiền như người lớn, nhưng chúng vẫn cần học cách biết kiếm tiền để học hỏi kinh nghiệm làm việc và biết quý trọng đồng tiền. Thực ra thanh thiếu niên ngày nay rất sáng tạo, thông minh và có niềm đam mê rất lớn. Ai cũng biết rằng khi ta làm việc với niềm đam mê, cảm giác cực nhọc của lao động không hề tồn tại và ta sẽ học được rất nhiều từ lao động. Những nhà triết học nổi tiếng thế giới rất đề cao lao động, coi lao động là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Vì thế, các bậc phụ huynh không có vấn đề gì phải lo lắng, mà ngược lại nên khuyến khích trẻ lao động và yêu thích lao động. Rất tiếc thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay có cái nhìn lệch lạc về lao động và tiền bạc, đa số đều nghĩ làm việc để có tiền mà không hề nghĩ làm việc để rèn luyện bản thân, tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy ở nước ta hiện nay chưa có một tỷ phú tuổi teen nào, chứ ở thế giới tỷ phú tuổi teen không phải là hiếm. Ví dụ như Ephren Taylor – tỷ phú trẻ người Mỹ gốc Phi. Bắt đầu từ một lời gợi ý của người mẹ “Sao con không thử tính xem liệu mình có thể tự tạo ra bộ đồ chơi khác không?” khi cậu xin tiền mẹ mua bộ trò chơi mới, cậu đã mua sách tìm tòi, tự học lập trình để tự tạo ra trò chơi có tên là “ Clone of Pong”. Chính trong thời gian “tự thân vận động” đó, cậu đã nhìn thấy sự kỳ diệu của internet và quyết định thành lập công ty phát triển web ở tuổi 13 và sớm trở thành tỷ phú.
    Từ câu chuyện của Ephren Taylor chúng ta dễ nhận ra rằng hãy để trẻ em bắt đầu bằng những đam mê cháy bỏng, đồng tiền sẽ đến sau đó. Ca khúc “You raise me up” được bé Vũ Đình Tri Giao (9 tuổi) cất lên ở Vietnam’s Got Talent. Khi hát Tri Giao chỉ thỏa niềm đam mê ca hát, nhưng rồi tiền sẽ đến sau đó (ít nhất là tiền thưởng hoặc các cơ hội tiếp theo).

    (còn nữa)

    Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ nó!

    Xem chi tiết bài viết tại richkid.edu.vn

    http://www.richkid.edu.vn/2014/05/day-con-hieu-ung-gia-tri-ong-tien.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tranthimai1008
    Đang tải...


Chia sẻ trang này