Kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi trungtamvanhoaminhminh, 5/11/2014.

  1. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    10 Lời khuyên giúp bé học tiếng Anh hiệu quả

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hành tiếng Anh ở nhà cùng với cha mẹ sẽ giúp trẻ có thêm tự tin và động lực.

    Điều này sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn và đạt kết quả cao hơn trên lớp. Hãy làm theo 10 lời khuyên sau đây để giúp con bạn tiến bộ.

    Tất cả những mẹo vặt sau có thể được áp dụng đối với trẻ đang học tiếng Anh hoặc bất kì ngôn ngữ nào.

    1) Tạo hứng thú cho con học

    Học tiếng Anh là phải đem lại niềm vui cho trẻ. Đừng cố ép con bạn học, thay vào đó hãy để trẻ chơi trò chơi tiếng Anh và những hoạt động vui nhộn khác. Khi trẻ càng say mê học tiếng Anh thì trẻ sẽ học chăm chỉ hơn và đương nhiên kết quả cũng sẽ tốt hơn.

    hoc tieng anh



    2) Khuyến khích trẻ tập nghe với CD dành cho học sinh

    Khuyến khích trẻ nghe bài hát và từ vựng trên đĩa CD dành cho học sinh. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ củng cố nội dung bài học trên lớp một cách vui nhộn. Và bạn cũng sẽ thích thú khi được hát cùng với trẻ.

    3) Sử dụng Internet

    hoc eng...

    Hãy giúp trẻ truy cập vào những website trực tuyến trên Internet. Có rất nhiều website hỗ trợ miễn phí cho trẻ em, giúp trẻ ôn tập bài học trên lớp, chơi những trò chơi ngôn ngữ trực tuyến và tìm kiếm những chủ đề thú vị.

    4) Tạo môi trường học tập tích cực

    Bạn hãy cùng trẻ tạo một không gian học tập yên tĩnh với ánh sáng tự nhiên, cách ly tiếng ồn và trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho việc học như viết, giấy, đồ chơi ô chữ.

    5) Giúp trẻ được trang bị tốt

    Khuyến khích trẻ nên bắt đầu làm bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài kiểm tra ngay khi có thể. Khi mọi việc đã được chuẩn bị tốt, trẻ sẽ không cảm thấy căng thẳng hay hồi hộp và sẽ đạt kết quả tốt hơn.

    6) Giúp trẻ làm bài tập và ôn bài

    hoc english



    Bạn nên xếp lịch hàng ngày cùng con làm bài tập và ôn bài. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ luôn ở bên cạnh trẻ khi trẻ cần sự giúp đỡ, tuy nhiên bạn nên tránh trả lời ngay những câu hỏi của trẻ. Thay vào đó, bạn nên đặt những câu hỏi gợi ý giúp trẻ tự suy nghĩ, tự khám phá ra vấn đề theo từng bước.

    7) Dạy trẻ biết cách tổ chức

    Hãy giúp trẻ hiểu được sự quan trọng của việc tổ chức và sắp xếp thời gian biểu. Việc này sẽ giúp trẻ thành công trong học tập và cả trong các lĩnh vực khác.

    8) Đọc sách cùng trẻ

    Đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày và khuyến khích trẻ cùng đọc với bạn. Trong lúc đọc, bạn nên đặt những câu hỏi xoay quanh câu chuyện, ví dụ như: “ Vì sao Cô bé lọ lem phải rời khỏi buổi vũ hội?”. Đọc sách sẽ giúp trẻ tăng thêm niềm yêu thích đối với tiếng Anh và làm giàu vốn từ vựng của trẻ.

    9) Hỏi thăm trẻ về những hoạt động trong ngày của trẻ

    hoc tieng a

    Bạn nên hỏi trẻ về hoạt động của trẻ trong ngày, ví dụ như: trẻ đã nhìn thấy điều gì, nghe được âm thanh nào và tiếp xúc với những ai. Việc trò chuyện như thế sẽ khuyến khích và tạo động lực cho trẻ học tập tốt hơn trên lớp.

    10) Quan tâm đến việc học của trẻ

    Cần có sự gắn kết giữa cha mẹ và trường học để kịp thời hỗ trợ cho trẻ cũng như có thể tham khảo thêm ý kiến của giáo viên dạy trẻ ở trường.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trungtamvanhoaminhminh
    Đang tải...


  2. Phan Huỳnh Luân

    Phan Huỳnh Luân Thành viên mới

    Tham gia:
    6/11/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    sẽ áp dung thử cách nay >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     
  3. Hdieu08.vn

    Hdieu08.vn 091 585 39 59

    Tham gia:
    20/10/2013
    Bài viết:
    3,294
    Đã được thích:
    396
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Bé nhà mình học oxford 2 năm rùi nhưng do bé lười học từ mới nên khi muốn viết đoạn miêu tả bằng tiếng anh là ngồi mãi không xong ấy.
     
  4. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Làm sao để con bạn học giỏi môn Văn?
    Hiện nay nhiều trẻ em không thích môn Văn bởi cho rằng chúng quá trừu tượng. Thay vì mất thời gian suy nghĩ làm văn, trẻ thích những cái gì có ngay trước mắt như đọc truyện tranh, xem tivi, truy cập Internet... Muốn khắc phục nhược điểm này của con, các bậc cha mẹ cần chú ý.

    Thứ nhất, cần tập diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói. Ngay từ hồi bé, các em thường nghe mẹ hát ru: "Con tôi buồn ngủ buồn nghê, còn tằm chín đỏ, con dê mọc sừng. Có mọc thì mọc giữa lưng, đừng mọc con mắt nó sưng tù mù...". Những lời ru mượt mà, giàu hình ảnh là bước đầu tiên tập cho trẻ làm quen với văn học. Lời ru mở mang óc tưởng tượng, đưa trẻ đến với màu đỏ vàng ươm của những nong tằm, đến với chú dê con mới nhú cặp sừng tơ... Lớn hơn, hằng đêm trẻ nghe mẹ kể chuyện Thạch Sanh chém trăn tinh, chuyện Cây khế... Nghe mãi, các em trở nên thuộc lòng, có thể kể lại rành rọt không thiếu một chi tiết nào. Từ chỗ biết nói đúng, mạch lạc, giàu hình ảnh, màu sắc thì các em sẽ biết viết đúng, viết hay.

    Thứ hai là tập cho trẻ thói quen quan sát. Bất kể đi đâu, làm gì, bố mẹ nên hướng cho con cách nhìn nhận những sự vật xung quanh. Đừng ngại khi trẻ đặt câu hỏi: Mẹ ơi sao cây bàng có lá xanh, lá đỏ? Sao mùa thu có nhiều lá rụng?...

    Thứ ba là hướng cho trẻ đọc sách và học thuộc những đoạn văn hay. Cha mẹ cần chọn lọc sách hay cho con đọc, hạn chế truyện tranh vì chúng làm hạn chế trí tưởng tượng của trẻ. Mỗi khi đọc xong một quyển truyện, hãy yêu cầu con viết tóm tắt, nêu ý nghĩa... Tập luyện nhiều, dần dần trẻ sẽ mài sắc ngòi bút, viết văn trơn tru, thoát ý hơn.

    (Theo Thế Giới Phụ Nữ
     
  5. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    cách để duy trì động lực học tập

    Tạo một áp lực thời gian cho bản thân khi làm bài tập, nếu không có áp lực về thời gian, bạn sẽ dễ lãng quên nhiệm vụ chính của mình và dần dần mất hứng thú khi bắt tay vào làm. Tốt hơn cả, bạn hãy dán một tờ stick note (tờ giấy dán, thường để ghi chú lên đó) ghi thời hạn chót nộp bài lên lịch, sau đó đánh dấu ngày bạn sẽ bắt đầu tiến hành làm bài cũng trên tờ lịch đó.

    Hãy cùng đọc 10 điều sau đây, bạn sẽ yêu việc học của mình hơn đấy!


    1. Xác định một mục đích rõ ràng và thực tế mà bạn có thể làm được, phải chắc rằng đó thực sự là mục-đích-của-bạn chứ không phải là mục đích của bố mẹ, người xung quanh hay của số đông. Có thái độ và suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu mà mình đề ra trong việc học, cũng như khi thực hiện kế hoạch.

    2. Lên danh sách những yếu tố thúc đẩy bạn học hành: khách quan (nhận được lời khen của bố mẹ, quà thưởng, học bổng…), chủ quan (đạt được trình độ cao cấp trong lĩnh vực mình đang học, thoả mãn sự ham mê tìm hiểu của bản thân...).

    3. Tạo một áp lực thời gian cho bản thân khi làm bài tập, nếu không có áp lực về thời gian, bạn sẽ dễ lãng quên nhiệm vụ chính của mình và dần dần mất hứng thú khi bắt tay vào làm. Tốt hơn cả, bạn hãy dán một tờ stick note (tờ giấy dán, thường để ghi chú lên đó) ghi thời hạn chót nộp bài lên lịch, sau đó đánh dấu ngày bạn sẽ bắt đầu tiến hành làm bài cũng trên tờ lịch đó.

    4. Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần. Mỗi ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để dồn sang hôm sau.

    5. Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú hoặc những đề mục nhỏ trước. Việc hoàn thành một cách nhanh chóng những phần như thế sẽ khiến bạn tự tin hơn về khả năng của mình.

    6. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại hỏi giáo viên hoặc người hướng dẫn. Sự giảng giải ngắn gọn của họ sẽ giúp bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó bạn có thể tiếp tục phát triển bài làm nếu đi đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện.

    7. Tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học/đang làm với những gì bạn sẽ thực hiện trong tương lai.

    8. Cố gắng giải quyết những vấn đề cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn, nếu không, hãy điều tiết sao cho nó không can thiệp sâu vào việc học.

    9. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi may mắn mỉm cười, tự ti… khi học. Hãy nhìn vào những thành công hoặc kết quả mà bạn đạt được, tuy nhỏ thôi, nhưng nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy.

    10. Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình nhé. Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa khiến đầu óc bạn thoải mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn. Đừng nghĩ đến những gì chưa hoàn thành, hãy hài lòng với những gì mình đã hoàn thành bạn nhé!
     
  6. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Các bước chuẩn bị giúp bé học giỏi ToánGiỏi Toán thường được hiểu là đếm các số càng lên cao càng tốt, làm được các phép tính khó với thời gian càng nhanh càng tốt. Trong khi mục đích học Toán không phải chỉ có thế. Trò chơi giúp trẻ tự tin vào lớp một / Giúp con học qua các bộ sưu tập
    Theo phương pháp Montessori, chuẩn bị gián tiếp ngay từ nhỏ cho Toán học (từ 0 tuổi trở đi) cũng quan trọng không kém việc trực tiếp học Toán. Trẻ không học để ganh đua với một cái máy tính. Toán học không phải chỉ là các phép toán mà là các nguyên tắc toán học được áp dụng trong đời sống hàng ngày với trẻ mầm non, đó mới là bản chất quan trọng của Toán học. Và thật may là điều này thì tất cả bố mẹ đều có thể làm được một cách dễ dàng ở nhà, không tốn kém, chỉ cần có thời gian cho con.


    Có thể giúp bé làm quen với toán từ những trò chơi đơn giản mỗi ngày. Ảnh minh họa: MT.

    Nguyên tắc tối quan trọng là chỉ làm một việc một lúc, làm từ đầu đến cuối giống như giải một bài toán sau này. Không bao giờ được đang chơi xếp hình lại bỏ đó chuyển sang chơi xâu hạt. Nếu không hoàn thành được những việc nhỏ sau này lớn trẻ khó mà tập trung làm được những việc mất nhiều thời gian hơn, đơn giản nhất là ngồi tập trung nghe cô được hết một tiết học khi vào lớp một. Nói như thế không có nghĩa là khi con chán chơi xếp hình thì cứ bắt con ngồi xếp. Khi bé không muốn xếp hình, hướng dẫn con xếp vào hộp, cất đi, xong mới lấy hoạt động xâu hạt ra làm.

    Rèn cho trẻ tính kiên nhẫn, tự giải quyết các vấn đề từ dễ đến khó theo độ tuổi, không hơi tí đi nhờ người giúp vì nghĩ khó quá mình không làm được. Điều này rất khó với các bậc cha mẹ, những người quen nghĩ càng giúp con nhiều là càng thương con. Hãy nói với bé “Con thử suy nghĩ xem sao?”, “Mình phải làm sao bây giờ nhỉ?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con làm a hay b?”.

    Tập cho trẻ có thói quen tư duy chính xác, bắt đầu bằng luôn gọi đúng tên mọi vật, sự việc, cảm xúc... Mưa rơi có thể là mưa tí tách, mưa xối xả, mưa lất phất... Sấm là sấm chứ không phải ông đùng. Hãy nói “Đúng 7h mình sẽ đi học con nhé”, thay vì “Nhanh lên nào muộn giờ của mẹ bây giờ”, “Con được xem nửa tiếng vô tuyến mỗi ngày và khi chuông reo là hết giờ", thay vì “Hết giờ xem rồi tắt ngay đi”.

    Tập cho con tư duy logic. Khi bày bàn ăn nói “Con đếm xem nhà mình có bao nhiêu người, bao nhiêu người thì cần bấy nhiêu bát”. Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi bố mẹ có thể chơi trước khi đi ngủ với con. Đơn giản nhất là đưa ra hai lựa chọn để con chọn một “Con cá sống dưới nước hay trên bờ?”, “Ông mặt trời màu xanh hay màu đỏ?”... sau khó dần lên bằng việc bé phải tự nghĩ ra câu trả lời “Chim bay, cò bay, lợn có bay không nào?”, “Không?”, “Tại sao lợn lại không biết bay?”, “Vì nó không có cánh” là câu trả lời bạn đang chờ. Tùy theo tuổi bạn có thể hỏi dài hơi “Thế lợn có gì?”, “Lợn có chân”, "Chân để làm gì?", "Chân để đi", “Chân của lợn có biết chạy không?”, “Có”, “Lợn có mấy chân?” và để con đếm trong một bức tranh minh họa.

    Giúp con học tính trật tự, đầu tiên mình làm a, sau đó đến b, sau đó c... để giúp con hiểu mọi việc được kết nối ra sao, giống như trật tự từng bước khi giải toán. Trẻ rất thích nghe các câu chuyện, xem clip về chính mình hồi bé. Bạn có thể kể, mẹ mang bầu con 9 tháng, bác sĩ bế con ra, tất cả mọi người đến thăm con, rồi 6 tháng con mọc hai cái răng đầu tiên... làm cho con album ảnh để con tự xem và tự đọc, tự kể về mình. Điều này áp dụng được với mọi người trong gia đình, mọi hoạt động bé làm hàng ngày như chuẩn bị ba lô đi học, chải răng...

    Nếu bố mẹ có thời gian tự làm các cuốn sách nhỏ như vậy cho con học về bất cứ chủ đề nào bé chưa biết. Sau này bé sẽ rất dễ dàng học trật tự và các số thứ tự, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, giờ trong ngày, ngày trong tuần, tháng trong năm, các mùa nối tiếp nhau trong năm thế nào... các trật tự hữu hình và vô hình.

    Giúp con hiểu mối liên hệ nguyên nhân kết quả, chẳng hạn con không bê đồ bằng hai tay: đổ, vỡ. Con không đi cẩn thận: ngã. Con không ăn tối: đói... Như thế không phải là ác mà là để giúp con hiểu mọi hành động của mình đều dẫn đến một kết quả nhất định, có thể kết quả không như con mong muốn nhưng chính con đã chọn quyết định đó. Giống như khi làm toán. Không tư duy đúng thì kết quả sẽ sai. Tuy nhiên phải giúp con nhìn nhận rằng sai không phải là cái gì đó trầm trọng, chỉ là ngược lại với đúng. Trẻ cũng cần biết về sự đối lập, có to mới có nhỏ, có thừa mới có thiếu, có rộng mới có chật. Nếu hiểu được điều đó trẻ sẽ tự muốn làm đúng, và cùng lúc không sợ sai, dám nghĩ dám làm.

    Đừng bao giờ phạt trẻ nếu trẻ không làm đúng hay đạt được kết quả như bạn muốn. Không em bé nào cố tình làm sai cả, mà chỉ là năng lực của bé tại thời điểm đó chưa làm được việc đó. Có thể do yêu cầu của bạn quá cao, có thể bé mệt không tập trung. Nguy hiểm hơn, khi phản ứng tiêu cực như thế sẽ làm cho bé luôn sợ hãi dẫn đến không dám thử những điều mới lạ sau này.

    Tập thói quen tư duy, xử lý thông tin trước khi hành động. Đừng để trẻ thử đúng sai rồi rút ra kết luận. Ngay từ bé luôn làm mẫu cho bé các hoạt động một cách chính xác, làm mẫu thì phải chuẩn, sau khi hướng dẫn bé làm chưa đúng thì lần sau làm mẫu lại chứ không nhảy vào sửa khi con đang làm việc, bất cứ việc gì từ nhỏ đến lớn.

    Hãy giúp con so sánh mọi thứ có thể, màu xanh nào đậm hơn, bông hoa nào nhiều cánh hơn, tòa nhà nào cao hơn, bộ lego nào khó hơn, cái xe nào chạy nhanh hơn, câu chuyện nào dài hơn, phòng nào trong nhà rộng hơn, con cá nào to hơn... sau đó đến so sánh hơn nhất. So sánh giúp trẻ hiểu bản chất sự việc, giúp rèn khả năng quan sát, tư duy, ra quyết định. Đó chính là áp dụng toán học vào cuộc sống một cách đơn giản.

    Giúp trẻ học cộng trừ nhân chia theo đúng bản chất. Ví dụ của phép cộng: mỗi ngày con ăn một hộp sữa chua, cả tuần con ăn mấy hộp? Phép nhân: Một tuần con ăn 7 hộp sữa chua, vậy hai tuần con ăn bao nhiêu hộp. Để trẻ cộng 7 với 7, vì phép nhân chính là phép cộng đặc biệt mà thôi. Phép trừ: Con mua 7 hộp sữa chua, hôm nay là thứ 3, con đã ăn mất một hộp, trong tủ lạnh còn mấy hộp? Phép chia: Con mua 7 hộp sữa chua, có 7 ngày trong tuần, mỗi ngày con ăn mấy hộp? Và đương nhiên, đừng bảo trẻ mầm non cộng nhẩm, hãy giữ lại vỏ sữa chua, rửa sạch làm đồ dùng học toán. Nếu làm được cộng thì làm được nhân, làm được trừ thì làm được chia. Rất đơn giản và dễ hiểu. Và nếu các bố mẹ thầy cô làm được những điều tưởng như nhỏ nhặt trên đây em bé nào cũng sẽ mê toán vì toán học khi hiểu được bản chất lại trở thành đơn giản.
     
  7. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Rèn luyện cho trẻ tính tự giác trong học tập
    Tự giác học tập là cách tốt nhất giúp trẻ nắm vững kiến thức và chủ động tiếp thu kiến thức. Vậy các bậc cha mẹ nên làm gì để rèn cho con tính tự giác trong học tập?

    Bố trí góc học tập hợp lý
    Góc học tập của trẻ cần phải yên tĩnh và cố định. Trẻ rất dễ mất tập trung, do đó, cha mẹ cần phải để chúng tránh xa các thiết bị như tivi hay máy tính trong thời gian chúng học. Bàn học của trẻ cũng nên được đặt xa cửa chính, nơi nhiều người đi lại, trò chuyện. Trẻ sẽ không thể tập trung nếu cứ có tiếng bước chân đi lại và tiếng người trò chuyện.

    Một chiếc bàn cố định tại một góc học tập yên tĩnh tạo cho bé dần dần hình thành ý thức đó là chiếc bàn của mình, mình có nhiệm vụ phải ngồi vào đó để học mỗi ngày. Nó cũng góp phần gợi cho trẻ tính trật tự, kỷ cương. Một góc học tập nghiêm túc cũng nhắc bé rằng phải học tập nghiêm túc.

    Hình thành nguyên tắc học tập
    Vào buổi tối, sau bữa ăn sẽ là giờ học bài của trẻ, hãy rèn luyện cho trẻ nguyên tắc và thói quen như vậy. Đó là việc làm hàng ngày và bé cần luôn ghi nhớ. Sau một vài lần áp dụng, trẻ sẽ nghiêm túc và ngoan ngoãn ngồi vào bàn học đúng giờ, đó chính là nền tảng dần dần hình thành tính tự giác trong học tập của trẻ.

    Thời gian mỗi buổi học
    Trong một buổi học, đừng bắt trẻ phải học trong thời gian quá lâu hay ngồi học liên tục. Nếu những học sinh cấp 3 có thể tập trung học trong hàng giờ liền thì học sinh tiểu học chỉ tập trung được trong khoảng 30 phút. Vì thế, Sau mỗi bài tập, bạn có thể cho con nghỉ giải lao một vài phút trước khi bước vào bài tập mới, coi như đó là một phần thưởng khi con đã hoàn thành bài. Thời gian học bài của trẻ tốt nhất không kéo dài hơn 1 tiếng.

    Hướng dẫn cho trẻ phương pháp học tập
    Có rất nhiều đứa trẻ ngồi vào bàn học đúng giờ theo thói quen nhưng lại chỉ giở sách ra và gấp sách vào mà hầu như không tiếp thu được nhiều kiến thức. Đó là vì bé chưa có kĩ năng và phương pháp học đúng đắn. Do đó, bạn cần hướng dẫn cho trẻ phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Ví dụ, với mỗi môn học của ngày hôm sau, bạn lần lượt cho bé ôn bài cũ và gợi ý cho con vào mới. Sau mỗi lần gợi ý, hãy hỏi lại con xem trẻ đã nắm được những gì. Cuối cùng, yêu cầu con nhắc lại ý chung nhất của bài. Đó là cách rèn cho trẻ phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, đồng thời rèn cho trẻ kỹ năng tự học và tự tìm hiểu bài.

    Dành cho trẻ những lời khen
    Đừng tiếc những lời khen dành cho con nếu con đã làm tốt trong buổi học hôm đó. Đó là nguồn động lực rất lớn khích lệ trẻ luôn có ý thức học tập và ham học hỏi. Nhưng cũng không nên chỉ khen một cách qua loa như “tốt lắm”, “giỏi lắm”, hãy khen cụ thể hơn: “Con rất có ý thức học bài”, “con rất kiên nhẫn giải bài toán”, “con nắm ý chính rất nhanh”… những lần sau trẻ sẽ biết mình cần làm gì để hoc tốt hơn.

    Để rèn luyện cho trẻ tính tự giác trong học tập thì các bậc phụ huynh cần phải có sự kiên nhẫn, chỉ bảo từng chút một để trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
     
  8. chuchuotcon

    chuchuotcon Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/11/2011
    Bài viết:
    3,659
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Quan trọng nhất là trẻ học hành tự giác, giờ dạy thêm học thêm nhiều quá có thể khiến trẻ thụ động hơn
     
  9. Mẹ Minh Lâm

    Mẹ Minh Lâm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/12/2013
    Bài viết:
    1,016
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Mình cho con xem nhiều hoạt hình nước ngoài, nhất là disney, có sub. để con quen dần với âm TA, giọng điệu rồi mới dạy con nói và viết
     
  10. Cờ Thông Minh

    Cờ Thông Minh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/11/2013
    Bài viết:
    1,801
    Đã được thích:
    247
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Đúng đó bạn, để trẻ tự giác học thì cần tạo cho chúng sự hứng thú nhất định khi ngồi vào bàn học, nếu không chúng sẽ học theo kiểu đối phó cho xong. Mà cách giáo dục của VN là nhồi nhét học nhiều quá nên giờ trẻ gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ
     
  11. trungtamvanhoaminhminh

    trungtamvanhoaminhminh Thành viên mới

    Tham gia:
    17/8/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Kinh nghiệm giúp trẻ học tập hiệu quả

    Sáu bước để học tốt môn Văn .
    Nhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé!

    1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết

    Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.

    2. Khảo sát thực tế

    Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài, mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình!”

    3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị

    Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn.

    4. Soạn bài trước ở nhà

    Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó.

    5. Nghỉ ngơi

    Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp bạn nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa.

    6. Nghe thầy cô giảng

    Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm hứng thú để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Nam (lớp 10 trường GV) tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao. Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cô để xin lỗi và nghiêm túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn cao”.

    Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những bạn sợ nó. Môn Văn giúp cho chúng mình có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tượng tưởng. Các bạn đã thấy Văn cực dễ chưa?

    Theo Phương Ngọc
     
    Sửa lần cuối: 19/11/2014

Chia sẻ trang này