Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi methaonguyen177284, 23/11/2014.

  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Hãy nhớ rằng, bạn là cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi, và vì thế bạn cũng có quyền "hét" lên vào những lúc mệt mỏi.

    Bài viết là chia sẻ của một ông bố về những điều đã diễn ra với mình và đang lặp lại chính những điều đó với con của anh. Những chia sẻ chân thật này có thể sẽ gợi ý cho các bố mẹ điều gì đó trong việc nuôi dạy con cái của mình:

    Tôi đã lớn lên trong ngôi nhà của những tiếng la hét. Cha tôi là một người Ý nóng tính và quát mắng là cách ông “truyền đạt” những suy nghĩ hay cảm nhận của bản thân. Ông sẽ lớn tiếng la mắng khi chúng tôi để đèn sáng trong căn phòng trống, đi chơi về trễ hay khi không ý thức được những điều đã nói ra.

    Mẹ tôi cũng là người dễ nổi nóng, chỉ là không thường xuyên như bố mà thôi. Và đôi khi họ cũng lớn tiếng với nhau. Tất nhiên tôi và em trai cũng hét và tranh cãi thường xuyên, đặc biệt là sau giờ học, khi chỉ có hai đứa với nhau.

    Tôi chưa bao giờ suy ngẫm kỹ về điều này cho đến khi trở thành một ông bố và chợt nhận ra mình đang quát mắng đứa con trai tuổi chập chững tập đi vì những vấn đề ngô nghê thường ngày của con. Tôi đã nhận thấy điều này rõ ràng qua những câu chuyện ồn ào với con trai mình và khi vợ tôi nói “Hai người đang hét lên với nhau đấy, bình tĩnh nào!”

    Tôi đã bắt đầu dừng lại để suy nghĩ lý do và tần suất mình “cao giọng” với con. Tôi không muốn con sẽ lớn lên và bị tổn thương bởi tiếng quát mắng trong cơn giận dữ; và thật chẳng hay ho gì khi nhìn con trai mình co rúm sợ hãi, theo đúng cách tôi đã trải qua lúc còn nhỏ, mỗi khi tôi hét lên với con. Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu rồi phớt lờ một ai đó khi họ la hét quá nhiều. Và tôi nhận ra la hét không phải một cách giao tiếp hiệu quả trong mọi thời điểm.

    Mặt khác, tôi không muốn phải kìm nén cảm xúc và đôi khi tôi đã thấy thật thoải mái khi bố mẹ cũng thể hiện rõ ràng quan điểm với mình. Một lần khi tôi nhận kết quả kém cho bài kiểm tra toán và bị bố mắng, thay vì cảm thấy buồn thì tôi lại hạnh phúc do cảm nhận được sự quan tâm của bố dành cho mình. Và tôi nhận ra, quát mắng không phải luôn luôn xấu.


    [​IMG]

    Nhà tâm lý học, Giảng viên khoa Tâm lý trường Đại học Chicago (Mỹ), Alicia Clark cho biết: “Cha mẹ cũng là con người và chúng ta trải nghiệm những cảm xúc bình thường rất “con người” đó. Đôi khi những cảm xúc đó kết hợp với sự mệt mỏi của việc làm cha mẹ sẽ khiến chúng ta muốn hét lên. Và sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta không được thể hiện điều đó theo cách của những bậc phụ huynh. Như vậy, quát mắng sẽ là lựa chọn tốt hơn cho trường hợp này.”

    Bạn thấy không? La hét có thể được chấp nhận, miễn là sự tức giận của bạn không vượt quá tầm kiểm soát. Nó sẽ có ý nghĩa tích cực khi bạn và những đứa trẻ có thể nói lên cảm xúc thực sự của bản thân. Điều này sẽ giúp con bạn nuôi dưỡng sự cảm thông vì chúng có thể nghe và thấy được sự khó chịu chúng đã mang đến cho bạn. Hơn nữa, đây là sự chuẩn bị tốt cho lũ trẻ trước những tình huống tồi tệ hơn như khi bị giáo viên, huấn luyện viên hoặc sếp của chúng quát mắng bởi những sai sót hay khi chúng thể hiện kém hơn so với kỳ vọng.

    Những lập luận này cho thấy bạn cần lưu ý vài điều khi quát mắng con như:

    Chỉ quát mắng trong những trường hợp thích đáng

    Điều này nghĩa là bạn cần ý thức về cảm nhận nội tại của mình. Bạn đang hét lên vì mệt mỏi, do tâm trạng xấu hoặc thiếu kiên nhẫn hay bởi những điều bọn trẻ làm xứng đáng nhận phản ứng mạnh mẽ như vậy?

    Ví dụ, sau một buổi chiều cuối tuần dài đằng đẵng, tôi đang đánh mất sự bình tĩnh bởi những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi cố hít thật sâu và ổn định lại mớ cảm xúc để tránh khỏi tình huống tồi tệ. Nếu cách này không hiệu quả, tôi sẽ nói với con trai rằng: “Bố đang rất mệt và sắp mất bình tĩnh rồi. Liệu con có thể lắng nghe bố lúc này không?”. Như vậy tôi có thể nói lên cảm nhận của mình mà không cần la hét, trừ khi con không chịu cư xử tốt hơn.

    Để ý đến ngôn từ của bạn – kể cả khi bạn la hét


    Cố gắng nói “Bố cảm thấy rất tức giận và thất vọng khi con không biết chia sẻ với bạn bè” thay vì “Con đã hành xử không tốt!”. Đừng gây ra sự tổn thương bằng từ ngữ và đừng quát mắng quá lâu – con bạn sẽ không muốn lắng nghe nữa.

    Tập trung vào cảm nhận của bạn

    Hãy tập trung vào cảm nhận của bạn và những hành vi gây ra cảm giác đó, thậm chí cả khi bạn đang la hét. Nghĩa là bạn đừng quát lên một cách chung chung như “Ngôi nhà thật lộn xộn!” hay “Con không bao giờ chịu nghe lời cả!”. Nên nói rõ lý do bạn nổi giận và điều bạn nghĩ các con nên làm để chấm dứt tình trạng này. “Bố cảm thấy rất thất vọng và con có thể thấy điều đó trong giọng nói của bố. Bố tức giận vì con đã không chịu nghe lời.”

    Hoặc “Bố mắng con vì con không chịu thu dọn đồ chơi khi bố đã nhắc nhở tới 3 lần. Bố muốn con cất đồ chơi đi ngay bây giờ!” Điều này sẽ khiến lũ trẻ hiểu rằng bạn không bị mất kiểm soát, rằng chúng không thể điều khiển bạn hoặc đẩy bạn vượt quá giới hạn. Thay vào đó, chúng sẽ hiểu rằng bạn đang làm việc hoàn toàn có chủ đích.

    Biết nói lời xin lỗi

    Cuối cùng, nếu bạn lỡ bị mất kiểm soát và nói ra những điều đáng hối tiếc, hãy xin lỗi các con. Việc thể hiện rõ bạn mong muốn sửa đổi sai lầm như thế nào và thực hiện điều đó một cách trung thực cũng quan trọng không kém việc bạn quát mắng một cách có lý do.

    Như Giáo sư Clark đã chia sẻ “Chúng ta có trách nhiệm dạy con lựa chọn cách cư xử với người khác và cách chấp nhận những hệ quả từ việc đã làm. Việc quát mắng sẽ đáng báo động và cần ngăn chặn khi nó gây ra sự tổn thương hay những hành vi hung hăng của trẻ. Bản thân sự quát mắng không phải là sự lăng mạ, coi thường hay mất kiểm soát, đó chỉ là một sự thể hiện cảm xúc đơn thuần và có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc nuôi dạy con cái.”

    Cách bạn nói cũng quan trọng như nội dung bạn truyền đạt. Thay vì đẩy “việc la mắng” ra khỏi “kho vũ khí” của việc giáo dục con cái, hãy sử dụng nó thật hiệu quả. Nổi nóng vẫn có thể được chấp nhận nếu bạn kiểm soát được nó và tránh trở nên ngớ ngẩn trước mặt các con. Hãy nhớ rằng, bạn là những bậc cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi.

    Nguồn: Babble/Afamily
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


  2. danorganmio

    danorganmio Ngã xuống mới biết ai là bạn ta

    Tham gia:
    10/10/2014
    Bài viết:
    771
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Việc la hét, thậm chí đánh con hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu nó không phải là do sự bực mình. Đó cũng coi là các mức độ giáo dục khác nhau, có bé thì nói nhẹ đã nghe lời thì cần gì phải la hét. Tuy nhiên có bé cũng phải hét lên thì mới nghe
     
  3. minhphong2004

    minhphong2004 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    cứ mỗi lần bé nhà mình ăn cơm ngậm là mình ko thể chịu được, cứ phải hét rồi quát thậm trí là đánh thì cháu mới nhai
     
  4. songhong149

    songhong149 Thành viên mới

    Tham gia:
    20/8/2014
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Mình nghĩ bài viết này không thực sự đúng với tất cả mọi gia đình. Tốt nhất là không nên quát mắng con và chỉ quát mắng lúc cần thiết.
     
  5. ngo bui

    ngo bui Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    23/10/2012
    Bài viết:
    1,134
    Đã được thích:
    379
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Mình cũng từng mắng con, quát to nhưng lúc đó là sau khi bé đã phạm 1 lỗi >3 lần, trước đó đã có lần cảnh cáo " mẹ không muốn mắng các con".
    Tuy nhiên thường sau khi cả 2 mẹ con cùng bình tĩnh ( chắc cũng thường sau nửa ngày), mình thường hỏi con: Con cảm thấy tệ lắm không khi bị mẹ mắng? Hay mẹ mắng con có sai không? Lúc đó con thấy buồn không...Và mình cũng phân tích cho con hiểu cảm giác của mình lúc đó: Rằng thực sự mẹ k hề muốn mắng con, nhưng con mắc khuyết điểm này lần thứ mấy rồi, đáng ra mẹ muốn đánh con nhưng mẹ k đánh.
    Và mình nói rõ: mắng con xong mẹ rất buồn, đi làm rồi mẹ vẫn suy nghĩ về con, và buồn cả ngày hôm nay...
    nói chung cô lớn năm nay lên cấp 2 cũng ngoan, biết giúp mình việc nhà thậm chí cả bữa cơm đơn giản--những việc nhỏ thôi của cháu mình đều khen.
    Tuy nhiên cha mẹ phải hiểu tính nết của con, chứ cô thứ 2 nhà mình thật sự mình thấy cô ta cá tính mạnh và không sợ mắng chút nào nên lại phải nịnh: Rằng lúc nãy con buồn điều gì, con ngoan đúng không, con chỉ giả vờ hư một chút thôi nhỉ....Ok ngay.
    Mình nghĩ cũng khó tránh lúc mắng các con lắm.
     
  6. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Cách bạn nói cũng quan trọng như nội dung bạn truyền đạt, mình phải lưu ý
     
  7. thuykitty2005

    thuykitty2005 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    25/9/2010
    Bài viết:
    5,048
    Đã được thích:
    916
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Mình thấy hạn chế quát mắng thì tốt hơn!
     
  8. hobao

    hobao Thành viên mới

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Bài viết rất hữu ích ạ. Đúng là khi giận , các ba mẹ thường nói năng lộn xộn ko chủ đích. Bọn trẻ sẽ sợ hãi mà đôi khi ko hiểu là đã phạm lỗi gì. Cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ :)
     
  9. mexinh12

    mexinh12 Mẹ gấu xinh

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ, mình cũng hay mắng con, nhiều lúc quá bực mình không mắng khó chịu lắm, nhưng mắng nhiều cũng tạo thành thói quen không tốt cho các mẹ, đúng là mắng phải phân tích lý do mắng chứ mắng chung chung thì bé không hiểu gì cả, có mình điều mình cần học hỏi ở bài viết này, một là nữa thanks chủ thớt nha
     
  10. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    đọc xong mà vẫn thấy khó thực hiện quá
     
  11. menghe2210

    menghe2210 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/12/2013
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Em vẫn nghĩ là không nên quát mắng con cho dù thế nào. Vì em nghĩ mình là người lớn mà cũng còn ko thích bị quát mắng huống gì bé
     
  12. Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM

    Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM THỰC PHẨM-MAY VÁ-HANDMADE

    Tham gia:
    27/8/2014
    Bài viết:
    3,734
    Đã được thích:
    697
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    mình cứ quát mắng, và cho ăn đòn vào đít là chuyện ko hiếm , .
     
  13. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Chúng ta có trách nhiệm dạy con lựa chọn cách cư xử với người khác và cách chấp nhận những hệ quả từ việc đã làm
     
  14. Me_KhanhVu

    Me_KhanhVu Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/10/2014
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Mình cũng là 1 người mẹ của hai đứa con zai, mình cũng có lúc hành xử như vậy, mình đã rất nhiều lần không kiềm chế được và cũng đã phải xin lỗi con, có lúc mình cũng qua lời, đó là cảm xúc rất thực tế ,mà mình cũng không ngại chia sẻ với các bố mẹ!
     
  15. Hương rừng Tây Bắc

    Hương rừng Tây Bắc Thành viên mới

    Tham gia:
    10/10/2014
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    hii...mình cũng hay mắng con, nhiều lúc nghĩ lại thấy mình hay nóng giận không tốt nhưng con nghịch quá không kiềm chế được...phải kìm hãm dần, vì mình cũng biết rằng quát mắng không phải là pp giáo dục tốt
     
  16. RICEFAMILY

    RICEFAMILY Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/4/2014
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Các mẹ dành chút thời gian tìm đọc cuốn "Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" của bà Sara Imas xem sao ạ. :D Em chưa được làm mẹ (đang cố đúc 4 tháng rùi mà chưa có kết quả :">) nên chưa hiểu hết được. Nhất định khi được mang bầu sẽ phải đọc lại lần nữa và khi nuôi con sẽ còn phải đọc nhiều lần nữa. Cuốn sách đó rất giá trị với các bà mẹ, những người ương mầm tương lai. ^^
     
  17. Mẹ Sochu

    Mẹ Sochu Thành viên mới

    Tham gia:
    6/12/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Trong một cuộc nghiên cứu do Đại học Columbia (Mỹ) tiến hành, các em bé mẫu giáo được đặt trước một tình huống: Giáo viên sẽ yêu cầu các em xếp hình Lego thành một ngôi nhà nhưng các em quên không lắp cửa sổ. Sau đó, giáo viên và trẻ sẽ chơi trò nhập vai, tưởng tượng chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo, thông qua việc lồng tiếng cho búp bê. Trong vai búp bê cô giáo, giáo viên nói "Ngôi nhà này không có cửa sổ" và đưa ra ba lời chỉ trích dưới đây:

    Chỉ trích cá nhân: "Cô rất thất vọng về em"

    Chỉ trích kết quả: "Đó không phải là cách làm đúng, vì các khối Lego không được xếp thẳng mà rất lộn xộn"

    Chỉ trích quá trình: "Có lẽ em nên nghĩ một cách làm khác thì hay hơn".
    Nhóm nghiên cứu sau đó đã ước lượng cảm nhận của trẻ về sự tự tôn: khi nào thì trẻ cảm thấy mình thông minh, ngoan, giỏi. Chúng sẽ được yêu cầu chấm điểm tâm trạng của mình cũng như chấm điểm sản phẩm là ngôi nhà.


    Thay vì mắng trẻ, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe (Ảnh minh họa).
    Những trẻ nhận phải lời chỉ trích cá nhân có xu hướng chấm điểm tự tôn thấp hơn, tâm trạng tiêu cực hơn, kém kiên trì hơn. Chúng cũng dễ nhìn nhận "phong độ" kém hơn bình thường này chính là năng lực của mình.

    Ngược lại, những đứa trẻ nhận lời chỉ trích về quá trình có điểm số tích cực hơn ở mọi hạng mục. Những trẻ bị chê về kết quả thuộc vào nhóm giữa.
    Tiếp đó, trẻ được yêu cầu tiếp tục nhập vai. "Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?". Câu trả lời của trẻ có thể khiến cho những bậc phụ huynh có thói quen chỉ trích cá nhân cảm thấy đắng lòng: "Bạn ấy nên khóc và đi ngủ"; "Bạn ấy nên bị loại".
    Trong khi đó, câu trả lời của các bé bị chê về "quá trình" hồn nhiên và tích cực hơn nhiều: "Con có thể làm tốt hơn nếu như có thêm thời gian"; "Con sẽ tháo hết ra và lắp lại để có cửa sổ"; "Con có thể trả lời là nhà vẫn chưa xong mà. Con có thể cắt những ô vuông bằng giấy rồi dán lên tường thành cửa sổ".

    Sự khác biệt là rất rõ ràng, phải không?
    Một số câu chỉ trích quá trình mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo là "Con nghĩ chuyện gì đã xảy ra vậy?"; hay "Lần sau chúng ta nên làm khác đi như thế nào nhỉ?" hoặc "Con có nghĩ ra cách nào hay hơn thế này không?".

    Cách tiếp cận tích cực và có suy nghĩ này sẽ rất có ích trong việc thiết lập mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp giữa phụ huynh và trẻ. Những câu hỏi kiểu trên giúp cho trẻ có không gian để tự hình dung ra câu chuyện theo cách riêng của mình, cũng như giúp người giáo viên đánh giá được tính cách và năng lực thực sự của trẻ.

    Khi con bạn phân tâm và làm đổ cốc nho khô/hạt điều ra sàn nhà, thay vì mắng trẻ xơi xơi, bạn hãy cố bình tĩnh và hỏi trẻ rằng "Lần sau con có thể làm khác hơn như thế nào?". Câu trả lời của trẻ sẽ khiến tâm trạng bạn tốt hơn rất nhiều, thay vì tiếp tục cáu kỉnh và mắng mỏ trẻ đấy!

    Xem thêm: http://www.ngaynay.vn/Nghe-thuat-mang-con-cua-phu-huynh-My-p264629.html
     
  18. phongthuyshop_hn

    phongthuyshop_hn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/12/2014
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Bài viết rất hữu ích, hy vọng mình có thể thực hiện đc, phải học dần thôi.
     
  19. ilovefamily

    ilovefamily Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    Cám ơn vì bài chia sẻ này nhé...làm cha mẹ đâu phải dễ.
     
  20. ilovefamily

    ilovefamily Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Cha mẹ khôn ngoan phải học cách “quát mắng” con

    cảm ơn vì đã chia sẻ bài viết...vậy nên mới biết làm cha mẹ khó biết nhường nào.
     

Chia sẻ trang này