Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi methaonguyen177284, 3/12/2014.

  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Trẻ 2- 3 tuổi chưa có nhiều vốn từ nên không thể hiểu ngôn ngữ mắng mỏ. Trong khi đó, chúng lại rất hay ăn vạ cũng như tò mò tìm hiểu những thứ nguy hiểm.

    [​IMG]
    Trẻ 2- 3 tuổi khóc chủ yếu để "nắn gân" cha mẹ​

    Nuôi dạy con tuổi 2-3 không dễ vì trẻ còn quá bé để có thể hiểu ngôn ngữ mắng mỏ của cha mẹ. Thậm chí, khi bị cha mẹ mắng, trẻ còn có thể nghĩ rằng đang được cha mẹ chơi cùng hay khen. Hơn nữa, ở tuổi này, trẻ đặc biệt thích ăn vạ, hơi một tí đã lăn ra khóc. Ban đầu chỉ khóc nhỏ thôi, sau to dần, rồi gào lên, nôn ọe và đủ thứ. Nhiều cha mẹ cũng phát rồ theo, bao nhiêu công lao nhồi nhét thức ăn đã đi tong. Đã thế, gặp những thứ cực kì nguy hiểm như ổ điện, quạt bàn, trẻ lại hào hứng khám phá. Cha mẹ phải đối xử với trẻ thế nào đây?

    Không giáo huấn

    Trước hết, cha mẹ cần nhớ, với trẻ 2-3 tuổi, mọi lời giáo huấn đều vô giá trị. Bởi vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ quá ít ỏi nên việc hiểu cả một đoạn hội thoại dài với từ ngữ phức tạp quả là vô cùng khó khăn. Thậm chí, với trẻ lớn hơn cũng thế, một đoạn giáo huấn đầy tính chính trị xã hội thực sự rất khó nghe và khó tiếp nhận. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dừng lời giáo huấn lại ngay lập tức và hành động.

    Bình tĩnh và kiên nhẫn

    Trẻ bắt đầu khóc rồi, trẻ sắp gào và sắp nôn ói. Sau khi xác định rõ ràng rằng trẻ không đau, không đói, không gì cả, chỉ ăn vạ thôi, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Lời mắng mỏ sắp trào ra ngoài cần phải nuốt vào trong. Thay vì đó, có thể lấy cho trẻ một món đồ gì đó. Có thể lấy khăn, chậu, nước.... đặt xung quanh trẻ và bỏ ra một góc. Cha mẹ có thể ngồi gần chỗ trẻ để ứng cứu nếu có gì nghiêm trọng hơn xảy ra (nhiều bé bị hen chẳng hạn).

    Cha mẹ có thể làm việc riêng của mình. Ngồi nghe nhạc là hợp lý và thú vị nhất. Tai nghe cắm một bên vào tai, một bên thì không vì vẫn cần lắng nghe động tĩnh từ con trẻ. Thái độ cha mẹ cần có là phải cực kỳ bình thản và vui vẻ. Điều đó cũng có nghĩa là lờ tịt trẻ đi.

    Khi trẻ ăn vạ, nó không nghĩ gì nhiều cả, nó chỉ nắn gân cha mẹ bằng màn kịch vô cùng hoàn hảo. Với cha mẹ kém bản lĩnh, sợ con ốm, sợ con nôn, sợ xấu hổ với xóm làng thì rõ ràng màn kịch này của trẻ cực kỳ hiệu quả.

    Vì thế, cha mẹ phải bản lĩnh hơn nhiều. "Ốm à - không sợ nhá, nôn à - nôn đi... xấu hổ à - xấu mãi rồi nhé... Cứ gào đi, gào thật to vào, tôi chả quan tâm đâu". Cha mẹ càng bình thản bao nhiêu, cơn giận hờn càng nhanh chóng tắt ngấm bấy nhiêu.

    Bởi vì trẻ thực sự không cần khóc. Trẻ đâu có đau mà khóc, nó chỉ ăn vạ thôi. Trẻ ăn vạ để nắn gân cha mẹ nên nếu nó thấy khán giả không hào hứng với màn kịch hoàn hảo, rằng kẻ đáng bị đánh lừa đã hoàn toàn không có vẻ gì là bị lừa cả, nó sẽ thôi ngay. Cơn hờn dỗi sẽ tịt dần và tắt ngấm.

    Bình thường hóa mọi chuyện

    Sau khi trẻ đã hết cơn ăn vạ, cha mẹ cần nhớ là tuyệt đối không rao giảng đạo đức. Bởi cha mẹ nói thì trẻ sẽ hiểu ngay ra là cha mẹ cũng sợ cơn ăn vạ của mình lắm đây. Lần sau, trẻ sẽ gào to hơn để cha mẹ sợ. Vì thế, cha mẹ phải tuyệt đối không nói năng gì cả mà phải bình thường hóa quan hệ.

    Nếu cha mẹ tỏ ra như không có gì vừa xảy ra, mọi thứ bình thường thì con sẽ hiểu ngay là cha mẹ tuyệt đối không sợ màn kịch của mình. Sau độ 2, 3 lần nắn gân thử lại mà kết quả vẫn thế thì con sẽ chấm dứt màn kịch đó để đi tìm chiêu trò khác.

    Nếu con ăn vạ ở ngoài đường, siêu thị... để đòi mua cái gì đó thì việc cần làm là lờ đi và bỏ đi. Đảm bảo con sẽ chạy theo vì sợ. Nó sẽ không ăn vạ nữa vì biết sự thể không thay đổi gì và món hàng nó muốn cũng không thể về tay vì thái độ dứt khoát của cha mẹ.

    Hãy làm cho con sợ khi nghịch đồ nguy hiểm

    Nếu con đút tay vào ổ điện, mọi lời trách mắng cũng chỉ khiến trẻ hiểu rằng: cha mẹ cũng thích ổ điện như nó. Vì thế, việc cần làm là khiến cho con sợ cái ổ điện giống như mình đang sợ đây. Cha mẹ cần ngay lập tức cầm tay con lên, giật nhẹ rồi nhét thẳng vào.... cái ổ điện đó (dĩ nhiên là phải cách xa cả mét rồi). Theo phản xạ, trẻ sẽ giật tay lại và khóc. Nếu cha mẹ cũng gào to hơn nữa thì tiếng động đó còn làm trẻ sợ và khóc to hơn.

    Sau vài phút, hãy ôm con vào lòng và dỗ dành. Nó sẽ ngưng khóc nhưng cũng đủ sợ cái ổ điện đó để không khám phá nữa. Công thức này đúng với mọi đồ vật nguy hiểm các bố mẹ nhé.

    Tiến sĩ Vũ Thu Hương
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


  2. bigha

    bigha zalo,sms 0968038225

    Tham gia:
    11/5/2014
    Bài viết:
    2,651
    Đã được thích:
    521
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    em oánh dấu bài viết này với ạ
     
  3. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    e cần phải nhớ và học cách bình tĩnh và kiên nhẫn.
     
  4. Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM

    Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM THỰC PHẨM-MAY VÁ-HANDMADE

    Tham gia:
    27/8/2014
    Bài viết:
    3,734
    Đã được thích:
    697
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    tuổi này mệt thật đấy .
     
  5. Khánh thư anh thư

    Khánh thư anh thư Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/10/2014
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    18m hai nàng nhà e đã có diễn bài ăn vạ rồi ho và cuối cùng là trớ. Xót con nên nhà e toàn phải nịnh nọt để ko mất bát cháo. Tình hình này đến khi 2t chắc ko dạy được mất
     
  6. baolong-baokhanh

    baolong-baokhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/12/2011
    Bài viết:
    1,250
    Đã được thích:
    73
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    con m gan 3 tuoi cung buong binh lam,cam on b ve bai viet.
     
  7. dongcoremgema

    dongcoremgema Thành viên tập sự

    Tham gia:
    24/11/2014
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    em bị stress nặng với lứa tuổi này, em cũng đã từng kìm chế để ko nổi nóng với con nhưng mà ko hiệu quả, đánh có,mắng có, giả vở như ko biết cũng có nhưng đều ko hiệu quả,mẹ nào có cao kiến gì giúp em với.
     
  8. nhocxinh10z

    nhocxinh10z Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/3/2014
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    Nó chưa biết j nên nhiều khi sửng cồ ghê lắm :3
     
  9. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    mình vẫn chưa học được cách bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy con hix
     
  10. mexinh12

    mexinh12 Mẹ gấu xinh

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    nhiều khi không bình tĩnh được các mẹ a, vẫn hay quát bé, nhiều khi bé ở tầm tuổi này hay ăn vạ không có lý do gì cả, nhiều khi sôi máu quá hay quát và dọa bé nhưng cũng không ăn thua a, đọc bài thấy đúng là phải bình tĩnh à, và tìm hiểu nhiều cách dậy bé rất hay
     
  11. In.Zuzu

    In.Zuzu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    Đây là giai đoạn khó khăn của cả cha mẹ lẫn con cái, các bé trong giai đoạn thay đổi tâm lý nên rất khó để nắm bắt và hiểu được các con.
     
  12. hoàng trâm

    hoàng trâm Guest

    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    ở cái tuổi này đúng là bố mẹ sờ trét với các bạn ấy thật đấy. Bướng bỉnh, khó bảo lì lợm thích làm theo ý mình
     
  13. binhbinhtranmtpy

    binhbinhtranmtpy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/1/2014
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    đúng đấy ah, bé nhà e ko vừa ý là lăn ra đất ko cần biết j hết
     
  14. tuansinh

    tuansinh THỜI TRANG THIẾT KẾ STELLA

    Tham gia:
    22/9/2012
    Bài viết:
    1,876
    Đã được thích:
    228
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    Bình tĩnh và kiên nhẫn là cách làm hiệu quả để dậy các con ở độ tuổi này
     
  15. goldenapple

    goldenapple Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/8/2013
    Bài viết:
    1,905
    Đã được thích:
    221
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    cũng từng trải qua giai đoạn này, cung khá là mệt mỏi,đayla là giai đoạn bắt đầu hình thành nhận thức của con thế nên mọi hành động của bố mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hành vi của con cái sau này.
     
    Sửa lần cuối: 22/12/2014
  16. hoàng trâm

    hoàng trâm Guest

    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    biết là phải bình tĩnh và kiên nhẫn nhưng mà thật khó
     
  17. me elly

    me elly Bổ trợ lái xe B2 0983868830

    Tham gia:
    12/3/2013
    Bài viết:
    3,359
    Đã được thích:
    550
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    đúng là xì choét với các bạn đấy, muốn nhẹ nhàng và bình tĩnh mà bạn ý cứ coi mình như không khí ấy, lì lợm khó bảo lại ương bướng không chịu được.
     
  18. hoàng trâm

    hoàng trâm Guest

    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    đúng là các bạn ấy coi mình như không khí thật, gọi mà cứ quả bơ mẹ khi đang nghịch, thế có bực không, bình tình làm sao được chứ
     
  19. MeKuPal

    MeKuPal Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    Ôi mình thì làm được nhưng các ông các bà thì cứ hễ thấy cháu mếu cái là phi như bay đến dỗ dành haixxx
     
  20. menghe2210

    menghe2210 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/12/2013
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chế ngự nổi loạn của tuổi 2-3

    Nếu con đút tay vào ổ điện, mọi lời trách mắng cũng chỉ khiến trẻ hiểu rằng: cha mẹ cũng thích ổ điện như nó. Vì thế, việc cần làm là khiến cho con sợ cái ổ điện giống như mình đang sợ đây. Cha mẹ cần ngay lập tức cầm tay con lên, giật nhẹ rồi nhét thẳng vào.... cái ổ điện đó (dĩ nhiên là phải cách xa cả mét rồi). Theo phản xạ, trẻ sẽ giật tay lại và khóc. Nếu cha mẹ cũng gào to hơn nữa thì tiếng động đó còn làm trẻ sợ và khóc to hơn.

    Sau vài phút, hãy ôm con vào lòng và dỗ dành. Nó sẽ ngưng khóc nhưng cũng đủ sợ cái ổ điện đó để không khám phá nữa. Công thức này đúng với mọi đồ vật nguy hiểm các bố mẹ nhé.

    Cách này liệu có làm bé bớt sợ đi không các mẹ. Em sợ bé lại làm theo thì sao?
     

Chia sẻ trang này