Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi methaonguyen177284, 4/12/2014.

Tags:
  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Bé Vi, tám tuổi, con chị Vân hàng xóm của tôi đã lấy của mẹ 200.000đ mua món đồ chơi mình thích. Chị Vân phát hiện nhưng chỉ nhẹ nhàng hỏi con: “Mẹ mất một ít tiền để trong ví, không biết con có nhặt được không?”.

    Vi lí nhí trả lời: “Con không biết đâu mẹ ạ!”. Vợ chồng chị Vân “giả lơ” một thời gian, không đề cập đến chuyện mất tiền. Đồng thời chị cũng kiểm soát con gái kỹ hơn. Thỉnh thoảng, chị kể con nghe vài câu chuyện về tác hại của thói xấu lấy cắp đồ của người khác. Hơn một tháng sau, dường như đã “thấm”, Vi thẳng thắn nhận lỗi với mẹ sau một hồi khóc thút thít và tự hứa sẽ không tái phạm.

    Gia đình chị Vân đã khéo léo đưa bé Vi vào tình huống tự kiểm điểm bản thân, để bé phải tự đối mặt với sai lầm mà mình gây ra và tự giác nhận lỗi. Tôi nghĩ, đó là một trong nhiều phương pháp giáo dục hữu hiệu mà các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và vận dụng trong giáo dục con cái.

    Tự kiểm điểm những hành vi không đúng của bản thân sẽ giúp trẻ lý giải, hợp tác, quan tâm đến các hành vi xã hội quen thuộc một cách hiệu quả; tạo cơ sở vững chắc cho giao tiếp sau này. Ngoài ra, trẻ cần học cách chịu trách nhiệm với hành vi của mình, trở thành người có năng lực phán đoán chính xác. Tuy nhiên, với kinh nghiệm còn hạn chế, trẻ rất khó nhận ra những khuyết điểm và đánh giá đúng mức độ của các hành vi sai trái. Đồng thời, trẻ luôn lo sợ làm phật ý khiến cha mẹ không còn yêu thương mình nên rất ngại nhận khuyết điểm.

    Do đó, cha mẹ cần dẫn dắt con cái tự kiểm điểm bản thân. Sau khi cha mẹ phát hiện con mắc lỗi thì cần bình tĩnh, không trực tiếp chỉ ra lỗi lầm của con trước mặt người khác, cũng không vội vàng dạy bảo con, mà lựa chọn phương pháp xử lý “tĩnh”, im lặng quan sát. Khi đối diện với con, cha mẹ cũng nên biểu hiện thái độ mềm mỏng, chờ đợi đứa trẻ nhận thức được hành vi sai trái của bản thân. Hãy nhân thời cơ thích hợp đó để giáo dục trẻ.

    [​IMG]

    Khi rèn luyện năng lực tự kiểm điểm bản thân cho con, các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

    Không trực tiếp chỉ ra sai lầm của con

    Khi trẻ làm sai việc gì, cha mẹ không nên chỉ trích và đánh mắng quá đà. Như vậy dễ gây nên ác cảm ở trẻ, từ đó làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như bi quan, chán nản, ngại tiếp xúc… khiến thế giới nội tâm của trẻ bị ức chế. Cha mẹ nên nhẹ nhàng, gián tiếp tác động đưa trẻ đến tình huống tự giác kiểm điểm bản thân, nhận biết được phải trái, đúng sai.

    Cần để trẻ tự giải quyết hậu quả do hành vi của mình gây ra

    Khi trẻ em phạm lỗi, phần lớn các bậc cha mẹ do thương con nên bỏ qua hoặc gánh hết trách nhiệm thay con mình. Cách làm đó khiến trẻ nghĩ rằng: “Nếu mình có làm sai thì cũng không sao, thế nào cũng có cha mẹ thay mình chịu trách nhiệm rồi”.

    Cha mẹ hãy nên để trẻ gánh lấy hậu quả do mình đã làm để trẻ trải nghiệm sâu sắc rằng, hành vi sai trái của bản thân đã tạo ra những tổn thất không thể tránh khỏi. Chẳng hạn, con bạn đánh lộn với những đứa trẻ hàng xóm, bị chúng tẩy chay, bạn phải để trẻ có thời gian suy ngẫm hậu quả của những hành vi mình gây ra. Trẻ sẽ buồn phiền, ân hận, day dứt và tìm cách để khắc phục. Nếu nhận thấy trẻ cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, bạn hãy dẫn dắt con những cách để con bạn làm hòa với các bạn.

    Cho trẻ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực

    Hàng ngày, cha mẹ thường chú ý đến việc giáo dục những biểu hiện cảm xúc tích cực như vui vẻ, lương thiện, yêu đời, tự trọng, khiêm tốn, chăm chỉ, cần cù, luôn quan tâm đến người khác… từ đó, bồi dưỡng cho trẻ có một tâm hồn đẹp. Thực tế cho thấy, nếu giúp trẻ có được những trải nghiệm sâu sắc về những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, xấu hổ, day dứt, chán nản, áy náy, lo lắng, … sẽ cho trẻ thấy được ý nghĩa đích thực khi trẻ có đời sống tình cảm tích cực, nhờ biết tự đánh giá bản thân, biết sửa chữa sai lầm. Tuy nhiên, biện pháp giáo dục này chỉ phát huy hiệu quả khi trẻ mới vi phạm lần đầu.

    Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ nên để chúng hiểu được sự khác biệt giữa cô độc, xấu hổ, day dứt với cởi mở, chân thành, dũng cảm. Việc này sẽ giúp bản thân trẻ có được khả năng phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác. Nếu trẻ làm sai việc gì, cha mẹ hãy kiên trì chỉ ra lỗi lầm của trẻ, khiến trẻ tự kiểm điểm đánh giá bản thân, kích thích cảm xúc day dứt, xấu hổ. Trong lòng trẻ sẽ diễn ra quá trình tự trách mình và tự hứa sẽ không tái phạm sai lầm tương tự.

    Lê Phạm Phương Lan
    Nguồn: Phunuonline/ VietNamnet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


  2. remimotao2

    remimotao2 Khoảng lặng

    Tham gia:
    9/10/2014
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Dạy con nít đôi khi phải thật nhẹ nhàng ko thể nóng vội đuợc
     
  3. Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM

    Lý Bánh khúc-Thực phẩm HM THỰC PHẨM-MAY VÁ-HANDMADE

    Tham gia:
    27/8/2014
    Bài viết:
    3,734
    Đã được thích:
    697
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    e cũng phải dạy con điều này mới được .
     
  4. mexinh12

    mexinh12 Mẹ gấu xinh

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    đúng là dậy tre r khó thật, mình thì tính nóng như lửa, nhiều khi không kìm chế được hành vi, cảm súc của mình nhiều khi hay phát mông bé khi bé khóc, ăn vạ nhìn cứ nóng mắt thế nào ấy
     
  5. In.Zuzu

    In.Zuzu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Với những tình huống này thì nên nhẹ nhàng và giải thích cho con hiểu, đánh mắng con nhiều lúc sẽ gây phản ứng ngược lại
     
  6. damynghe2606

    damynghe2606 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Mình thấy nhiều trẻ con nhỏ đã lỳ rồi ý không biết sau này lớn thế nào nói ngọt không nghe, dùng biện pháp mạnh cũng thế có cách nào dậy không nhi?
     
  7. hathanh1101

    hathanh1101 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/11/2014
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Dạy trẻ theo kiểu nhẹ nhàng này rất có ích nhưng thực tế không ít bà mẹ kiềm chế được lúc cơn nóng lên vì thế cần cố gẵng giữ bình tĩnh để dạy dỗ trẻ một cách hợp lý
    .
     
  8. missmerui

    missmerui Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/12/2014
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    bài viết rất hay, mình là người, thấy bé làm điều gì sai trái thường ko kiềm chế được, mà sẽ mắng mỏ hay nói toạc luôn, sai lầm của bé.
    Các dạy con của chị Vân rất hay
     
  9. tuansinh

    tuansinh THỜI TRANG THIẾT KẾ STELLA

    Tham gia:
    22/9/2012
    Bài viết:
    1,876
    Đã được thích:
    228
    Điểm thành tích:
    153
    Mẹ nó có nhiều bào viết chia sẻ cho mọi người hay quá, mình rất thích đọc các bào viết của mẹ nó
     
  10. daicoik12

    daicoik12 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/11/2014
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Đọc bài viết thấy mình quá nóng tính à, có gì nói, quát tháo luôn a, học hỏi ít kinh nghiệm dậy bé thôi không là tạo thành thói quen hư cho bé mất
     
  11. nguyenanh86

    nguyenanh86 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    quát tháo bé chỉ làm cho bé xấu xí hơn chả giải quyết được vấn đề gì ngoài giải tỏa bức xúc của bố mẹ
     
  12. In.Zuzu

    In.Zuzu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Mình thấy bài này cũng hay share cho các mẹ cùng đọc

    Khi trẻ phạm lỗi phụ huynh sẽ ứng xử như thế nào? Sẽ mắng con ngay khi biết chuyện, hay sẽ dùng hình phát nghiêm khắc với con? Sau những lần đó, trẻ chắc chắn sẽ sợ. Nếu trẻ có vô tình mắc phải lỗi đó một lần nữa chắc chắn trẻ không dám nhận lỗi, nói dối và biện hộ ngay lập tức để không bị mắng và phát. Vậy có cách nào để trẻ biết bản thân đang làm sai và lần sau không mắc phải những lỗi đó nữa? Theo các nhà tâm lý học và kinh nghiệm của một số phụ huynh thì bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết tự kiểm điểm bản thân.

    Để giúp phụ huynh tích lũy thêm những phương pháp nuôi dạy con ngoan, Wedo-Wegood xin chia sẻ bí quyết dạy trẻ tự biết kiểm điểm bản thân.

    Cho trẻ tự suy nghĩ và tự nhận ra lỗi sai của bản thân

    Khi bố mẹ phát hiện trẻ mắc lỗi sai, đừng vội chỉ trích đánh mắng. Trẻ non nớt không hiểu hết được bố mẹ đánh mắng chỉ là vì muốn tốt cho chúng đâu. Trẻ sẽ nghĩ bố mẹ ghét chúng, gây nên những cảm xúc tiêu cực như bi quan, chán nản, không muốn gần bố mẹ. Phụ huynh hãy bình tĩnh nói chuyện với trẻ, hỏi trẻ “Con nghĩ sao về việc làm của con vừa rồi?”, đừng bắt trẻ phải trả lời luôn mà hãy cho trẻ suy nghĩ khoảng 30 phút rồi trả lời. Vì trẻ em “như một tờ giấy trắng” nên có thể trẻ không biết được hành động của mình đang làm là sai. Lắng nghe suy nghĩ của trẻ để hiểu trẻ đang sai ở đâu và giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu. Phụ huynh làm được như vậy vừa có thể giúp trẻ hình thành thói quen tự kiểm điểm bản thân mà còn có thể gần gũi và làm bản được với con.

    Cho trẻ tự giải quyết hậu quả do hành vi của bản thân gây ra

    Thông thường trẻ phạm lỗi, tâm lý chung là các bậc phụ huynh thương con nên dù rất giận cũng cố gắng gánh hết trách nhiệm thay con mình. Nhiều lần như vậy vô hình chung trẻ sẽ nghĩ rằng nếu mình có làm sai thì đã có bố mẹ giải quyết cho hết rồi. Phụ huynh hãy để cho trẻ tự giải quyết lấy hậu quả do hành vi của mình đã gây ra. Chẳng hạn trẻ phải tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình, nhưng trẻ lại hay quên, hôm thì quên bút, hôm lại quên sách. Bố mẹ dù biết điều đó và đã nhắc nhở trẻ những trẻ vẫn quên. Lúc này bố mẹ đừng từ ý kiểm tra đồ dùng học tập rồi bổ xung cho con. Hãy để trẻ nhận ra hậu quả của việc quên đồ dùng học tập, là sẽ không có đồ để dùng, sẽ bị cô giáo phạt. Về nhà bố mẹ có thể lắng nghe suy nghĩ của trẻ, “Tại sao con lại hay quên đồ đùng?”, “Con nghĩ có giáo phạt như thế có đúng không?” và từ đó giải thích thêm cho trẻ hiểu. Như vậy, lần sau chắc chắn trẻ sẽ nhớ và không quên được. Việc trẻ tự giải quyết hậu quả do hành vi của bản thân gây ra là cách tốt nhất để trẻ tự kiểm điểm lại những hành vi mà mình gây ra là đúng hay không đúng.

    Để trẻ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực

    Trong cuộc sống không phải chỉ có những cảm xúc tích cực là: Vui vẻ, tự tin, hạnh phúc… Mà còn có những cảm xúc tiêu cực như: Chán nản, áy náy, lo lắng, buồn phiền, xấu hổ…. Do vậy, trẻ cần được trải nghiệm mọi cảm xúc, để trẻ sẽ không quá bị sốc khi có những cảm xúc tiêu cực. Hơn nữa thực tế cho thấy, nếu trẻ được trải nghiệm sâu sắc những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp trẻ thấy ý nghĩa đích thực khi có những cảm xúc tích cực nhờ biết tự kiểm điểm bản thân, biết sửa chữa sai lầm. Chẳng hạn, nếu trẻ thường xuyên quên đồ dùng học tập, sẽ bị cô phê bình trước lớp, trẻ sẽ trải qua các cảm giác tiêu cực như xấu hổ trước bạn bè. Trong trẻ sẽ diễn ra sự tự kiểm điểm, tự trách mình và tự hứa sẽ không tái phạm sai lầm tương tự.

    Source: Wedowegood
     
  13. chadangyeu

    chadangyeu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/11/2014
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Dạy trẻ biết cách tự kiểm điểm

    Có nhiều kinh nghiệm hay, đúng là dậy bé không được nóng mà phải từ từ mới được, thanks chủ top nha
     

Chia sẻ trang này