Thông tin: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hn999, 16/12/2014.

  1. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Công dụng tuyệt vời của bạc hà

    Là loại cây cỏ cao từ 10 - 60 cm, thân vuông và có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây bạc hà thấy mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, cũng được trồng nhiều tại Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngoại thành Hà Nội...

    Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ. Chặt ngắn khoảng 3 cm hay dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can) cũng có thể sử dụng tươi.

    Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.
    Bạc hà có tác dụng giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi

    Liều sử dụng trung bình từ 10 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay giã tươi vắt lấy nước cốt uống. Lưu ý không sử dụng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay cho trẻ sơ sinh. Khi sắc chú ý không lâu quá 15 phút để tinh dầu bạc hà không bị bay hơi làm giảm thiểu lượng tinh dầu cần thiết.

    Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng. Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà...

    Để tham khảo và áp dụng trị liệu, chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây bạc hà:

    - Chữa các chứng cảm sốt: Khi thấy cảm sốt nóng không gai rét, nhức đầu, mặt đau sưng, nôn ọe hoặc là trẻ sốt nóng hay lên sởi lúc bắt đầu mọc. Dùng bạc hà 10 - 15 g, sắn dây 10 - 15 g. Đổ chừng 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống. Sau đó lại sắc và uống thêm 1 - 2 nước nữa. Nếu thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.

    - Chữa dị ứng: Dùng lá bạc hà tươi giã nát xát vào nơi ngứa.

    - Giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 8 - 15 giọt cùng với ngụm nước nóng.

    - Chữa nôn mửa, không tiêu: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 4 - 8 giọt, kèm một ngụm nước nguội. Chú ý khi uống tinh dầu bạc hà cần rót tinh dầu vào chén hay muỗng nước rồi uống, sau đó lại dùng nước tráng miệng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hn999
    Đang tải...


  2. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Công dụng bất ngờ từ tỏi


    Hàng ngàn năm nay, công dụng của tỏi không chỉ dừng lại ở chuyện bếp núc mà nó còn có năng lực cao trong việc phòng và chữa bệnh.
    Trị cảm

    Đây là một chứng bệnh phổ biến nhất mà tỏi được “chào hàng” để ra tay trừng trị. Nhiều người bị sổ mũi khẳng định rằng chỉ cần ăn một hoặc vài tép tỏi cũng có thể giúp họ xoay chuyển tình hình.

    Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những tinh chất có trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa trong cơ thể, nhờ vậy mà giúp cơ thể giải cảm một cách hữu hiệu và nhanh chóng.


    Chỉ cần ăn mỗi ngày 2 tép tỏi cũng có thể hạ cholesterol đến 9%

    Kháng ung thư

    Tỏi có một tác động đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro tần suất các nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Những nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm người, động vật và trong ống nghiệm cũng cho thấy tỏi có tác dụng kháng ung thư nhờ khả năng “phế võ công” những hợp chất tạo ung thư, “câu giờ” sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

    Các nghiên cứu đã chứng minh tỏi không những làm chậm tốc độ tăng trưởng mà còn làm giảm kích thước của bướu tới 50%. Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng với ung thư vú, tỏi có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư (carcinogens) tấn công vào tế bào nhũ hoa.

    Những thành phần sáng giá trong tỏi có tác dụng kháng ung thư bao gồm diallye disulphide và s-allystein. Những hợp chất này chỉ “lộ diện” khi tỏi bị đâm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, tỏi còn chứa hợp chất kháng ung bướu “tên tuổi” là ajoenes.

    Ngừa bệnh tim mạch

    Tỏi dùng “đòn xóc 2 đầu”, tức làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt. Vì vậy, tỏi có tác dụng “dọn dẹp” những mảng vữa đu bám thành mạch máu. Tỏi có tác dụng hạ lượng cholesterol tới 9% nếu chỉ cần nhai 2 tép/ngày. Tỏi cũng có thể bảo vệ các động mạch chủ (aorta). Đây là những mạch máu của tim có tác dụng duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập.

    Tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ làm tổn hại các động mạch chủ, gây ra sự xơ cứng. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa các động mạch chủ, giúp chúng hoạt bát, dẻo dai và linh động hơn.

    - Kiểm soát huyết áp: Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân ở những vùng tiêu thụ nhiều tỏi thì hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.

    - Chống nhiễm trùng: Đặc tính kháng khuẩn của tỏi đã được phát hiện từ năm 1858, khi Louis Pasteur khám phá tế bào vi khuẩn sẽ chết nếu bị thấm tỏi. Trong suốt chiến tranh Thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ.

    Albert Schweitzer (triết gia kiêm bác sĩ người Đức gốc Pháp) còn dùng tỏi để trị bệnh sốt phát ban (typhus) và bệnh dịch tả (cholera). Không những kháng khuẩn, tỏi còn có tính kháng nấm và kháng virus.

    - Tăng ham muốn tình dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Thuyết nhà Phật không cho ăn tỏi do một truyền thuyết nào đó nhưng nay, các nhà khoa học đã giải thích được rằng ăn tỏi sẽ làm tăng sự ham muốn tình dục.

    Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng của dương vật thì phải cần đến một loại men (enzyme) gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi sẽ giúp sản sinh loại men này

    - Giảm thiểu rủi ro thai kỳ: Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện London - Anh, tỏi có tác dụng tăng trọng cho những thai nhi có rủi ro thiếu cân. Tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ, chẳng hạn tiền sản giật - vốn có liên hệ với chứng cao huyết áp.

    Ăn sống hay chín đều tốt

    Dù ăn sống hay nấu chín thì tỏi vẫn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy các hợp chất sulphur có trong tỏi sẽ bị hủy ở nhiệt độ cao nhưng khi nấu nướng, một số hợp chất được chuyển sang cấu trúc hóa học khác cũng rất có lợi cho sức khỏe. Để hưởng lợi tối đa từ tỏi, cần bỏ công một chút bằng cách đâm hoặc bằm nhuyễn tỏi khi chế biến thức ăn.
     
  3. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Chữa bách bệnh với bột sắn dây từ kinh nghiệm dân gian
    Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh: như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim..
    Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi để làm thực phẩm và làm thuốc.

    Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.
    sức khỏe, bài thuốc dân gian, sắn dây, bột sắn dây, kinh nghiệm dân gian
    Chữa bách bệnh với bột sắn dây từ kinh nghiệm dân gian.

    Bộ phận thường dùng là rễ sắn dây, còn để làm thuốc. Rễ sắn phát triển thành củ dài và to khi thu hoạch, qua sơ chế (rửa sạch đất, bỏ vỏ ngoài, cắt lát…), sau đó phơi và sấy khô lên. Củ sắn dây tươi đem xay, ngâm trong nước một thời gian, gạn bỏ nước chua, lọc lấy bột trắng, đem phơi khô.

    Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…
    Trị mụn trứng cá, mụn nhọt

    Có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
    Trị viêm họng

    Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
    Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa

    Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
    Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ

    Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
    Kinh nghiệm dân gian dùng bột sắn dây chữa bệnh:

    Hòa bột vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Về mùa hè những lúc lao động hoặc đi đường xa mệt nhọc uống nước bột sắn dây giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng.

    Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu theo cách làm sau: Lấy 20g rau má, rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hòa 10g bột sắn dây vào, thêm đường uống. Hoặc nấu chín để ăn. Hòa bột sắn dây với đường trắng và nước rồi nấu như kiểu quấy bột. Bột sắn dây còn được dùng làm làm kết dính trong việc bào chế thuốc viên.
     
    hn999 thích bài này.
  4. be rom nep

    be rom nep 0979 163 066

    Tham gia:
    22/2/2013
    Bài viết:
    7,536
    Đã được thích:
    878
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Những công dụng tuyệt vời từ quả nhãn
    Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá, đều có thể sử dụng làm thuốc.

    Đau dạ dày

    Cách làm là bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần. Ngoài tác dụng chữa đau dạ dày, nước ép nhãn còn điều trị chứng mất trí nhớ.

    Trị suy nhược thần kinh

    Bỏ long nhãn sấy vào xoong, đổ nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).

    Tốt cho lá lách

    Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.

    Trị rắn cắn

    Hạt quả long nhãn có tác dụng trị rắn cắn. Nhiều người thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc, do vậy mà vết cắn được chữa trị.

    Giúp cầm máu

    Khi bạn bị chảy máu, lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền da.

    Chống mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi

    Những người mà khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, nếu thường xuyên ăn long nhãn sấy sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.

    Tăng tuổi thọ

    Từ lâu, nhãn cũng được biết đến là trái cây giúp nhanh lành vết thương và tăng cường sống thọ. Nó giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Hơn nữa chúng cũng giúp hạ thấp nguy cơ một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.

    Trị thận hư

    Cách dùng là lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít r***. Để khoảng nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.

    Làm đẹp da, tóc

    Long nhãn cũng được biết đến là “biệt dược” cho làn da đẹp. Với khả năng chống lão hóa nên có khả năng tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da. Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc.

    Tốt cho tuyến tụy

    Ăn nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.

    Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh

    Cuối cùng là nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.

    Theo Đông y, trái nhãn có vị ngọt, tính ôn, là một trong những vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Nếu mất ngủ, hồi hộp, hay quên, có thể dùng 100 gam nhãn và 120 gam gạo nếp nấu cháo ăn.

    Tiêu chảy do tỳ hư

    Chẳng may bị tiêu chảy do tỳ hư, dùng 40 quả long nhãn khô cùng 3 lát gừng sống, sắc lấy nước uống mỗi ngày.

    Khử mùi hôi nách

    Lấy bột hạt nhãn trộn đều với dấm chua, bôi lên vùng nách. Chỉ vài lần mà mùi hôi đã đỡ rồi hết hẳn, cho bạn cơ thể thơm tho. Ngoài ra, theo nghiên cứu về dược lý cho thấy trong long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào.
     
    mexinh12hn999 thích.
  5. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Cảm ơn đã chia sẻ , toàn các thực phẩm sẵn có
     
  6. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Công dụng tuyệt vời của bạc hà

    Là loại cây cỏ cao từ 10 - 60 cm, thân vuông và có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây bạc hà thấy mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, cũng được trồng nhiều tại Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngoại thành Hà Nội...

    Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ. Chặt ngắn khoảng 3 cm hay dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can) cũng có thể sử dụng tươi.

    Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.
    Bạc hà có tác dụng giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi

    Liều sử dụng trung bình từ 10 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay giã tươi vắt lấy nước cốt uống. Lưu ý không sử dụng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay cho trẻ sơ sinh. Khi sắc chú ý không lâu quá 15 phút để tinh dầu bạc hà không bị bay hơi làm giảm thiểu lượng tinh dầu cần thiết.

    Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng. Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà...

    Để tham khảo và áp dụng trị liệu, chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây bạc hà:

    - Chữa các chứng cảm sốt: Khi thấy cảm sốt nóng không gai rét, nhức đầu, mặt đau sưng, nôn ọe hoặc là trẻ sốt nóng hay lên sởi lúc bắt đầu mọc. Dùng bạc hà 10 - 15 g, sắn dây 10 - 15 g. Đổ chừng 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống. Sau đó lại sắc và uống thêm 1 - 2 nước nữa. Nếu thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.

    - Chữa dị ứng: Dùng lá bạc hà tươi giã nát xát vào nơi ngứa.

    - Giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 8 - 15 giọt cùng với ngụm nước nóng.

    - Chữa nôn mửa, không tiêu: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 4 - 8 giọt, kèm một ngụm nước nguội. Chú ý khi uống tinh dầu bạc hà cần rót tinh dầu vào chén hay muỗng nước rồi uống, sau đó lại dùng nước tráng miệng.

    (St)
     
    w.tieudungthongminh.vn thích bài này.
  7. w.tieudungthongminh.vn

    w.tieudungthongminh.vn Hàng nội địa chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2012
    Bài viết:
    18,742
    Đã được thích:
    4,585
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Hay quá, toàn thực phẩm có sẵn, cám ơn chủ top nhé
     
    hn999 thích bài này.
  8. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    topic này hữu ích đây, mai mình đóng góp vài bài
     
    hn999 thích bài này.
  9. bongnamlun

    bongnamlun Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/10/2011
    Bài viết:
    3,025
    Đã được thích:
    590
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Em oánh dấu TOPIC hay. Cả nhà ngâm cứu để bỏ túi phòng khi cần. Thanks chủ TOP.
     
    hn999 thích bài này.
  10. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Cách chữa bệnh "giời leo" cực nhanh và hiệu quả

    Trị bệnh giời leo bằng bài thuốc dân gian cực hiệu quả mà nhanh lành bệnh. Nhưng trước hết bạn cần hiểu đúng về bệnh giời leo để có biện pháp chữa trị đúng.
    "Giời leo" thực chất là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính. Do loại virus có tên là varicella-zoster virus gây nên. Mảng "giời leo" có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt và hố mắt.
    "Giời leo" trong Y học hiện đại (Tây y) có tên là bệnh Zona (Herpes Zoster). Bệnh có những chứng trạng chủ yếu: Khởi đầu thấy sốt nhẹ 37,5-38oC, đau mỏi toàn thân; trên da xuất hiện mảng sung huyết, trên có những nốt phỏng nước, gây đau buốt, nóng rát như bị bỏng lửa. Lúc đầu mảng “giời leo” chỉ bằng 1-2 đồng xu, mọc kề nhau, dần dần lan thành mảng lớn. Mảng “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt. Sau 15-20 ngày, mảng “giời leo” dịu dần, các nốt phỏng bay hết, chỉ để lại những vết thâm trên da, nói chung không để lại sẹo.
    Lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị bệnh giời leo đơn giản, nhanh lành bệnh lại ít tốn kém. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh giời leo hiệu quả, đã được kiểm chứng qua thực tế:
    Hình ảnh Cách chữa bệnh giời leo cực nhanh và hiệu quả số 1
    Khi bệnh ở mức độ nhẹ, ta lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua (mướp đắng) hay gạo nếp, nhai nhuyễn đắp lên điểm giời leo, vài ngày sau sẽ lành bệnh.
    Nếu bệnh ở mức độ nặng thì sử dụng một trong các bài thuốc sau đây: trùn hổ, rau húng dũi, rau răm, mỗi thứ một ít, đốt thành than, tán mịn, sau đó hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo.
    Lấy mủ trong trái sung non hay mủ từ vỏ cây sung bôi lên vùng giời leo, mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) chừng 2 - 3 ngày là có kết quả. Hái lá trúc đào, đốt thành than, tán mịn hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo 2 lần/ngày hoặc lá xương cá thêm một ít vôi tôi, vò hứng bọt trên tô nước sạch, sau đó bôi bọt lên vùng giời leo 2 lần/ngày, trong vòng 3 ngày là có kết quả.
    Hoặc có thể sử dụng các bài thuốc dưới đây:
    Rau sam:
    Rau sam lượng thích hợp, băng phiến một chút. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến vào đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần.
    Dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống.
    Lá sung: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.
    Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, gĩa nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
    Rau dừa nước : Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.
    Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.
    Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, gia nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần.
    Ngoài ra, người bệnh nên chú ý về chế độ ăn uống để cơ thể được giải nhiệt
    - Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
    - Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
    - Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…

    Thoa Nguyễn
    Tổng hợp/Nguoiduatin
     
  11. pandagau

    pandagau Tinh bột nghệ Nguyên chất

    Tham gia:
    24/8/2012
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    83
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    HỌC hỏi kinh nghiệm.dạo này sk kém lắm rùi. thanks top
     
  12. me yeu nghe

    me yeu nghe Guest

    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    em cũngngâm cứu để bỏ túi phòng khi cần ạ
     
  13. mexinh12

    mexinh12 Mẹ gấu xinh

    Tham gia:
    3/11/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Thanks chủ top đã chia sẻ, bài viết hay và hữu ích, toàn loại hoa quả rất dễ tìm, có bài về quả nhãn chữa được nhiều bệnh thế, oánh dấu lúc cần
     
  14. longtit1812

    longtit1812 VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT !

    Tham gia:
    10/5/2013
    Bài viết:
    11,335
    Đã được thích:
    2,634
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    cảm ơn bài viết hay, cảm ơn mn đã thay mình nói về tác dụng của tỏi. tỏi đen có tác dụng gấp nhiều lần tỏi thường và rất dễ ăn nhé. mọi đối tượng đều ăn được.
     
  15. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Công dụng của Nghệ

    Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn... Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị được một số bệnh, theo hướng dẫn của lương y Trần Khiết và Như Tá.
    Trị cảm cúm: Lấy củ nghệ cái (củ chính) rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng cho vào chén giã nhỏ, rồi cho ít nước sôi vào để ngâm vài phút. Sau đó gạn lấy nước uống, xác nghệ còn lại cho vào ít giấm ăn, khuấy đều rồi dùng xoa khắp người để giúp trị cảm cúm. Những trường hợp mắc mưa nắng có biểu hiện muốn cảm cúm như người mệt mỏi, uể oải thì áp dụng cách trên cũng có thể phòng bệnh cúm.
    Chữa ho: Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.
    Chữa vết bầm do té: Phương pháp dùng nghệ chữa ho nói trên còn dùng cho cả trường hợp bị va chạm, té gây bầm tụ huyết, sưng, đau tức. Ngoài ra, từ xưa dân gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm do té ngã cũng rất hay.
    Trị kinh nguyệt không đều: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt; kinh đến chậm; hay đau bụng mỗi khi hành kinh, thì mỗi tuần dùng hai lần như cách chế biến nghệ để chữa ho như nói trên.
    Chữa sẹo do mụn: Những người mặt thường nổi mụn trứng cá, thường hay nặn, hay hút mụn, chỗ lấy mụn đi thường để lại sẹo nhỏ; hoặc các vết trầy xước để lại sẹo, vết lõm thì có thể dùng củ nghệ tươi, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn, hòa cùng ít nước vo gạo rồi thoa lên chỗ sẹo.
    Chữa đau dạ dày: Dùng bột nghệ trộn với mật ong để chữa đau dạ dày kinh niên.
    Trị viêm nhiễm vùng kín: Ngày xưa dân gian dùng củ nghệ tươi giã nhỏ, cho ít phèn chua và nước chín vào khuấy đều, gạn lấy nước để rửa vùng kín của chị em phụ nữ để trị viêm nhiễm, ra huyết trắng có mùi hôi.

    (St)

    Note: Mình thường xuyên đánh răng bằng bột nghệ. Kết quả là các vết ố vàng do uống nc trà đặc đều bị thổi bay. Cả nhà cứ thử sẽ thấy ngay!
     
  16. hn999

    hn999 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2011
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Vải thiều đa dưỡng chất

    Vải thiều đang vào mùa và được bày bán trên khắp phố. Với hàm lượng dưỡng chất phong phú và đa dạng, vải thiều không chỉ là loại hoa quả thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
    • Tốt cho người bị cảm, sốt
    Cũng giống như cam, chanh, quýt… quả vải cũng chứa rất nhiều vitamin C. Chỉ cần ăn 200-300gr vải thiều, bạn có thể hấp thụ được 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một trong những dưỡng chất tốt cho làn da, xương và các mô.
    Theo các chuyên gia, nhờ có hàm lượng cao vitamin C nên vải thiều rất có ích cho những người bị cảm lạnh, sốt và đau cổ họng. Vải thiều còn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn đúng cách để cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt nhất. Ăn loại quả này còn được cho là có khả năng giảm đau, ngăn ngừa chảy máu, chữa lành vết thương và kích thích sản sinh collagen.
    • Phòng ngừa khuyết tật ở thai nhi
    Quả vải cũng là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào vitamin B, riboflavin, niacin, vitamin B6 và axít folic.
    Vitamin nhóm B là thành phần quan trọng giúp cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ diễn ra tốt đẹp.
    Ngoài ra, việc hấp thụ đầy đủ vitamin B sẽ giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào mới và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều vải, vì chúng có lượng đường cao.
    • Kiểm soát huyết áp
    Không chỉ vậy, quả vải cũng rất giàu kali. Dưỡng chất này có tác dụng giúp cơ thể bài tiết natri dư thừa, từ đó kiểm soát huyết áp duy trì ở mức ổn định nhất. Một chén vải thiều có thể cung cấp khoảng từ 325 mg - 4700 mg kali mà cơ thể cần mỗi ngày .
    • Chống lão hóa, ngừa ung thư
    Polyphenol có trong quả vải là một trong những chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
    Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Dinh Dưỡng" năm 2006 phát hiện ra rằng, vải thiều có nồng độ polyphenol cao nhất, đứng vị trí thứ hai trong số các loại trái cây đã được thử nghiệm.
    Ngoài ra, quả vải cũng chứa rất nhiều chất xơ, cung cấp ít calo nên sẽ là món ăn lý tưởng cho các bạn ăn kiêng và muốn giảm cân. Với những lợi ích tuyệt vời như thế, bạn nên thường xuyên ăn vải để thu lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
    Theo Phụ nữ/Livestrong
     
  17. luckysuri

    luckysuri Banned

    Tham gia:
    26/12/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tập hợp những bài thuốc hay trong dân gian

    Mình chưa nhìn thấy loại cây bạc hà này
     

Chia sẻ trang này