Làm gì khi bé không chịu ngủ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi vn_thaonguyen8888, 25/1/2015.

  1. vn_thaonguyen8888

    vn_thaonguyen8888 Banned

    Tham gia:
    25/1/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bé không chịu đi ngủ

    Mặc dù ngủ là mộ thoạt động rất tự nhiên và thuộc về bản năng, nhiều em bé vẫn ngủ không tốt lắm. Bé thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách thiếp ngủ và sau đó tiếp tục ngủ trong đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn.

    [​IMG]

    Chăm sóc một em bé nhiều ngày không chịu ngủ sẽ khiến bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.

    Những lí do phổ biến khiến bé không chịu ngủ:

    * Phụ huynh bỏ qua những dấu hiệu mệt mỏi của bé. Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như kêu la, khóc nhè và ngáp chứng tỏ chúng đang mệt mỏi và cần phải được ngủ. Việc bỏ qua “cơn buồn ngủ” của bé và làm chúng tỉnh táo có thể sẽ bé “mất cử ngủ” và mất nhiều thời gian hơn để đi vào nền nếp.

    * Em bé sẽ không muốn ngủ khi bị quá kích thích hay quá mệt mỏi.

    * Thiếu cơ hội được đi ngủ. Trẻ sơ sinh lớn nhanh nhờ các thói quen ổn định giúp hỗ trợ sức khỏe của chúng và những nhu cầu vật lý. Một vài em bé nhạy cảm với sự thay đổi, khiến chúng ngủ không được tốt.

    * Đói hay cảm thấy khó chịu. Trẻ sơ sinh cần cảm thấy một chút mệt mỏi, một chút yên ắng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    Hướng dẫn giúp trẻ ngủ ngon

    Các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau, mặc dù nhìn chung các bé cần phải ngủ từ 9-18 tiếng trong một ngày. Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Khi sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm.

    * Trẻ sơ sinh có thể sẽ ngủ nhiều hơn trong một số ngày. Giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và lớn lên của bé.

    * Trẻ nhỏ cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn và được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ.

    * Trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không đánh thức bố mẹ dậy.

    * Giấc ngủ của bé không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng đến việc làm sao để bé bình tĩnh và học cách đi vào giấc ngủ.

    Khi không ngủ trở thành một mối lo

    Một em bé không ngủ thường sẽ trở nên mệt mỏi và khiến bố mẹ thấy khó khăn với việc chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu của bé. Điều đó cho thấy chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của việc bé không chịu ngủ có thể gây ra khó khăn đối gia đình, bố mẹ có thể trở nên nản lòng và ngột ngạt khi họ không được nghỉ ngơi.

    * Khi bé quấy khóc liên tục khiến bạn không thể làm được việc gì sẽ khiến bạn kiệt sức. Hãy nhờ người thân, họ hàng, bạn bè tin cậy hay hàng xóm để có được những lời khuyên và sự giúp đỡ.

    * Nhận thức được rằng bạn cũng có nhu cầu riêng của mình. Đây là lý do xác đáng để bạn đôi khi thoát khỏi việc chăm con để dành thời gian cho riêng mình.

    * Một sự thay đổi đột ngột trong hành vi ngủ của bé có thể là một dấu hiệu của bệnh tật. Hãy nhận biết các triệu chứng ở sự thay đổi về sức khỏe của bé. Tin tưởng vào phán đoán riêng của bạn bởi bạn hiểu con mình hơn ai khác.

    * Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thiếu ngủ, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế của bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vn_thaonguyen8888
    Đang tải...


  2. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Làm gì khi bé không chịu ngủ

    bé nhà mình 2 tuổi rưỡi rồi mà ngủ cũng không ngon lắm
     
  3. vn_thaonguyen8888

    vn_thaonguyen8888 Banned

    Tham gia:
    25/1/2015
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tạo mối dây liên hệ với trẻ sơ sinh

    Trong vài tuần tuổi đầu tiên trong cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, dường như bé không làm gì nhiều ngoại trừ ngủ và bú. Nhưng đừng hiểu sai, bởi rất nhiều thứ đang tiến triển!

    1. Gần gũi với người mới

    Bé yêu đang tập quen với việc tựa vào bạn cho thoải mái khi cần thiết. Việc tạo cho bé cảm giác an toàn và tin cậy vào lúc này là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ dành tặng cho bé yêu.

    2. Ngủ, ẵm bồng, ngủ, ẵm bồng

    Các bé mới sinh thường ngủ nhiều, từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc từ hai đến năm tiếng. Ngay cả khi mới ngủ dậy, bé vẫn có thể nhắm mắt và chỉ tỉnh hẳn sau sáu đến mười phút. Hãy tranh thủ khoảng cách giữa hai lần bé thức để thắt chặt tình cảm mẹ con bằng cách ôm ấp, hát cho bé nghe hoặc trò chuyện với bé.

    [​IMG]

    3. Sự giám sát

    Trẻ sơ sinh không nhìn thấy nhiều lắm bởi tầm nhìn của bé còn ngắn nên chỉ nhìn thấy rõ nhất trong khoảng tám đến mười inch trước mặt hay chỉ là khoảng cách từ khuôn mặt của người mẹ khi cô đặt bé vô nôi trong vòng tay của mình. Trong khi tầm nhìn ngoại vi vẫn chưa phát triển, tầm nhìn của bé mới bằng một phần ba của người lớn. Mặc dù vậy, các bé rất thích nhìn các đồ vật có màu sắc tươi sáng. Màu đỏ tươi có vẻ lôi cuốn sự chú ý của bé, nhất là màu đỏ chói. Các màu nhẹ có vẻ không rõ với bé, đó cũng là lý do để bạn chăm sóc bé bằng cách trang trí phòng bé như một trong những phòng rực rỡ nhất trong nhà bạn.

    Khi nằm nôi, lúc đầu bé chỉ có thể nhìn về một bên này hay bên kia. Vì vậy, hãy treo một đồ chơi có thể cử động đầy màu sắc ở phía nôi phù hợp với tầm nhìn của bé.

    Một chuyên gia có thể biết rất nhiều về em bé, nhưng khi bạn nuôi con, ôm ấp, cho bé ăn, cho bé ợ và yêu thương bé mỗi ngày, bạn sẽ trở thành chuyên gia tốt nhất của con mình. Chỉ cần để ý kỹ và một chút trải nghiệm, bạn có thể biết bé cần ngủ nhiều hay không cũng như các hoạt động bé thích.

    4. Chuẩn bị cho mốc phát triển của trẻ sơ sinh cao hơn

    Trong cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ cũng rất nhạy cảm với sự vận động bên trong. Bạn có thể thấy bé thút thít, nhăn mặt và mỉm cười. Những biểu hiện đó là do hệ thống bên trong cơ thể bé đang làm việc.

    Tất nhiên, bất cứ khi nào bạn thắc mắc về việc chăm sóc bé cho phù hợp, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
     
  4. Ðề: Làm gì khi bé không chịu ngủ

    Chắc là do ban ngày các mẹ cho bé ngủ nhiều quá nên đến ban đêm bé không ngủ được nữa
     
  5. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Làm gì khi bé không chịu ngủ

    con nhà tớ dễ lắm cú tắt điện im lặng tầm 30p là ngủ
     
  6. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Làm gì khi bé không chịu ngủ

    cũng may mà bé nhà mình ngủ ngoan
     
  7. shopbong68

    shopbong68 Thời trang trẻ em

    Tham gia:
    24/5/2014
    Bài viết:
    5,253
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Làm gì khi bé không chịu ngủ

    Nếu trẻ khó ngủ quá các mẹ nên hát bài hát ru, bé nghe sẽ dễ ngủ hơn.
     

Chia sẻ trang này