Thông tin: Thiên Tài Và Sự Giáo Dục Từ Sớm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi lifeshop, 30/7/2010.

  1. lifeshop

    lifeshop Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    17/12/2009
    Bài viết:
    5,109
    Đã được thích:
    1,958
    Điểm thành tích:
    863
    EM mới đọc được một phần tài liệu dịch của thành viên kanemochi trên webtretho thấy hay quá các mẹ ạ, em paste lại đoạn em thấy tâm đắc nhất để mẹ nào chưa đọc thì cũng biết đến nhé:

    "Kelvin William Thomson, nhà vật lý học vĩ đại sau Newton, cũng là một người được giáo dục từ khi còn rất nhỏ. Cha ông, James Thomson, là con của một nông dân người Scotland di cư sang Ireland sinh sống, tốt nghiệp đại học Glasgow năm 28 tuổi và được bổ nhiệm làm giảng viên Toán học tại học viện Hoàng gia Belfast. James Thomson có tất cả 4 người con, 2 con đầu là gái, 2 con trai sau là James và William. (James sinh năm 1822, William sinh năm 1824). Ngay từ khi sinh con ra, ông nhìn lại nửa cuộc đời mình và quyết định phải giáo dục con ngay từ khi còn nhỏ. Khi anh em Thomson vừa biết nói là ông bắt đầu dạy họ. Phương pháp này được bắt đầu bằng cách truyền sự đam mê qua ngôn ngữ.
    Trước mỗi bữa sáng cha Thomson dắt 4 anh em đi dạo. Trong khi đi dạo thể nào ông cũng có 1 câu chuyện thú vị để kể cho các con. Và ông sắp xếp sao cho cả bốn người con đều lần lượt được nắm tay cha, điều này đã làm cho anh em Thomson rất hạnh phúc.
    Anh em Thomson thích thú lắng nghe những câu chuyện của cha. Cha họ kể về những chuyến vượt biển đến Ấn Độ - Trung Quốc. Những chuyến ngược sông Nile gặp người da đen. Những chuyến thám hiểm sâu trong lục địa châu phi gặp sư tử, voi. Chuyện cưỡi lạc đà du lịch qua sa mạc.
    Cha họ không nói chuyện một mình, ông kích thích trí tưởng tượng của các con, giúp con cùng tham gia vào câu chuyện.Bằng phương pháp này ông đã dạy ngôn ngữ cho anh em Thomson và làm phong phú kiến thức của họ. Ông còn tận dụng thời gian trong bữa ăn nói chuyện rất nhiều với con."

    "Nếu ta trồng một cái cây và để nó tự phát triển thì có thể nó sẽ không sống được, cũng có thể vẫn sống và cao đến 1m, nếu ta chăm sóc nó có thể cao đến 1.5m, chăm sóc tốt hơn nữa có thể được 1.8m, 2m hay hơn thế. Một con người cũng như vậy. Đứa trẻ sinh ra sẵn có 100 phần năng lực, nhưng nếu cứ để một cách tự nhiên thì có thể chỉ phát triển được 20, 30 phần. Nếu được giáo dục tốt có thể khi trưởng thành sẽ phát triển đến 60, 70 phần, hay tốt hơn là được 80, 90 phần. Lý tưởng nhất là đứa trẻ được giáo dục để phát huy được đủ 100 phần năng lực của mình. Nhưng năng lực của trẻ tồn tại theo quy tắc giảm dần: Nếu được giáo dục tốt từ khi sinh ra thì có thể đạt được đủ 100 phần, nhưng nếu bắt đầu giáo dục từ khi 5 tuổi thì dù có làm tốt đến mấy cũng chỉ phát huy được 80 phần, nếu bắt đầu từ 10 tuổi thì tối đa chỉ được 60 phần. Nghĩa là, thời điểm bắt đầu càng muộn bao nhiêu thì khả năng phát huy năng lực sẵn có cũng giảm đi bấy nhiêu.
    Vậy tại sao lại có quy tắc giảm dần này?
    Đối với mỗi loài động vật, khả năng của chúng đều có một thời kỳ phát triển nhất định. Đương nhiên có những khả năng mà thời kỳ dành cho việc phát triển là khá dài, nhưng có những khả năng chỉ có thể phát triển trong 1 thời gian rất ngắn, và nếu nó không được phát triển trong thời gian đó thì sẽ vĩnh viễn mất đi. Lấy ví dụ kỳ phát triển “khả năng theo dấu gà mẹ” của gà con là thời gian sau khi sinh được khoảng 4 ngày, nếu trong vòng 4 ngày mà tách gà con khỏi gà mẹ thì sau đó gà con sẽ không bao giờ biết đi theo gà mẹ nữa. Hay là kỳ phát triển “khả năng nghe được tiếng gà mẹ” là tgian sau khi sinh 8 ngày, nếu trong 8 ngày mà gà con không được nghe tiếng gà mẹ thì sau đó cũng sẽ ko bgiờ nhận dạng được tiếng đó nữa. Đối với chó con cũng có 1 khả năng gọi là “chôn những thức ăn thừa vào đất” (hình như chó VN và chó Nhật khác nhau nhỉ ), khả năng này cũng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, mà nếu đúng vào thời gian đó, chó con được nuôi trong ngôi nhà không có chỗ để chôn những thứ này thì sau này nó cũng sẽ không bg biết làm việc đó nữa.
    Con người chúng ta cũng như vậy.
    Có một mùa hè tôi đến một ngôi làng làm ngư nghiệp và gặp một ngư dân, ông than phiền với tôi rằng, gần đây chẳng có người nào bơi giỏi, chèo thuyền, quăng lưới giỏi như trước nữa, bởi vì vào tuổi 11, 12 là thời kỳ rất quan trọng để bắt đầu cho việc đó thì các em đều phải đến trường. Tôi cũng từng nghe rằng khi chính phủ đưa ra chính sách phổ cập giáo dục thì số lượng những nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công hầu như không có. Hay đối với việc học ngoại ngữ, nếu không bắt đầu từ trước 10 tuổi thì sau này cũng sẽ không khá được. Học piano thì muốn thành tài nhất thiết phải bắt đầu trước 5 tuổi, còn violon thì lại phải từ lúc 3 tuổi… Mỗi chúng ta đều có cơ hội để phát triển khả năng của mình, nhưng nếu bỏ qua thời kỳ của sự phát triển đó thì từng thứ một sẽ vĩnh viễn mất đi. Đấy gọi là sự giảm dần khả năng tiềm tàng của trẻ. Và “giáo dục từ sớm là đào tạo nhân tài”chính là ở dựa trên quan điểm đó."

    Nguồn: webtretho (cám ơn thành viên :kanemochi)

    Hay quá phải không ạ, em thì cũng không quá mong là con mình sẽ thành thiên tài nhưng mà em vẫn muốn tặng cho con những gì tốt nhất ngay từ bây giờ, cụ thể đó chính là một sự giáo dục, dạy dỗ và khơi gợi những tiềm năng cho bé để sau này bé có đủ mọi điều kiện để thực hiện mọi ước mơ của mình.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lifeshop
    Đang tải...


  2. phuonganh13

    phuonganh13 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/8/2009
    Bài viết:
    2,255
    Đã được thích:
    413
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Đây là 1 tài liệu rất hay; mình đang có file pdf; mẹ nào có nhu cầu thì download tại đây nhé
    Link download: http://www.mediafire.com/?c6zd3jphs56f3vf
     
    Sửa lần cuối: 5/8/2010
  3. clbgiasu

    clbgiasu Thành viên tập sự

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Đúng là để giáo dục cho con trẻ là cả một nghệ thuật. Các bậc cha mẹ cần tham khảo thêm nhiều sách vở về tâm lý, giáo dục để có thể cho trẻ phát huy được năng lực bản thân. Cha mẹ cũng phải học thật nhiều để hiểu được trẻ hơn.
     
  4. Bin_keo

    Bin_keo Thành viên mới

    Tham gia:
    2/8/2010
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    nuôi dậy trẻ bjo sao thấy khó thế bao nhiều thưd phải lo,phải cập nhật liên tục
     
  5. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Giáo dục vốn vẫn là 1 vấn đề lớn của xã hội mà, đặc biệt là thế hệ mầm non. Mầm non có tốt thì măng non và măng trưởng thành mới tốt được
     
  6. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Học cách nghĩ của các thiên tài
    Điều kiện đầu tiên và cuối cùng
    để là một thiên tài là tình yêu sự thực
    Goethe


    “Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”

    Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ “năng suất”, hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn ý. “Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh”.

    1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố).

    Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.

    2. Hình dung!

    Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.

    3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!

    Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện …tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.

    4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.

    Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.

    5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.

    Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.

    6. Nghĩ qua các đối lập

    Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.

    7. Nghĩ theo cách ẩn dụ

    Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.

    8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.

    Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo.Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiệu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”
    Cái này cũng là em đọc được, thấy hay, post lên cho mọi người cùng suy ngẫm.
     
    hoanglanauto thích bài này.
  7. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Mẹ nó gửi cho mình vào email nhé. phuongedu@gmail.com. thanks
     
  8. phuonganh13

    phuonganh13 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/8/2009
    Bài viết:
    2,255
    Đã được thích:
    413
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Em mail cho bác rùi nhé. Bác xem lại xem đã nhận được chưa nhé.
     
  9. Trang_MẹChípxinh

    Trang_MẹChípxinh mechipxinh.com-0908130366

    Tham gia:
    6/1/2010
    Bài viết:
    5,232
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    chăm chỉ đọc để mấy nữa còn dạy con, con mình h có 20 tháng mà n lúc mình cũng ko b dạy thế nào
     
  10. Me Tung Bach

    Me Tung Bach Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2009
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Các bạn quan tâm hãy mua quyển " Em phải đến Harvard" của Lưu Vệ Hoa - Trương Hân Vũ. Tó mua ở trên Đinh Lễ chỉ có 36k/quyển ( có 2 quyển). Sách viết rất hay, viết về cách nuôi dậy cô bé Lưu Diệc Đình thi đỗ cùng lúc 6 trương đại học nổi tiếng ở Mỹ. Cô bé cung được nuôi dưỡng theo phwowng pháp giao duc từ sớm. Tớ đọc thấy rất bổ ích và thiết thực. Có cả những tình huống mình hay gặp khi dậy trẻ và cách giải thích vấn đề giúp trẻ dễ hiểu. Có đôi điều chia sẻ với các bố mẹ, rất mong con cái chúng ta đều trở thành thiên tài.
     
    kenhnhansu thích bài này.
  11. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Em có bản mềm cuốn sách đó. bác nào cần cứ pm e, e sẽ mail lại cho
     
    Nụ cười yêu thích bài này.
  12. Me TM

    Me TM Xuân đã về !

    Tham gia:
    18/7/2009
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Mẹ nó cho mình xin 01 bản vào email này nhé: nguyenhien78@gmail.com
    Cảm ơn mẹ nó nhiều !
     
  13. rucon_ngannam

    rucon_ngannam Ngọc Nguyễn

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    90
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Hic, các mẹ thông cảm, mạng nhà em đang đơ, nên e chưa gửi luôn cho các mẹ được. Nhưng em sẽ gửi cho các mẹ sớm nhất
     
    phuonganh13 thích bài này.
  14. bo yeu be cun

    bo yeu be cun Thành viên mới

    Tham gia:
    28/7/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Thật là đau đầu cho một ông bố trẻ, vừa muốn con mình được vui chơi như ngày xưa vùa muốn nó tài giỏi. Phân vân quá
     
  15. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Các mẹ muốn con giỏi, hơi mất thời gian 1 tí nhưng nên lọ mọ mua sách cho con nhé, trẻ đọc sách là cả 1 kho tàng kiến thức đấy.
    Quảg cáo 1 tí, ghé topic của mình nhé, có 1 số sách rất hay cho mẹ và bé. thanks, xin lỗi nếu câu quảng cáo này làm phiền các mẹ.
     
  16. huongmabu

    huongmabu Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    1/7/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    135
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    mẹ nó cho em xin 1 bản nhé
    email của em là huongmabu203@yahoo.com
    em cảm ơn mẹ nó nhiều nhé
     
  17. hocvienlamgiau

    hocvienlamgiau Banned theo yêu cầu chủ nick

    Tham gia:
    28/10/2010
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    tìm mua cuốn: "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế" của Adam - Khoo , và dạy con làm giàu :))
     
  18. menghehip

    menghehip Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    6/5/2010
    Bài viết:
    2,970
    Đã được thích:
    828
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Các mẹ thử tìm đọc 2 cuốn này xem Dạy bé biết đọc sớm và Dạy trẻ thông minh sớm (How to teach your baby to read và How to teach smart your baby), em thấy khá hay đấy ạ. Ngoài ra thì em có đọc Phương án không số.Em có 3 cuốn Dạy bé biết đọc sớm ,Dạy trẻ thông minh sớm , Em phải đến Havard học kinh tế mẹ nào có nhu cầu đọc qua nhà em em cho mượn ạ.
     
  19. Mĩm

    Mĩm Guest

    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Phải công nhận đây là một tài liệu tuyệt vời, em áp dụng cho bé nhà em và đến đúng 18 tháng bé đã thuộc lòng cả bảng chữ cái và nói được rất nhiều từ.
     
  20. Gia dinh Ga

    Gia dinh Ga Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/6/2011
    Bài viết:
    3,079
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Thiên tài và sự giáo dục từ sớm

    Mình cũng vừa ghé qua hiệu sách Kim đồng mua được mấy cuốn "Nửa tiếng để trở thành người mẹ tuyệt vời", về đọc cho con rất thích
     

Chia sẻ trang này