Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Dạy Thanh Nhạc, 31/7/2010.

  1. quynhthai

    quynhthai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/5/2011
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    193
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Hay quá, cái này làm mình rất quan tâm đây.
     
    Đang tải...


  2. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    mẹ nó nghiên cứu tài liệu, có cả mẫu luyện thanh trong http://thanhnhac.vn nữa
     
    Hà Anh Tuấn thích bài này.
  3. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Nếu có nhiều người học nhạc hơn, ít người chơi game, uống r***, bia, hút thuốc... thì chắc chắn cuộc sống sẽ đẹp hơn :)
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Cách luyện giọng hát


    Chào các bạn

    Bạn có một giọng hát hay nhưng bạn đã biết cách thể hiện nó cho những người xung quanh mình biết chưa?

    Mở thanh quản (hay là mở họng): Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà ko bị đau họng sau mỗi lần hát karaoke ta từng khổ sở với mấy bài sến. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Thật ra tôi thấy cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước Gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.

    Khẩu hình: Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các singer chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.

    Xin được mách bạn một số cách luyện giọng đơn giản sau:

    1. Thổi nến – (tập thở):

    Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi ko còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).

    2. Ngụp nước: để luyện âm (“a” và ” i” thôi) để phát âm được hay và chuẩn

    Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm . Và âm “i” đúng là cái loại khó nhất, tôi xin bổ xung thêm là âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.

    Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người ta khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm a và âm i. Âm a đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (Nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn) sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Các bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm i ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Phải cố gắng và phải luyện đấy vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này đấy. Chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên), nói chung là cách này lợi hại lắm đó.

    3. Luyện cao độ với đàn: gọi là luyện Mi – Ma

    VD: Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì ; Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.

    Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệng, dùng nước muối thì càng tốt. Tập sướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Hút thuốc nhiều thì phá giọng ghê lắm.

    (Sưu tấm)
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    LUYỆN THANH
    Bài 1:
    Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. “Hơi thở đúng, âm thanh đẹp”, đó là câu châm ngôn của người ca hát. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp.
    Bài 2:
    Luyện thanh, làm cho giọng hát dần dần hoạt động được linh hoạt. Luyện thanh không chỉ đơn thuần là sự "khởi động" giọng hát, mà còn thực hiện những "khởi động" trong lĩnh vực cảm xúc và những hưng phấn sáng tạo.
    Bài 3:
    Luyện thanh buổi sáng từ 15 - 25 phút, luyện dần dần từ thấp tới cao, từ dễ đến khó. Không nên bắt đầu ngay buổi tập luyện thanh với những nốt cao. Trước khi biểu diễn cũng phải luyện thanh kỹ. Tuyệt đối không bao giờ hát khi chưa luyện thanh, giọng hát không có sự chuẩn bị đã phải hoạt động căng thẳng ngay.
    Bài 4:
    Luôn luôn giữ cho dây thanh ẩm và có chất nhầy loãng bằng cách uống nước, nước trái cây, trà thảo mộc. Không nên dùng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước. Trong trường hợp bạn đã nghiện cà phê, bạn nên uống ít một và phải uống nhiều nước sau đó. Tốt nhất bạn nên tập bỏ uống cà phê. Nên giữ cho nhà và nơi làm việc của mình không bị khô quá, tốt nhất độ ẩm luôn đạt 30% hoặc hơn.
    Bài 5:
    Tránh khạc mạnh để làm sạch cổ họng, động tác này dễ gây tổn thương mô của dây thanh. Nên uống từng ngụm nước nhỏ thay vì khạc. Súc họng và rửa mũi bằng nước muối. Các nhà thanh học khuyên khi súc họng cho thêm ít sô-đa vào dung dịch muối. Xông mũi họng cũng rất tốt .
    Bài 6:
    Hạn chế các thức ăn kích thích như: cà phê, sôcôla, thức ăn cay, nhiều chất béo. Nên ăn nhiều lần hơn ăn 1, 2 lần nhưng ăn nhiều. Không nên mặc quần hay thắt lưng chặt. Ngủ gối cao. Sử dụng các loại thuốc làm giảm acid.
    Bài 7:
    Súc miệng với nước muối ấm: Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng. Bạn có thể pha 1 thìa muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.
    Bài 8:
    Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.
    Bài 9:
    Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10 ml nước vỏ xoài với 125 ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.
    Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra.
    Một việc làm quan trọng để bảo vệ giọng hát đó là việc luyện thanh hàng ngày.

    (Sưu tầm)
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    HƠI THỞ
    Bài 1:
    Hơi thở là một vấn đề quan trọng. Chúng ta còn cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu, luyện tập nhiều hơn nữa, qua đó mỗi người dần dần tìm ra cho mình một cách vận dụng hơi thở phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất. Thường xuyên tập thể dục và hít thở sâu là một cách luyện tập hơi thở tốt.
    Bài 2:
    Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động riêng rẽ.
    Bài 3:
    Hơi thở còn giúp thể hiện những cảm xúc tinh tế trong diễn tấu, chẳng hạn như để biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, thán phục, sự dồn dập của cao trào âm nhạc ...
    Bài 4:
    Các kiểu hít thở trong ca hát:
    • Cách thở ngực: Luồng không khí hít vào chứa đầy phần trên của phổi, làm lồng ngực phía trên căng ra, nâng lên, còn cơ hoành thì ổn định, hầu nhu không hoạt động, như đã nói ở trên, mỗi kiểu thở đáp ứng yêu cầu của một loại âm thanh, yêu cầu của tác phẩm và phần nào còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý cơ thể của từng ca sĩ.
    • Thở ngực kết hợp với thở bụng: Với kiểu thở này, khi hít hơi, luồn hơi vào sâu hơn, làm căng phần ngực dưới, cơ hoành cũng tham gia hoạt động. Kiểu thở này phát huy được toàn bộ lồng ngực, giống kiểu thở ngực dưới và bụng.
    • Thở ngực dưới và bụng: khi hít hơi vào, phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt giương lên, bụng cũng hơi phình ra một chút ở phía dưới và cả hai bên sườn. Cơ hoành ở đây cũng tham gia một cách tích cực, tạo điều kiện tốt cho việc nén hơi thở, ta thường nói đó là một điểm tựa cho một cột hơi đầy đặn, liên tục. Với kiểu thở đó cho phép các ca sĩ hát được những nốt cao của giọng, từ những nốt chuyển giọng ở cuối âm khu "mở" trở lên cho đến hết âm khu cao của giọng là những nốt phải hát âm thanh "đóng"
    Bài 5:
    Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
    Bài 6:
    Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
    Bài 7:
    Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ...
    Bài 8:
    Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
    Bài 9:
    Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
    Bài 10:
    Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
    Bài 11:
    Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.

    (Sưu tầm)
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    GIỮ GIỌNG
    Bài 1:
    Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận…
    Bài 2:
    Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.
    Bài 3:
    Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên ngừng nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị sưng tấy đấy.
    Bài 4:
    Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Như vậy là không đúng đâu. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.
    Bài 5:
    Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn khi nói.
    Bài 6:
    Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.
    Bài 7:
    Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viêm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.
    Bài 8:
    Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.
    Bài 9:
    Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.
    Bài 10:
    Uống r*** và hút thuốc lá vì đó là hai chất độc hại gây ảnh hưởng lớn, tác hại xấu cho sức khoẻ, trước hết là cổ họng.Vì R*** và thuốc lá sẽ làm tổn thương niêm mạc của cổ họng và thanh quản, phá hỏng dần chức năng hoạt động tích cực của nó.


    (Sưu tầm)
     
  11. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    hay quá à, chuẩn luôn..................................................
     
  12. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Những quan điểm khác nhau về hơi thở
    Nói về kỹ thuật thanh nhạc, người ta thường đề cập trước tiên vấn đề hơi thở. Có thể do nhiều lý do khác nhau mà có sự ưu tiên như vậy, song điều chủ yếu vẫn do việc xác định hơi thở là vấn đề rất quan trọng trong kỹ thuật thanh nhạc, coi nó là xuất phát điểm của quá trình phát âm nói riêng và của quá trình ca hát nói chung. Tuy nhiên, đặt vấn đề hơi thở lên trước không có nghĩa hơi thở là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật thanh nhạc.
    Từ trước tới nay, trong nhiều sách dạy thanh nhạc của các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứu thanh nhạc nổi tiếng, cũng như các danh ca thuộc các trường phái ca hát cổ điển và hiện đại trên thế giới như ở Ý, Nga, Pháp v.v... vấn đề hơi thở thanh nhạc được đặc biệt quan tâm, đã tiến hành nhiều thể nghiệm thực tế với các sĩ nổi tiếng bằng những phương pháp khoa học và đã đề xuất nhiều quan điểm về hơi thở trong thanh nhạc. Những quan điểm này nhiều khi rất khác biệt nhau. Trong một thời gian dài, vấn đề hơi thở trong thanh nhạc đã là đề tài mà những người hoạt động trong lĩnh vực này tranh luận sôi nổi.
    Trong việc luyện tập, giảng dạy thanh nhạc và biểu diễn ca hát ở nước ta, vấn đề hơi thở thanh nhạc cũng được các giáo viên thanh nhạc và ca sĩ đặc biệt chú ý đến, vì đã xác định được tầm quan trọng của hơi thở trong kỹ thuật thanh nhạc. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong thực hành. Có người cho rằng hơi thở là vấn để quan trọng nhất quyết định toàn bộ quá trình ca hát. Ngược lại có người lại cho đó chỉ là một bộ phận hoạt động tự nhiên, không cần phải đặc biệt quan tâm đến. Có một biểu hiện khá phổ biến: Một số ca sĩ chưa hiểu được là mình hát với hơi thở thế nào, mặc dù có thể với hơi thở đúng hoặc sai. Có người còn chưa biết nên vận dụng hởi thở thế nào cho tốt, cho phù hợp, đôi khi bắt chước một cách máy móc cách vận dụng hơi thở của một ca sĩ có tiếng nào đó mà không cần tìm hiểu xem kiểu thở đó có phù hợp với giọng hát của mình hay không, có phù hợp với yêu cầu biểu diễn mà mình cần thực hiện không. Thật ra việc học tập thanh nhạc cũng phần nào là sự tiếp thu những kinh nghiệm, chủ quan của người dạy, nhưng nếu bắt chước một cách máy móc, dù là bắt chước những người hát giỏi, cũng không phải luôn luôn mang lại kết quả tốt, bởi vì nghệ thuật cần có sự sáng tạo liên tục, trong đó bao gồm những quy luật chung, song những đặc điểm riêng biệt lại là những nhân tố quan trọng, nhất là đối với nghệ thuật ca hát - môn nghệ thuật phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm tự nhiên của từng ca sĩ.
    Trong phong trào ca hát hiện nay, vấn đề luyện tập kỹ thuật còn hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những lúng túng về kỹ thuật, trong đó vấn đề hơi thở là vấn đề nổi bật nhất. Tuy vậy không phải những anh em ca sĩ ít nhiều không nắm được những hiểu biết cơ bản về hơi thở đúng trong thanh nhạc. Bởi vì qua thực tế phong trào ca hát hiện nay, ta thấy chất lượng tiếng hát ngày càng được nâng cao, trong đó tất yếu phải có sự nâng cao về kỹ thuật thanh nhạc, mà hơi thở là một vấn đề quan trọng. Song chúng tôi nghĩ rằng đây cũng chỉ là kết quả bước đầu, chưa phải là những kiến thức vững vàng của một quá trình rèn luyện theo một phương pháp khoa học chủ động. Chúng ta còn cần phải tiếp tục trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu, luyện tập nhiều hơn nữa, qua đó mỗi người dần dần tìm ra cho mình một cách vận dụng hơi thở phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất.

    Vị trí hơi thở trong kỹ thuật thanh nhạc
    Âm thanh xuất hiện từ khe thanh quản do tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới. Thanh đới rung lên không phải là một hoạt động thụ động, mà do sự điều khiển chủ động của hệ thống thần kinh trung ương để thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn khi ta muốn nói hoặc muốn hát. Khi đó thanh đới phải căng ra ở một mức độ cần thiết tương ứng với áp lực của hơi thở ở dưới phổi đẩy lên, để tạo nên một âm thanh mong muốn. Hai lực này phải luôn phù hợp với nhau thì mới có được âm thanh chính xác và có chất lượng. Muốn chủ động điều khiển hoạt động này, người ca sĩ phải tập đẩy hơi thờ và ghìm hơi thở bằng thanh đới rung, sao cho những hoạt động đó trở thành một thói quen chính xác, như những người nhạc công tập bấm đúng những vị trí phím đàn, hoặc điều khiển môi khi thổi kèn đồng. Những người không biết hát hoặc hát dở, một trong những nguyên nhân là không biết điều khiển hoạt động của hơi thở và thanh đới, chúng ta thường gọi là hát "phô" (faux), nhiều khi hiện tượng hát không chuẩn xác này không phải do tai nghe không thính, mà do nguyên nhân điều khiển hơi thở không đúng như đã nói ở trên.
    Ngoài chức năng chính cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo ra âm thanh, hơi thở trong khi hát còn giải quyết yêu cầu nữa là góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát. Chỗ lấy hơi cũng đồng thời là chỗ ngắt câu, ấn định sự trọn ý, trọn nghĩa của một câu hát. Khi tới chỗ nghỉ này, chúng ta bắt buộc phải lấy hơi, mặc dầu lúc đó có thể ta vẫn còn để hơi để hát tiếp. Sự phân bố chỗ lấy hơi trong bài hát, ngoài mục đích giải quyết yêu cầu của âm thanh, còn phải phục vụ cả ý nghĩa của câu hát nữa. Không nên lấy hơi tuỳ tiện, cứ hát hết hơi mới lấy hơi, làm như vậy đôi khi mất ý nghĩa của câu hát. Đặc biệt khi hát từ hai người trở lên, phải quy định chỗ lấy hơi thống nhất để đảm bảo sự đồng đều khi hát, trừ trường hợp khi phải ngân dài một nốt nhạc mà một hơi thở không đủ thì phải lấy hơi thở "mắt xích", tức là mọi người không lấy hơi cùng một lúc mà thay nhau lấy hơi như những mắt xích nối với nhau, để kéo dài được nốt nhạc liên tục và không bị ngắt quãng. Đôi khi hít hơi còn biểu hiện những xúc cảm tinh tế trong diễn xuất, chẳng hạn biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, hoặc sự dồn dập của cao trào âm nhạc. Tuy nhiên, những tác dụng trên cũng chỉ là thứ yếu mà thôi. Ý nghĩa quan trọng chủ yếu của hơi thở khi hát vẫn là cùng với thanh đới tạo ra âm thanh và góp phần quyết định chất lượng của giọng hát
     
    Hà Anh Tuấn thích bài này.
  13. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Ngoài chức năng chính cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo ra âm thanh, hơi thở trong khi hát còn giải quyết yêu cầu nữa là góp phần làm rõ ý nghĩa của câu hát. Chỗ lấy hơi cũng đồng thời là chỗ ngắt câu, ấn định sự trọn ý, trọn nghĩa của một câu hát. Khi tới chỗ nghỉ này, chúng ta bắt buộc phải lấy hơi, mặc dầu lúc đó có thể ta vẫn còn để hơi để hát tiếp. Sự phân bố chỗ lấy hơi trong bài hát, ngoài mục đích giải quyết yêu cầu của âm thanh, còn phải phục vụ cả ý nghĩa của câu hát nữa. Không nên lấy hơi tuỳ tiện, cứ hát hết hơi mới lấy hơi, làm như vậy đôi khi mất ý nghĩa của câu hát. Đặc biệt khi hát từ hai người trở lên, phải quy định chỗ lấy hơi thống nhất để đảm bảo sự đồng đều khi hát, trừ trường hợp khi phải ngân dài một nốt nhạc mà một hơi thở không đủ thì phải lấy hơi thở "mắt xích", tức là mọi người không lấy hơi cùng một lúc mà thay nhau lấy hơi như những mắt xích nối với nhau, để kéo dài được nốt nhạc liên tục và không bị ngắt quãng. Đôi khi hít hơi còn biểu hiện những xúc cảm tinh tế trong diễn xuất, chẳng hạn biểu hiện một sự xúc động đột ngột, sự ngạc nhiên, hoặc sự dồn dập của cao trào âm nhạc. Tuy nhiên, những tác dụng trên cũng chỉ là thứ yếu mà thôi. Ý nghĩa quan trọng chủ yếu của hơi thở khi hát vẫn là cùng với thanh đới tạo ra âm thanh và góp phần quyết định chất lượng của giọng hát
     
  14. embeti

    embeti Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/5/2009
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    con gái tớ hát cứ như tụng kinh ấy
    chán quá
     
  15. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    vậy mẹ cháu cho em bé tham gia lớp thanh nhạc thiếu nhi bên em đi, chắc chắn con sẽ tiến bộ từng ngày

     
  16. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.
    Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

    Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận khí vào đan điền” )

    Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.

    Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

    Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)
    Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

    Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
    Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

    Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

    Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.

    Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma
     
  17. trangnm1011

    trangnm1011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/1/2009
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    cho em hỏi em có con nhỏ 5 tuổi muốn cho cháu tham gia học 1 lớp để cháu hat tốt hơn. Tình trạng hiện nay là cháu hát chán hơn cả đọc. hj hj ... ko biết học phí và lịch học như thế nào?? Tiện thể là em hat thì cứ gọi là ko ai nghe nổi...(lại ko biết chút gì về âm nhạc) . Vậy có lớp nào thích hợp cho mẹ bé và bé đi học thì trung tâm tư vấn giúp em để 2 mẹ con đi học cả thể.
     
  18. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Thành viên mới

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    Bookmark bài này để đọc dần dần ^^
     
    Dạy Thanh Nhạc thích bài này.
  19. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    ố hô, mẹ cháu ơi, 2 mẹ con đều có thể tham gia học được nhé
    mẹ học lớp thanh nhạc người lớn
    con học lớp thanh nhạc thiếu nhi, 5 tuổi học lớp tọa nguồn đồ rê mí được
    mẹ thu xếp thời gian đi ạ, học ngay 185 chùa láng, gần nhà mẹ lắm ạ

     
  20. Dạy Thanh Nhạc

    Dạy Thanh Nhạc www.thanhnhac.vn

    Tham gia:
    16/7/2010
    Bài viết:
    7,914
    Đã được thích:
    1,456
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Tài liệu LUYỆN THANH NHẠC CƠ BẢN (học hát)

    [video=youtube_share;-b3Y4kQcgF4]http://youtu.be/-b3Y4kQcgF4[/video]
    NGƯỜI THẦY

    "Người thầy vần lặng lẽ đi về sớm trưa.
    Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhoè trang giấy.
    Để em đến bên bờ ước mơ,
    Rồi năm tháng sông dài gió mưa,
    Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa.

    Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa.
    Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi.
    Chiều trên phố bao người đón đưa,
    Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,
    Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa...

    Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
    Có hay bao mùa lá rơi.
    Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
    Sáng soi bước em trong cuộc đời.
    Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,
    Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai,
    Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ.

    Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
    Tóc xanh bây giờ đã phai.
    Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
    Dõi theo bước em trong cuộc đời.
    Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
    Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
    Nhưng ngàn năm,
    Làm sao em đếm hết công ơn người thầy... "
     

Chia sẻ trang này