Làm thế nào để bé tự giác học tập

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Ngô Phương Loan, 16/10/2004.

  1. Ngô Phương Loan

    Ngô Phương Loan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/10/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    35
    Điểm thành tích:
    28
    Tự giác học tập ! đó là điều trăn trở của những bậc phụ huynh khi bé bắt đầu đi học . Có những bé thì đã sẵn có tính tự giác học tập rất cao nhưng có những bé thì vẫn rất mải chơi ...và không tự giác .
    Đã rất nhiều bố mẹ phải than phiền , tối về kèm con như kèm kem , cứ lơ đi là nó ẩu ngày , ko đọc chuyện tranh thì lại nghịch ngợm ....úi chao ôi làm thế nào bây giờ .
    Mình có chị bạn kể cho mình nghe thế này , mà chị cũng phải chịu thua đấy : Mẹ ơi mẹ mà bắt con học thì con sẽ tự tử đấy ! :shock: :shock: chuyện thật như đùa , chị ấy đành đến nói với cô giáo để động viên cậu bé thôi .....
    Nan giải quả là nan giải !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngô Phương Loan
    Đang tải...


  2. Mụ SeSẻ

    Mụ SeSẻ Thành viên mới

    Tham gia:
    15/10/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    trời đất ! đình công đến mức ''tự tử '' hả ! :shock:
    nói nó nghe: ''nếu con không chịu học thì con sẽ học dở, điểm xấu, bạn bè cười chê, không thèm chơi với con'' thì có thể ép-phê (effect) không nhỉ :?: :)
     
  3. banglang

    banglang Thành viên mới

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Chà chà, đây cũng là vấn đề nan giải và vô cùng bức xúc của mình đó. Con mình còn bé, chưa phải lo đến chuyện này, khổ nỗi mình có một cô em chồng (em út) rất lười học, mặc dù BMC theo nhắc nhở suốt ngày. Nó chỉ học qua quýt để trả nợ cho xong, còn hoàn toàn không có gì là tự giác cả. Khi chưa sinh con mình có nhiệm vụ cao quý là tuần phải sang kèm nó học 3 buổi. Ối giời ơi mệt lắm các mẹ ạ, nói là kèm nhưng gần như phải chỉ nó làm bài tập về nhà, dò bài cho nó. Bọn trẻ bây giờ học hành chán lắm, chẳng có tư duy sáng tạo gì hết, sách tham khảo, "Giúp em học tốt" thì nhan nhản ra đấy, bí không biết làm bài ấy à, mở sách ra xem và làm giông giống như thế, chỉ thay số, học văn thì rập khuôn bài mẫu, chép chỗ nọ chỗ kia một tí, bài thuộc lòng thì đọc ra rả như vẹt mà có cho chữ nào vào đầu đâu.

    Ấy, các mẹ cho mình bán than một tí vì bức xúc lắm. Mình đi làm về đã mệt, cơm nước xong chỉ muốn nghỉ ngơi thế mà còn phải dạy nó học. Mà nào phải dạy đâu, dỗ cho nó học đấy chứ, học thì lười, mà lại bảo thủ, hay cãi, hở tí lại nước mắt ngắn nước mắt dài, đánh vật với nó xong mớ bài tập về nhà thì đừng hòng nó chịu làm thêm một bài nào mở rộng hay nâng cao gì cả.

    Đến lúc mình sinh em bé thì chuồn thẳng, làm gì còn sức mà kèm nó nữa. Tuy nhiên mình vẫn bỏ tiền thuê gia sư cho nó học. Trao đổi với gia sư thì mình biết cái kiểu nó học vẫn thế. Năm nay nó lên lớp 10 rồi, mình được BMC giao nhiệm vụ cao quý là phải động viên kèm cặp cho nó học xong cấp III. Trời ơi mình bó tay, có thánh cũng không làm sao cho nó học khá lên được chừng nào nó vẫn chưa ý thức được học là học cho bản thân nó, cho tương lai sau này của nó chứ không phải cho gia đình. BMC và mình đã ra rả với nó bao nhiêu lần rồi, mà nó cứ trơ ra, hoàn toàn không cố gắng gì cả.

    Ai có tuyệt chiêu nào thì chỉ giáo mình với, mình mệt mỏi lắm rồi, lo cho chồng con, cho công việc đã đủ stress rồi, thêm việc này thì chắc mình sụp mất. Cảm ơn các bạn trước nhé.
     
  4. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Đúng là cái việc rèn luyện tính tự giác này khó thật đấy. Người ta nói dạy dỗ quả là không sai. Đứa nào tự giác thì dạy nhiều dỗ ít (có khi không cần dỗ), đứa nào không tự giác thì đúng là phải dỗ chán chê rồi có khi mới dạy (có khi còn không dạy được) :cry: .

    Em nghĩ gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện tính tự giác cho bé từ lúc còn nhỏ. Bố mẹ say mê nghiên cứu, đèn sách ... thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đứa con sau này. Chẳng hạn như mỗi tối, khi con ngồi học bài, bố mẹ ngồi làm việc, đọc sách ... Con sẽ thấy được cái không khí nghiêm túc và dần dần sẽ hình thành thói quen tự giác học tập mà không cần phải nhắc.

    Nhưng mà để tạo được cái không khí đó khó quá các mẹ nhỉ? Hai vợ chồng đi làm cả ngày, tối về còn biết bao nhiêu việc nhà phải làm. Mà kể cả không còn việc nhà nữa thì cũng chẳng ai muốn ngồi vào bàn làm việc, đọc sách nữa vì đã quá mệt mỏi với công việc ở cơ quan rồi. AX nhà em thì cứ về đến nhà là đọc báo hoặc xem tivi. Không cho ông ấy xem thì không được (dù sao đây cũng là nhu cầu giải trí lành mạnh mà). Nhưng quả thật nhiều lúc em cũng băn khoăn, lo lắng, nếu mà cứ thế này thì con mình cũng sẽ nghiện tivi mất thôi.

    Không ít phụ huynh thắc mắc: Thời xưa ông bà có nhắc nhở đâu mà bố mẹ vẫn tự giác học hành, sách vở / giáo cụ thì thiếu thốn mà sao vẫn học giỏi .... trong khi đó con trẻ ngày nay cái gì cũng có thì lại chẳng chịu học gì cả. Nhưng chính 'hiện đại' thì 'hại điện'. Bây giờ có quá nhiều cái cám dỗ bọn trẻ. Không chỉ bọn trẻ mà cả cha mẹ bọn trẻ nữa ý chứ :wink: . Như em đây này, ngày trước cứ rảnh là tranh thủ học hành, tạo việc ra để làm. Bây giờ cứ rành phút nào là 888 hết :oops: .
     
  5. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Con mình chưa đi học nên ko rõ lắm. Tuy nhiên nói tự giác nói chung thì mình có kinh nghiệm là: tạo cho con thói quen làm các công việc vào đúng giờ nhất định, sau đó thì mọi cái chạy cứ trơn tuồn tuột.
    Ví dụ cho con đi ngủ đối với mình ko khó mấy, kể cả nếu có chểnh mảng sai lịch đi vài tuần (do Tết, đi nghỉ....) thì sau đưa lại nếp vẫn ko khó, chỉ có mình phải luyện lại cùng chúng nó. Một số việc khác cũng thế. Tuy nhiên mình phải theo sát và nắhc nhở nhiều ban đầu, thậm chí cả mình cũng phải luyện cho quen nữa, chính mình cũng ko được vi phạm nếp quy định đó.
    Một số chị có con học khá tốt thì bảo thời kỳ đầu, nói chung là cấp 1 phải kèm con học để nó quen, nhiều khi phải ngồi cùng để động viên . Đến cấp hai phần vì cũng ko thể dạy con nữa, phần con đã có thói quen rồi thì chỉ nhắc nhở và kiểm tra bài thôi.
     
  6. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mấy hôm quan tâm tới vấn đề này mà chưa có thời gian viết. Tớ có lọ mọ lên internet tìm và đọc được một bài cũng hay về rèn luyện tính tự giác của những đứa trẻ hiếu động. Có mấy phương pháp sau

    1. Lựa chọn. Bạn đưa ra một vài lựa chọn cho bé, sau đó để tuỳ bé chọn lựa. Ví dụ như sau: nói với bé là bé sẽ chỉ được xem phim nếu đã dọn phòng, sau đó thì để tuỳ bé làm gì thì làm. Bạn sẽ không quan tâm là phòng có sạch hay không, bé có xem phim hay không, bé có thể làm gì bé muốn, nhưng bé sẽ chỉ được xem phim sau khi đã dọn phòng. Nếu bé nói "Mẹ ơ! Con xem phim được không?", tôi sẽ nói "tất nhiên, nếu phòng consạch". Bé có thể sẽ nói "Con không muốn dọn phòng", tôi sẽ nói "Được
    thôi, nhưng con sẽ không được xem phim". "Thế thì con sẽ không xem phim", bé nó và bỏ đi. Tôi sẽ không nhắc gì tới việc đó. Và bé nhắc với tôi vài lần trong ngày là bé không thích dọn phòng, tôi nói một cách bình thường "được thôi". Ngày hôm sau bé sẽ chán vì không được xem phim, và bé chợt nghĩ ra rằng bé muốn xem phim lúc nào cũng được mà chỉ cần phải dọn phòng. Bé sẽ tập trung dọn phòng và chạy đến nói với tôi "Mẹ ơi, con đã dọn phòng và con sẽ xem phim bây giờ". "Được thôi", tôi sẽ nói vậy. Bé bật phim lên xong và tuyên bố một cách hãnh diện "bây giờ con không cần phải xin phép mẹ mỗi lần con xem phim nữa". Tôi nói "tất nhiên, nếu con dọn phòng thì con sẽ không cần phải xin phép mẹ". Và kết quả là sau khi tôi áp dụng quy tắc xem phim/dọn phòng, bé ít xem phim hơn và phòng được dọn sạch hơn.

    Chú ý là con tôi đang học tính tự giác. Bé học được rằng, bé có thể dọn phòng mỗi khi bé muốn, và bé sẽ có cảm giác thoả mãn khi bé làm việc đó. Bé không cần mẹ theo dõi sau lưng mình.

    Dr. John Rosemond cũng đã áp dụng phương pháp này một cách rất hay trong một tính huống khó xử lý. Đứa con mười tuổi của ông chơi với một lũ trẻ phá phách. Thay cho việc bảo con mình không chơi với lũ trẻ kia, ông cho con lựa chọn. Con được phép chơi với lũ trẻ đó, nhưng nếu bọn chúng phá hoại một cái gì đó, thì bố sẽ trừ tiền quà của con đúng bằng một khoản 100% giá trị bị phá hoại đó, trừ phi con chứng minh được cho bố là con không có mặt ở đó. Con của ông ta tiếp tục chơi với lũ trẻ đó, nhưng một ngày nó hoảng sợ chạy về kể cho bố rằng lũ trẻ kia đang có một kế hoạch phá hoại một cái gì đó, và nó không muốn phải trả tiền cho sự phá hoại đó. Sau đó con ông ta quyết định không chơi với lũ trẻ kia nữa.

    Tớ dịch không chính xác nội dung, có sửa đổi theo ý mình. Ai muốn đọc nguyên bản thì vào đây.
    http://borntoexplore.org/discipline.htm


    -- còn tiếp phần hai và phần ba, lúc nào rỗi thì sẽ dịch tiếp ---
     
  7. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Còn đây là ý kiến riêng.

    Phương pháp "lựa chọn" như ở trên nói là một phương pháp rất hay, áp dụng cho trẻ em trên 5 tuổi chắc là hợp lý, vì ở tuổi đó bọn trẻ bắt đầu muốn lựa chọn, đủ năng lực để lựa chọn. Sẽ thử áp dụng xem sao.

    Rèn luyện tính tự giác theo tớ chắc cần mấy vấn đề sau

    -- Thói quen. Phải đều đặn, nhất quán - ngày nào cũng làm, trước sau như một, đã nói là không đổi. Cái này sợ là bố mẹ phải rèn mình nhiều hơn là rèn con.

    -- Quan tâm kết quả hơn là quá trình. Giao nhiệm vụ cho bé, rồi chỉ quan tâm tới việc nó làm đúng không, cách làm thế nào tuỳ bé. Bé sẽ cảm thấy mình được quyền tự chủ, tự hào với gì mình làm được, tạo thành thói quen tự làm tự lo. Nhưng nhớ giúp bé khi bé yêu cầu, đừng đòi hỏi cao quá, vì nếu bé không làm nổi dễ sinh thất vọng, tự ti. Gần đây tớ có giao nhiệm vụ cho con là mỗi ngày xếp bốn chữ, xếp xong gọi ba kiểm tra. Hôm nay về nó xếp xong rồi xoá đi, lúc tớ kiểm tra khóc mếu máo bảo ba không tin con. Mình giải thích cho nó là mình yêu cầu nó là ba kiểm tra, bây giờ ba chưa kiểm tra nên con phải xếp lại, cũng có nhân nhượng là chỉ phải xếp một chữ chứ không phải là bốn, quên mất không đứng cạnh giúp đỡ, an ủi nó.

    -- Khuyến khích, động viên, giúp đỡ. Cái này thì rèn luyện tính gì cũng phải làm rồi. Tớ cũng có hay phạt, nhưng phạt có vẻ không hiệu quả bằng động viên. Phạt có lẽ chỉ nên dùng khi bé phạm lỗi quá lớn, còn thì để bé làm tốt động viên/giúp đỡ vẫn là phương pháp tốt.
     
  8. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Thử áp dụng nguyên tắc "lựa chọn" vào thằng cu 2 tuổi, có vẻ hiệu quả. Mùa rét mà nó cứ hay cởi tất rồi chạy ra sàn lạnh, bảo với nó là muốn không đi tất thì phải chơi trên giường, lúc đầu nó không để ý lắm. Nhưng hôm nay lúc nó đang chơi với chị bắt nó lên giường đứng, thế là cậu đòi được đi tất :). Không biết mấy hôm nữa cậu có quen tới mức mỗi lần muốn xuống đất là tự đòi đi tất hay không?
     
  9. banglang

    banglang Thành viên mới

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ối bác TanNg ơi, vấn đề em hỏi là tự giác trong học tập cơ mà? Bắt nó ngồi vào bàn thì được rồi nhưng có ích gì khi đầu óc nó cứ để đâu đâu, học hành thì qua quýt cho xong. Nếu rèn được từ nhỏ thì nói làm gì, bây giờ phải uốn măng sắp thành tre đây mới khổ.
     
  10. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Ngồi học với nó một thời gian thử xem vậy
     
  11. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Ðể tớ trích lại ý tưởng căn bản trong bài dịch. Sử dụng phương pháp này thì

    -- Bé hiểu được rằng bé có thể làm được điều đó nếu bé muốn
    -- Bé cảm thấy thoả mãn, tự hào khi làm được điều đó
    -- Bé cảm thấy mình được tự chủ làm điều mình muốn
    -- Bé cảm thấy được tôn trọng

    Như vậy, phương pháp này tạo động lực bên trong cho việc tự học. Ngồi học cùng với bé như mẹ B&B nói là làm ngược lại phương pháp này mất rồi.

    Một số mẹo thì bài sau tớ đã viết như: nên động viên khuyến khích, thưởng, hỗ trợ cho bé, quan tâm vào kết quả hơn là quá trình .. Tớ có một hình thức thưởng rất buồn cười: đó là đặt yêu cầu cho bé xếp bốn chữ, và phải kiểm tra cả bốn chữ, nhưng khi bé xếp hai chữ đúng hoàn toàn thì bảo với bé rằng không cần kiểm tra nốt hai chữ sau, "thưởng" vì bé đã làm đúng. Như vậy, bé vừa tự hào vì đã làm được, và sẽ rất sung sướng xếp tiếp hai chữ sau. Tất nhiên là không thể thưởng bằng bọt mép mãi được, hôm nào sẽ phải mua cho bé cái bánh Gato để thưởng vì học chữ giỏi. :)

    Thực ra đây không chỉ là bài học quản lý trẻ con đâu, mà là bài học quản lý con người nói chung, tuy là người lớn thì khác với trẻ con, nhưng nhiều cái áp dụng được sang nhau. Nhìn chung người ta hay quan tâm tới quá trình hơn là kết quả, điều này khiến cho người bị kiểm soát cảm thấy mất quyền tự chủ, không cảm thấy thành quả là của mình, và nhiều yếu tố mất động lực khác nữa.


     
  12. Forever Happy Sun

    Forever Happy Sun Thành viên mới

    Tham gia:
    19/10/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    tự giác

    Mình chẳng còn nhớ ngày trước đã bắt đầu với con bé đầu của mình như thế nào , nhưng hình như là mỗi ngày tập cho cháu viết vài chứ, đọc vài chứ, rồi cùng bé đọc truyện, khuyến khích bé nên học chứ để mau biết đọc, để có thể tự đọc truyện, thế là nó ham lắm, ngày nào cũng bảo "Mẹ dạy con đi, nhanh nhanh lên ".

    Khi gần vào lớp 1, thì tối nào 2 mẹ con cũng ngồi vừa học vừa chơi 1 chút với nhau, đúng giờ nhất định, thế mà chẳng hiểu tự khi nào, nó đã trở thành thói quen của con bé cho tới tận bây giờ, đúng giờ ấy nó sẽ tự ngồi vào tự lo bài vở , mẹ khỏi cần phải nhắc nhở nữa . Riêng cuối tuần thì nó hiểu là nó được quyền chơi, nên tự động ... chơi :)

    Có thể con gái cũng dễ bảo hơn con trai trong việc học hành nữa nhỉ ?
     
  13. Mai Hoa

    Mai Hoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    10 lời khuyên để con có các kỹ năng học tập t

    Mình thấy bài viết này ở trang chủ, có ích cho các bạn tham khảo thêm

    Thói quen học tập đúng đắn là một trong những điều chủ yếu mà trẻ phải vật lộn suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Tạo ra một thói quen có thể mất 2 tuần, nếu kiên nhẫn, và thực hiện những lời khuyên dưới đây sẽ giúp con bạn học tập tốt hơn.

    Góc học tập và thời gian học cố định là tốt nhất. Nếu con bạn có bàn học, trẻ cần phải học vào các giờ thường lệ mỗi ngày. Nếu con bạn không có bàn học, bạn hãy tạo ra một góc nào đó để bé ngồi học mỗi ngày.

    Con bạn cần bắt đầu học ngay sau khi ngồi vào bàn. Đừng để bé làm các việc hấp dẫn khác như trả lời email cho bạn bè hoặc viết nguyệch ngoạc. Con bạn có thể làm những thứ đó sau, coi như các hoạt động đó là một phần thưởng dành cho trẻ, khi trẻ đã học xong.

    Giúp con lập kế hoạch những việc cần hoàn thành. Mỗi khi bắt đầu buổi học, hãy giúp trẻ viết ra chính xác những việc mà trẻ muốn làm (như hoàn thành 2 trang tiểu luận, hoàn thành một bài báo, viết một câu chuyện ngắn, trả lời 10 câu hỏi toán học, học một chức năng máy tính mới,…).

    Chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ. Ví vụ, nếu con bạn viết một bài tiểu luận, nhiệm vụ cần phải làm là tiến hành lập đề cương, viết mở bài, đưa ra các vấn đề cần thảo luận, nghiên cứu về các vấn đề này, hoàn thành mỗi đoạn,…

    Ghi chép lại các nhu cần cần hoàn thành trong mỗi phần vào một cuốn sổ tay. Con bạn có thể xem lại các ghi chép và nghi nhớ.

    Đồ dùng học tập phải để ở một nơi thuận tiện. Con bạn có thể tổ chức đồ dùng học tập để trẻ có thể lấy khi trẻ cần gấp mà không cần phải lục lọi khắp nơi.

    Chú ý nhắc nhở ngay khi trẻ trẻ bắt đầu mơ mộng. Hãy giúp con tập trung, nhưng bạn phải cho phép trẻ nghỉ ngơi thư giãn sau khi tập trung. Sau khi học 45 phút, hãy cho con nghỉ khoảng 15 phút.

    Ngủ đầy đủ là yếu tố quan trọng đối với học tập và ghi nhớ hiệu quả. Bạn hãy đảm bảo rằng con bạn có giờ đi ngủ cố định mỗi tối. Tránh cho con dùng các đồ ăn, thức uống có chứa caffein trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ để giấc ngủ không bị ngắt quãng.

    Ăn uống tốt cung cấp nhiên liệu cần thiết cho cơ thể và não bộ của con bạn. Trẻ cần ăn 3 bữa trong ngày và không được bỏ bữa sáng. Cố gắng cho con ăn cân bằng các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và ăn ít thịt ướp muối.

    Tập thể dục sẽ tăng cường trí nhớ và khả năng học tập,cũng giống như tập thể dục sẽ làm bạn tự tin hơn. Trẻ lớn cần tập trung vào 3 đến 4 bài tập thể dục mỗi tuần, mỗi bài tập trong vòng 20 phút hoặc nhiều hơn. Bạn hãy luôn luôn thảo luận với bác sĩ của con bạn trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình luyện tập nào.

    Khi con bạn trở thành người lớn, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần cung cấp cho con cái những kỹ năng và các thói quen mà trẻ cần trong cuộc sống. Ngay từ bây giờ, bạn hãy thiết lập các thói quen học tập tốt, điều đó sẽ giúp con cái thành công trong tương lai.
    --------------------------------------------------------------------------------

    Myjellybeen.com là một Web nổi bật về các thông tin nuôi dạy nữ sinh. Nhiệm vụ của website là trở thành một người bạn tốt nhất của các nữ sinh trên mạng internet. Các vấn đề cập nhật hàng ngày là làm đẹp, thi vấn đáp, cung cấp lời khuyên, trò chơi, tầm quan trọng của sự xấu hổ,…Myjellybean.com khuyến khích nữ sinh là chính mình, khám phá thế giới của mình.

    Nguồn: Myjellybeen.com

    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     
  14. cucthan

    cucthan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Cháu lớn nhà tôi đã 15 tuổi , từ nhỏ cháu đã được mẹ kèm học đúng giờ và phải xong bài ngày hôm sau , từ đó tạo thành thói quen cho cháu đến bây giờ . Từ đó , cháu thứ hai cứ phải theo giờ giấc học của cháu thứ nhất nên cũng thành thói quen . Ngoài ra , sự trợ giúp của cha mẹ khi các cháu gặp khó khăn trong việc học cũng quan trọng không kém trong quá trình học của các cháu , nhất là trình độ ở bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học , vì 2 chúng tôi học qua quá lâu rồi nên phải thường xuyên xem lại bài học của các cháu khi ... bí .
    Khi các cháu học và hiểu được bài thì các cháu sẽ không chán học ( tôi không đề cập đến thứ hạng đạt được trong lớp) . Tôi cũng thường "tán" chuyện cùng các cháu nên cũng theo kịp " chương trình học " của các cháu .
    Vài hàng kinh nghiệm xin đóng góp cùng DĐ
     
  15. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Đợt này cho con gái học tiếng Anh, kiếm được bộ đĩa Let's Go, học bằng bài hát, hình ảnh, trò chơi trên máy tính. Nó thích quá ngày nào cũng đòi học, mà tiến bộ cũng rất nhanh. Con bé nhà này lại thích được nịnh và sỹ diện, xui nó học rồi đến lớp đố lại các bạn, nó lại càng thích và càng hăng hái tự học. Đợt trước cũng là học tiếng Anh bằng đĩa khác không hay bằng, dõ dành được vài hôm là nó lại chán, học kiểu chiếu lệ, đối phó chứ không say mê bằng học bộ đĩa này.

    Nghĩ đi nghĩ lại thấy nếu nó học mà thấy thích thú thì chắc chắn nó sẽ tự giác và tập trung. Thế nên đối với trẻ nếu mà làm sao để nó thấy việc học đó là sự thích thú, sự ham mê của chính nó, chứ không phải là trách nhiệm thì chắc kết quả sẽ tốt hơn nhiều.
     
  16. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Mình đã tổng hợp lại thành một bài về " rèn tính tự giác " ở đây. Ai có phương pháp nào hay xin đóng góp thêm nhé. Xem ở đây thì format rõ ràng và dễ đọc hơn. Lười format lại quá

    http://www.vietkey.net/mediawiki/index.php?title=Thói_quen_tự_giác

    Thói quen tự giác
    Từ Vkipedia .
    [soạn thảo]Một vài phương pháp
    [soạn thảo]Lựa chọn
    Bạn đưa ra một vài lựa chọn cho bé, sau đó để tuỳ bé chọn lựa.

    Ví dụ như sau: nói với bé là bé sẽ chỉ được xem phim nếu đã dọn phòng, sau đó thì để tuỳ bé làm gì thì làm. Bạn sẽ không quan tâm là phòng có sạch hay không, bé có xem phim hay không, bé có thể làm gì bé muốn, nhưng bé sẽ chỉ được xem phim sau khi đã dọn phòng. Nếu bé nói "Mẹ ơi! Con xem phim được không?", tôi sẽ nói "tất nhiên, nếu phòng con sạch". Bé có thể sẽ nói "Con không muốn dọn phòng", tôi sẽ nói "Được thôi, nhưng con sẽ không được xem phim". "Thế thì con sẽ không xem phim", bé nói và bỏ đi. Tôi sẽ không nhắc gì tới việc đó. Và bé nhắc với tôi vài lần trong ngày là bé không thích dọn phòng, tôi nói một cách bình thường "được thôi". Ngày hôm sau bé sẽ chán vì không được xem phim, và bé chợt nghĩ ra rằng bé muốn xem phim lúc nào cũng được mà chỉ cần phải dọn phòng. Bé sẽ tập trung dọn phòng và chạy đến nói với tôi "Mẹ ơi, con đã dọn phòng và con sẽ xem phim bây giờ". "Được thôi", tôi sẽ nói vậy. Bé bật phim lên xong và tuyên bố một cách hãnh diện "bây giờ con không cần phải xin phép mẹ mỗi lần con xem phim nữa". Tôi nói "tất nhiên, nếu con dọn phòng thì con sẽ không cần phải xin phép mẹ". Và kết quả là sau khi tôi áp dụng quy tắc xem phim/dọn phòng, bé ít xem phim hơn và phòng được dọn sạch hơn.

    Chú ý là con tôi đang học tính tự giác. Bé học được rằng, bé có thể dọn phòng mỗi khi bé muốn, và bé sẽ có cảm giác thoả mãn khi bé làm việc đó. Bé không cần mẹ theo dõi sau lưng mình.

    Dr. John Rosemond cũng đã áp dụng phương pháp này một cách rất hay trong một tính huống khó xử lý. Đứa con mười tuổi của ông chơi với một lũ trẻ phá phách. Thay cho việc bảo con mình không chơi với lũ trẻ kia, ông cho con lựa chọn. Con được phép chơi với lũ trẻ đó, nhưng nếu bọn chúng phá hoại một cái gì đó, thì bố sẽ trừ tiền quà của con đúng bằng một khoản 100% giá trị bị phá hoại đó, trừ phi con chứng minh được cho bố là con không có mặt ở đó. Con của ông ta tiếp tục chơi với lũ trẻ đó, nhưng một ngày nó hoảng sợ chạy về kể cho bố rằng lũ trẻ kia đang có một kế hoạch phá hoại một cái gì đó, và nó không muốn phải trả tiền cho sự phá hoại đó. Sau đó con ông ta quyết định không chơi với lũ trẻ kia nữa.

    Sử dụng phương pháp này thì

    Bé hiểu được rằng bé có thể làm được điều đó nếu bé muốn
    Bé cảm thấy thoả mãn, tự hào khi làm được điều đó
    Bé cảm thấy mình được tự chủ làm điều mình muốn
    Bé cảm thấy được tôn trọng

    Thực ra đây không chỉ là bài học quản lý trẻ con, mà là bài học quản lý con người nói chung, tuy là người lớn thì khác với trẻ con, nhưng nhiều cái áp dụng được sang nhau. Nhìn chung người ta hay quan tâm tới quá trình hơn là kết quả, điều này khiến cho người bị kiểm soát cảm thấy mất quyền tự chủ, không cảm thấy thành quả là của mình, và nhiều yếu tố mất động lực khác nữa

    [soạn thảo]Nguyên tắc chung cha mẹ cần tuân theo
    Thói quen. Phải đều đặn, nhất quán - ngày nào cũng làm, trước sau như một, đã nói là không đổi. Cái này sợ là bố mẹ phải rèn mình nhiều hơn là rèn con.
    Khi gần vào lớp 1, thì tối nào 2 mẹ con cũng ngồi vừa học vừa chơi 1 chút với nhau, đúng giờ nhất định, thế mà chẳng hiểu tự khi nào, nó đã trở thành thói quen của con bé cho tới tận bây giờ, đúng giờ ấy nó sẽ tự ngồi vào tự lo bài vở , mẹ khỏi cần phải nhắc nhở nữa . Riêng cuối tuần thì nó hiểu là nó được quyền chơi, nên tự động ... chơi
    Quan tâm kết quả hơn là quá trình. Giao nhiệm vụ cho bé, rồi chỉ quan tâm tới việc nó làm đúng không, cách làm thế nào tuỳ bé. Bé sẽ cảm thấy mình được quyền tự chủ, tự hào với gì mình làm được, tạo thành thói quen tự làm tự lo. Nhưng nhớ giúp bé khi bé yêu cầu, đừng đòi hỏi cao quá, vì nếu bé không làm nổi dễ sinh thất vọng, tự ti.
    Ví dụ giao nhiệm vụ cho con là mỗi ngày xếp bốn chữ, xếp xong gọi ba kiểm tra. Hôm nay bé xếp xong rồi xoá đi, lúc ba kiểm tra khóc mếu máo bảo ba không tin con. Ba giải thích cho nó là ba yêu cầu nó là ba kiểm tra, bây giờ ba chưa kiểm tra nên con phải xếp lại, cũng có nhân nhượng là chỉ phải xếp một chữ chứ không phải là bốn, và đứng cạnh giúp đỡ, an ủi nó.
    Khuyến khích, động viên, giúp đỡ. Cái này thì rèn luyện tính gì cũng phải làm rồi. Phạt không hiệu quả bằng động viên. Phạt có lẽ chỉ nên dùng khi bé phạm lỗi quá lớn, còn thì để bé làm tốt động viên/giúp đỡ vẫn là phương pháp tốt.
    Tạo sự ham mê, thích thú. Đối với trẻ nếu mà làm sao để nó thấy việc học đó là sự thích thú, sự ham mê của chính nó, chứ không phải là trách nhiệm thì chắc kết quả sẽ tốt hơn nhiều.
    Đợt này cho con gái học tiếng Anh, kiếm được bộ đĩa Let's Go, học bằng bài hát, hình ảnh, trò chơi trên máy tính. Nó thích quá ngày nào cũng đòi học, mà tiến bộ cũng rất nhanh. Con bé nhà này lại thích được nịnh và sỹ diện, xui nó học rồi đến lớp đố lại các bạn, nó lại càng thích và càng hăng hái tự học. Đợt trước cũng là học tiếng Anh bằng đĩa khác không hay bằng, dỗ dành được vài hôm là nó lại chán, học kiểu chiếu lệ, đối phó chứ không say mê bằng học bộ đĩa này
    Mỗi ngày tập cho cháu viết vài chữ, đọc vài chữ, rồi cùng bé đọc truyện, khuyến khích bé nên học chứ để mau biết đọc, để có thể tự đọc truyện, thế là nó ham lắm, ngày nào cũng bảo "Mẹ dạy con đi, nhanh nhanh lên ".

    Link liên quan: [1] (http://www.lamchame.com/forum/viewtopic.php?t=323)Thaỏ luận về rèn tính tự giác trong Lamchame.com

    Tìm được từ "http://www.vietkey.net/mediawiki/index.php?title=Th%C3%B3i_quen_t%E1%BB%B1_gi%C3%A1c"
     

Chia sẻ trang này