Thuc don da`nh cho bé 6th tuoi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Bob Bi, 12/6/2008.

  1. Bob Bi

    Bob Bi Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  2. susu2008

    susu2008 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    13/5/2008
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn vào trang bibi.vn thử xem, các bác sỹ viện dinh dưỡng có kê một thực đơn mẫu cho các bé bắt đầu ăn dặm đấy.
     
  3. hhuct

    hhuct Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đối với các bé từ 5 đến 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu quan sát các dấu hiệu cho thấy con bạn đã sẵn sàng phát triển chế độ ăn uống của bé. Bởi vì bây giờ, bé cứng cổ. Bé còn có thể bắt đầu cho bạn thấy rằng bé quan tâm đến thức ăn.


    Thức ăn đặc đầu tiên của em bé phải thực sự lỏng.

    Thức ăn dặm của con bạn không hoàn toàn đặc; trên thực tế, bất kỳ thức ăn dặm đầu tiên nào cũng cần loãng. Thức ăn phổ biến nhất là bắt đầu từ ngũ cốc làm từ gạo có bổ xung sắt, loại thức ăn này giúp bé dễ dàng tiêu hoá và và ít gây ra phản ứng dị ứng.

    Để bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn hãy hoà một muỗng cà phê bột ngũ cốc với 4 hoặc 5 thìa sữa mẹ, sữa pha theo công thức, hoặc nước ấm. Bạn có thể sử dụng một chiếc thìa cho em bé ăn, nhưng các chuyên gia khuyên bạn sử dụng ngón tay của bạn để cho em bé ăn. Bạn hãy nhúng đầu ngón tay của bạn vào bát bột và đưa cho con bạn mút. Bạn đừng mong đợi rằng bé ăn nhiều ngay một lúc - dạ dày nhỏ xíu của bé cần ít thực phẩm, và hầu hết các dinh dưỡng cung cấp cho bé đều lấy từ sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức cho những tháng sắp tới.

    Loại thực phẩm khác mà bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm gồm có chuối, lê xay hoặc nước ép, và nước táo ép.

    Hi vọng bé nhà chị hay ăn chóng lớn ! :)
     
  4. zinzin08

    zinzin08 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/6/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ​



    Trong giai đoạn đầu ăn dặm, bú sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của tr.
    Thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm, ăn thêm) cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Nhiều bà mẹ do thiếu hiểu biết nên đã cho con ăn quá sớm (trước 3 tháng) hoặc quá muộn (sau 7 tháng), cách cho ăn không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, rối loạn về tiêu hóa, suy dinh dưỡng và mắc bệnh tật.

    Nguyên tắc cho ăn và chế biến thức ăn bổ sung

    Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.

    Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, bảo đảm thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.

    Chế biến các thức ăn phối hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có tại địa phương.

    Bát bột, bát cháo của trẻ cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên màu sắc thơm ngon hấp dẫn và đủ chất. Ví dụ: cho thêm trứng để có màu vàng, thêm rau xanh để có màu xanh, thêm thịt, tôm, cua để có màu nâu.

    Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.

    Thêm dầu, mỡ hoặc dầu vừng, dầu lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

    Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

    Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.

    Cho trẻ ăn sam nhiều hơn trong và sau khi ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao.

    Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn uống như vậy trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

    Các thức ăn dùng cho trẻ ăn bổ sung

    - Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang, khoai sọ.

    - Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu, đỗ.

    - Rau xanh (rau ngót, mồng tơi, rau muống, rau dền, rau cải, bắp cải, su hào, bí đỏ, bí xanh, cà rốt...).

    - Dầu, mỡ, lạc, vừng (đậu phộng, mè).

    - Các loại quả chín.

    Số bữa ăn cụ thể trong ngày của trẻ

    - 6-7 tháng: Bú mẹ là chính + 1 bữa bột loãng + nước quả, sau tăng dần lên 2 bữa mỗi ngày và nấu đặc dần.

    - 7-12 tháng: Bú mẹ là chính + 3-4 bữa bột đặc mỗi ngày + hoa quả nghiền.

    - 13-18 tháng: Bú mẹ + 4-5 bữa cháo + hoa quả, tập ăn cơm nát lúc ăn cùng gia đình.

    - 19-24 tháng: Bú mẹ + mỗi ngày 4-5 bữa cơm nát + hoa quả.

    - Từ 25 tháng trở đi cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng được ưu tiên thức ăn. Thức ăn cần nấu mềm. Lúc này bữa ăn của trẻ thường chung với gia đình, vì vậy ở nông thôn ngoài 3 bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ bằng các thực phẩm mà gia đình có như: khoai lang, khoai tây, ngô, chuối, bánh... còn ở thành phố hoặc các gia đình có điều kiện nên cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa... Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.

    Một số sai lầm hay gặp khi cho ăn bổ sung

    Sử dụng chất đạm không đúng quy cách: Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ hóc), nước xương hầm... Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt cá như: ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm, cua sợ trẻ ho và tiêu chảy. Không biết dùng các loại đậu đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật, tuy giá rẻ nhưng cũng rất cân đối.

    Ít sử dụng dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ: Vì cho rằng dầu, mỡ khó tiêu hóa, gây tiêu chảy.

    Không cho trẻ ăn các loại rau xanh: Thường các bà mẹ chỉ dùng nước luộc rau, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ lấy nước ninh để khuấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm cho rằng trẻ không ăn được rau và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa.

    Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Các bà mẹ cho rằng ăn cơm sớm trẻ sẽ cứng cáp, nhanh biết đi. Thực tế nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm, trẻ chỉ nuốt chửng với nước rau luộc hoặc nước canh, vì vậy ảnh hưởng tới sự tiêu hóa của trẻ. Khi ăn cơm thường là ăn chung với gia đình, nên rất qua loa, không đủ số lượng cũng như chất lượng.

    Một số thực đơn cụ thể dùng cho trẻ ăn bổ sung:

    Trẻ từ 6-7 tháng: Bú sữa mẹ + bột loãng + nước quả nghiền.

    Ví dụ một thực đơn cụ thể:

    Bú sữa mẹ từ 6-8 lần.

    9 giờ: 1 bữa bột loãng.

    14 giờ: 1 chén nước quả nghiền.

    16 giờ: 1 bữa bột loãng.

    Trẻ từ 7-12 tháng: Bú sữa mẹ + bột đặc + nước quả nghiền.

    Bú mẹ ít nhất 6-8 lần/ngày.

    7 giờ: Bột trứng + rau xanh + dầu, mỡ: 1 bát con (200ml).

    9 giờ: Nước quả hoặc quả nghiền: 1 chén con (50ml).

    11 giờ: Bột thịt (lợn, bò, gà) + rau xanh + dầu, mỡ: 1 bát con.

    13 giờ: Nước quả hoặc quả nghiền: 1 chén con.

    15 giờ: Bột cá + rau xanh + dầu, mỡ: 1 bát con.

    18 giờ: Bột tôm (cua) + rau xanh + dầu, mỡ: 1 bát con.

    Cách nấu:

    Bột gạo: 2-3 thìa cà phê + 1 bát ăn cơm nước.

    Nếu nấu bột trứng: 1/2 - 1 quả trứng gà.

    Nấu bột thịt: 30g thịt băm thái hoặc giã nhỏ.

    Nấu bột tôm: 5-6 con tôm to bóc vỏ rồi giã nhỏ.

    Nấu bột cá: 30-50g cá đem hấp hoặc luộc chín gỡ hết xương nghiền nát.

    Nấu bột cua: 1 bát ăn cơm nước lọc cua.

    Rau xanh: 20g (15-20 lá rau non) rửa sạch thái, giã nhỏ khi bột chín đổ vào đun sôi bắc ra ngay.

    Dầu hoặc mỡ: 1 thìa cà phê.

    Ở nông thôn hoặc gia đình kinh tế khó khăn thường xuyên không có thịt, cá, trứng thì có thể thay bằng bột lạc hoặc bột đậu phụ.

    Cách nấu:

    Bột lạc: Lạc rang chín giã nhỏ mịn: 2 thìa cà phê + rau xanh.

    Bột đậu phụ: Đậu phụ 1/3 bìa (50g) + 1 thìa dầu (mỡ) + rau xanh.


    Theo BS. Vũ Thanh Hương (SK&ĐS)​
     
  5. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Bé nhà bạn bắt đầu ăn dặm thì bé ăn ít thôi mẹ nên thực hiện nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều,từ loãng đến đặc và thêm vào nữa là tăng dần độ thô của thức ăn mới ăn thì bạn có thể cho bé ăn bột ngọt rồi đến bột mặt xem bé thích loại nào .
     
  6. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Mình trước cho bé ăn bột hip. Bé ăn bao nhiêu thì anw vì mới đầu bé ăn ít lắm.
     

Chia sẻ trang này