Cây thuốc quanh ta

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi EnCon, 31/7/2008.

Tags:
  1. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Nhiều vị thuốc quý từ củ cải
    Thứ sáu, 30/05/2008






    Củ cải không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý. Theo bác sĩ Phó Đức Thuần, loại củ này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và các bệnh tiểu đường, huyết áp cao...

    Ngoài ra, củ cải còn có công dụng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu, trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: hơi khói than, rượu, cà, hàn the...

    Dưới đây là một số món ăn bài thuốc dễ chế biến từ củ cải:




    - Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: Củ cải tươi 200 g, hành tây 100 g, gạo tẻ 50 g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói.

    - Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150 g, cà rốt 150 g, xương sườn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).

    - Chữa tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.

    - Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng

    250 g, thịt heo nạc 100 g, bột gạo hoặc mì 250 g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt heo (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.

    - Chữa lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200 g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút chặt thành miếng vuông cạnh 2 cm. Củ cải thái miếng dài 4 cm, rộng 2 cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.

    - Trừ đàm tích, giúp tiêu hóa tốt: Ăn dưa cải củ muối. Thường dùng lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn.

    - Tiểu đường: Củ cải tươi 200 g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50 g, gạo nếp 50 g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.

    - Để chữa hen, có thể lấy củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, ngào với đường mía rồi làm thành viên bằng hạt bắp, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40-50 viên với nước ấm.
    Nguồn :tintuc.timnhanh
     
    Đang tải...


  2. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài thuốc trị viêm đa xoang
    Thứ tư, 28/05/2008






    Tuy không gây đột tử, nhưng viêm đa xoang gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu, lúc nào cũng đau nhức đầu, ngạt tắc mũi, khó thở, sụt sịt, hơi thở hôi...

    Bệnh viêm đa xoang, một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể xuất hiện sau một đợt cảm cúm viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng phấn hoa, hít phải khói thuốc lá ở những nơi không khí ngột ngạt... Viêm đa xoang có thể cùng lúc bị viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm...

    Qua nhiều năm nghiên cứu tại khoa Đông y Viện Quân y 13 Quân khu 5, trong công trình nghiên cứu điều trị thuốc nam do Thượng tá thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Bôn - Chủ nhiệm khoa Đông y - làm chủ đề tài, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc nam tổng hợp hoàn toàn không có tác dụng phụ, không tương tác thuốc, có tác dụng tốt cho trên 150 bệnh nhân có viêm đa xoang hoặc viêm một xoang.


    Ké đầu ngựa, Thạch hộc, Cam thảo - Ảnh: T.Tùng


    Bài thuốc nam này gồm có 17 vị thuốc sau: bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khổ thảo, thạch hộc, tấn di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm (mỗi thứ 12g), sinh địa 10g, kinh giới, bạch chỉ (mỗi thứ 8g), cam thảo 6g, huyền thoái 5g. Tất cả 17 vị cho vào một thang.

    Tất cả bệnh nhân đã cho các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng có viêm 1 hoặc 2 xoang đều có thể sử dụng bài thuốc nam này, thời gian uống từ 25 - 30 ngày, kiên trì liên tục.

    Cách nấu (sắc) như sau: 17 vị thuốc trên có thể cho vào loại ấm điện sắc thuốc cùng với một lít nước, sắc hãm còn lại 200 ml để uống trong ngày.

    Trong khi uống thuốc trên cần phải kiêng khem các loại thức ăn như: thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, những thức ăn lạ, rượu, bia, thuốc lá...

    Bài thuốc nam này rất tốt cho những bệnh nhân vừa có viêm xoang vừa bị viêm loét tá tràng dạ dày, bệnh cao huyết áp, đang theo dõi bệnh lao sơ nhiễm
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  3. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Thuốc quý từ cây trắc bách diệp
    Thứ tư, 21/05/2008




    Ảnh: kyhoadithao.com

    Trắc bách diệp là loài cây rất đẹp, xanh tốt quanh năm, thườg được trồng để làm cảnh và làm thuốc. Lá và hạt trắc bách diệp còn là thuốc chữa được nhiều bệnh.

    Lá trắc bách diệp có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 (hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát, cất đi dùng dần). Còn hạt thu hái vào mùa thu, mùa đông (phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, rồi lấy hạt phơi khô).

    Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng. Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc...

    Thường được sử dụng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi, máu cam), khái huyết (ho ra máu), tiện huyết (đại tiện ra máu), băng lậu hạ huyết, tóc rụng, tóc bạc sớm do huyết nhiệt.

    Hạt trắc bách diệp có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Tâm, Thận và Đại tràng. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện, giải ngủ, hay quên da khô tóc rụng, mồ hôi ra nhiều, đại tiện táo bón.

    Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

    Chữa xuất huyết




    Lá trắc bách diệp, tẩm giấm gạo, sao đen, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước sôi. Có tác dụng chữa các chứng xuất huyết như thổ huyết, đổ máu mũi, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện xuất huyết...

    Rượu bổ (Tứ bổ tửu)




    Hạt trắc bách diệp 60g, hà thủ ô thái nhỏ 60g, nhục thung dung thái nhỏ 60g, ngâm với 2 lít rượu trắng loại tốt. Mùa xuân, hạ ngâm 10 ngày, mùa thu, đông ngâm 20 ngày. Mỗi lần uống 1 chén con, ngày hai lần.

    Có tác dụng bổ ích khí huyết, điều hoà tạng phủ, chữa chứng táo bón do huyết táo ở người già

    An thần, chữa mất ngủ




    Hạt trắc bách diệp 15g, tim lợn một quả. Tim lợn rửa sạch dùng miếng tre mổ ra, nhồi hạt trắc bách diệp vào, cho vào một cái bát, thêm chút nước, hấp cách thuỷ cho đến khi tim lợn chín nhừ là được.

    Khi ăn thêm gia vị cho hợp khẩu vị. Tác dụng: Bổ huyết, an thần và chữa mất ngủ.

    Dưỡng tâm đan (thuốc bổ tim)



    Lá trắc bách diệp sấy khô 400g, đương quy 200g, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, làm thành viên cỡ hạt đỗ xanh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên, chiêu thuốc bằng nước muối nhạt.

    Có tác dụng dưỡng huyết, lương huyết (mát máu), bổ tâm, an thần, dùng chữa người bồn chồn, mất ngủ, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn (tâm quý) râu tóc sớm bạc.

    Chữa rụng tóc do viêm da tiết bã




    Lá trắc bách diệp tươi 60g, thêm lượng thích hợp cồn 60% (hoặc rượu trắng), ngâm 7 ngày, dùng rượu thuốc bôi xát lên da đầu. Có tác dụng chống ngứa, lại có tác dụng giảm rụng tóc, còn kích thích tóc mọc đen mượt
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  4. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Sắn dây - "Thần dược" mùa hè
    Thứ sáu, 18/04/2008






    Sắn dây có những bộ phận thường dùng: củ (còn gọi là cát căn), hoa (cát hoa), dây (cát căn đằng), bột từ củ sắn dây gọi là cát phấn... Sau đây là những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này.

    1. Cát căn: theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ (chứng cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao). Củ sắn cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.

    2. Cát hoa: dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu.

    3. Cát căn đằng: dùng dây sắn đốt tồn tính (đốt chưa cháy hoàn toàn) rồi đem tán bột, uống với nước có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.

    4. Cát phấn: bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được. Hoặc chế biến "chè bông cau" từ bột củ sắn dây, bằng cách: Đậu xanh đã cà vỡ đem ngâm trong nước cùng một ít muối trong 2 giờ. Nấu nồi nước sôi, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu thật mềm. Dùng bột sắn dây đã hòa tan trong nước lạnh cho từ từ vào nồi đậu xanh, vừa cho vào vừa khuấy đều tay, rồi cho đường, hương liệu vào. Chờ sôi lại khoảng 2 phút chè trong nồi chuyển từ trắng đục sang trong. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể.

    5 - Một số ứng dụng cụ thể khác



    Trồng 1 gốc sắn dây, mỗi gốc chỉ mất khoảng 2m2 đất, 5kg phân NPK, 1 ít phân chuồng, vài kg kali nhưng thu được từ 55-60 kg củ sắn tươi, chế biến được 10 kg bột sắn khô. Mỗi kg bột sắn khô bán trên thị trường với giá từ 45.000-55.000 đồng. Cây sắn dây được trồng từ khoảng tháng giêng, tháng hai và thu hoạch vào tháng Chạp. Nó có ưu điểm là trồng để tận dụng đất trong vườn nhà, dễ trồng, có thể chống chọi được với thời tiết khô hạn và lạnh giá, lại không bị sâu bệnh phá hại.

    - Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.

    - Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.

    - Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.

    - Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

    - Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.

    - Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.


    Theo Báo Nông Nghiệp
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  5. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cây ớt chữa được nhiều bệnh
    Thứ tư, 16/04/2008




    Ảnh: TNO

    Ngoài giá trị kinh tế, cây ớt còn là cây thuốc có công dụng chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc được lương y Lê Ngọc Vân (Ninh Thuận) sưu tầm trong dân gian, chữa trị một số bệnh rất hiệu quả.

    Bị trúng phong miệng cứng, lấy một nắm lá ớt chỉ thiên (loại ớt trái nhỏ, trái mọc ngược quay lên trời) thêm một ít nước và muối ăn giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ vào miệng, xác lá chà mạnh vào chân răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương, có tác dụng hút độc, đắp cho đến khi đưa đến bệnh viện điều trị. Chữa bệnh vẩy nến: cạo một chén vỏ cây tre có thân màu vàng, một nắm lá ớt sao chín, 7 - 10 lá sống đời, thiên niên kiện 300 gam (có bán ở tiệm thuốc Đông y), cho cả bốn vị vào ấm, đổ 2,5 lít nước, nấu đậm uống thay nước hằng ngày, uống liên tục trong 5 ngày, bệnh thuyên giảm, hết vẩy nến. Chữa bệnh chàm: một nắm lá ớt tươi, một muỗng mẻ chua (mẻ ủ bằng cơm nguội dùng để nấu ăn) giã nhỏ, gói trong vải thưa, đắp lên vết chàm đã rửa sạch bằng nước muối, giữ trong 12 giờ. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong 10 ngày sẽ lành bệnh. Rễ cây ớt, cây chanh, cây xuyên tiêu (có bán ở tiệm thuốc Đông y), mỗi thứ 15 gam, cho vào ấm, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén, ngày uống một lần, liên tục trong một tuần sẽ chữa được chứng đau bụng kinh niên do rối loạn đại tràng chức năng.

    Theo y học cổ truyền, trái ớt có vị cay, tính nóng, có công dụng trừ hàn, mạnh tỳ vị, giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, dùng chữa các chứng lạnh bụng, cảm lạnh, đau nhức ngoài da, viêm nấm, kém ăn... Những người hay bị đau lưng, đau khớp, mua 15 trái ớt chín, vài lá đu đủ, lá ngải cứu, giã nhỏ, sau đó đem ngâm rượu nồng độ cao, xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức sẽ thuyên giảm được chứng bệnh
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
    webmaster thích bài này.
  6. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Chà, chủ đề này rất là hay. Cám ơn mẹ EnCon nhé.
     
  7. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    @bác kiên : Bác quá khen ,em chỉ muốn phổ biến những gì tốt cho mọi người,vừa đơn giản,dễ dùng lại rẻ tiền thôi ạ.Em ko giúp được gì cho mọi người nên chỉ biết cố gắng tìm bài vở thêm,chẳng đáng gì so với công lao của những người như bác,bác hiền ,bác Khanh...và rất nhiều bác nữa ạ
    @ cả nhà : Em search gôgle thì tìm được cái này về cây lược vàng,đang hot nhưng chưa có công bố chính thức từ nhà nước nhé.Đây là thông tin của Nga,ai biết thì dịch giùm ra hộ em với ạ.Làm ơn gửi thẳng lên đây càng tốt để mọi người cùng tham khảo,cảm ơn mọi người nhé :
    Владимир Огарков
    Золотой ус в лечении болезней века
    Номер товара: K91010044
    Версия для печати




    Серия: Кладовые природы

    Издательство: ИГ "Весь", 2007 г.
    Мягкая обложка, 128 стр.
    ISBN 978-5-9573-0405-0
    Тираж: 150000 экз.
    Формат: 84x108/32

    Описание:

    Это первая книга известного народного целителя из города Воронежа Владимира Николаевича Огаркова, чье имя неразрывно связано с Золотым усом - растением, обладающим уникальными лечебными свойствами. Ведь именно он 20 лет назад впервые вывел его в свет как лекарственное.

    Долгое время Владимир Николаевич посвятил изучению целебных и токсических свойств Золотого уса. В результате ему удалось определить дозировки и способы приготовления препаратов из этого растения для лечения самых разных заболеваний.
     
  8. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Đây là quyển sách đầu tiên của một thầy lang nổi tiếng ở thành phố Voronezh Vladimir Nicolaevich Ogarkov, người mà tên tuổi luôn gắn liền với cây Lược Vàng ( Золотой ус )- một loại thực vật có những đặc tính chữa bệnh có một không hai. Ông đã phát hiện ra đây là một cây thuốc quý từ 20 năm trước.

    Vladimir Nicolaevich đã bỏ công nghiên cứu trong một thời gian dài những đặc tính lành và độc của cây Lược vàng. Ông đã xác định được định lượng (doz) và phương pháp điều chế các loại dược liệu từ cây này để điều trị những loại bệnh rất khác nhau.

    Cây Lược Vàng - Золотой ус




    Về công dụng, cách điều chế các loại thuốc từ nó để trị các loại bệnh khác nhau, người Nga đã mở riêng cho nó một số trang web., các bạn có thể tìm đọc những bài viết trong đó để hiểu thêm:

    - "Золотой ус - домашний доктор"- http://www.callisia.org/
    - "Лечебные свойства каллизии" - http://www.callisia.org/properties.html
    - "Изготовление лекарств: масло, мазь, настойка, отвар."-http://www.zolotoyus.narod.ru/page32.html
    - "Как приготовить СЕРЕБРЯННУЮ ВОДУ в домашних условиях"- http://www.zolotoyus.narod.ru/page32.html
     
  9. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài thuốc phòng chống ung thư từ các món ăn

    Nấm hương


    Trong các dạng bào chế của Đông y có những món ăn thuốc được chế biến từ những thực phẩm có chứa các chất chống ôxy hóa, nhờ vậy mà khi sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các chứng ung thư rất có thể xảy ra cho con người.



    Một số những món ăn thuốc tiêu biểu:


    Món thịt gà vị sữa: Tác dụng bổ trung ích khí, cho ra mủ, phòng chống ung thư.



    Nguyên liệu: Hoàng kỳ 10g, thịt lườn gà 200g, khoai tây 50g, nấm hương 5 cái, măng 50g, cà chua một quả, bột mì trắng 10g, lòng đỏ trứng 2 cái, lòng trắng trứng một ít. Gia vị, dầu thơm, muối đường, mì chính, hành, gừng, tinh bột, nước vừa đủ.



    Cách chế biến: Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước để sẵn. Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cà chua, măng thái mỏng, nấm hương bỏ chân, rửa sạch thái miếng để sẵn. Bột mì rang vàng cho thơm bỏ ra bát to, sau đó lấy nước vừa phải cho vào nồi, tra muối, đường, mì chính, rồi đun sôi và đổ bát bột đã rang vào, cho lòng đỏ trứng đánh đều, khi thấy mùi thơm thì cho dầu thơm và khuấy tiếp cho đến khi hỗn hợp này bóng nhẫy thì múc ra cho vào một bên đĩa.



    Còn thịt lườn gà thái phay, rửa sạch để ráo nước, tra nước hành, gừng, rồi khuấy đều với muối, đường, lòng trắng trứng và khuấy tiếp, lại cho tinh bột đã hòa với nước vào đảo đều, cho vào chảo mỡ nóng, đổ khoai tây, cà chua, nấm hương, nước thuốc hoàng kỳ, muối, mì chính và múc ra một bên đĩa còn lại. Như vậy ta có món ăn thật độc đáo, nhiều hương vị, kết hợp cả Đông Tây. Ngày ăn một lần, cần ăn trong một thời gian.



    Món dạ dày nấm hương: Tác dụng bổ thận, trấn tâm, chữa khô khát, tan ứ, chống ung thư.



    Nguyên liệu: Củ ấu già bỏ vỏ, ngó sen tươi đều 50g, nấm hương 20g, dạ dày lợn chín 100g, nước luộc thịt 150ml, rượu trắng, muối, đường, mì chính, dầu thơm.



    Cách chế biến: Củ ấu, ngó sen thái nhỏ dài, nấm hương rửa sạch ngâm nước nóng, cắt bỏ chân, để ráo thái sợi (nhớ giữ nước trong ngâm nấm hương), dạ dày lợn chín thái dài nhỏ. Cho nước luộc thịt, rượu, muối, đường vào đun sôi, thả mì chính vào, múc ra bát. Ngày ăn một lần, cần ăn liền một thời gian. Nghỉ ít ngày lại ăn tiếp.



    Món đậu phụ nấm hương: Tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, bổ thận, tan ứ, giảm độc, chống ung thư.



    Nguyên liệu: Củ ấu già bỏ vỏ, ngó sen đều 75g, nấm hương 20g, đậu phụ một bìa, nước luộc thịt 150ml, muối, đường, mì chính, hồ tiêu bột, tinh bột, dầu thơm vừa đủ.



    Cách chế biến: Củ ấu thái mỏng, ngó sen thái lát, nấm hương rửa sạch ngâm nước nóng cho nở rồi cắt bỏ chân để ráo nước. Đậu phụ thái vuông, nhúng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch bằng nước nguội, sau đó cùng cho vào nồi nước luộc thịt, cả củ ấu, ngó sen, tra đủ muối, đường, đun sôi cho tiếp đậu phụ vào, cả mì chính, tinh bột (đã hòa nước trộn đều sẵn), múc ra bát, rắc hạt tiêu. Ngày ăn một lần, cần ăn trong một thời gian.



    Món mì giò nấm hương: Tác dụng hòa vị, bổ thận, tan ứ, giải độc, chống ung thư.



    Nguyên liệu: Củ ấu sạch vỏ 50g, ngó sen 50g. Mì ống 12 chiếc, thịt nạc 150g, nấm hương 20g, nước hành, gừng, mì chính, tinh bột, dầu thơm vừa đủ.



    Cách chế biến: Thái lát củ ấu và ngó sen, mì ống ngâm qua nước muối, rửa sạch để ráo nước, nấm hương, thịt nạc rửa sạch giã nhuyễn, tra nước hành, gừng, mì chính, bột tinh trộn đều, lấy thìa múc cho vào trong ống mì, cho vào nồi, đổ nước canh cùng nấu với củ ấu, ngó sen, khi chín thì tra muối, mì chính, múc ra bát.



    Thành phẩm: Trong, thơm, ăn ngon. Cần ăn ngày một lần trong một thời gian.

    Món mào gà hầm: Tác dụng hòa vị, bổ thận, tan ứ, giải độc, chống ung thư.



    Nguyên liệu: Củ ấu sạch vỏ, ngó sen đều 50g, đầu gà 5 - 8 cái, nấm hương 25g, mộc nhĩ 15g, rượu, muối, mì chính, hành, dầu thơm.



    Cách chế biến: Củ ấu và ngó sen thái miếng, làm sạch lông đầu gà, cắt lấy mào gà, cho cùng nấm hương, mộc nhĩ, ngâm nước rửa sạch. Riêng đầu gà cho nước hầm trước, khi nhừ vớt ra và hớt bỏ bọt váng trong nước hầm, sau đó cho tất cả vào đun, tra rượu, muối, mì chính, hành, đậy kín vung hạ nhỏ lửa hầm tiếp 10 phút nữa, mở vung bỏ hành ra. Ăn ngày một lần, ăn một thời gian mới hiệu nghiệm.


    Theo Sức khoẻ&Đời sống
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
  10. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phương thuốc chữa bệnh từ dưa bở

    Quả dưa bở


    Nước ta có nhiều loại dưa khác nhau và dưa bở là một trong những loại quả vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và trị được nhiều bệnh.



    Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng.



    Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón...



    Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.



    Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...




    Để tham khảo và áp dụng, sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu từ dưa bở.



    Chữa mất ngủ: Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.



    Chữa táo bón: Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.



    Chữa ho khan, táo bón: Hạt dưa bở mỗi lần ăn 10g, ngày ăn 2 lần.



    Chữa đau tim, ho nấc: Hoa dưa bở 8g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần.



    Chữa vô kinh: Lá dưa bở 20g, sử quân tử 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ uống với rượu mỗi lần 8g hoặc sắc uống.



    Gây nôn, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn: Cuống dưa bở 4 - 8g, sắc lấy nước uống nôn mửa ra đờm là khỏi bệnh.



    Giải ngộ độc: Cuống dưa bở 1g, đậu đỏ hạt nhỏ 3g, tán nhỏ cả hai vị này trộn lẫn với nước sôi nguội hay uống bằng nước sắc đậu sị (nước sắc đậu đen) sẽ có tác dụng giải độc mạnh hơn.



    Lưu ý: Khi uống nước thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra hết chất độc còn lưu trong dạ dày, do vậy uống liều như vừa nêu trên mà không thấy gây nôn được có thể tăng liều hơn một chút sẽ hiệu quả.



    Hoặc sử dụng cuống dưa bở tán nhỏ vắt lấy nước cốt uống cũng có tác dụng.
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
  11. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Thuốc chữa bệnh từ vừng đen

    So với vừng trắng, vừng đen có nhiều dược tính hơn cả nên được dùng làm thuốc chữa bệnh


    Từ lâu đời, vừng đen (còn gọi hắc chi ma) đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.

    Vừng đen thường được dùng chữa một số bệnh sau:



    Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc: Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1 - 2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.



    Chữa đầy chướng bụng (người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.



    Chữa sản phụ thiếu sữa:



    Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.



    Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.





    Những món ăn được chế biến từ vừng đen rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe




    Chữa viêm mũi mãn tính

    Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: Mới đầu chỉ nhỏ 2 - 3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4 - 5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2 - 3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.



    Chữa chân tay đau buốt hơi thũng



    Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.



    Chữa táo bón



    Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.



    Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang

    Nguồn:Baotructuyen.com
     
    webmaster thích bài này.
  12. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Hạt lạc: Bổ huyết, chống viêm

    Củ lạc miền Nam gọi đậu phộng, đậu phụng. Nhưng gọi đúng là quả lạc ở Trung Quốc gọi là quả trường sinh (sống đời). Dinh dưỡng học gọi là “thịt thực vật”.


    Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí còn để lãng phí rất nhiều những hạt lạc tưởng là quá bình thường này.

    Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mãn tính, cước khí.

    Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần. Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.

    Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh

    Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g chia làm 2, nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.

    Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt). Đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.

    Bổ khí dưỡng huyết: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.

    Bổ huyết, sinh huyết: Xương sống lợn hầm lạc, xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước. Ngày 1 lần.

    Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.

    Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.

    - Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, một móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.

    Bổ khí huyết, thông sữa: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.

    Chảy máu cam: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.


    Lạc là món ăn có khắp nơi, khi ăn cảm giác đầu tiên của nó là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh

    Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần. Hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.

    Viêm hốc mũi: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình một tháng.

    Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.

    Chữa đau họng mãn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).

    Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.

    Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ. Ăn dần 2-3 lần trong ngày, có thể để hoặc bỏ lá dâu.

    Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.

    Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.

    Kiêng kỵ: Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).

    Còn kiêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua.
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
    webmaster thích bài này.
  13. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chữa bệnh hiệu quả với trứng gà, mật ong và nghệ

    Kết hợp mật ong, nghệ, trứng gà với nhau, chúng ta sẽ có vị thuốc chữa trị được nhiều thứ bệnh rất hiệu nghiệm


    Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị thuốc quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm thuốc chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài thuốc để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.



    Y học Đông phương cho rằng, bệnh là sự mất cân bằng khí huyết, âm dương của cơ thể hoặc của một bộ phận cơ quan tạng phủ nào đó. Nguyên nhân của bệnh do bên ngoài: Tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) bất thường gây nên.



    - Do bên trong, thuộc nội thương tình chí quá hưng phấn hoặc ức chế: Hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng (thất tình).



    - Do bị đánh, té, ngã, va chạm thương tích.



    Do đó trong điều trị đã có các khoa ngoại cảm, nội khoa và ngoại khoa. Các bác sĩ, thầy thuốc thường dùng thuốc hóa dược, thảo dược, thuốc tiêm, thuốc uống và giải phẫu (mổ xẻ thương tích). Ngày nay ngày càng nhiều người dùng thức ăn để chữa bệnh gọi là “thực liệu pháp” hoặc “thực dưỡng liệu pháp” để phòng bệnh.



    - Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, bổ tỳ vị, nhuận táo, trừ ho, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, nhuận tràng. Làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực toàn thân cho người lớn, trẻ em, người đau đại tràng – dạ dày, đại tiện táo kết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng, giải độc của vị ô đầu. Ngày dùng từ 20 - 50g và có thể tới 100 - 150g. Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hoặc dùng riêng mật ong để băng bó vết thương, đắp lên vết loét, mụn nhọt.



    Người ta còn dùng nọc ong để chữa thấp khớp, viêm tim do thấp, sưng cơ khớp, viêm khí quản, nhức đầu, tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2. Dùng sáp ong để chữa trĩ ra máu mủ, ung nhọt, chữa bỏng lửa.



    - Nghệ có vị đắng cay, tính ấm vào 2 tạng can và tỳ. Có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, chỉ thống, chữa phụ nữ kinh bế, đau máu do huyết ứ gây đau bụng, dạ trướng đau, dạ dày đau.



    - Trứng gà: Lòng đỏ trứng có nhiều chất mỡ tạo ra phospho và sắt. Trong 30g lòng đỏ có 7g anbumin, 15g mỡ, 67mg canxi, 226mg phốtpho, 3,5g sắt. Giá trị dinh dưỡng lòng đỏ trứng cao hơn lòng trắng, rất cần cho người lao động trí óc và những người suy nhược thần kinh.



    Theo Đông y: Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng, khi ăn để bổ dưỡng thì luộc hồng đào (lòng đỏ còn sền sệt) mỗi ngày một quả là đủ. Kết hợp 3 thứ thành bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh nói trên. Sau đây xin giới thiệu cách dùng nghệ, trứng gà, mật ong để chữa một số bệnh.



    Một số bệnh mạn tính thể hư hàn:



    - Bệnh thuộc tâm: Đau tức ngực, thiếu máu, mặt xanh vàng.



    - Bệnh thuộc phế: Hen suyễn, viêm phế quản mạn, ho lâu ngày, viêm họng hạt, ho lao, phổi có nước, cảm lạnh.



    - Bệnh thuộc can thận: Viêm đa khớp, đau khớp gối, bệnh gút, đau vai cổ gáy, tay chân lạnh thường xuyên, đau lưng, yếu sinh lý.



    - Bệnh thuộc tiêu hóa: Biếng ăn, gầy ốm sụt cân, đau dạ dày. Viêm đại tràng mạn. Đau gan vàng da, trĩ.



    - Bệnh thần kinh: Suy nhược cơ thể, thần kinh, đau đầu mất ngủ.



    - Bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh khí hư bạch đới, sa tử cung.



    - Các bệnh khác: Mụn, lở loét da, viêm xoang, viêm tai có mủ, viêm họng, viêm mũi dị ứng, rụng tóc, tóc bạc sớm.



    Bài thuốc: Nghệ vàng 1 củ bằng ngón chân cái, trứng gà ta mới đẻ, bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, 1 quả; mật ong rừng là tốt nhất.



    Cách chế: Rửa sạch nghệ, cạo vỏ, giã nhỏ, cho vào ít nước sôi, lọc lấy nước nghệ, bỏ xác, cho lòng đỏ trứng gà và 2 thìa cà phê mật ong đem chưng cách thủy, khi chín như bánh bông lan, ăn rất ngon.

    Nên ăn lúc 8 - 9 giờ tối, ngày ăn 1 lần, ăn liền, nam ăn 7 ngày, nữ ăn 9 ngày là một đợt điều trị. Chưa hết bệnh thì sau 7 ngày lại ăn tiếp, khi thấy bệnh khỏi thì thôi. Nếu ăn 3 đợt mà chưa khỏi bệnh thì nghỉ một tháng lại ăn tiếp như các đợt trước
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
  14. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
  15. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Lại thêm thiên lý nưa nhé :
    Hoa thiên lý - Vị thuốc an thần

    Hoa thiên lý.


    Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc…



    Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.



    Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì, các động cơ có chì...



    Đông y cho rằng: Hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim.



    Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.



    - Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.



    - Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.



    - Chữa lòi dom, sa dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 - 2 lần, sử dụng liền 5 - 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.



    - Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.



    - Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.



    - Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.



    - Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.



    Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống... vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
    doquyenle thích bài này.
  16. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chữa viêm gan bằng Đông y

    Hoa actiso


    Ở Việt Nam, viêm gan cấp, bán cấp chủ yếu là do virus, tuy có sự khác nhau về tác nhân gây bệnh, dịch tễ học, bệnh học và tiến triển, nhưng trên lâm sàng thường có các triệu chứng và hội chứng tương đối giống nhau.



    Về tác nhân gây bệnh có thể do các loại virut A, B, C, D và F gây nên. Các bệnh viêm gan này đều được gọi chung là viêm gan virut.



    Về đường lây viêm gan virut A, F lây chủ yếu theo đường tiêu hóa; virut B, C, D lây chủ yếu theo đường máu, do tiêm chích, đôi khi còn có thể lây theo đường nước bọt hay đường sinh dục hoặc lây truyền từ mẹ sang con qua rau thai. Tuy có sự khác nhau về đường lây và phương thức lây truyền, nhưng tất cả các bệnh viêm gan virut đều có đặc điểm chung là một bệnh truyền nhiễm, tức là có khả năng lây từ người bệnh sang người lành hoặc từ một người lan sang cả một cộng đồng người.



    Về triệu chứng lâm sàng tuy có sự khác nhau do các tác nhân khác nhau gây nên, nhưng nhìn chung bệnh viêm gan virut điển hình đều có 4 giai đoạn:



    Thời kỳ nung bệnh: Bệnh nhân không hề cảm thấy có triệu chứng gì khác thường.



    Thời kỳ khởi phát (tiền vàng da) kéo dài từ 4 - 10 ngày, có các dấu hiệu chính như sốt nhẹ, mệt mỏi nhiều mặc dù không sốt cao, có dấu hiệu giả cúm và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Lúc này xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng cao hoặc rất cao, thường gấp trên 10 lần lúc bình thường, có khi tới trên 100 lần.



    Thời kỳ toàn phát (vàng da) triệu chứng vàng da rõ ràng nhất, da vàng, mắt vàng, nước tiểu vàng sẫm, có thể kèm sốt cao hoặc sốt vừa. Ngoài ra bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi tăng hơn trước, rối loạn tiêu hóa, chán ăn đặc biệt sợ mỡ. Xét nghiệm trong giai đoạn này không phải để chẩn đoán mà chủ yếu để tiên lượng bệnh, do đó cần thăm dò 4 hội chứng của gan: Hội chứng hủy hoại tế bào gan, hội chứng ứ mật, hội chứng viêm và hội chứng suy tế bào gan.



    Thời kỳ lui bệnh được biểu hiện bằng đi tiểu nhiều, tới 2 - 3 lít mỗi ngày, nước tiểu màu nhạt dần và vàng da cũng đỡ dần, bệnh nhân ăn uống ngon miệng, xét nghiệm sinh hóa cho thấy chức năng gan phục hồi dần. Tuy nhiên, ở một số người, vẫn mệt mỏi kéo dài, ăn uống khó tiêu, cảm giác ấm ách vùng thượng vị hoặc đau tức, nằng nặng vùng hạ sườn phải.






    Cây mã đề



    Đối với viêm gan B, xuất hiện kháng thể HBs Ag. Nếu xét nghiệm thấy HBs Ag kéo dài quá 4 tháng, phải nghĩ đến viêm gan mạn tính sau viêm gan virut B.



    Về ăn uống, trong thời kỳ bị bệnh không nên ăn mỡ, ăn nhiều đường, ăn nhiều hoa quả tươi. Sau bị bệnh, ăn trở lại bình thường dần dần, nhưng rượu bia thì phải kiêng tuyệt đối ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh.

    Về điều trị, cho đến nay Tây y vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan virut. Song cả Tây y và Đông y đều cho rằng, nghỉ ngơi là rất cần thiết đối với bệnh viêm gan virut: Cần nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian vàng da và nghỉ dưỡng sức ít nhất 15 ngày sau khi hết vàng da, sau đó lao động vừa sức tăng dần để trở lại lao động bình thường.



    Đối với bệnh viêm gan virut nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài thuốc chữa rất có hiệu quả. Đây không phải là những bài thuốc đặc trị theo từng loại bệnh mà chính là tăng cường chức năng gan, lập lại cân bằng, giúp chức năng gan trở lại trạng thái bình thường.



    Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da). Theo y văn, hoàng đản nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can, sinh ra mắt vàng, mặt vàng rồi đến toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu được sẽ làm cho càng ngày càng ăn kém, gan càng ngày càng to. Về phân loại, Đông y phân ra hai chứng hoàng đản: Dương hoàng và âm hoàng.



    Dương hoàng: biểu hiện mặt, mắt vàng tươi sáng như màu quả quýt, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ và sẻn, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ.

    Phép chữa là thanh nhiệt, lợi thấp.

    Bài thuốc: Nhân trần 30g, vọng cách 20g, chi tử 10g, vỏ đại (sao vàng) 10g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g, nghệ vàng 20g, mã đề 12g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g. Tất cả cho vào ấm đất với 500ml nước, sắc còn 150ml, chắt ra, cho nước sắc tiếp, lấy thêm 100ml, trộn chung cả hai lần, chia đều uống trong ngày, uống trước các bữa ăn. Uống liền 7 - 10 ngày.



    Âm hoàng: Có triệu chứng mặt, mắt và da vàng hãm tối, bụng đầy, rối loạn tiêu hóa, vùng thượng vị, trung vị, hạ vị đều đau tức, không sốt, thân thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt nhạt.



    Phép chữa là ôn hóa hàn thấp.

    Bài thuốc: Nhân trần 30g, vọng cách 20g, gừng khô 8g, quế thông 4g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g (sao), nghệ vàng 20g, củ sả 8g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g (sao). Sắc uống như bài trên.



    Về phòng bệnh, hiện nay đã có vaccin của một số viêm gan virut nên tốt nhất là tiêm phòng. Phòng bệnh không đặc hiệu cần vệ sinh sạch sẽ, tạo thành thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và hết sức thận trọng khi truyền máu, truyền dịch, châm cứu, tiêm chích hoặc làm các thủ thuật khác như nhổ răng, phẫu thuật...

    Đề phòng từ viêm gan cấp chuyển sang mãn tính bằng cách nghỉ ngơi, phù hợp khi bị bệnh, uống các bài thuốc Đông y nêu trên, lao động vừa sức, ăn uống hợp lý và đặc biệt phải kiêng rượu, bia ít nhất là nửa năm sau khi bệnh đã khỏi
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
  17. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài thuốc từ cây hoa hướng dương

    Ảnh: SK&ĐS


    Khi kết hợp với râu ngô, hoa hướng dương giúp làm giảm huyết áp. Loài cây này còn có tác dụng cải thiện nhiều bệnh khác.



    Hoa hướng dương thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 10.



    Dịch chiết từ cụm hoa hướng dương gồm đế hoa, đài hoa và cánh hoa có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này có được là do nó làm giãn mạch ngoại vi từ từ và kéo dài, làm giảm sức cản thành mạch và giảm nhịp tim.



    Theo Đông y, hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc, rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá giúp tiêu viêm, giảm đau. Riêng cụm hoa giúp hạ huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, giảm đau bụng, đau gan, đau khớp, viêm vú. Ngày dùng 30 - 90g, sắc uống.



    Bài thuốc đặc trị tăng huyết áp: Hoa hướng dương 60g phối hợp với râu ngô 30g, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, uống làm hai lần trong ngày.



    Viêm tiết niệu, sỏi bàng quang, ho, viêm phế quản: Rễ và lõi thân hướng dương 15 - 30 g, sắc uống mỗi ngày.



    Mệt mỏi, chán ăn, kiết lỵ, sởi phát ban: Ngày dùng 20 - 30g hạt hướng dương rang chín rồi ăn nhân
    Nguồn:Baotructuyen.com
     
  18. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Rất nhiều bài thuốc rất đơn giản và có thành phần dễ tìm nên dễ áp dụng. Mẹ EnCon đang làm một việc rất tốt đấy, cứ tiếp tục nhé.
     
  19. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cảm ơn bác kiên đã động viên.Em mong là topic này được mọi người giúp đỡ tìm them bài càng nhiều,theo đúng tiêu chuẩnn : " Tốt,bổ ,rẻ,dễ tìm và an toàn " ạ !
     
  20. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    BẠCH MÂU CĂN

    ( IMPERATA CYLINDRICA )

    Tên cây : Cỏ tranh, cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan (Dao).
    Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân rễ chắc, dai, ăn sâu xuống đất. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn.
    Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, trên các đồi khô trống trải, rất khó trừ diệt.
    Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
    Thành phần hóa học : Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ.
    Công dụng : Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10 - 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu càng mạnh hơn
    Nguồn :nguyenkynam.com
     

Chia sẻ trang này