Cây thuốc quanh ta

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi EnCon, 31/7/2008.

Tags:
  1. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Em mở mục này vì thấy có nhiều thứ hay trên các web mà em đã xem được,lại rất bổ ích và dễ tìm,mong các mẹ ủng hộ,đóng góp thêm bài vở nhé !
    Công dụng của lá tía tô
    Thứ sáu, 07/03/2008






    Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

    Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tên La tinh là Perilla frutescens Britt. Họ hoa môi (Lamiaceae). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây).

    Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

    Chữa cảm mạo: giải cảm lạnh

    Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.

    Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy vung kín và khi xông mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi vững trong chăn. Rất thận trọng với người già gầy yếu và trẻ em.

    Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

    Bài thuốc sắc uống

    Hương tô tán: Chữa cảm mạo phong hàn, sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp "nồi xông".

    Có thai bị cảm mạo: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).

    Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.

    Chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở




    Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa an toàn.

    Do ngoại cảm phong hàn: Có viêm đường hô hấp dùng bài Tam tử dưỡng thân thang: tổ tử (hạt tía tô) 6-12g, la bạc tử (hạt cải củ) 8-12g, bạch giới tử 6-8g (hạt cải bẹ trắng). Sắc uống ngày 1 thang.

    Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn suyễn (Thiên kim phương).

    Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói (Nam dược thần hiệu).

    Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

    Ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang "Tam tử phụng mẫu" gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8g và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.

    Ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Dùng phương "Tử tô tử tửu" (Y tiện): hạt tía tô 90g, rượu 1 lít. Hạt tía tô sao thơm, tán bột ngâm rượu gạo ngon trong 10 hôm chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30ml. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối (nếu ho đờm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ không dùng).

    Hóa đàm giáng khí: Dùng cháo tô tử (Thiên gia thực liệu diệu phương): tô tử hạt 20g xay nhuyễn như hồ cho nước vào rồi ép lấy nước để nấu cháo, gạo tẻ 100g. Cháo được quấy với đường phèn để ăn. Không dùng cho người có tiêu chảy.

    Rối loạn tiêu hóa

    Ngộ độc thức ăn: Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua, cá.

    Lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa sát. Hoặc tử tô giải độc thang: lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2-3 lần trong ngày, uống nóng.

    Lời khuyên: Ăn các loại thủy hải sản tanh lạnh đều nên kèm rau thơm gia vị lá tía tô tươi. Nhưng lưu ý có kinh nghiệm không ăn lá tía tô với cá chép vì có thể sinh nhọt.

    Táo bón người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín. Hoặc hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.


    Theo Sức Khỏe & Đời Sống
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi EnCon
    Đang tải...


  2. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Đinh lăng: cây cảnh, cây thuốc
    Thứ năm, 28/02/2008




    Lá đinh lăng (ảnh: B.T)

    Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá bởi vì bà con ta thường dùng lá đinh lăng (có vị chua, chát, thơm, không độc) để làm gỏi cá. Tên khoa học là Polyscias Fruticosa Lour Harms.

    Mọi người thường dùng làm hàng rào, cây cảnh, xanh tốt quanh năm, có mùi thơm dễ chịu, không sâu bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc gồm cả lá, thân và rễ.

    Lá đinh lăng: ngoài việc dùng làm gỏi, bà con ta còn phơi khô, nấu lấy nước uống để chống mất ngủ và kích thích tiêu hóa. Liều dùng: không hạn chế, mỗi ngày dùng từ 20 - 40g lá khô, nấu với 200 ml nước, đun sôi chừng 20 phút là dùng được, nên uống vào buổi tối (khoảng 21 giờ) sẽ có tác dụng gây ngủ tốt hơn.

    Vỏ thân cây và rễ cây (có người còn gọi là củ đinh lăng): có tác dụng an thần, tăng sức dẻo dai của cơ thể như nhân sâm (vì thế còn gọi là sâm đinh lăng), lợi tiểu tiện, chống đau nhức xương, chống mệt mỏi. Cách dùng: Bóc lấy vỏ, thân và rễ cây, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ và sử dụng theo 2 cách: Ngâm rượu (không hạn chế) tùy theo độ đậm đặc của rượu, mỗi ngày dùng từ 30 - 50 ml vào buổi tối, liên tục trong khoảng 20 đến 30 ngày sẽ thấy tác dụng (đỡ mệt mỏi, hết đau nhức xương, khớp, sức khỏe tăng...). Sắc uống: mỗi ngày dùng 30 -50g vỏ thân hay rễ đinh lăng (đã sấy khô) nấu với khoảng 200 ml nước, còn 100 ml, chia làm 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng cũng như ngâm rượu.

    Cách nuôi trồng và thu hái: Nuôi trồng bằng cách giâm cành, rất đơn giản: chỉ cần chặt cành đinh lăng ra từng đoạn (dài khoảng 20 - 30 cm), cắm xuống đất ẩm, tưới nước hằng ngày cho đến khi cây bén rễ và trổ lá mầm. Có thể trồng ở bất kỳ đâu và có thể trồng làm hàng rào, trong chậu làm cây cảnh... Thu hái: cây càng lâu năm càng tốt (vì có nhiều hoạt chất), thường từ 6 năm tuổi trở lên (nhân sâm tốt cũng có tuổi từ 6 năm trở lên, nếu ai có dịp qua Triều Tiên - Đại Hàn đều thấy những người bán sâm ghi sâm 6 năm tuổi là vì vậy). Là một loại cây quý, dễ trồng, có nhiều tác dụng trị bệnh, đinh lăng vừa được bà con ta trồng để làm cảnh, vừa làm thuốc, rất tiện dụng
    from:như trên
     
  3. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Tác dụng chữa bệnh của bí đỏ
    Thứ năm, 10/04/2008




    Bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ

    Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

    Nguồn vitamin dồi dào

    Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E - một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.

    Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.

    Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.

    Tủ thuốc gia đình

    Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

    Nước ép bí đỏ cũng rất tốt đối với người bị bệnh tiểu đường và những rối loạn khác nhau về trao đổi chất. Người ta dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để đắp vào những vùng bị ezema, bỏng, nổi ban, mụn trứng cá và những nơi bị viêm khác trên da.

    Những người phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dùng cùi bí đỏ tươi giã nát để loại bỏ cơn đau dưới chân. Dầu ép từ hạt bí đỏ được coi là một sản phẩm dinh dưỡng phòng chữa bệnh. Dầu bí đỏ có ảnh hưởng tốt tới gan, giúp cho những người bệnh tuyến tiền liệt, ngăn ngừa béo phì, cải thiện thành phần máu, loại bỏ cho-lesteron. Y học dân tộc khuyên nên thường xuyên sử dụng hạt bí đỏ khô.

    Nhờ thành phần muối khoáng tuyệt vời trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn. Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.


    Theo Khoa Học & Đời Sống
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  4. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Lá lốt chữa bệnh đau nhức
    Thứ sáu, 29/02/2008






    Lá lốt có tên khoa học là Piper Lolot, mọc hoang và được nhân dân ta trồng ở khắp mọi miền để làm gia vị. Lá, thân của lá lốt có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu thực cho nên được nhân dân ta sử dụng rất rộng rãi để chữa chứng đau nhức xương, khớp...

    Lá của cây lá lốt: làm gia vị: Chả thịt bò lá lốt (lá lốt gói thịt bò rồi nướng hay rán), nấu lươn, hoặc thái nhỏ để nấu canh với thịt nạc có tác dụng tiêu thực "nhẹ mình", rất dễ chịu. Chữa đau nhức xương, phong thấp, ra mồ hôi tay chân: dùng lá lốt tươi, sao nóng, đắp lên vùng đau và băng lại hoặc đắp lá lốt lên vùng đau rồi lấy muối (khoảng 1- 2 kg) rang nóng già, cho vào túi vải, đặt lên. Mỗi ngày 1 lần đến 2 lần, liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ cho kết quả. Hoặc lấy cả cành, lá khoảng 40 - 50 gr (1 nẹm tay), sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày. Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lấy khoảng 100 gr (cả lá, thân, rễ) thái nhỏ cho khoảng 200 gr muối hột nấu 500 ml nước, đun sôi chừng 5-10 phút, để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút, làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết "mùi" và càng đỡ đau nhức xương.

    Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh (trên 400) dùng làm cần xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.

    Lá lốt là một cây rất dễ trồng (lấy từng đoạn thân "bánh tẻ" vùi xuống đất ẩm) vừa có tác dụng làm gia vị lại vừa có tác dụng chữa bệnh, mọi người nên trồng mỗi nhà một khóm để dùng
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  5. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Hẹ - Rau ăn vị thuốc
    Thứ tư, 27/02/2008




    Rau hẹ

    Hẹ - một loại rau ăn lá, dễ trồng. Có thể trồng trong chậu, có rau ăn quanh năm. Đặc biệt, hẹ chế biến được nhiều thứ, làm gia vị, ăn như rau và cả làm bánh.

    Cái hay của rau hẹ là có thể dùng làm gia vị thay thế hành lá hay tỏi, vừa là một loại rau dùng trong các món chiên, xào, nấu canh... Hay hơn, xưa nay hẹ có tên tuổi với nhiều công dụng chữa bệnh.

    Thảo dược tính

    Hẹ có tên chữ Hán là cửu thái, tên khoa học là Allium odorum L; họ hành. Theo quan niệm đông y, hẹ vừa là thức ăn vừa là vị thuốc. Về công dụng chữa bệnh của hẹ, có thể tìm thấy trong nhiều tài liệu y học cổ truyền, bài thuốc, cây thuốc... Chữa trị từ các bệnh thông thường như ho, cảm, táo bón, đau răng... cho đến các chứng mãn tính, phức tạp như suyễn, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, đau thận...

    Theo nghiên cứu tây y, trong 1kg hẹ có 5 – 10g chất đạm, 5 – 30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho và nhiều chất xơ. Chất xơ trong hẹ có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ trong máu, ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tuyến tuỵ. Ngoài ra trong hẹ còn có chất odorin – một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

    Hẹ ăn sống

    Như các loại rau sống thông thường khác, hẹ chủ yếu có mặt trong các món cuốn. Ngoài việc trộn chung với các loại rau sống, hẹ còn có mặt trong món dưa giá. Trong món này đu đủ, củ đậu và giá đóng vai trò chính, nhưng thiếu hẹ khó có thể thành dưa giá được. Bởi cái vị hăng hăng của hẹ làm cho dưa giá ngon hơn, ăn với món cá nấu ngọt hay cá kho có thể khử mùi tanh, tạo vị chua và thơm ngon hơn.

    Hẹ ăn chín

    Với mì hoành thánh, hẹ thay thế hành lá làm rau nêm. Nếu hành xắt nhỏ, thì hẹ lại xắt khúc ngắn, ăn hơi dai dai, có vị riêng, khác với nêm hành lá. Ngoài ra, hẹ còn làm gia vị nêm nếm trong các món canh cá, nhất là canh cá nấu măng chua.

    Thông dụng hơn, hẹ thái nhỏ, xào với dầu (mỡ) thành món mỡ hẹ, thoa trên mặt dĩa bánh hỏi, bánh ướt… Bởi nhiều người không thích mỡ hành vì hăng, cay, nồng hơn hẹ.




    Canh hẹ nấu với đậu hũ


    Phổ biến trong các bữa cơm gia đình có lẽ là canh hẹ nấu với đậu hũ. Có nhiều cách nấu, người băm nhuyễn thịt nạc rồi trộn đều với đậu hũ đã bóp nát, vê viên nấu với hẹ; người thích ăn canh chỉ có đậu hũ và hẹ; cũng có người lại nấu canh vừa có thịt nạc băm nhuyễn, đậu hũ cắt miếng cùng với hẹ cắt đoạn ngắn…

    Ở các vùng quê miền Trung phổ biến có món xác đậu xào hẹ. Xác đậu là phần xơ còn lại khi làm đậu hũ. Xác đậu xào với dầu rồi cho hẹ vào đảo chín, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn xúc với bánh tráng nướng.

    Bánh hẹ




    Bên ngoài áo gạo nếp bên trong là hẹ


    Đặc biệt hơn, xây dựng “thương hiệu” cho rau hẹ có lẽ là món bánh hẹ mà có người cho rằng có xuất xứ từ người Tiều mang qua Việt Nam. Cũng có người cho rằng món bánh hẹ của người xứ Quảng. Quan niệm nào cũng có lý khi mà bánh hẹ của người Tiều làm từ bột há cảo, còn bánh hẹ người Quảng làm từ bột gạo trộn với bột năng.

    Bánh hẹ là một loại bánh có đường kính to bằng khoảng cái chén, dày khoảng 15mm bên ngoài bọc bột há cảo và bên trong phần nhân chỉ có hẹ. Cho nước sôi vào bột há cảo (hay bột gạo và bột năng) trộn đều rồi nhồi cho đến khi bột mịn.

    Hẹ rửa sạch, phơi thật khô (nếu còn nước sẽ làm bột bị nhão). Xào tôm thịt, lạp xưởng chín rồi trộn vào hẹ, nêm nếm vừa ăn. Lấy cục bột cán dẹp cho nhân vào. Cái khéo là tạo dáng cho cái bánh tròn sắc cạnh, đẹp. Xong đem hấp. Có người ăn hấp, có người hấp xong rồi chiên.

    Bánh hẹ ăn với mắm ớt tỏi và đồ chua. Có mùi vị vừa giống bánh xèo, vừa có vị ngọt, thơm của hẹ
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  6. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Hành ta - Thuốc kháng sinh tự nhiên
    Thứ sáu, 22/02/2008




    Chất alicine trong hành ta diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi nấu. Vì vậy, chỉ nên cho vào món ăn khi chuẩn bị tắt bếp.

    Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

    Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

    Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

    Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.

    Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu. Ăn cháo hành nóng cũng chữa đau lưng, kiết lỵ.

    Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

    Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

    - Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.

    - Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

    - Động thai: Hành ta tươi 60g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

    - Tăng huyết áp: Hành tây 2 - 3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4 - 5 lần, huyết áp sẽ hạ.

    - Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2 - 3 lần.

    - Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

    - Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  7. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Dâu ta - "Quả thánh trong dân gian"
    Thứ tư, 20/02/2008






    Tên khoa học là Fructus Mori Albae hay còn gọi là tang thực, tang táo, tang quả, ô thầm, bắc thầm... là tên gọi dân dã của quả dâu, một thứ trái cây hết sức phổ biến và rẻ tiền mà lại có nhiều công dụng, người ta còn gọi dâu là "quả thánh trong dân gian".

    Quả dâu chứa nhiều protein hoạt tính, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Y học tôn vinh dâu là "loại bảo vệ sức khỏe tốt nhất của thế kỷ 21". Vào khoảng thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hạ, quả dâu được bày bán rộng rãi. Quả dâu thường dùng để ăn sống, ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho cả mùa nóng. Ngoài ra quả dâu còn có cách chế biến rất đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tang thầm.

    Công dụng

    Quả dâu theo Đông y có vị chua ngọt, tính lạnh, có công dụng tư âm dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen dâu tóc) và trừ phong thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn...

    Quả dâu còn có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm giảm hoạt tính lên men của Na, K ở màng hồng cầu giúp cân bằng quá trình sản nhiệt của cơ thể.

    Giảm mỡ máu, phòng xơ cứng động mạch: axit béo trong dâu có tác dụng phân giải mỡ, giảm thiểu mỡ máu, phòng trừ xơ cứng động mạch.

    Tốt cho tóc, dưỡng da, chống lão hóa: quả dâu có tác dụng cải thiện da, (bao gồm cả da đầu), cung ứng máu, dinh dưỡng cho da, khiến cho da luôn được cải thiện, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.

    Tốt cho mắt: thường xuyên ăn quả dâu giúp mắt luôn khỏe mạnh, giảm chứng mỏi mắt khi làm việc lâu.

    Thúc đẩy tiêu hóa: quả dâu có tác dụng bổ sung dịch vị thiếu, tăng cường sức tiêu hóa co dạ dày. Khi vào đường ruột nó kích thích niêm mạc, tăng cường công năng nhu động ruột.

    Một số món ăn bài thuốc từ quả dâu




    Dâu ta là một loại quả món ăn vị thuốc
    60gr quả dâu tươi, 30gr long nhãn, hầm nhừ ngày ăn hai lần, trị bệnh thiếu máu.

    50gr quả dâu, 15gr mỗi thứ nhục thung dung, vừng đen, 10gr chỉ thực (vị đông y), sắc nước uống, ngày 1 thang, trị bệnh nóng trong, táo bón.

    10gr quả dâu, 10gr ngũ vị tử, sắc nước uống, ngày 2 lần, trị bệnh ra mồ hôi, mồ hôi trộm.

    60gr quả dâu tươi, sắc nước uống. Hoặc quả dâu tươi đun cho đặc sánh lại mỗi ngày 10-15gr, uống với nước nóng và một chút rượu gạo. Trị bệnh đau bụng huyết hư, đau dây thần kinh.

    Nước ép quả dâu, mỗi lần 15gr, liên tục trong vài ngày trị được táo bón.

    15gr quả dâu sắc nước uống thường xuyên, trị bệnh mất ngủ.

    Cao mật ong quả dâu: nước ép quả dâu, đun nhỏ lửa cho đến khi sánh lại, thêm lượng mật ong vừa phải vào quấy đều, chưng tiếp cho đến khi thành cao, để nguội cho vào bình phong kín. Sáng tối ăn 1-2 thìa canh, dùng với nước ấm, trị bệnh bạc tóc sớm, khí huyết hư tổn.

    15gr quả dâu, 15gr cát căn, 8gr hoàng cầm, 8gr cúc hoa, 8gr tiểu kế, hãm uống như trà để chữa cao huyết áp.

    10gr quả dâu, 6gr bạch truật, hãm uống để chữa chứng chậm tiêu.

    15gr quả dâu, 15gr kỷ tử, 15gr đại táo, hãm uống để chữa chứng đầu choáng mắt hoa.

    15gr quả dâu, 15gr long nhãn hay 15gr quả dâu, 12gr thỏ ty tử, 12gr nữ trinh tử, 12 gr kỷ tử, 8gr thục địa, 8gr tiên linh tỳ, 8gr phá cố chỉ. Tất cả cho vào phích hãm uống để chữa thiếu máu.

    15gr quả dâu, 15gr hà thủ ô, 15gr nữ trinh tử và 10gr cỏ nhọ nồi. Hãm uống chống râu tóc bạc sớm.

    15gr quả dâu, 15gr nhục dung, 15gr vừng đen và 8gr chỉ xác sao. Hãm uống để chữa táo bón.

    15gr quả dâu, 3gr hồng hoa, 12gr kê huyết đằng. Hãm uống để trị chứng bế kinh.

    30gr quả dâu, 15gr địa cốt bì và 15gr đường phèn. Hãm uống để trị chứng ho khan ít đờm về lao phổi.

    Một số lưu ý trong cách dùng

    Không được ăn quả dâu cùng với trứng vịt.

    Người bị bệnh tiểu đường, người phế hư, đi ngoài không được ăn. Không nên ăn quả dâu xanh. Trẻ em không nên dùng nhiều.

    Thích hợp đối với người bệnh gan thận, âm huyết, người đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, suy nhược thần kinh, mất ngủ, người trẻ bạc tóc sớm. Thich hợp với sản phụ huyết hư, bí tiện, người sau khi bị ốm cơ thể suy nhược, người già nóng trong, bí tiện...

    Khi dùng cao dâu cấm không được dùng thìa sắt, khi dùng nên chọn đồ sứ.

    Vì quả dâu tính lạnh và có tác dụng nhuận tràng nên những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng do tỳ vị hư yếu và những người bị cảm mạo, ho nhiều do phong hàn không nên dùng trà tang thầm. Khi pha trà này tuyệt đối không dùng ấm bằng kim loại.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  8. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Nấm hương - Hoàng hậu thực vật
    Thứ ba, 19/02/2008






    Nấm hương được mệnh danh là "hoàng hậu thực vật", là "vua của các loại rau" (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 - 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt).

    Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn. Ngoài ra nấm hương còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm...

    Nấm hương và tác dụng chữa bệnh

    Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm. Công dụng chữa bệnh của nấm hương đã được biết đến ở Trung Quốc từ thời Xuân thu. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá... Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng...

    Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

    Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B - những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

    Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng

    Kháng khuẩn và vi rút

    Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh chất lenti-nan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Đặc biệt lenti-nan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hoá chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não VSV, vi rút Abelson, Schistosoma man - soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.

    Chống ung thư

    Các công ty của Nhật như Công ty Ajinomoto, Yamanouchi đã từ sợi nấm hương bào chế ra lentinan như là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thu dạ dày cho hiệu quả cao.

    Đặc biệt lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư cho kết quả là chất này hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường dạ dày - ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.

    Giảm Cholesterol

    Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có khả năng làm giảm mức cholesterol và các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm hương được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.

    Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

    Giải độc và bảo vệ tế bào gan

    Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.

    Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá

    Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hoá tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

    Một số món ăn cũng là bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương

    - Canh nấm hương: Nấu nấm hương với mộc nhĩ và thịt thành canh với lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa Có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu.

    - Rau cần xào nấm hương: 400g rau cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị. Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa. Rất tốt cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.

    - Gà hầm nấm: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.

    Công dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.

    - Nấm nấu đậu: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu gừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và chứng phù thũng.

    - Bầu dục xào nấm: Nấm hương 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.

    Công dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

    - Hải sâm xào nấm: Nấm hương 15g, mộc nhĩ đen 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.

    Công dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

    - Chân giò hầm nấm: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, cho nấm vào đun chín rồi chế thêm gia vị, ăn nóng.

    Công dụng: bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  9. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Linh dược từ ngải cứu
    Thứ hai, 18/02/2008






    Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ.

    Canh từ ngải cứu

    Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.

    Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.

    Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh.

    Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân).

    Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh.

    Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh.

    Cháo ngải cứu

    Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

    Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.

    Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.

    Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao).

    Làm thức uống

    Blocked AdTrà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày.

    Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.

    Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.

    Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống.

    Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.

    Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.

    Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).

    Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”...

    Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.

    Thuốc ngải cứu

    Uống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuocó chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang.

    Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh...) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh... thiên về thể hàn, khí trệ.

    Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài.

    Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.

    Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.

    Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.

    Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước.

    Cấm kỵ

    Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  10. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài thuốc từ hoa tình yêu
    Thứ năm, 14/02/2008




    Hoa hồng đỏ công hiệu tốt nhất

    Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Không chỉ thế hoa hồng còn là một vị thuốc quý.

    Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non.

    - Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước: Dùng cánh hoa hồng giã đắp.

    - Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 4 g, trộn với đường phèn 4 g, cho vào chén, hấp trên nồi cơm, chưng ra nước, uống dần.

    Hoa hồng còn có tác dụng chữa miệng hôi: Hoa hồng 5 g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc, rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5 g nhai ngậm rồi nhổ.

    Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ. Nấu lên rồi uống nước, bỏ cái. Uống lúc no.

    Hoặc: Hoa hồng tươi 30 bông (bỏ nhụy cuống), đường phèn 500 g. Cho vào 1 lít nước sắc 3 lần (như sắc thuốc thang) rồi dồn 3 nước lại còn 500 ml cho đường phèn khuấy cho tan đều, cô thành cao, để nguội cho vào bình đậy kín, bảo quản cẩn thận dùng dần. Mỗi lần 2-3 thìa canh cao hoa hồng. Ngày 3 lần với nước âm ấm.

    Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành si-rô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dần. Chú ý dùng hoa hồng đỏ tốt hơn hồng trắng.

    Kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5 g, hoa quế 3 g, rượu 50 ml. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống.

    Rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50 g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200 ml.

    Kỳ kinh không đều (sớm hoặc muộn): Cánh hoa hồng 6-7 g. Hãm nước sôi uống thay trà.


    Theo Sức Khỏe & Đời Sống
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
    mẹ tin còi thích bài này.
  11. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phép mầu Giảo cổ lam
    Thứ ba, 12/02/2008






    Kể từ khi xuất hiện trên thị trường Việt Nam, nhiều câu hỏi bán tín bán nghi đã được đặt ra: Giảo cổ lam có chữa được bách bệnh như quảng cáo trên hộp trà? Công dụng của nó sẽ được phát huy bao nhiêu lâu sau khi uống?...

    Để trả lời các câu hỏi trên, Trí Tri đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên trưởng bộ môn Dược liệu trường ĐH Dược Hà Nội, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về dược liệu Giảo cổ lam (GCL).

    Giảo cổ lam Việt Nam - Cùng họ với Giảo cổ lam Trung Quốc, Nhật Bản

    Thưa GS, nguồn gốc nghiên cứu GCL có phải xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản?

    Đúng như vậy. GCL là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là Jaogulan.

    Trong một lần đi công tác ở Trung Quốc, chúng tôi tình cờ được biết đến sản phẩm của thảo dược quý này và ngay sau khi về VN, nhóm nghiên cứu đã quyết tâm đi tìm.

    Vậy nơi đầu tiên GS phát hiện ra cây GCL?

    Nơi đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy cây GCL là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.

    Sau khi phát hiện ra GCL thì quá trình nghiên cứu dược liệu này diễn ra như thế nào, thưa GS?

    Chúng tôi phải theo dõi để chờ cây ra hoa và đơm trái chứ không phải là xác định được ngay.

    Chỉ khi cây có hoa, có quả thì mới xác định được tên khoa học của nó, lúc này thì mới có cơ sở để đối chiếu với các tài liệu của Trung Quốc xem nó có phù hợp hay không. Thời gian để làm được điều này mất cả năm trời.

    Sau khi thực hiện được những bước trên thì mới bắt tay vào nghiên cứu sâu.

    Việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là xem cây GCL có thể sống được ở những vùng sinh thái nào để đi tìm tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây GCL thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu mát.

    Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.

    Nghiên cứu tiếp theo là về thành phần hóa học của dược liệu. Việc nghiên cứu này nhằm mục đích đối chiếu với các thành phần hóa học của các nước công bố coi nó có tương ứng hay không.

    Cuối cùng mới nghiên cứu độc tính cấp xem nó có độc hay không, nghiên cứu độc tính bán trường diễn coi có ảnh hưởng đến tính năng của máu, chức năng của gan hay không…


    Thưa GS, vậy thành phần hóa học chủ yếu của cây GCL là gì?




    Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ
    GCL có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

    Vậy cây GCL có thành phần gây độc?

    Qua kết quả nghiên cứu thì xác định cây không có độc tính.

    Tốt hơn Trung Quốc!

    Những tác dụng đã được khẳng định của GCL là gì, thưa GS?

    Kết quả nhiên cứu cho thấy, hiện nay thành phần GCL ở VN tốt hơn ở Trung Quốc vì chúng ta vẫn đang khai thác ở dạng tự nhiên.

    Qua thực nghiệm thì có một số tác dụng của GCL thể hiện rất rõ đó là:

    - Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.

    - Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.

    - Tác dụng chống ôxy hóa, stress…

    - Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.

    Hiện nay GCL được chế biến như thế nào, thưa GS?

    Sau khi nghiên cứu thấy công dụng tốt của GCL thì mới tính đến dạng bào chế. Dạng đầu tiên và dễ dàng nhất là dạng chè. Sau đó mới tính đến chuyện chế biến thành thuốc.

    Hiện nay thì mới có dạng chè và dạng viên do cơ sở Tuệ Linh sản xuất. Còn dạng thuốc thì chúng tôi còn phải tiếp tục nghiên cứu sau đó sẽ xin phép Cục quản lý dược để đưa vào sản xuất. Dự kiến trong năm 2008 sẽ sản xuất GCL dạng thuốc.

    Vậy GCL mà cơ sở Tuệ Linh sản xuất dưới dạng chè và dạng viên có có được gọi là “thuốc” không thưa GS?

    Chúng ta cần phải quan niệm như thế này, chè GCL không phải là thuốc. Dạng viên hiện nay cũng có tác dụng như chè mà thôi, đây chỉ là cách chế biến để người dùng dễ sử dụng vì không phải ai cũng thích uống chè.

    Công dụng của dạng này là khi uống vào sẽ có tác dụng hỗ trợ giúp cho ổn định trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tây y, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe.

    Ví dụ như: Một người bị cao huyết áp, khi dùng thuốc tây sẽ giảm xuống thì chè GCL có tác dụng giúp cho ổn định còn thuốc huyết áp kia vẫn phải uống.

    Giảo cổ lam - loài cây đỏng đảnh

    Hiện nay rất nhiều người sử dụng chè GCL hàng ngày. Vậy nếu dùng liên tục thì có ảnh hưởng gì không thưa GS?

    Như tôi nói ở trên là cây GCL không có thành phần độc tính nên dùng bao nhiêu cũng không sao.

    Nó có thể dùng thường xuyên liên tục trong ngày. Nhưng khi sử dụng đến dạng viên hay dạng thuốc thì cần phải sử dụng theo chỉ định.

    Ở đây người dùng cũng cần lưu ý một số điểm khi dùng dạng chè hay dạng viên của Giảo Cổ Lam:

    - Nên uống GCL vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không uống lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì sẽ làm tỉnh táo, khó ngủ giống như uống nhân sâm.

    - Người hay bị đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no hoặc thêm một vài lát gừng tươi.

    - GCL làm tăng chuyển hóa cơ thể, do vậy khi uống xong có cảm giác nóng người, có khả năng sẽ tăng huyết áp nhẹ, khát nước, khô miệng vì vậy cần phải uống thêm nước lọc để cơ thể điều chỉnh về trạng thái ổn định…

    GCL rõ ràng là một loại “thần dược” nhưng lại không quá hiếm vì như GS có kể là nó xuất hiện ở nhiều vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng…Vậy, chúng ta đã có một nguồn nguyên liệu rất dồi dào?

    Thực ra, tuy xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng GCL lại khó ươm trồng. Hiện tại thì chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện phát triển của cây và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Chúng tôi đã mang cây GCL đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát ở khu vực miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng thấy cây phát triển chậm, bên cạnh đó thành phần hóa học lại không ổn định.

    Xin hỏi GS một câu hơi riêng tư một chút, điều GS trăn trở nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là gì?

    (Cười). Đối với tôi thì có nhiều điều để trăn trở nhưng có lẽ điều tôi quan tâm nhất hiện nay là cần phải sớm phát hiện và duy trì sự tồn tại của các nguồn dược liệu quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.

    Tôi có đi công tác một số nơi ở vùng biên giới thường và hay quan tâm đến những cây mà người dân địa phương bán cho Trung Quốc. Trung Quốc đã thu mua thì chắc chắn họ đang làm một cái gì đó. Do vậy tôi thường hỏi và xin mẫu đem về nghiên cứu để từ đó chế biến phục vụ cho nhân dân mình. Nếu không phát hiện sớm thì chắc chắn người dân sẽ khai thác, bán hết và chúng ta đã vô tình đánh mất nguồn dược liệu quý.

    Một điều tôi cũng băn khoăn, là hiện nay người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại cây thuốc. Họ chỉ biết tìm kiếm rồi đem bán để lấy tiền chứ không nghĩ đến chuyện duy trì sự tồn tại của nguồn thảo dược.

    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  12. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cây quất chơi xong nên giữ làm thuốc
    Thứ sáu, 08/02/2008






    Tác dụng chữa bệnh của cây quất đã được Đông y biết đến từ xưa. Quả quất, lá quất, rễ quất, đều có thể sử dụng làm thuốc chữaq bệnh. Trong điều kiện gia đình, có thể dùng quất để chữa trị một số bệnh sau:

    Rượu khai vị: Trái quất ngâm rượu. Mỗi 100 g quả cần ngâm với 500 ml rượu trắng (loại rượu tốt, trên 40 độ), lượng qu nhiều hơn thì thêm rượu theo tỷ lệ như vậy; ngâm khoảng 2 tuần là có thể dùng được.

    Hàng ngày trước mỗi bữa ăn uống 15 – 20 ml rất tốt. Có tác dụng giúp ăn ngon miệng và chữa bụng trướng đầy, ấm ách khó tiêu.

    Đau dạ dày, thượng vị đầy tức, ợ hơi, chán ăn: Trái quất 500 g thái lát, cùng với đường kính trắng 500 g trộn đều, cho vào lọ nắp kín, ngâm 2 tuần.

    Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước âm ấm, chia nhiều lần uống, liên tục vài ngày.

    Chữa đại tiện khó khăn, ngực bụng trướng đầy: Dùng trái quất 50 g sắc nước uống trong ngày.

    Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ quất 30 g, đường phèn 15 g, sắc nước uống thay nước trong ngày.

    Chữa âm nang sưng đau: Rễ quất 60 g, chỉ xác (có thể thay bằng vỏ qủa chanh hoặc vỏ quít) 15 g, hạt thìa là 30 g, sắc với nước, thêm chút rượu vào uống ngày 3 lần.

    Chữa phụ nữ sa tử cung: Rễ quất 90 g, hoàng tinh sống 30 g, rễ cây thìa là 60 g, dạ dày lợn 1 cái, hầm với nửa nước nửa rượu, chia thành 2 phần ăn trong ngày.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  13. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Củ nghệ chữa bá bệnh
    Thứ hai, 28/01/2008






    Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh. Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn.

    Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và Sidhha (bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da.

    Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và chứng mất ngủ.

    Đặc biệt, củ nghệ có thể dùng như một loại thuốc bổ cho sức khoẻ mà không hề có tác dụng phụ. Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng đường, bạn sẽ có một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như thế trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn, cảm. Đó là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.

    Tuy nhiên, không nên xem đây là thần dược, vì nó chỉ có tác dụng khi bạn uống đều đặn và vừa phải trong một thời gian dài
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  14. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Vị thuốc từ cây nhàu
    Thứ ba, 22/01/2008




    Ảnh: Thiện Nhân

    Cây nhàu thường được người dân trồng quanh vườn để hái hoa quả làm thuốc phòng trị bệnh. Những năm gần đây, nhiều thông tin nói về công dụng bài thuốc từ trái nhàu ủ làm rượu chữa được bệnh nan y, bệnh nhân đã tìm mua rượu nhàu ngoại nhập với giá rất cao, tốn kém nhưng bệnh không thuyên giảm.

    Theo lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, dùng đúng cách thì giá trị chữa bệnh từ cây nhàu rất hiệu quả. Rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp; quả có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.

    Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu đã được kiểm chứng qua thực tế. Chữa huyết áp cao: rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40 gr nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục từ 40 - 100 ngày, huyết áp sẽ ổn định. Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng 20 ngày, trong bữa ăn uống một ly nhỏ trị được chứng bệnh hay bị đau lưng, nhức mỏi, tê bại.

    Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể. Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 - 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu. Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  15. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Trái cóc dành cho người bị tiểu đường
    Thứ hai, 21/01/2008




    Ảnh: Lê Hân

    Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng.

    Nhưng trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường "mắc phải"). Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

    Cần lưu ý rằng đây không phải là một loại thuốc có tác dụng điều trị tiệt căn bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng của người bị tiểu đường: Không nên ăn các loại có đường, nên bổ sung chất đạm, tốt nhất là đạm thực vật như đậu nành, đậu phụng; ăn nhiều rau có chất xơ và rèn luyện (tốt nhất là đi bộ) để tránh bị thừa cân. Vì ở bệnh nhân tiểu đường týp II rất "nhạy cảm" với tình trạng tăng cân, khi bị tăng cân thì hàm lượng đường trong máu cũng dễ tăng theo.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  16. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Công dụng chữa bệnh của cây bàng
    Chủ nhật, 20/01/2008




    Cây bàng lá bàng đỏ

    Ít ai biết được rằng cây bàng có thể dùng để chữa bệnh. Hôm nay, chúng tôi xin mách cho các bạn những công dụng của cây bàng.

    "Những cây thuốc và vị thuốc VN"

    Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ bàng sắc thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rửa các vết loét, vết thương.

    Ở Ấn Độ, Indônêxia và Philipin người ta cũng dùng như vậy. Liều dùng hằng ngày 12-15g, sắc với 200ml nước, thêm ít đường cho dễ uống.

    Lá còn được dùng sắc thuốc chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp vào nơi đau nhức

    Hạt dùng chữa đại tiện ra máu (sắc uống)

    Theo một số tài liệu khác

    Vỏ, quả đều có tác dụng làm săn da

    Búp non phơi khô tán bột, rắc chữa ghẻ, trị sâu quảng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Búp tươi xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức.

    Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa bệnh phong

    Chữa viêm hang vị dạ dày: Lấy búp và lá bàng non, rửa sạch, để khô, thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng, hạ thổ. Hàng ngày lấy một nhúm cho vào bình trà, hãm với nước sôi, uống thay trà liên tục trong 2 tháng. Có người dùng như trên chữa khỏi viêm hang vị dạ dày
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  17. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Rau mồng tơi lợi sữa, chữa di hoạt tinh
    Thứ hai, 28/07/2008




    Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

    Không chỉ là thực phẩm lý tưởng cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...

    Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.

    Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

    Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua...

    Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.

    Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

    Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 - 100 g, móng chân giò vài cái, hầm với nước có ít rượu ăn với cơm hằng ngày.

    Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.

    Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

    Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

    Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.

    Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  18. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Dứa - Vị thuốc tự nhiên
    Thứ năm, 10/07/2008




    Dứa được coi là một vị thuốc tự nhiên có nhiều tác dụng

    Dứa được trồng ở mọi nơi, nhưng thích hợp với vùng bán sơn địa. Tên khoa học của dứa là: Ananas cocosus (L.), họ dứa Bromeliaceae.

    Ở nước ta có 2 loại dứa: một loại quả mắt nhẵn gọi là dứa ta, ít ngọt, ít thơm, một loại là dứa tây, mắt gồ ghề, thơm và ngọt hơn dứa ta. Thành phần trong quả dứa rất đa dạng, ngoài các chất đường, axit hữu cơ, các khoáng chất và rất nhiều vitamin như vitamin B, P, C và Beta-caroten,... Mùi thơm của dứa là do chất Faraneol. Nhưng đặc biệt ở dứa có một men phân hủy protein tên gọi là Bro-melin, chất này chứa nhiều ở lõi và quả dứa. Đó là một thứ thuốc tự nhiên có nhiều tác dụng.

    1. Dứa giúp làm mềm thịt trong lúc làm thức ăn. Muốn hầm các thịt dai, khó nhừ người ta cho một ít dứa ương (sắp chín) vào, không những canh có mùi thơm ngon, giúp thịt mau nhừ lại còn có thể giảm bớt thời gian đun nấu.

    2. Dứa tăng sức đề kháng. Do tác dụng tăng miễn dịch của Bromelin, nên có thể cho người bị ung thư phổi, bàng quang, vú... uống nước ép dứa hấp trong quá trình điều trị bệnh, Bromelin có thể làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư, liều 200 - 300mg Bromelin/ngày có thể hoàn toàn đủ trong 100ml nước ép dứa (cả lõi) vì hàm lượng của Bromelin khá cao (800mg/100ml nước ép).




    Có thể dùng dứa dưới dạng nước ép
    3. Dứa ngừa huyết áp: Người huyết áp cao có thể dùng dứa dưới dạng nước ép vì Bromelin trong dứa có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, làm tan huyết khối và làm giảm các loại "rác" dẫn đến tắc mạch cục bộ.

    4. Dứa giảm béo: Người béo phì nên dùng nước uống để giảm cân.

    Cách làm: Dứa ương quả, gọt mắt, thái thành miếng, cả lõi, ngâm trong nước muối 5% từ 1 giờ trở lên (có thể để qua ngày) rồi ăn. Người đau dạ dày ăn sau ăn cơm. Một đợt từ 15 - 20 ngày, có thể giảm ít nhất 1,5kg đến 2kg kết hợp chế độ ăn kiêng mà không có bất kỳ một tác dụng phụ nào. Nhiều quý bà áp dụng phương pháp này đã giữ được thân hình săn chắc.

    Chú ý: Bromelin trong dứa có tác dụng chống đông máu. Người bị sốt xuất huyết, trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc triệu chứng xuất huyết tiêu hóa: không dùng.

    Khi ăn nhớ cắt mắt cho sạch, không ăn dứa nập nát, sâu... để tránh ngộ độc.

    Da sần sùi nhiều dầu, có thể dùng dứa ương thái lát đắp lên mặt hoặc làm mặt nạ dứa, nhưng tránh không để quá lâu vì dễ làm mỏng da.

    Dứa bán đầy đường, chị em xin cứ ăn tự nhiên mà không lo béo đâu. Chỉ xin mách nhỏ là trước khi ăn cho vào nước muối 5% ngâm độ 5 phút vớt ra rồi ăn, vừa ngon, vừa an toàn!
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  19. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Rau rút chữa bệnh
    Thứ hai, 07/07/2008




    Rau rút

    Cây rau rút có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, mát gan, giảm nóng nhiệt, an thần gây ngủ, khoẻ gân cốt, chữa cảm sốt, chữa bướu cổ, chữa mất ngủ.

    Cây rau rút có tên khoa học là Neptunia Oleracea Lour thân thảo, sống nhờ nước cung cấp thức ăn, toàn thân bò ngang trên mặt nước nhờ phao xốp trắng bọc quanh các đốt thân.

    Rễ mọc ở các mấu, lá kết lông chim 2 lần, có cuống dài và cứng. Khi có ánh mặt trời thì xoà ra tạo thành phiến lá rộng, ngược lại lúc mặt trời lặn thì lá cụp lại. Hoa hợp thành tán ở đầu cuống. Quả chứa 6 hạt dẹt nhẵn.

    Chữa cảm sốt cao: Rau rút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.

    Hoặc rau rút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền.

    Chữa bệnh sốt, không ngủ được: Rau rút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày liền.

    Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt: Rau rút 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g. Cho ninh thật nhừ thêm mắm muối vừa ăn, ăn cả cái và nước.
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     
  20. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Hoa thiên lý - Rau ăn vị thuốc
    Thứ hai, 02/06/2008






    Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc…

    Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.

    Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì, các động cơ có chì...

    Đông y cho rằng: Hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim.

    Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.

    - Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

    - Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.

    - Chữa lòi dom, sa dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 - 2 lần, sử dụng liền 5 - 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.

    - Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

    - Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

    - Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

    - Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

    Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống... vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể
    Nguồn :tintuc.timnhanh.com
     

Chia sẻ trang này