Mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi mycheese, 21/10/2004.

  1. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Câu chuyện giáo dục: Mối liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh có ảnh hưởng ra sao đến việc học của con cái?

    Cali Today News - Thường thường các bậc phụ huynh đều biết có 3 chuyện họ phải hiểu rõ nếu muốn con cái học hành giỏi giang, đó là phải thường xuyên đọc sách với con mình, phải tiếp xúc và biết rõ từng vị giáo viên và phải tham gia tối thiểu các cuộc hội họp hàng năm mà nhà trường mời.

    Trước tiên chúng ta thử điểm qua những điểm nào mà các giáo viênï mong muốn bậc phụ huynh phải để ý:

    1. Phải dạy con trình bày chi tiết hơn các bài luận:
    Các bài essay và loại câu hỏi có chủ đề (open-ended questions) thường có ảnh hưởng lớn đến điểm và kết quả học cuối năm. Nhưng bản thân các giáo viên muốn cái gì ở các em trong các bài test này? Theo Lynn Livingston, một giáo viên dạy lớp 4 trường Old Farmers Road School ở Long Valley (New Jersey) thì là “nhiều chi tiết, càng nhiều chi tiết càng tốt!.” Thường các em có lối lý luận là “cô giáo biết hết rồi, có trình bày thêm cái gì cũng vô ích thôi.” Nhưng cô Livingstone nói muốn được điểm cao, các em phải trình bày vấn đề theo kiểu “đang dạy trở lại cô giáo” (teaching the teacher) với nhiều chi tiết, thí dụ chứng minh. Đó là cách duy nhất để chứng minh là em đã hiểu bài khá tường tận. Phụ huynh nên khuyến khích con em “giảng bài” cho mình nghe, như là chúng sẽ làm sau này trên giấy trắng mực đen rồi nộp cho thầy cô.

    2. Đừng phê bình cô giáo trước mặt con:
    “Có lúc bạn sẽ rất bực khi thấy đề tài cô giáo cho hay bài thi của trường sao mà… ngố quá như thế không biết. Nhưng bạn hãy cố giằng đừng có “tuôn trào lai láng” các nhận xét bực mình của mình cho con nghe, thậm chí nếu bạn có chia xẻ các bực mình của mình với một người khác hay một phụ huynh khác thì bạn cũng nên chú ý con mình không nghe các lời này. Cô Betsy Wiens, dạy lớp 7 và 8 ở tiểu bang Kansas cho hay: “nếu con trẻ thấy cha mẹ không bằng lòng nơi nó học, nó sẽ không cố gắng tối đa.” Theo cô Wiens thì cách hay nhất là phụ huynh nói chuyện trực tiếp với cô hay thầy giáo, còn đối đế quá, không giải quyết được thì nên nói thẳng với Bà hay Ông Hiệu Trưởng.

    3. Cần cho giáo viên biết một chút “bí mật” gia đình”:
    Giáo viên không phải là chuyên viên “gỡ rối tơ lòng”, nhưng cũng không phải là kẻ bàng quang. Theo Jeanine Ryan, giáo viên tiểu học ở Florida, thì các biến cố gia đình có khi có ảnh hưởng lớn đến việc học của các em, thí dụ như nó có thêm em bé và cảm thấy mẹ “cưng và chăm sóc em bè nhiều hơn nó”, hay một dượng ghẻ đã bước vào nhà nó sau khi bố bỏ đi biền biệt. Một giáo viên biết rõ hoàn cảnh gia đình sẽ có cách đối xử thích hợp hơn với học trò của mình. Theo cô Ryan thì ngay cả đối với học sinh đã lớn cũng cần cách đối xử của thầy cô như thế.

    4. Học sinh cần mở mang kiến thức ở khắp nơi:
    Cô Betsy Rogers, giáo viên lớp 1 và 2 ở tiểu bang Alabama, cho là học sinh cần đước đi thăm thư viện, vườn thú, vườn cây và ngay cả… nhà hàng. Chúng càng tiếp xúc nhiều với thế giới bao bọc chung quanh thì càng học dễ hơn trong lớp, trên bình diện quan sát và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Sau khi đi “dã ngoại” ở đâu về, bạn cũng cần thảo luận với con, nếu nó có vẽ hay viết lại “cuộc du hành” thì càng tốt.

    5. Phụ huynh không nên đặt kỳ vọng cao quá nơi con mình:
    Có tham vọng cho con cái là điều tốt, nhưng đôi khi cha mẹ quên là “nhân vô thập toàn”, cứ bảo con phải “straight A” là không tốt chút nào, vì theo Jane Webster, cô giáo lớp 3 ở Mississippi, nói như thế con cái sẽ bị “stressed” liên tục và nó sẽ học kém dần. Cô Webster nói cha mẹ có thể bàn cách với cô giáo, vì cô hay thầy bao giờ cũng có các phương cách tốt cho học sinh, dù trong gia đình hay ở đâu, thí dụ như trong lớp thì họ sẽ biết cho bạn nào kèm cặp với con mình, còn ở nhà thì họ có thể gợi cho phụ huynh biết trò chơi nào có thể bổ ích cho con cái, hay bổ sung mặt yếu của nó thuộc một môn học nào đó bằng một hoạt động nào đó. Con cái sẽ thấy việc học rất “fun” và có lúc lại thư giãn, chứ không quá khô khan, khốn khổ như ..bố đã từng giảng giải và yêu cầu.

    Thế còn Phụ huynh có mong muốn nào nơi giáo viên?
    Theo Hannah Storm, một nhà giáo dục lâu năm, thì yêu cầu số một của phụ huynh là giáo viên hãy hiểu con mình nhiều hơn, mà bắt đầu là một mối giao cảm tốt hơn. Theo Storm thì tại sao phụ huynh không gặp gỡ giáo viên trước ngày tựu trường để nói chuyện cho giáo viên biết sở trường và sở đoản của con?

    Phụ huynh cũng mong trong năm học, nếu có thể được, giáo viên nên có cuộc nói chuyện mặt- đối- mặt với con họ vì điều này thì có lợi cho cả đôi bên.

    Có những điểm giáo viên phải cẩn thận vì chúng dễ làm phật ý cha mẹ, thí dụ như chỉ vì một vài đứa phá phách mà cả lớp bị phạt oan hay cho con họ làm những “projects” quá sức con họ ở nhà như học trò lớp 1 mà lại phải làm búp bế từ những cái kẹp phơi quần áo rồi mang vô nộp cho cô! Phụ huynh cũng mong giáo viên đừng bắt họ đi họp vào giờ giấc mà họ phải đi làm.

    Phụ huynh không dám mong cô giáo sẽ “dạy con mình nên người” vì một năm học qua rất nhanh nhưng họ rất muốn nghe ý kiến của cô hay thầy, dù con họ đã không còn học với các nhà giáo đó nữa. E-mail là một phương tiện khá tốt. Mỗi khi muốn
    “vấn ý” cô thầy về vấn đề bất chợt nào đó, họ có thể lên “mạng” mà trình bày với cô thầy và có được câu trả lời khá nhanh.

    Hồng Quang theo “Family Circle”

    Nguồn: CaliToday.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mycheese
    Đang tải...


Chia sẻ trang này