3 tháng cuối: Kinh nghiệm đi máy bay khi mang bầu !

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Mậu Tý yêu, 26/8/2008.

  1. Mậu Tý yêu

    Mậu Tý yêu Banned

    Tham gia:
    24/8/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình mangthai bé Mậu Tý ở nước ngoài nhưng ko có điều kiện để sinh và nuôi bé bên đây. Khoảng tuần thứ 32 của thai kì mẹ con mình khăn gói quả mướp về VN. Thời gian bay về VN - bay thẳng là 9h. KHông biết có mẹ nào có kinh nghiệm trong chuyện này tư vấn giúp mình chút- tuần thứ bao nhiêu thì máy bay Vietnam Airlines không tiếp nhận bà bầu nữa?? Và cần chuẩn bị nhũng gì trúoc khi bay và chuẩn bị hạ cánh???
    Mình cảm ơn nhiều
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mậu Tý yêu
    Đang tải...


  2. thuyvnn

    thuyvnn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/8/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    cái này em chưa có kinh nghiệm gì cả nên mẹ nó đành chờ câu trả lời của người khác nha
     
  3. Mậu Tý yêu

    Mậu Tý yêu Banned

    Tham gia:
    24/8/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mình có tìm hiểu trên trang WEB về vấn đề này tuy nhiên mình muốn hỏi kinh nghiệm thực tế của các mẹ đã từng đi máy bay. Đợi mãi mà chẳng thấy có mẹ nào truyền cho ít kinh nghiệm có lẽ là do ít người ở trong trường hợp mẹ con nhà mình :pTiện đây mình cũng post những điều cần lưu ý mà mình đã đọc được ở báo thanhnienonline

    ""....Sau đây là 5 điều cần lưu tâm khi bạn và em bé trong bụng chuẩn bị có một chuyến đi xa.
    - Giai đoạn tốt nhất để đi máy bay là quý II của khoảng thời gian mang bầu. Đây cũng là giai đoạn hết nghén và có khả năng chịu đựng tốt nhất trong 9 tháng.

    - Hầu hết các hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai quá tuần thứ 36 lên máy bay. Do đó khi đi du lịch, bạn cần mang theo giấy chứng nhận của bác sĩ về thai kỳ. Di chuyển bằng đường bộ được phép ở bất kỳ thời gian nào của thai kỳ, nhưng đường càng xa thì nguy cơ mệt mỏi càng cao.

    - Chọn ghế ở ngay lối đi giữa các dãy và gần khoang trước của máy bay. Nếu di chuyển bằng đường bộ, bạn cần thường xuyên đi vệ sinh. Với một chuyến đi dài, cần có một chiếc gối kê sau lưng và mặc đồ rộng rãi.

    - Mang theo nhiều loại thức ăn vặt trong lúc di chuyển và sau đó bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, rau củ và chất đạm....."

    Rất mong sự chia sẻ kinh nghiệm từ các mẹ !
     
  4. Mậu Tý yêu

    Mậu Tý yêu Banned

    Tham gia:
    24/8/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Còn đây là từ báo: Dulichtrongdoi

    Trích một đoạn:
    ".....Đi máy bay luôn là lựa chọn an toàn cho phụ nữ có thai. Mặc dù vậy đi máy bay sẽ không phải là lựa chọn tốt trong các trường hợp sau đây:


    - Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai.
    - Tăng đường huyết hay tiểu đường chưa được kiểm soát hoặc kiểm soát kém.
    - Bệnh hồng cầu hình liềm (hồng cầu dễ vỡ khi ở trên cao, nồng độ ôxy thấp).
    - Có nguy cơ đẻ non và có bất thường về rau thai.


    Hầu hết các khuyến nghị về sức khỏe đều cho rằng phụ nữ có thai có thể đi máy bay cho đến tuần thứ 36 và tuần thứ 35 (cho những chuyến bay đường dài) của thời kỳ thai nghén. Một số hãng hàng không chỉ chấp nhận chở phụ nữ có thai trong một số giai đoạn nhất định do vậy chị em nên kiểm tra chắc chắn trước khi đặt vé. Trong khoang hành khách do sự thay đổi về độ ẩm và áp lực, nhịp tim thường nhanh rồi dẫn đến tăng huyết áp hoặc khó thở ở phụ nữ có thai.

    Sự chú ý trong các trường hợp này sẽ không thừa. Tuy nhiên chị em cũng không nên đi chơi quá xa khi ngày dự kiến “lâm bồn” đang đến gần (2-3 tuần cuối).


    Tóm lại, khi chuẩn bị kế hoạch cho những chuyến đi nghỉ mà chị em dù có đang mang bầu vẫn là thành phần không thể thiếu thì việc kiểm tra và tuân thủ các điều nêu trên là hết sức quan trọng. Chuyến đi sẽ trọn vẹn, sẽ vui khi tất cả mọi vấn đề được quan tâm chu đáo....."
     
  5. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Phụ nữ có thai & những chuyến đi xa

    Phụ nữ có thai thường có những băn khoăn, lo ngại trước mỗi chuyến đi xa nhưng không dám đi đâu suốt 9 tháng 10 ngày cũng chưa hẳn đã tốt mà còn là một stress (căng thẳng thần kinh). Ảnh hưởng của những chuyến du lịch xa như thế nào đến thai nghén còn phụ thuộc vào sự lựa chọn phương tiện di chuyển và mức độ tuân thủ cùng những điều thận trọng. Và như vậy, thai phụ vẫn có thể có những chuyến du lịch an toàn, lý thú.

    Những điều lưu ý cho phụ nữ có thai trước mỗi chuyến đi

    Cần biết chắc thai nghén đang trong trạng thái bình thường: Phụ nữ có thai tuần thứ 14-24 là thời gian tốt nhất để đi du lịch vì tình trạng buồn nôn, nôn và mỏi mệt đã giảm hoặc đã hết, nguy cơ dễ bị sẩy thai cũng đã qua và chưa đến lúc dễ bị sinh non; Hơn nữa, trong thời gian này thai phụ cảm thấy khỏe khoắn nhất. Phụ nữ có thai ở 25-36 tuần không nên đi xa quá 500km vì có thể gặp khó khăn về chăm sóc y tế nếu chẳng may xảy ra những sự cố như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể do thầy thuốc quyết định.

    Những yếu tố nguy cơ có thể gặp: Về sản khoa: Có tiền sử sẩy thai, hở eo cổ tử cung, có tiền sử có thai ngoài tử cung, có tiền sử chuyển dạ sớm hoặc vỡ ối sớm. Nghi ngờ nhau bám vào tử cung ở vị trí bất thường, dọa sẩy thai hoặc dạng bị chảy máu âm đạo, có tiền sử hoặc đang có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, cao huyết áp, đái tháo đường. Có tiền sử hiếm muộn hoặc khó có thai, người có thai lần đầu đã lớn tuổi (quá 35) hoặc dưới 15 tuổi.

    Về nội khoa: Bệnh van tim hoặc bị suy tim, có tiền sử nghẽn tắc mạch, thiếu máu nặng, rối loạn chức năng ở một cơ quan có tính chất mạn tính thường phải có can thiệp của y học. Vài yếu tố của vùng sẽ đến: Có độ cao lớn, có dịch hoặc mới xảy ra nhiễm khuẩn thức ăn hoặc côn trùng nghiêm trọng, vùng có dịch sốt rét mà thuốc chloroquine không có tác dụng, vùng có khuyến cáo cần dùng vacxin sống...

    Cần tìm hiểu trước về chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế ở nơi sắp đến: Như chế độ bảo hiểm ở nơi đến, sự cần thiết của bảo hiểm du lịch; chất lượng dịch vụ và an toàn thực phẩm, đồ uống ở nơi đến...

    Tiêm chủng miễn dịch: Vacxin với vi khuẩn đã chết hoặc đã mất hoạt lực có thể dùng khi có thai nhưng vacxin sống thường chống chỉ định. Vacxin phòng bệnh sốt vàng được phép dùng sau tháng thứ 6 của thai nghén khi tới vùng đã xác nhận là có dịch. Uống vacxin phòng bại liệt cũng không có chống chỉ định. Nên tránh đi đến vùng có lưu hành bệnh sốt rét nhưng nếu cần thì cũng nên biết rằng thuốc chống sốt rét chloroquine đều có thể dùng cho phụ nữ có thai, nhưng nhiều thuốc khác lại cấm dùng (sulfadoxine pyrimethamine, sulflene pyrimethamine, mefloquine, doxycycline và halofantrine). Tốt nhất cần hỏi ý kiến thầy thuốc về các loại vacxin cần tiêm chủng.

    Những sự cố có thể gặp: Cũng là những vấn đề có thể gặp như ở nhà nghĩa là mỏi mệt, ợ nóng, khó tiêu, táo bón, xuất tiết âm đạo, chuột rút ở chân, tiểu rắt nhiều, trĩ. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng cần được chăm sóc khẩn cấp là chảy máu âm đạo, có máu cục, đau bụng hay có cơn co tử cung, vỡ màng ối, phù nặng ở chi dưới, nhức đầu, rối loạn thị lực.

    Tiêu chảy: Là bệnh cần cảnh giác vì khiến cơ thể mất nước dễ dẫn đến giảm lưu lượng máu tới nhau, do đó ảnh hưởng đến thai. Cần uống nước đã đun sôi, không dùng dài hạn hệ thống lọc nước có chứa chất iốt. Viên iốt có thể được dùng cho cuộc đi du lịch ngắn hạn chỉ kéo dài vài tuần. Chỉ ăn thịt đã nấu chín và uống sữa đã khử trùng, tránh ăn rau sống để phòng ngừa nhiễm toxoplasma và listeria (bệnh do ký sinh trùng gây ra). Những bệnh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai. Nên uống nhiều nước, không dùng loại thuốc có bismuth vì có thể có nguy cơ làm cho thai bị chảy máu và có dị tật. Loại kháng sinh uống thế hệ 3 cephalosporin là sự lựa chọn tốt nhất nếu cần phải dùng kháng sinh.

    Túi thuốc phòng ngừa mang theo: Khi thai phụ đi du lịch, có thể phải bổ sung và thay thế một số thuốc vẫn thường có. Phấn talc, ống đo thân nhiệt (nhiệt kế), nước uống, đa sinh tố, thuốc chống nấm khi bị viêm âm đạo do nấm, kem bảo vệ da có độ SPF cao, nên mang theo cả máy đo huyết áp và que thử nước tiểu để kiểm tra protein và glucoza niệu, 2 thứ này nhằm phòng ngừa biến đổi nặng khi có thai vào những tháng cuối.

    Di chuyển bằng máy bay với phụ nữ có thai

    Phụ nữ có thai đi xa bằng đường hàng không là chuyện hoàn toàn bình thường và đôi khi không thể tránh. Trước đây khi ngành hàng không mới bắt đầu có những chuyến bay dân dụng, người ta lo ngại sự thay đổi áp lực không khí trong khoang máy bay và việc phơi nhiễm bức xạ ở độ cao có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhưng ngày nay áp lực không khí trong khoang máy bay không thay đổi nhiều và việc phơi nhiễm với bức xạ cũng không còn đáng lo ngại, cho nên Hội Các nhà sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cho rằng đi máy bay không có hại cho thai phụ và thai nhi. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (CPD) của Mỹ cũng cho rằng thai nghén là trạng thái sinh lý bình thường và phụ nữ có thai chỉ cần thận trọng khi đi những chuyến bay dài và quan tâm đến chất lượng dịch vụ y tế ở nơi đến cũng như những nơi quá cảnh (transit).

    Ngày nay, sau hàng triệu chuyến bay của hàng không dân dụng, người ta biết rõ rằng đi máy bay không gây ra nguy cơ gì cho phụ nữ có thai khỏe mạnh. Sự giảm áp lực trong khoang máy bay (được duy trì ở mức tương đương với độ cao 5.000-8.000 bộ hoặc 1.524-2.438m) ảnh hưởng một cách tối thiểu đến sự sử dụng oxy của thai. Những thai phụ bị thiếu máu nặng (huyết sắc tố dưới 0,5g/dL), bị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, có bệnh sử bị viêm tắc tĩnh mạch hoặc có vấn đề về nhau thai là những chống chỉ định tương đối với đi máy bay.

    Tuy nhiên, có thể chỉ cần được bổ sung oxy trước khi đi hoặc nhân viên hàng không được báo trước để mang theo bình oxy. Mỗi hãng hàng không có quy định riêng với hành khách mang thai, vậy tốt nhất vẫn là báo trước cho hãng hàng không đó biết tình trạng có thai của mình khi đặt vé vì có thể phải hoàn thành một vài thủ tục y tế. Những chuyến bay trong nước thường cho phép phụ nữ có thai tới 36 tuần lên máy bay nhưng còn những chuyến bay quốc tế có thể không cho phụ nữ có thai sau 32 tuần. Cũng không nên đi máy bay khi chỉ còn vài tuần là đến ngày sinh như dự kiến và trong vòng 7 ngày sau sinh. Khi đi cần luôn mang theo mọi giấy tờ liên quan đến thai nghén, bệnh tật và phải nhớ ngày dự sinh.

    Nghẽn tắc mạch hay gọi là có cục máu đông là một nguy cơ thực sự của thai nghén, nhất là khi đi máy bay đường dài cho nên các thầy thuốc thường khuyên phụ nữ có thai thỉnh thoảng đứng dậy đi lại (sau từ 30 phút đến 2 giờ) nếu chuyến bay đang bình thường và luôn co duỗi cổ chân để phòng viêm tĩnh mạch và tránh bị phù nề chi dưới.

    Di chuyển bằng ôtô

    Nếu đi ôtô, thắt lưng an toàn cần luôn quàng qua vùng tiểu khung nghĩa là qua hông chứ không qua bụng. Tốt nhất là đùi và vai không bị di chuyển khi xe bị va đập. Trong hầu hết các tai nạn, thai nhi phục hồi nhanh sau khi bị áp lực của thắt lưng an toàn. Tuy nhiên, dù sau những chấn thương có vẻ nhẹ, bình thường cũng nên được bác sĩ sản khoa kiểm tra lại tình trạng thai.

    Cứ 2 tiếng một lần nên dừng xe để thư giãn hoặc đi vệ sinh, đi tiểu để bàng quang không quá căng, đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu; Nên đi giầy gót thấp, mặc quần áo thoáng, rộng nhất là về mùa hè cần uống đủ nước, mang theo gối để đỡ lưng.

    Di chuyển bằng tàu hỏa

    Xe lửa ngày nay có lẽ cũng an toàn không kém ôtô hay máy bay và mọi yêu cầu giữ sức khỏe cho phụ nữ có thai cũng tương tự.

    Có nên đi xe máy?

    Người bình thường, đi xe máy 2 bánh có động cơ đã nguy hiểm hơn đi xe đạp và cả đi ôtô. Với phụ nữ có thai, đi xe máy càng nguy hiểm hơn nữa vì bụng to có thể khó giữ thăng bằng. Cần nhớ rằng trên chiếc xe máy không phải chỉ có mình bạn mà còn có cả thai nhi, nếu ngã thì cả hai đều có thể bị tổn thương.

    BS. Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II - Sản phụ khoa)
     
  6. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Không có kinh nghiệm thực tế thì cóp nhặt vậy mẹ nó ạ :D.

    Tháng thứ 6, mình cũng đi du lịch bằng cả máy bay (Hà Nội - Quảng Châu - Bắc Kinh), tàu điện (Bắc Kinh - Thượng Hải), ô tô (di chuyển trong thành phố) và đi bộ (ở các điểm du lịch). Tổng cộng hành trình 6 ngày, đi lại tương đối nhiều nhưng đó là thời điểm an toàn và khỏe mạnh nhất nên mình không thấy sao cả.

    Bạn khác mình ở chỗ tuần thai nhiều hơn và di chuyển liền một mạch lâu hơn (9h). Vì vậy, việc nghiên cứu và tham khảo ý kiến trước chuyến bay là rất cần thiết. Nếu sức khỏe của bạn và em bé đều ổn thì mình nghĩ là không sao đâu.

    Chúc 2 mẹ con thượng lộ bình an :D.
     
  7. Mậu Tý yêu

    Mậu Tý yêu Banned

    Tham gia:
    24/8/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cám ơn bạn nhé ! Mình cũng mong là chuyến bay của hai mẹ con thượng lộ bình an. Dạo này máy bay của VN cũng nhiều vấn đề khiến mẹ con cũng lo thon thót :p
     
  8. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
    Đừng lo, đi máy bay vẫn là an toàn nhất :D. Ở VN rất nhiều bà bầu (trong đó có tớ) ngày ngày vẫn phải đi xe máy đi làm đây. Không đi thì cũng chẳng có giải pháp thay thế nào khác nên vẫn phải cố vậy.
     

Chia sẻ trang này