Làm người cha tốt có khó không?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi yenhoa, 26/10/2004.

  1. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Một người cha tốt có thể tạo ra nhiều tác động trong cuộc sống của một đứa trẻ. Anh ta là trụ cột sức mạnh để nâng đỡ và rèn luyện con mình hình thành nhân cách. Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.

    1. Cha phải là sống có nguyên tắc. Người cha tốt dù thương con đến đâu nhưng cũng sẽ không thỏa hiệp với những việc làm không tốt của con mình - nhất là vi phạm những nguyên tắc sống có đạo đức.

    2. Người cha cho phép con mình... phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con mình cũng chỉ là những người bình thường và chuyện phạm lỗi là một phần trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu con mình cứ lặp lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ không tha thứ.

    3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của mình. Người cha tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó không tổn hại đến gia đình và những người khác.

    4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị hơn là chỉ bảo từng tý một. Một người cha tốt không bao giờ để con mình sống mãi trong sự “bao cấp” của gia đình. Tới một thời điểm nào đó, người cha sẽ đòi hỏi con mình phải tự làm việc kiếm sống để ý thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.

    5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu nào đó. Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những cuộc chuyện trò vui vẻ, dễ chịu với chúng.

    6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một “fan” hâm mộ bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.

    7. Người cha phải biết thách thức con mình. Điều này có ý nghĩa rằng, người cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc sống của chúng.

    8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.

    9. Tình thương của người cha luôn vô điều kiện. Đây là phẩm chất cao quý nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng người cha cũng sẽ là người mãi mãi yêu thương con mình...

    (Theo Người Lao Động)
    Nguồn: VNExpress
    Đã được Yến Hoa điều chỉnh chút ít cho hợp lý!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yenhoa
    Đang tải...


  2. Mai Hoa

    Mai Hoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Trong 9 điều, đối với ông xã mình thì điều 5 là ...khó đấy ! :( . Anh ấy đi làm về rất trể, khi có các dự án thì T7, CN cũng thỉnh thoảng đi, sáng cha đi làm thì con còn ngủ, đôi khi tối cha về thì con lại ngủ rồi . :cry:
     
  3. Mẹ Noel

    Mẹ Noel Thành viên mới

    Tham gia:
    6/11/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    9 cách để trở thành người cha tốt


    Bạn chưa quen lắm với vai trò làm cha? Bạn thực sự lúng túng trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái? Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho bạn.

    1. Hãy sáng tạo: Người bố phải thường xuyên có những sáng kiến tốt. Khi gặp một việc khó trong chăm sóc con cái, hãy tỏ ra tự tin: "Anh có thể làm việc đó", hoặc: "Anh muốn thực tập bây giờ", để vợ bạn khỏi giành ngay đứa trẻ để chăm sóc.

    2. Hãy thực hành nhiều hơn: Đừng nghĩ rằng vợ bạn giỏi hơn bạn trong việc chăm sóc con cái. Cô ấy biết hơn chẳng qua là vì cô ấy thực hành nhiều hơn thôi. Và chính bạn cũng vậy, bạn muốn chăm sóc được con bạn thì phải thực hành qua các công việc hàng ngày. Đấy cũng là cách để làm tăng thêm tình cảm giữa cha con bạn.

    3. Hãy tự hào về những gì bạn đang làm với con bạn: Bố thường khác mẹ trong việc chơi với con cái. Các ông bố thường bày ra các trò chơi vận động, trong khi mẹ thường thích các trò chơi thiên về tình cảm. Đừng thay đổi khi bị vợ chỉ trích, chính các trò chơi của bố sẽ giúp trẻ có được những bài học về tinh thần kỷ luật. Những trẻ này cũng dễ dàng hoà nhập hơn vào môi trường mới và dễ thành công hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ.

    4. Cần tỏ ra tình cảm đối với con bạn: Chơi đùa với con cái cũng tạo ra sự gần gũi với con bạn, nhưng đôi khi tỏ ra tình cảm cũng quan trọng. Cần tỏ ra cảm thông và tình cảm hơn đối với con, để hai cha con ngày càng thân thiết.

    5. Hãy là người đồng hành với vợ: Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã qua từ lâu. Trong xã hội ngày nay, người đàn ông trong gia đình phải đồng hành với vợ trong việc chăm sóc con cái và gia đình. Điều này sẽ tạo ra một không khí gia đình vui vẻ hơn, rất có lợi trong công việc chăm sóc con cái.

    6. Hãy gần gũi với con mọi ngày: Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi đừng nghĩ rằng chỉ có ngày nghỉ cuối tuần bạn mới có thời gian giành cho con cái. Hãy gần gũi hằng ngày với con bạn, bạn mới biết được những đặc tính của nó và dẫn tới việc chăm sóc nó hàng ngày được dễ dàng hơn.

    7. Hãy tôn trọng vợ: Phải cố gắng tìm hiểu được hết tất cả cách chăm sóc gia đình của vợ, và đối với những việc bạn không thể tham gia vào, hãy tỏ ra tôn trọng quyết định của cô ấy. Hãy lập ra những quy trình mà trong đó bạn có thể tham gia vào công việc nhà và chăm sóc con cái cùng lúc. Và khi con bạn lớn lên, bé cũng sẽ tham gia vào quy trình này.

    8. Cần nhận thức rõ nhu cầu giao lưu:
    Nếu vợ bạn vẫn chưa sẵn sàng để chia sẻ công việc chăm sóc con cái, hãy giải thích rõ với cô ấy rằng bạn cũng muốn tham gia trong công việc này. Dần dần vợ bạn sẽ hiểu ra và chia sẻ gánh nặng này với bạn.

    9. Nếu bạn ly hôn: hãy chia sẻ vai trò chăm sóc con cái: Nếu chẳng may bạn phải ly dị, đừng gạt bỏ vai trò làm bố của mình. Hãy liên lạc thường xuyên qua điện thoại, mail hoặc hỏi thăm người này người khác, bạn sẽ nắm được nguồn thông tin thường xuyên hơn. Hãy vì lũ trẻ, đừng vì những mâu thuẫn cá nhân với người vợ trước mà làm ảnh hưởng đến việc nuôi dạy chăm sóc trẻ.

    Theo ThanhNienOnline
     
    architect thích bài này.
  4. Nhocty

    Nhocty Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    2,576
    Đã được thích:
    1,022
    Điểm thành tích:
    823
    ui ui tôi phải in ra và phóng to lên mới được...he he...À mà còn "các mẹ" thì sao hả yenhoa và mẹ Noel ơi :lol: :lol: :lol:
     
  5. Judy's Mom

    Judy's Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Làm Cha đã khó làm Mẹ.. còn khó hơn ! :)
     

Chia sẻ trang này