Dạy con theo lối mòn

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi yenhoa, 26/10/2004.

  1. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Dạy con theo lối mòn

    Cả ông bà Tư đều là cán bộ viên chức Nhà nước đã nghỉ hưu. Lúc còn tại chức, ông bà mải lo làm ăn, chẳng mấy chú ý đến con cái. Vì vậy, tuy nhà giàu có, nhưng anh Long - con trai lớn của ông bà học hành rất kém, mãi không tốt nghiệp phổ thông.

    Thỉnh thoảng, anh cũng lấy cắp tiền, nói dối bố mẹ để đi chơi... Ông bà cũng biết, nhưng phần vì cho rằng lọt sàng xuống nia, phần vì chẳng có thời gian nên cũng cho qua.

    Khi anh Long lớn lên, ông bà chạy chọt, gửi gắm một chỗ làm kha khá cho con... Anh Long tuy kém cỏi nhưng lại có việc làm ổn đinh, đảm nhận chức vụ còn hơn bạn bè cùng lứa học hành đàng hoàng. Lo cho con xong thì ông bà Tư cũng về hưu, ở nhà chăm cháu. Lấy kinh nghiệm từ việc giáo dục con của mình, ông bà rất dễ dàng thoải mái mà không khuyên răn dạy bảo gì đứa cháu đích tôn.

    Đã vậy anh Long cũng nghĩ như cha mẹ, chẳng lo kèm cặp, hướng dẫn con trong việc học hành, lại nuông chiều con trai còn hơn ngày xưa ông bà Tư nuông chiều anh. Con học kém thì anh chạy thầy, lo cho nó lên lớp. Học trường công không nổi thì vô trường tư. Con ăn cắp tiền thì anh bảo nó có “năng khiếu” sau này biết cách moi tiền thiên hạ. Con đánh nhau với bạn bè thì anh khen "khôn ngoan đá đáp người ngoài". Thậm chí, thằng bé hỗn hào với thầy cô, anh cũng bênh: "Cháu giỏi lý lẽ”. Ai góp ý anh đều trả lời: "Tôi ngày xưa còn hư hơn nó nhiều nhưng bây giờ cũng là người thành đạt. So với những bạn học ngày trước giỏi giang mà có bằng tôi bây giờ đâu? Học tốt mà dốt đời thì cũng vứt".

    Anh cứ nghĩ rồi thằng con sẽ đi theo con đường của anh, một “lối tắt" vào đời thật dễ dàng mà không phải qua rèn luyện. Nhưng mỗi thời mỗi khác, anh quên rằng ngày xưa tệ nạn xã hội không nhiều. Còn bây giờ xã hội từng giờ đầy rẫy những cạm bẫy đang chờ những đứa trẻ thừa tiền mà thiếu giáo dục như con anh Long. Mặt khác, gia đình hiện đại chỉ có một hai con, ai cũng chăm sóc, dạy bảo con mình từng li, từng tí để không thua kém bạn bè.

    Ngày xưa, ông bà Tư sai lầm trong việc giáo dục, nhưng "may mắn" anh Long cũng kiếm được chút thành đạt. Nay anh Long lấy “gương cũ” ra để dạy con. Nhưng “may mắn” đâu có đến hoài, ai lại cả cuộc đời của con mình trông chờ vào sự may rủi. Người ta dẫn con ra đường rộng, còn anh lại nhè lối mòn mà đưa con vào.

    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
    Nguồn: VNExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yenhoa
    Đang tải...


  2. Mai Hoa

    Mai Hoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Chán thật nhỉ ! Tại sao lại có nhiều người không biết làm cha mẹ tốt, coi thường việc dạy con nên ngừơi như thế nhỉ ??. Con mình còn nhỏ còn chưa lo, càng ngày bé càng lớn mình lại càng lo làm sao để dạy con cho tốt, cũng để là cha mẹ tốt của con đấy ? :roll: Mình đọc sách, mình nói thì dể nhưng khi thực hành rồi thì sẽ thấy rất khó các mẹ nhỉ ! :? :?
     
  3. belon

    belon Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/9/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Có lẽ một phần là do văn hóa người Việt mình không coi trọng (và tôn trọng con cái) việc giáo dục con cái cho lắm. Có lẽ do thói quen trước đây mọi người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên không cần phải dạy dỗ nhiều.

    Ngày nay thì lại khác. Ở các nước phát triển việc giáo dục con cái là rất quan trọng, chính vì vậy mà họ có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, các vận động viên thể thao, nhà chính trị... Còn nước ta thì hầu như mọi mặt đều kém.

    Việc giáo dục con cái tốt không chỉ có ý nghĩa trong gia đình thôi đâu nhé! Nếu làm tốt điều này là chúng ta đang góp phần xây dựng xã hội đấy. Hơn nữa, với sự thành đạt trong vai trò làm cha mẹ, bạn sẽ thấy mình có khả năng lãnh đạo tốt hơn nhiều.

    Điều này thật tuyệt nếu bạn đang đảm nhiệm chức danh quản lý hay có ý định mở công ty riêng phải không?
     
    architect thích bài này.
  4. Mai Hoa

    Mai Hoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ý kiến belon thật hay ! :D
     
  5. megiang

    megiang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/10/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Thật ra sau này khi con chúng mình lớn, chúng mình mới thông cảm được cho những người cha người mẹ ấy .Thương con nhưng không thương đúng cách, không biết cách dạy dỗ . Gia đình bác mình cũng giống như trường hợp trên . Từ khi tốt nghiệp cấp 2 là con đường học hành của các anh mình có thêm sự đồng hành của thịt, của chân giò, của đường sữa và tem phiếu . Khi các anh ấy lớn lên, hai bác lại lo việc làm, cũng chẳng đâu vào đâu . Bây giờ mỗi người một việc nhưng cũng chẳng có ai khá giả, chỉ đủ sống mà thôi .Thế mới biết, không phải cứ cho con tiền, cho con cuộc sống đầy đủ là tốt mà quan trọng là phải dạy cho chúng nên người nếu không sau này có chuyện gì xảy ra, chúng sẽ quay lại trách chính bố mẹ chúng .
    Thế mới biết, muốn làm cha mẹ tốt cần phải học hỏi rất nhiều và một trong những cách ấy là tham gia vào Lamchame.com :lol:
     
    architect thích bài này.
  6. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Chà chà, LCM lại được đề cao rồi!

    Là một thành viên của LCM, mình thấy vui lắm!

    Cám ơn mẹ Giang nhé! Chúc bé Giang lớn lên trở thành người thành đạt và hạnh phúc!
     
  7. megiang

    megiang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/10/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng mong rằng sau này Giang sẽ là một người tốt . Điều mà mình luôn tâm niệm rằng sẽ đối xử với con như một người mẹ nhưng cũng như một người bạn . SẼ ở bên con bất cứ lúc nào con cần với sự nghiêm khắc nhưng cũng là sự chia sẻ . Làm điều đó cực kỳ khó nhưng mình sẽ cố gắng giống như ngày xưa bố mình đã làm với mình .
    Không phải đề cao LCM đâu mà đúng đấy . Đây là lớp học mà . :wink:
     
  8. bhkien

    bhkien Guest

    Từ ngày có LCM, qua các thành viên, mình cũng học được thêm nhiều điều.
     
  9. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    Sao cả nhà lại khen nhau nhiều thế .... :lol: :lol: :lol:
    Kể ra bây giờ có sách báo và các trang web bổ ích nên cũng góp phần vào việc hình thành nhân cách và phát triển tốt con trẻ . Chỉ tiếc là chưa được phổ biến khắp nơi như nông thôn, vùng sâu vùng xa và cả đến những người bận rộn .
    Thiệt là sinh con đã khó nuôi dạy con còn khó gấp nhiều lần ....
    Và đa phần thì phía sau bố mẹ tốt là một đứa trẻ tốt , tuy nhiên không thiếu những trường hợp " cha làm thầy con đốt sách " nhưng nếu biết cách và dỗ và bảo ban con từ nhỏ thì sẽ hạn chế được những thành phần không tốt trong xã hội mọi người nhỉ .... :D

    :wink:
     
    architect thích bài này.
  10. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Cha làm thấy, con đốt sách thì được chứ làm cha mẹ tốt thì làm sao con không tốt được? Theo tôi, tiêu chuẩn để là cha mẹ tốt phải có một điều kiện tối thiểu là con cái thành đạt.
     
  11. Telelove

    Telelove Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/11/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    em cũng muốn góp nhặt những kinh nghiệm làm bố mẹ ngay từ bây giờ. Con cái là sản phẩm của tình yêu, sẽ đi cùng ta đến hết cuộc đời, và từ một lúc nào đó không ai hay, con trở thành thứ quí giá nhất (em đoán vậy thôi, chưa thử bao giờ) chính vì thế không thể coi nhẹ chuyện nuôi dạy con cái được. Em muốn tiếp thu những cái tốt của bố mẹ em, và fix vài điểm để con mình được nuôi dạy tốt nhất. Qua đây xem kinh nghiệm của các anh chị thật là thích.
    Về chủ đề này, xin trích 1 câu chẳng biết của ai: "đừng cho con bạn những con cá mà hãy đưa chúng cái cần câu"
     
  12. Gia Vi

    Gia Vi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    22/10/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng xin có ý kiến, làm cha mẹ tốt trước tiên là làm gương tốt cho con noi theo và dạy con những điều tốt .
     
  13. nguyendn

    nguyendn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đọc hai tình huống mà bạn yenhoa và megiang đưa ra. Đúng đó là hai tình huống tương đối điển hình của giáo dục con cái thời bao cấp. Chúng ta có thể nhìn vào đó để rút kinh nghiệm.

    Mình không đồng ý với bạn belon cho rắng vì làm nông nghiệp mà người Việt chúng ta không coi trọng việc giáo dục con cái. Văn hóa của chúng ta từ xưa vẫn luôn coi trọng việc giáo dục con cái, coi trọng truyền thống gia đính, điều đó được thể hiện rất rõ qua những câu thành ngữ hay tục ngữ. Có thể nói là rất nhiều, vd: "công cha như núi thái sơn,...., anh em hòa thuận hai thân vui vầy"; "chị ngã em nâng", "dạy con từ thủa còn thơ", "nhà dột từ nóc",.......Mình nghĩ rằng hầu hết tất cả những lời răn dạy của người xưa đều vẫn còn đúng với ngày nay.

    Tuy nhiên giáo dục là cả một quá trình và cũng giống như các kiến thức xã hội khác, giáo dục con trẻ bị chi phối bởi điều kiện xã hội, và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.

    Trước đây có lẽ nước ta con nghèo, thì việc giáo dục của toàn xã hội nói chung là yếu kém (mình chẳng thấy có nước nào nghèo mà nền giáo dục lại tiên tiến cả!), chính vì thế việc giáo dục của cha mẹ với con cái trong gia đình ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Các bậc cha mẹ đa phần phải giành thời gian chạy lo từng bữa thì thời gian đâu mà quan tâm đến việc dạy dỗ cho được. Tất nhiên không phải gia đình nào cũng thế, có những gia đình vẫn nghèo mà nuôi con vẫn nên người, nhưng số lượng đó có lẽ là không nhiều.

    Ngày nay, khi chúng ta có đều kiện kinh tế tốt hơn, thì các bậc cha mẹ mới quan tâm nhiều hơn đến giáo dục con cái. Đồng thời khi đất nước phát triển nhà nước cũng quan tâm hơn đến chăm sóc, giáo dục cho thế hệ trẻ. Sự mở của còn kéo theo việc trao đổi kiến thức với xã hội bên ngoài. Chúng ta có nhiều thông tin hơn, trở nên hiểu biết hơn thì cách thức giáo dục con cái của chúng ta cũng trở nên cởi mở hơn, khoa học hơn.

    Văn hóa của chúng ta là văn hóa nho giáo (Khổng giáo), nên ảnh hưởng tới cách dạy dỗ trẻ con trước đây dựa trên quan điểm mệnh lệnh - phục tùng. Giữa cha mẹ và con cái là một khoảng cách rất lớn. Cha mẹ nói là con cái phải chấp hành, cấm cãi. Cách giáo dục này đến nay rõ ràng không còn hiệu quả nữa. Hiện nay, trong cách giáo dục mới cha mẹ gần gũi với con cái hơn, trở thành những người bạn của con. Đó cũng là cách thức hiện nay trong xã hội chúng ta coi trọng con trẻ hơn, coi trọng giá trị của mỗi cá nhân hơn trước đây. Hay như khi giáo dục giới tính ngày xưa coi trọng "nam nữ thụ thụ bất thân" thì ngày nay điều đó là không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là cách giáo dục giới tính chủ động hơn, cởi mở hơn.

    Chúng ta hiện nay có nhiều điều kiện để cập nhật, trao đổi kiến thức hơn, nên việc giáo dục con trẻ cũng thuận lợi hơn. Tất nhiên do mỗi gia đình khác nhau nếp sống nên cách thức giáo dục cũng có khác nhau nhưng chắc chắn có một điểm chung là muốn giáo dục con cái nên người thì đòi hỏi thời gian, công sức, kiến thức, và tình yêu với con trẻ - những điều mà thì ở bất kể gia đình nào dù giàu dù nghèo, dù trong xã hội nông nghiệp hay công nghiệp, đều cần thiết cả.
     

Chia sẻ trang này