Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi zetafashion, 13/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    NHỮNG CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM DÀNH CHO PHỤ NỮ KHI MỘT MÌNH.

    (lời khuyên của Tiến sĩ Dr-Ihab Maher - Chủ tịch trung tâm đào tạo E.Y.A.)

    1) Phụ nữ cần làm gì nếu họ chỉ có 1 mình trong công ty và chuẩn bị đi vào thang máy của một tòa cao tầng vào ban đêm và thấy có 1 người đàn ông lạ đang chờ sẵn?

    Lời khuyên: Khi đi vào thang máy, nếu cần đến tầng 13 bạn hãy bấm tất cả các nút 1--> 12. Sẽ không gã nào dám tấn công bạn nếu thang máy cứ lần lượt dừng và mở cửa ở từng tầng.


    2) Phụ nữ phải làm gì nếu bị người lạ tấn công khi đang ở trong nhà chỉ có 1 mình?

    Lời khuyên: Hãy chạy vào bếp, chỉ có mình bạn biết nơ để ớt, tiêu, dao và đĩa. Tất cả những thứ đó đều có thể dùng làm vũ khí tự vệ. Hãy vứt đồ đạc chén dĩa về phía kẻ tấn công, đập bể chúng là la to lên. Tiếng ồn chính là điều bọn chúng sợ nhất. Chúng hoàn toàn không muốn bị lộ.


    3) Bắt taxi vào ban đêm.

    Lời khuyên: Trước khi vào taxi vào ban đêm, bạn nên ghi lại số xe và biển số xe. Sau đó bạn rút điện thoại ra gọi cho gia đình bạn bè kể về việc đang đi taxi số hiệu bao nhiêu chuẩn bị về nhà, dù không có ai bắt máy bạn cũng cứ giả bộ nói chuyện. Tài xế sẽ không dám làm gì nếu có người biết rõ những thông tin có thể lần ra hắn. Hắn càng có áp lực phải đưa bạn về nhà an toàn, kẻ có thể tấn công bạn giờ bất đắc dĩ trở thành người bảo vệ cho bạn nhiệt tình nhất!


    4) Phụ nữ phải làm gì nếu tài xế rẽ vào con đường hoặc khu vực vắng vẻ và nguy hiểm?

    Lời khuyên: Hãy dùng dây túi xách hoặc áo khoác quấn quanh cổ tài xế và kéo hắn về phía sau. Chỉ vài giây thì tài xế sẽ ngộp thở. Nếu không có ví hoặc dây thì chỉ cần bạn kéo cổ áo của hắn, những cái nút sẽ làm việc còn lại.


    5) Nếu bạn bị theo đuôi vào ban đêm.

    Lời khuyên: Hãy vào một cửa hàng hoặc một căn nhà và giải thích tình trang của bạn. Một chốt ATM hoặc ngân hàng cũng thường có bảo vệ và camera theo dõi.

    NHƯNG QUAN TRỌNG NHẤT LÀ BẠN PHẢI LUÔN SẴN SÀNG TINH THẦN ĐỂ ỨNG PHÓ TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG XẤU NHẤT.
     
  4. ttdlnh

    ttdlnh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/4/2013
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    hôm nay lọ mọ mới chộp được thông tin hay quá... cám ơn chủ top... đúng là nhiều khi thấy việt nam mình ỷ y và lạc hậu khi ko hướng dẫn các bé.
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.


    Rất nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng chống được nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ trông trẻ cẩn thận và giữ cho môi trường an toàn.

    Trẻ em trong khoảng từ 18 tháng đến năm 4 tuổi có nguy cơ cao đối với thương tích nghiêm trọng và tử vong. Phần lớn các thương tích này xảy ra tại nhà. Hầu hết trong số chúng đều có thể tránh được.

    Các nguyên nhân dẫn đến thương tích tại nhà:
    • Bỏng do lò sưởi, bếp, lò nướng, nồi nấu, thức ăn nóng, nước sôi, hơi nước sôi, mỡ nóng, đèn dầu, bàn là và các thiết bị điện.
    • Bị vết cắt do các mảnh kính vỡ, dao kéo hoặc rìu.
    • Ngã từ cũi, cửa sổ, bàn và cầu thang.
    • Bị ngạt do nuốt phải các đồ vật nhỏ như đồng xu, cúc áo hoặc các hạt nhỏ.
    •Chất độc từ Paraffin (dầu hỏa), các chất diệt côn trùng, chất tảy rửa và bột giặt.
    •Điện giật do chạm vào các thiết bị điện hoặc dây điện bị chạm hoặc hở điện hoặc chọc dao hoặc que dẫn điện vào ổ điện.

    Tất cả những gì gây nguy hiểm cho các trẻ hiếu động cần được cất giữ cẩn thận hoặc tránh cho trẻ em tiếp xúc với chúng.

    Không bao giờ để trẻ em làm việc gì quá lâu hoặc làm những công việc quá sức hoặc ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Trẻ em cần được bảo vệ tránh làm việc nặng nhọc sử dụng các công cụ nguy hiểm và tiếp xúc với chất độc.

    Không để trẻ đến gần lò sưởi, bếp nấu, đèn, diêm và các thiết bị điện.

    Bỏng do lửa và bỏng do hơi nước là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thương tích nghiêm trọng của trẻ. Trẻ cần được đề phòng chạm vào bếp đun, nước sôi, thức ăn nóng, bàn là nóng. Bỏng thường gây ra những tổn thương nghiêm trọng và những vết sẹo suốt đời và đôi khi gây tử vong. Phần lớn các nguyên nhân này đều có thể phòng chống được.

    Phòng chống bỏng bằng cách:
    • Không cho trẻ tiếp xúc với diêm, lửa, thuốc lá.
    •Đặt bếp nấu bên trên bục cao bằng phẳng cao hơn tầm với của trẻ em. Nếu bếp đun có ngọn lửa trực tiếp (bếp thô sơ) thì cần kê bếp bằng đất sét, không đun trực tiếp trên sàn nhà.
    • Quay các quai chảo hoặc nồi vào phía trẻ không với đến được.
    • Tránh không cho trẻ tiếp xúc với xăng, dầu hỏa, đèn, diêm, nến, bật lửa, bàn là nóng, dây điện.

    Trẻ em có thể bị thương tích nghiêm trọng nếu cho ngón tay hoặc các thứ khác vào ổ cắm điện. Lỗ ổ cắm điện cần được che kín để bảo vệ trẻ.

    Không cho trẻ sờ vào dây điện. Dây điện trần đặc biệt nguy hiểm.



    Không cho Trẻ em leo trèo: Cầu thang, ban công, mái nhà, cửa sổ và nơi chơi của trẻ cần đảm bảo để tránh trẻ khỏi bị ngã.

    Ngã là nguyên nhân phổ biến gây ra bầm dập, gãy xương và những thương tích sọ não nghiêm trọng. Các thương tích nghiêm trọng do ngã có thể phòng tránh được bằng cách:
    • Không khuyến khích trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn.
    • Sử dụng tay nắm và thanh bảo vệ cầu thang, cửa sổ ban công.
    • Giữ nhà sạch sẽ và đủ ánh sáng.


    Dao, kéo và các vật dùng sắc nhọn và mảnh kính vỡ có thể gây cho trẻ những thương tích nghiêm trọng. Không cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật như vậy.

    Mảnh kính vỡ có thể gây ra những vết cắt nghiêm trọng, gây mất máu và làm vết thương bị nhiễm trùng. Không cho trẻ tiếp xúc với chai lọ thủy tinh, giữ nhà cửa và sân chơi của trẻ sạch không sẽ không có mảnh vỡ thủy tinh. Trẻ lớn hơn cần được dạy cách xử lý mảnh thủy tinh vỡ một cách an toàn.

    Không cho trẻ tiếp xúc với các loại dao, dao cạo và kéo. Trẻ lớn hơn cần được hướng dẫn về cách sử dụng những thứ đó một cách an toàn.

    Các đồ vật kim loại sắc, máy móc và hộp sắt tây han gỉ có thể gây ra cá vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng. Nơi chơi của trẻ cần được dọn sạch những thứ đó. rác nhà, bao gồm chai vỡ và hộp cũ, cần được xử lý một cách an toàn.

    Có thể phòng chống các thương tích, tai nạn gần nhà khác bằng cách giảng giải cho trẻ sự nguy hiểm của việc ném đá hay sự nguy hiểm của các đồ vật sắc cũng như khi chơi với dao kéo.



    Trẻ thích đưa các thứ vào miệng. Không cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật nhỏ để phòng ngạt thở.

    Không để các thứ nhỏ như khuy áo, đồng xu, hạt cây, hạt lạc, hạt đậu nơi trẻ ngủ và chơi. Không cho trẻ nhỏ ăn lạc, kẹo cứng hoặc các thức ăn có xương hay hạt nhỏ. Luôn theo dõi khi trẻ ăn. Cắt hoặc xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

    Ho, nghẹn, thở rít hoặc thở ra tiếng, mất tiếng đều là dấu hiệu cho thấy trẻ khó thở hoặc bị ngạt. Bị ngạt là một cấp cứu đe dọa cuộc sống. Người trông trẻ phải nghĩ đến trẻ bị ngạt khi trẻ đột ngột khó thở ngay cả khi không ai nhìn thấy trẻ có đút thứ gì vào miệng hay không.



    Chất độc, thuốc tẩy, a xít và các nhiên liệu lỏng chẳng hạn như Paraffin (dầu hỏa) không bao giờ được cất giữ trong các chai lọ đựng đồ uống.

    Tất cả những chất lỏng và chất độc như vậy cần được đựng trong các bình đựng có nhãn đề rõ ràng và trẻ không thể nhìn hoặc sờ được.

    Bị ngộ độc là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, bả chuột, dầu hỏa và bột giặt tẩy sử dụng trong nhà khác có thể gây tử vong hoặc tổn thương suốt đời cho trẻ.

    Rất nhiều chất độc không phải nuốt vào bụng mới nguy hiểm. Chúng có thể gây tử vong, gây tổn thương não, gây mù hoặc tổn thương suốt đời nếu:
    • Hít phải chúng.
    • Giây ra tay hoặc vào mắt của trẻ.
    •Giây ra quần áo trẻ.

    Trẻ có thể vô tình uống phải nếu đựng chất độc trong các chai chứa nước ngọt, bình, cốc. Tất cả thuốc, hóa chất và chất độc phải được cất giữ trong những bình chuyên dụng và phải được đậy chặt.

    Bột giặt, các chất tẩy trắng, hóa chất và thuốc không bao giờ được để vào chỗ mà trẻ con với được. Chúng cần được đậy chặt và ghi nhãn. Chúng cũng cần được để vào tủ có khóa hay để lên các giá cao mà trẻ không với đến được.

    Các thuốc có tác dụng chữa bệnh cho người lớn có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ. Chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn và đừng bao giờ cho trẻ uống thuốc nếu thuốc đó chỉ định cho người lớn hoặc cho trẻ khác.

    Việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng có thể gây điếc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc khi khi có chỉ định của nhân viên y tế.

    Aspirin là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc vô tình. Nên cất giữ thuốc này ở những nơi trẻ không nhìn thấy và với được.



    Trẻ em có thể chết đuối trong vòng 2 phút ở những nơi có rất ít nước. Không bao giờ để trẻ em một mình khi trẻ ở dưới nước hoặc gần nước.

    Cần phải che giếng, bồn tắm và các thùng nước, chậu nước. Trẻ cần được học bơi ngay từ khi chúng còn bé bởi vì như vậy chắc chắn sẽ ít bị chết đuối hơn. Trẻ cần được biết rằng chúng không bao giờ được bơi ở những nơi có dòng chảy nhanh-mạnh và không bao giờ được bơi một mình.



    Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ rất cao khi ra đường. Chúng cần có người thường xuyên bên chúng và được dạy đi đường an toàn ngay khi chúng bắt đầu biết đi.

    Trẻ em thường không suy nghĩ khi chạy xuống đường. Các gia đình cần trông chúng một cách cẩn thận. Trẻ không nên chơi gần đường, đặc biệt nếu chúng chơi bóng. Trẻ cần được hướng dẫn đi dẹp vào bên lề đường.

    Khi đi qua đường, trẻ cần được học:
    • Dừng quan sát mép đường.
    • Quan sát cả hai chiều.
    • Nghe tiếng ô tô hay các phương tiện giao thông khác trước khi qua đường.
    • Nắm tay người khác.
    •Đi chứ không chạy

    Cần khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ và làm gương cho trẻ nhỏ.

    Tai nạn xe đạp thường gây ra thương tích và tử vong cho trẻ lớn. Các gia đình có thể phòng tránh tai nạn xe đạp nếu họ đảm bảo được việc dạy con đi xe an toàn. Trẻ cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.

    Trẻ thường có nguy cơ bị thương tích nghiêm trọng nếu ngồi ở hàng ghế đầu khi đi chơi bằng xe con hoặc không được theo dõi khi ngồi ở ghế xe tải.

    (H.D) - Thanh Nhàn

    http://www.soyte.hanoi.gov.vn/?u=dt&id=7249
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng tăng cao thì đọc báo ai cũng biết, tác hại của nó đối với đứa trẻ thì ai cũng biết, nhưng dạy con cách phòng tránh nó thì không phải ai cũng làm cho đúng. Nhân dịp bạn Đ.N share một bài viết trên báo VNNET có tiêu đề "Các cách phòng tránh..." nhưng đọc xong thấy phóng viên viết đọng lại là... chẳng có cách nào cả, bực mình khi nghỉ trưa ngồi viết nhanh 1 bài, viết xong không đọc lại check câu check cú, các bố mẹ thông cảm nhé! Hehe...

    NHỮNG CÁCH GIÚP CON TRÁNH NHỮNG RỦI RO VỚI KẺ XẤU TRONG ĐỜI THƯỜNG
    (Chủ yếu thiên về tránh rủi ro xâm hại tình dục, tuy nhiên suy rộng ra thì cũng được)

    Trước tiên, theo tôi cha mẹ phải bắt đầu thẳng thắn, tinh tế nói chuyện với con về vấn đề này. Các chuyên gia cần chỉ ra cho bố mẹ biết, độ tuổi nào là phù hợp để bắt đầu câu chuyện. Theo tôi, không có độ tuổi cố định, nếu bố mẹ quan tâm đủ thì cảm nhận của cha mẹ sẽ mách bảo. Tạm có thể đặt độ tuổi bắt đầu nói về giới tính với con là 10 tuổi.

    Chắc chắn không thể đùng 1 cái nói chuyện với con về xâm hại tình dục mà con hoàn toàn không hiểu tình dục là gì, vậy trước khi có câu chuyện về xâm hại, ta cần có bước đệm, theo tôi bước đệm đầu tiên là hãy chỉ cho con Quyền của trẻ em.

    Hãy nói với con về QUYỀN của mình:
    Đối với con gái, mẹ nên là người bắt đầu bước đệm với con bằng việc dạy dỗ và giúp con vệ sinh cá nhân hằng ngày, chia sẻ với con những điều “chỉ mẹ và con gái biết”.
    Tiếp theo là người cha cần tham gia và dạy con về QUYỀN CỦA CON ĐỐI VỚI CƠ THỂ CỦA CON. Nó có thể bắt đầu là: “Con tuy bé nhưng có khá nhiều quyền bất khả xâm phạm.” Nghe câu này, chắc chắn cháu sẽ ngạc nhiên vì chắc đây là lần đầu tiên, bé thấy mình có quyền tối thượng. Nó sẽ tìm hiểu tiếp quyền này được bày tỏ thế nào… Kế đến là “Con có quyền đóng cửa toilet khi đi vệ sinh”, “Con có quyền không cho phép ai đó động đến người mình, cho dù cái động chạm đó là vào đầu, hay chân, hay tay…”. Có thể đưa ra ví dụ gần gũi, thực tế như là “Thậm chí con có quyền từ chối mẹ ôm con giống như trong phim nước ngoài hôm qua xem có cô bé nói dõng dạc “I DON’T LIKE HUG!”.
    Quyền đó được đảm bảo bằng gì? Cha hãy cho con biết, con đang được cả thế giới bảo vệ. Hãy nói cho con rằng, trên thế giới có công ước về quyền trẻ em, trong đó ghi rõ: trẻ em được chơi, được ăn, được chăm sóc, được yêu thương và được học và… được cả thế giới này bảo vệ”. Cụ thể là, với 1 đứa trẻ, ngoài bố mẹ bảo vệ thì công an, bộ đội và cả những người lớn đi đường cũng có trách nhiệm bảo vệ các con… chỉ cần con hô 1 tiếng “CỨU CHÁU VỚI” là mọi người sẽ lao vào giúp đỡ con.
    Sau khi hiểu về QUYỀN, con cái sẽ thấy “A, kể ra mình cũng oai đấy chứ, cả thế giói bảo vệ mình cơ mà. hehe”. Giờ là lúc dạy con về những rủi ro đối với các em bé dễ mắc phải ở giai đoạn này, trong cuộc sống, trong đó có việc xâm hại tình dục. Chẳng cần phải dùng từ “Xâm hại tình dục” mà hãy nói là “Xâm hại cơ thể” cho nó dễ hiểu, và đơn giản là “những hành vi động chạm đến con mà con không cảm thấy thoải mái, thấy khác thường, cảm thấy không đúng đắn…”. Chi tiết hơn có thể là mẹ sẽ phải hỗ trợ, nhưng trước tiên, theo tôi cần bắt đầu dạy con về “Phát hiện và tránh môi trường nguy hiểm”

    “Môi trường nguy hiểm” là gì? Hãy đơn giản như sau, hỏi con là “Giờ nếu con muốn dành đồ chơi của 1 em lớp dưới, con sẽ bắt nạt nó ở chỗ nào? Trước mặt bố mẹ nó? Trước mặt cô giáo? hay… ở những chỗ nào càng vắng vẻ càng tốt”. Dĩ nhiên câu trả lời là “chỗ vắng vẻ”, vậy là con hiểu “Khi người nào nó muốn xâm hại con, họ sẽ chọn chỗ vắng vẻ, ít người qua lại để dễ dàng cho dấu hành vi của mình”. Vậy với những môi trường nguy cơ đó, kẻ có ý định xâm hại sẽ muốn hướng ta vào đó, vắng vẻ, đen tối, khó phát hiện, khó kêu la và quan trọng là “Khó có người trợ giúp”… Vậy hãy nói với con là “Con phải thông minh để nhận biết môi trường nào an toàn và môi trường nào là có thể xảy ra rủi ro”.Tiếp theo, ta cần dạy con phát hiện ra chân dung “kẻ Xâm hại”.

    Hãy nói với con là, “Kẻ xâm hại” có thể là bất kỳ ai, họ có thể là người tốt hoặc xấu, họ có thể là người lạ hoặc là người con biết và tin tưởng. Hãy chỉ ra rằng, từ bé đến giờ, con chưa nghi ngờ ai cả, từ bé, con mới chỉ biết người con quý và người con ghét. Giờ con cần có khái niệm nữa, đó là người không đáng tin cậy, đáng nghi ngờ. Và bố sẽ dạy con người không đáng tin cậy là người thế nào. Giờ bạn cần dạy con biết 2 loại “Kẻ xâm hại”.

    Loại thứ nhất “Kẻ xâm hại do môi trường”. Có thể bắt đầu ví dụ thế này: có một người đang cần tiền, anh ta đang phải nghĩ xem làm thế nào có tiền, thì đột nhiên có một đứa bé tay cầm tiền đi tung tăng trong một ngõ vắng. Ngõ vắng thì như ở trên ta biết, đó là môi trường nguy hiểm”. Lúc này, vì môi trường thuận lợi, người đang cần tiền sẽ có khả năng nảy ra ý định cướp tiền của đứa trẻ. Vậy đó là do môi trường biến người kia thành kẻ xấu.

    Loại thứ hai “Kẻ xâm hại có chủ định từ đầu”. Loại này khác loại trên là nó không xuất hiện ý định xấu khi gặp môi trường nguy hiểm, mà ý định nó bắt nguồn ngay từ cái môi trường an toàn, và kẻ xấu có thể đi theo đứa trẻ từ trường đông đúc đến khi vào môi trường nguy hiểm thì nó sẽ ra tay. Loại này đáng sợ hơn nhiều.


    “Những cái bẫy” là thứ con trẻ thường dính phải. Bẫy có thể là đồ ăn ưa thích, một loại đồ chơi đặc biệt, một bộ phim hoạt hình hay… và tất những thứ thường gây cho lũ trẻ sự tò mò… muốn khám phá, muốn được tiếp cận. Những cái bẫy này thường rất nguy hiểm.

    Thực tế là, đối với xâm hại tình dục thì xuất hiện cả ở 2 loại trên nhưng đều có điểm chung là phải đưa vào “môi trường nguy hiểm”. Nên lặp lại cho con hiểu, “kẻ xâm hại” không nhất thiết là người xấu, người đáng ghét (loại thứ hai)… mà có thể là người tốt và là người từ trước đến nay con vẫn tin tưởng (loại thứ nhất). Tuy nhiên, cả hai loại trên đều có chung 1 điểm là “phải chọn môi trường nguy hiểm” mới có thể thực hiện được những điều không tốt. Vậy, giờ bố phải dạy con cách phòng tránh và thực tế là, để bảo vệ mình, không hề khó! Hãy tạo lòng tin cho con như vậy.

    Cách phòng tránh. Bản thân việc biết quyền của mình và cách phát hiện “kẻ xâm hại”, “những cái bẫy” thì con đã phòng tránh được 80% rồi, 20% còn lại chỉ cần sự quyết liệt của con mà thôi. RẤT DỄ!

    Trước tiên, con phải nhận biết rủi ro khi bị ai đó, hoặc chính mình đang đi vào “môi trường nguy hiểm”. Vậy có một nguyên tắc là, không đi vào môi trường nguy hiểm trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là khi trời tối, những nơi tối, những nơi thường ngày thì rất động nhưng vắng vào ngày đặc biệt như trường học ngày chủ nhật chẳng hạn. Cách này khiến con tránh được những kẻ thuộc “Loại thứ nhất”.

    Tiếp theo, là phát hiện ra người dụ dỗ, những kẻ xấu thuộc “Loại thứ 2” thì chỉ cần biết điểm yếu của những kẻ này là thích vào môi trường nguy hiểm, không muốn có người thân của mình, không muốn có người khác thấy. Nguyên tắc là, kẻ xấu thường đội lốt rất giỏi, có thể tình huống như sau: Con đang đi học về bỗng một bà lão mệt mỏi gần chết khẩn thiết nhờ dìu về nhà. Câu hỏi trong đầu con không phải là có giúp hay không? Mà là, có rủi ro hay không. Hãy hỏi bà lão, để cháu nhờ người lớn đang đi trên đường giúp bà nhé? Nếu bà ấy đồng ý, có vể đó là người tốt. Nhưng nếu bà ấy nhất quyết chỉ nhờ mình con, thì con cần nghi ngờ vì đơn giản: Nếu muốn về nhà thì sao phải nhờ mỗi mình? Ai giúp chẳng được? Vậy chắc chắn đây là người nguy hiểm, có ý đồ không tốt. Lúc này có thể kiểm tra thêm “Nhà cháu ngay kia rồi, bố mẹ anh chị cháu đang ở nhà, bà về đó nghỉ tạm được không? Rồi bố mẹ cháu đưa bà về?”. Nếu bà có ý đồ xấu, chắc chắn bà ấy sẽ chạy như tên bắn vì rõ ràng, họ không muốn gặp mặt bố mẹ. Hoặc có thể “Bố cháu ở gần đây, cháu gọi bố cháu ra giúp đỡ…”

    Vậy nguyên tắc ở đây là gì: “Kẻ xấu luôn sợ bị phát hiện”. Vậy trong trường hợp nguy hiểm, phải biết hét to báo hiệu, kẻ xấu sợ nhất điều này, con hãy chạy ra khỏi vùng nguy hiểm, hãy nói to, kêu to tìm người trợ giúp…
    Đối phó với “những cái bẫy”, đây là điều khó khăn nhất, nhưng chỉ cần mưu trí, các con có thể dễ phát hiện ra kể giăng bẫy. Nguyên tắc của kẻ giang bẫy rất dễ, đó là đưa con vào “tình huống nguy hiểm”, và tình huống nguy hiểm là gì thì ở trên con đã biết rồi. Vậy ví dụ như sau, anh hàng xóm có một bộ sưu tập đồ chơi barbie thật đẹp, anh ta rủ con sang và cho con xem, và con chơi vào sáng ngày mai. Thích không? Thích quá đi chứ, nhưng, từ từ… sáng mai à? Có ai nhỉ, có mỗi mình mình và anh ta, vậy đó là “môi trường nguy hiểm”… anh ta tốt không? Có tốt, nhưng bố đã dặn, người tốt + môi trường nguy hiểm = rủi ro. Vậy mình thực hiện nguyên tắc: không vào môi trường nguy hiểm. Nhưng mình vẫn muốn chơi barbie, vậy chỉ cần bảo anh ấy là em sẽ xin phép bố em đã, và em sẽ sang cùng bố em vào tối mai, bố em sẽ chơi với mẹ anh… ấy nhầm, bố anh, trong khi đó em có thể chơi barbie với anh thoải mái.

    Tóm lại, hãy chỉ con quyền của con, cách phát hiện môi trường nguy hiểm, người nguy hiểm, những cái bẫy và cách hóa giải. Cho con những điều đó như nguyên tắc của hành động trong lúc hiểm nguy, rủi ro với con sẽ giảm xuống nhiều hơn là khi gặp tình huống, con lúng túng không biết làm thế nào.
    (st).
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Chào cả nhà, lâu quá không vào nhà, nhớ cả nhà quá ạ :)
     
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Một số phương pháp phòng ngừa tai nạn thương tích tại trường học.

    Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em.





    Hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.



    Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu thầy cô, cha mẹ và các em có ý thức và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa.

    Phòng ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:

    - Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.

    - Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

    - Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

    - Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

    Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

    - Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.

    - Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí…

    - Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.

    Phòng ngừa tai nạn giao thông

    - Trường phải có cổng, hàng rào.

    - Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.

    - Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.

    - Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông.

    Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

    - Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.

    - Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.

    Phòng ngừa đuối nước

    - Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.

    - Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn. Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

    Phòng ngừa điện giật

    - Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

    - Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.

    Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

    - Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm.

    Trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt.

    (sưu tầm)
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Sưởi ấm bằng than, 3 bà cháu tử vong
    - Sáng 14/2, thông tin từ UBND xã Nguyên Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ dùng lò than để sưởi ấm khiến 3 người bị chết, 2 người trong tình trạng nguy kịch.

    Sáng ngày 14/2, tại gia đình anh Lê Văn Hùng (27 tuổi, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia) xảy ra vụ chết người thương tâm do dùng lò than hoa để sưởi ấm.

    Hậu quả, 3 người bị chết gồm: Bà Nguyễn Thị Lự (51 tuổi, mẹ anh Hùng) và con anh Hùng là Lê Văn Dũng (5 tuổi), Lê Văn Tâm (2 tuổi) chết ngay trên giường.

    Hai vợ chồng anh Hùng bị hôn mê hiện đang được cấp cứu.

    Theo anh trai của anh Hùng sống bên cạnh nhà, sáng ngày 14/2 do không thấy nhà anh Hùng mở cửa như mọi ngày nên anh đã sang gọi cửa.

    Đến khi mở được cửa ra thì thấy cả nhà đang nằm la liệt trên giường, trong đó có 3 người đã chết.

    Thấy vậy, anh trai anh Hùng mới hô hào hàng xóm đến cứu, đưa hai vợ chồng anh Hùng vào bệnh viện cấp cứu, trong tình trạng bất tỉnh.

    Cũng theo anh trai anh Hùng, do mấy ngày nay trời bỗng rét buốt, vào đêm 13/2, gia đình anh Hùng đã mang lò than vào nhà để sưởi ấm thì bị ngạt khí.

    Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ
     
  13. cubin.nhaminh

    cubin.nhaminh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/1/2014
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Thật tội nghiệp, người mẹ thật đáng thương
     
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Rất nguy hiểm

    Nếu bạn đang đun nấu bằng ga, hãy đọc tin này để tránh những tai nạn nguy hiểm không đáng có xảy ra với bản thân, gia đình, bạn bè và người thân.

    Có 1 tai nạn cháy nổ xảy ra cách đây 2 tuần khiến người vợ bị bỏng nặng và tử vong khi đang nấu ăn.

    Người chồng cũng phải nhập viện vì bỏng nặng khi cố gắng cứu vợ.

    Chuyện gì đã xảy ra?

    Người vợ đang nấu cơm bằng bếp ga. Đột nhiên chị nhìn thấy 1 con gián đang bò đến gần bồn (chậu) rửa bát, ngay bên cạnh bếp ga đang đỏ lửa. Chị liền lấy ngay lọ xịt muỗi, gián và xịt thẳng vào con gián đang bò gần bếp ga đỏ lửa.

    Có 1 tiếng nổ lớn xảy ra và người vợ trở thành 1 ngọn đuốc sống với tỉ lệ bỏng 65% toàn thân.

    Anh chồng nghe tiếng nổ, chạy vào cố gắng dập lửa cứu vợ nên quần áo cũng bắt lửa và bị bỏng. Hiện tại anh vẫn nằm trong bệnh viện và không hề biết rằng người vợ yêu quý của mình đã qua đời.

    Hãy cẩn thận khi sử dụng các lọ xịt muỗi, gián, kiến như "Raid", "Mortein", "Sheltos" v.v.. bởi chúng có chứa dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy.

    Các hạt nano dạng phun sương này lây lan rất nhanh và một tia lửa là đủ để đốt cháy hỗn hợp dễ cháy này bằng oxy có trong không khí.

    Hãy cẩn thận để bảo đảm an toàn cho chính bạn và gia định nhé.
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích


    1- Xử lý khi bạn chảy máu cam Cách xử lý : Nằm ngửa, kê vật mềm vào cổ ( hoặc ngửa đầu ra đằng sau ), thở bằng miệng. Dùng bông, giấy sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy. 2- Xử lý khi bạn bong gân tổn thương dây chằng Cách xử lý : Cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.











    Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
    Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
    1- Xử lý khi bạn chảy máu cam Cách xử lý : Nằm ngửa, kê vật mềm vào cổ ( hoặc ngửa đầu ra đằng sau ), thở bằng miệng. Dùng bông, giấy sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.

    2- Xử lý khi bạn bong gân tổn thương dây chằng



    Cách xử lý : Cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.



    3- Sơ cứu ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim ( trường hợp điện giật, đuối nước, bỏng, ngã )



    Cách xử lý: rút cầu dao, phích điện, chú ý không sờ vào người bị điện giật khi chưa tắt nguồn.

    - Làm sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống thấp rồi lay mạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồng ngực tháo nước ở đường hô hấp.

    - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo khoảng 2 tiếng

    - Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt.



    4- Sơ cứu chấn thương mắt



    Cách xử lý : Dị vật lọt vào mắt : dung nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.

    - Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên mắt 30p.

    - Mắt bị dị vật xuyên qua: Đắp gạt sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt chuyễn đến cơ sở y tế gần nhất.



    5- Sơ cấp cứu trường hợp bỏng



    Cách xử lý :

    - Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng

    - Ngâm chổ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong 20p.

    - Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo trẻ nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

    - Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vai, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phòng, không dùng băng dính vết bỏng.



    6- Sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm – hóa chất



    Cách xử lý

    - Xử lý ngộ độc sắn gây nôn càng nhiều càng tốt và cho uống nước đường (hay nước chè đường)

    - Xử lý ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu

    + Không được gây nôn nếu trẻ uống nhầm phải hóa chất ( axit, kiềm ) vì có thể gây bỏng thực quản.

    + Uống nhầm thuốc trừ sâu thì gây nôn càng nhiều càng tốt

    + Ngộ độc qua da cần rửa tay xà phòng với nhiều nước

    + chuyển ngay đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất độc.



    7- Sơ cứu ngất xỉu



    Cách xử lý

    + Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành, nếu cần thì hãy mở cửa sổ ra.

    + Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.

    + Tìm xem bệnh nhân còn có bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhân bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa 2 đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.



    8- Cầm máu vết thương



    Cách xử lý:

    Nâng cao phần đầu bị thương lên

    - Dùng khăn sạch ( hoặc dùng tay nếu không có khăn ) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

    - Nếu máy chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

    * Cứ ấn chặt vào vết thương.

    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.

    * Buộc ga rô tay hoặc chân, càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Bược ga rô bằng một cái khăn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép.

    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế



    9- Xử lý khi bị ong đốt



    Cách xử lý

    - Rút kim châm của ong

    - Chấm vết đốt bằng dung dịch ammoniac ( nước tiểu ) hoặc dung dịch kiềm

    - Nếu ngạt thở cho mở khí quản.

    10- Xử lý khi bị rắn cắn

    - Đặt ga rô trên chỗ rắn cắn không quá chặt, không để ga rô không quá 30’

    - Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, nút máu bằng ống giác…., rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 1%

    11- Xử lý vết thương do động vật cắn



    Những điều nên làm

    - Cố gắng cầm máu lại

    - Giảm tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng

    - Chăm sóc vết thương

    Đối với vết cắn nông

    - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm

    - Lau khô vết thương

    - Khuyên nạn nhân nên đi khám ở bác sĩ
     
  17. Lợn bay

    Lợn bay Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    7,763
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cảm ơn chủ top chia sẻ thông tin hữu ích :)
     
  18. mebabyhieu

    mebabyhieu TÚI, VÍ DA THẬT HANDMADE 0988612369

    Tham gia:
    5/7/2010
    Bài viết:
    6,354
    Đã được thích:
    303
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cảm ơn thông tin hữu ích của chủ top
     

Chia sẻ trang này