Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi zetafashion, 13/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Những điều cha mẹ cần lưu ý để trẻ có mùa hè an toàn

    Vào mùa hè, số tai nạn trẻ em tăng vọt do trẻ ra ngoài chạy nhảy, bơi, đạp xe... Vì thế, các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên về những điều cha mẹ cần làm để tránh điều đó.

    Những lời khuyên này được đưa ra trên trang ABC hôm nay.

    Kiểm tra toàn diện những chiếc xe đạp cũ
    Một chiếc xe đạp đầy bụi "ngủ" cả mùa đông có thể ẩn chứa nguy cơ tai nạn với trẻ.

    Trẻ nên đội mũ bảo hiểm ngay cả khi đi xe đạp. "Tuy nhiên, còn có rất nhiều vết thương khác không ở đầu nhưng cũng khiến chúng phải nằm viện", theo tiến sĩ Barbara Gaines, giám đốc phẫu thuật Khoa nhi ICU tại Bệnh viện trẻ em ở Pittsburgh.

    "Chúng tôi chứng kiến rất nhiều vết thương ở bụng khi xe đạp phanh gấp và trẻ bay về phía trước. Và nếu lớp sơn bị bong tróc, các mảnh kim loại sẽ cứa vào da". Vì thế, khi mùa hè đến, các gia đình nên chuẩn bị xe đạp tốt nhất có thể. Kiểm tra lại phanh, xem xét các phần bong tróc.

    Biết các dấu hiệu khi trẻ bị chấn thương não
    Khoảng 1,8 đến 3,8 triệu ca chấn thương não do tập thể thao bị bỏ sót mỗi năm tại Mỹ, theo báo cáo của cơ quan quản lý nước này.

    Mặc dầu việc điều trị thường chỉ là nghỉ ngơi vài ngày, song nếu một chấn thương không được phát hiện ra, và trẻ tiếp tục bị va đập vào đầu nữa trước khi vết thương cũ lành lại thì có thể gây tác hại nguy hiểm, như trẻ gặp vấn đề lâu dài với phát âm, xử lý tình huống hay thậm chí mất trí nhớ.

    Nếu trẻ bị va đập đầu, hãy tìm kiếm các biểu hiện chấn thương sau: lẫn lộn, mất trí nhớ, đau đầu, chóng mặt, có tiếng động trong tai, nói lạc giọng, buồn nôn hoặc ói mửa.

    Một vài biểu hiện có thể rất thoáng qua, vì thế nếu có nghi ngờ, hãy đặt an toàn trên hết: yêu cầu trẻ ngừng chơi và gọi bác sĩ.

    "Trái với suy nghĩ của nhiều người, khi bị chấn thương não, bạn không nhất thiết phải hôn mê, hoặc sưng u đầu hoặc có những biểu hiện thấy rõ được", chuyên gia Shannon lý giải.

    Cuối cùng, bạn đừng bị lừa nếu con bạn khẳng định rằng nó cảm thấy ổn - đau không phải là chỉ thị tốt trong trường hợp này.

    Cho trẻ uống nước
    Trẻ cần uống nước sau mỗi nửa giờ để ngăn tình trạng mất nước. "Trẻ thường chơi ngoài trời cho đến khi khát khô, vì thế bạn cần đảm bảo rằng chúng uống đủ nước để ngăn tình trạng đột quỵ và kiệt sức".

    Luôn có người để mắt
    Ngay cả khi con bạn bơi lội giỏi gần bằng Michael Phelps, đừng kết luận rằng nó có thể ở bể bơi một mình an toàn.

    "Một nhận thức sai lầm tôi thường thấy ở các bậc cha mẹ là khi con họ lên 6-8 tuổi, họ thường giảm sự cảnh giác với chúng ở các hồ bơi", tiến sĩ Michael Shannon, từ khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi Boston, cho biết.

    "Nhưng ngay cả khi chúng đã bơi lội nhiều năm, trẻ vẫn có thể kiệt sức đột ngột - đến mức chúng không thể bơi được vào bờ".

    Và cha mẹ cũng không nên nghĩ đơn giản là chỉ cần lắng tai nghe là đủ. "Họ nghĩ rằng khi trẻ rơi xuống nước sẽ la hét dữ hội, nhưng sự thật là việc chết đuối diễn ra trong im lặng".

    Chọn đúng cỡ giày
    Cầu thủ nhí của bạn có thể bị đau chân nếu đeo giày không phù hợp. Hãy đảm bảo rằng trẻ cảm thấy thoải mái nhất, và hãy thử giày trước khi tham gia một trò chơi.

    Ngoài ra, đừng để trẻ tập mãi một môn thể thao đều đặn ngày này qua ngày khác, mà nên xen kẽ, chẳng hạn giữa bóng đá với bơi lội hay đạp xe, điều đó sẽ khiến sức nặng cơ thể phân bố đều chứ không chỉ lên đôi chân.

    T. An
    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/07/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-de-tre-co-mua-he-an-toan/
     
    Đang tải...


  2. kumma

    kumma KÍNH F21 300K AU 100%-VỊT QUAY LS-ĐHỒ ĐỊNH VỊ 300K

    Tham gia:
    14/7/2010
    Bài viết:
    3,012
    Đã được thích:
    643
    Điểm thành tích:
    873
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Tặng chị vì post bài hữu ích này
    (u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)(u)
     
    zetafashion thích bài này.
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cách sơ cứu một số tai nạn hay gặp ở trẻ

    Nếu con nuốt đồ chơi và bị hóc, bạn nên đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay mình sao cho đầu thấp hơn ngực, dùng tay kia vỗ nhẹ vào lưng trẻ đến khi vật bật ra.

    Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Lê Xuân Ngọc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương giúp các bậc phụ huynh biết cách sơ cứu một số tai nạn mà trẻ em thường gặp.

    Bị ngộ độc: Không gây nôn khi trẻ uống phải axít hoặc xăng dầu

    Khi bị ngộ độc, trẻ có một số biểu hiện như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở, đau đầu, chóng mặt hoặc nặng hơn là hôn mê, co giật, xuất huyết.

    Nếu trẻ bị ngộ độc nhẹ, gia đình chỉ cần để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho trẻ uống nước đường, than hoạt tính. Nếu trẻ bị ngộ độc vì uống phải axít, kiềm hoặc xăng dầu thì tuyệt đối không được gây nôn.

    Trong trường hợp trẻ bị nhiễm độc qua da, niêm mạc, cha mẹ chỉ cần làm sạch bằng xà phòng hoặc nước sạch. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ngộ độc với những dấu hiệu như: hôn mê, suy thở, co giật, co cứng toàn thân thì phải đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

    Thông thường, trẻ chủ yếu bị ngộ độc thuốc sâu, thuốc chuột, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, axít, bột giặt... Vì vậy, người lớn nên để các loại hóa chất lên cao, xa tầm với của trẻ.

    Không nên đựng hoá chất trên vào vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, bình, cốc hoặc những đồ dùng dễ gây nhầm lẫn cho trẻ.

    Dị vật đường thở: Không dùng tay móc nếu trẻ quá bé

    Hóc dị vật đường thở là loại tai nạn rất hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Khi trẻ bị hóc, cha mẹ nên đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, đầu trẻ thấp hơn ngực, tay kia vỗ nhẹ vào lưng trẻ đến khi nào dị vật bật ra.

    Không dùng tay móc dị vật khi trẻ còn quá bé. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ cúi người về phía trước, đầu thấp hơn ngực. Sau đó một tay đỡ ngực con, tay kia vỗ mạnh 5 lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.

    Cả hai trường hợp trên, nếu dị vật vẫn không bật ra hoặc trẻ có dấu hiệu bất tỉnh cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

    Đuối nước: Nhanh chóng móc hết dị vật trong mũi, miệng nạn nhân

    Trong trường hợp nạn nhân bị đuối nước vẫn còn tỉnh táo, người lớn chỉ cần đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng một bên, sau đó kiểm tra và lấy hết dị vật trong miệng và đường thở của trẻ.

    Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn cần phải làm sạch đường thở bằng cách móc dị vật trong miệng, mũi của nạn nhân để thông đường thở. Tiếp đó, bạn hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng tim) đến khi nào nạn nhân tự thở được.

    Khi nạn nhân tỉnh lại, lưu ý nên để nạn nhân nằm nghiêng, đầu thấp và ủ ấm để đảm bảo thân nhiệt.

    Cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ em một mình ở khu vực gần nước hoặc trong môi trường nước. Ở nông thôn nên che đậy giếng, chum, vại, bể nước, thùng nước. Nếu gần nhà có ao, hồ nước, hố nước (sau tôi vôi)... cần phải được rào chắn kỹ càng đề phòng trẻ sa xuống.

    Bị vật sắc nhọn đâm: Không cố lấy khi đã cắm sâu vào thịt

    Khi trẻ bị tai nạn do vật sắc nhọn đâm phải, cần phải rửa sạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối bố mẹ không được cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.

    Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh… có dính bùn đất, phân hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Nhưng cách phòng tốt nhất là các bậc cha mẹ nên cất riêng đồ sắc nhọn, tránh lối ra vào và để xa tầm với của trẻ.

    Động vật cắn: Rửa ngay vết thương bằng xà phòng

    Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc.

    Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt mép, bị ốm sau khi cắn. Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

    (Theo Gia Đình & Xã Hội)
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ


    Chiếc nắp chai nước ngọt trong thực quản một cháu bé.

    Trẻ ở tuổi tập lẫy, tập bò hễ vớ được vật gì là cho ngay vào miệng nên rất dễ bị dị vật lọt vào tai, mũi, họng. Một số bà mẹ khi thay tã lót đã vô ý để kim băng ngay cạnh con, khiến trẻ lấy được cho vào miệng, gây hóc, rất nguy hiểm.

    Các tai nạn rất dễ xảy ra với trẻ từ tuổi còn bế ẵm cho tới khi đi học. Nó có thể đến bất cứ lúc nào nếu chúng ta xao nhãng, không chú ý. Nguyên nhân một phần là do trẻ còn thơ dại, hành động vô ý thức, không biết nguy hiểm là gì; nhưng phần lỗi lớn nhất thuộc về sự bất cẩn của người lớn.

    Tai nạn do ngộ độc

    Ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi, do chưa nhận thức được những gì có thể ăn uống được nên gặp bất cứ vật gì cũng có thể cho vào mồm ăn và nhiều khi dẫn đến ngộ độc. Nguyên nhân của loại tai nạn này phần nhiều là do người lớn sơ xuất, thiếu thận trọng để những đồ vật nguy hiểm, độc hại, thuốc men... trong tầm tay của trẻ. Đã có trường hợp cháu bé 12 tháng tuổi bò lê la dưới sàn, nhặt được mấy viên thuốc chuột (trông như hạt gạo màu hồng) mà bố mẹ dùng bẫy chuột ở góc nhà, bé cho ngay vào mồm nhai nuốt nên bị ngộ độc phải đi cấp cứu.

    Cũng có trường hợp chính cha mẹ vô tình mua phải kẹo nhuộm màu xanh bởi hóa chất không được phép dùng (xanh metylen) cho trẻ ăn, làm trẻ đi tiểu xanh lè; hoặc mua phải đồ ăn, sữa... không đảm bảo chất lượng làm con bị tiêu chảy...

    Tai nạn do dị vật tai mũi họng

    Ở tuổi mẫu giáo, vườn trẻ, trẻ thường có thói quen hay ngậm đồ chơi hoặc bất cứ vật gì nhặt được như chiếc huy hiệu, đồng xu, hòn bi, cái khuy áo.... Mải chơi, trẻ quên mất vật đang ngậm và nuốt luôn vào miệng, gây hóc và nghẹn ở cuống họng, thực quản, phải đi cấp cứu.

    Có khi do hiếu động, nghịch dại, đùa nhau, trẻ nhét hạt na, hạt nhãn, hạt trám, viên bi... vào lỗ tai, lỗ mũi bạn, nhét mạnh đến nỗi các vật này mắc sâu không lấy ra được.

    Chấn thương do leo trèo, nghịch ngợm

    Trẻ 2-5 tuổi đã có thể leo trèo cao trong lúc nô đùa hoặc tìm kiếm đồ chơi, thức ăn, kẹo bánh... Vì vậy, đừng giấu các thứ này trên cao (như trên nóc tủ, nóc chạn...) vì chúng sẽ tìm cách trèo lên để lấy, dễ gây trượt ngã, có thể gãy chân gãy tay, chấn thương sọ não...

    Nhà có trẻ nhỏ phải làm cửa ngăn đầu cầu thang và chú ý đến độ bền chắc của các tay vịn cầu thang, lan can, đề phòng gãy hỏng gây tai nạn bất ngờ cho trẻ.

    Không được đặt trẻ ngồi trên bàn rồi đi làm việc khác, vì trẻ sẽ lần ra mép bàn và ngã xuống đất rất nguy hiểm. Không để trẻ đi xe đạp (dù là xe của trẻ em) ra đường phố đông xe cộ vì rất dễ gây tai nạn. Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi cùng xe máy với người lớn.

    Cũng cần lưu ý không dùng quạt thiếu chắn bảo hiểm vì trẻ có thể cho tay vào khi quạt đang chạy.

    Tai nạn do chó mèo cắn, côn trùng đốt

    Đa số trẻ đều thích chó mèo, thường vuốt ve, âu yếm chúng; nhưng cũng có lúc lại trêu chọc như giật râu, kéo đuôi, chọc mắt... khiến chó mèo cáu giận, cào cắn trẻ. Vì vậy cần tiêm thuốc phòng dại đầy đủ cho chó mèo. Ở nông thôn, đã có nhiều trường hợp chó liếm phân ở đít trẻ rồi “đớp” luôn hạ bộ, để lại di chứng rất nặng nề. Như vậy, tốt nhất là không để chó mèo gần trẻ, vừa phòng được bệnh dại cũng như các bệnh khác có thể lây sang trẻ từ chó mèo như dị ứng, giun sán...

    Đối với các loại côn trùng như kiến, ong..., cần lưu ý diệt trừ ngay khi phát hiện, đề phòng chúng có thể châm đốt trẻ bất cứ lúc nào.

    Lưu ý là đã có những trường hợp trẻ chơi đùa với chim, ghé mắt sát lồng bị chim mổ mù mắt.

    Tai nạn gây ngạt thở

    Nhiều bà mẹ muốn con chóng lớn, cố ép con ăn nên tống đầy bột vào mồm con, trào cả vào đường thở, làm trẻ bị ngạt nhanh chóng, nhiều khi không kịp cứu chữa và dẫn đến tử vong. Có người cố ép con uống thuốc viên bằng cách bịt mũi, rồi ấn viên thuốc vào sâu trong miệng, nhưng thuốc không xuống thực quản mà lại lọt vào đường thở làm trẻ ho dữ dội, tím tái, dẫn đến ngạt thở.

    Nhà có trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đậy kín chum, ang, vại nước, chậu nước dự trữ để đề phòng trẻ nô đùa, có thể ngã vào nước gây chết ngạt. Đã có những trường hợp trẻ chết ngạt vì mở bình gas, bếp gas nghịch ngợm khi bố mẹ đi vắng.

    Tai nạn do vật sắc nhọn, đồ thủy tinh

    Trẻ nhỏ nghịch ngợm, lại không lường được mức độ nguy hiểm nên rất hay chơi những vật nhọn bén như gươm, giáo, dao, cung tên... Điều này rất nguy hiểm vì dễ gây chảy máu, thương tích, thậm chí mù lòa.

    Không nên để trẻ nô đùa ở tủ kính, tủ gương, những nơi có nhiều chai lọ thủy tinh..., vì trẻ có thể xô đổ hoặc chạy đâm vào các đồ vật này gây thương tích nguy hiểm.

    Tai nạn do điện giật, bỏng

    Trẻ con rất hiếu động, thích những trò chơi mới lạ và hay bắt chước người lớn làm mọi việc, vì vậy đã có nhiều trường hợp trẻ bật đèn, cắm quạt, mở ti vi... hoặc dại dột chọc que sắt vào ổ điện (bắt chước bố thử điện) và bị điện giật. Vì vậy, các ổ cắm điện phải có nắp đậy bảo hiểm hoặc thiết kế trên cao để trẻ không với tới. Cần thường xuyên kiểm tra dây dẫn vào các thiết bị điện để đảm bảo không bị hở điện, rò rỉ, nếu có phải sửa chữa ngay.

    Những vật có thể gây bỏng (phích nước sôi, nồi canh nóng, bàn là...)phải để ở chỗ kín đáo sao cho trẻ không sờ mó, với tới được. Tuyệt đối không cho trẻ nghịch diêm, bật lửa, pháo vì không chỉ gây bỏng cho trẻ mà còn có thể gây hỏa hoạn.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  14. tinababy

    tinababy

    Tham gia:
    23/5/2007
    Bài viết:
    11,572
    Đã được thích:
    2,576
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    hôm nay lọ mọ mới chộp được thông tin hay quá... cám ơn chủ top... đúng là nhiều khi thấy việt nam mình ỷ y và lạc hậu khi ko hướng dẫn các bé... nhớ 1 lần cháy nhà ở khu phố tây, mấy đứa nhỏ tây nó chụp cái áo hay cái khăn đổ nước vào bụp vào miệng , còn người lớn vn thì cứ ngây ra chả hiểu tụi nó làm thế để làm gì... pó tay... thế nên giờ các trường kỹ năng mở ra chắc sẽ có huấn luyện và chỉ giáo các thao tác khi tránh khi xảy ra tai nạn nhỉ?
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;wCtoBKT_MQA]http://www.youtube.com/watch?v=wCtoBKT_MQA[/video]
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;xtO7heHEqrY]http://www.youtube.com/watch?v=xtO7heHEqrY&feature=related[/video]
     
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;ChzQeX7u8Ys]http://www.youtube.com/watch?v=ChzQeX7u8Ys&feature=related[/video]
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Hướng dẫn cứu người dưới nước !!!

    [video=youtube;OmMnV9l4kE4]http://www.youtube.com/watch?v=OmMnV9l4kE4&feature=related[/video]
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Đề phòng tai nạn mắt cho trẻ

    KTĐT - Con tôi rất hiếu động, đùa nghịch suốt ngày, vì vậy dịp nghỉ hè này gia đình tôi rất lo lắng vì tai nạn thương tích luôn rình rập, nhất là gần đây có nhiều trẻ bị tai nạn gây mù mắt. Vậy làm thế nào để đề phòng tai nạn mắt cho trẻ tốt nhất?

    Nguyễn Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội)

    Đêm trực trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, tại BV Mắt T.Ư, chúng tôi đã phải xử lý cho 4 em nhỏ bị tai nạn mắt. Em thì vội vàng đi toilet để còn vào chơi game đã đâm sầm vào cửa kính, làm xé toạc một bên mắt, hậu quả là mất một mắt. Em thì đùa nghịch dao với người anh của mình, lưỡi dao đã bổ đôi con mắt, em thì bị móc giá phơi quần áo ở lớp bán trú móc ngược vào mi mắt gây vết thương mi dài đến tận trán.

    Để phòng ngừa hay giảm thiểu những tai nạn kiểu này là những điều có thể làm được. Các bậc phụ huynh đừng bao giờ để trẻ nhỏ xa rời sự giám sát của người lớn. Đừng cho trẻ chơi những trò nguy hiểm, chạy nhảy với những vật nhọn sắc. Đồ chơi nhựa, bát phíp, đồ dùng học tập không nên sắc nhọn hoặc phải có nắp bảo vệ... Đây là những quy tắc an toàn trong học đường cũng như tại gia đình. Ngoài ra, trẻ đeo kính có thể giảm 50% các tai nạn cho mắt, nhất là khi đi bơi, nên đeo kính để bảo vệ mắt. Sau khi bơi nên nhỏ nước muối Nacl 0,9%. Để phòng các bệnh tai, mắt, mũi, da liễu, nên chọn bể bơi có chất lượng nước sạch.

    Bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt T.Ư)




    http://www.baomoi.com/De-phong-tai-nan-mat-cho-tre/138/6423158.epi
     

Chia sẻ trang này