Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi zetafashion, 13/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Đề phòng tai nạn cho trẻ ngay trong nhà

    Để con được an toàn, nhiều phụ huynh hạn chế đưa con ra ngoài. Thế nhưng, ngay trong tổ ấm gia đình, cũng có biết bao hiểm nguy rình rập các bé.

    Phỏng
    Trong nhà, nơi nguy hiểm nhất là bếp. Sau khi nấu xong, các món thường được đưa ra vị trí trung chuyển: nền nhà, mặt bàn… Đã có không ít trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra do bé tò mò với, kéo, vọc đồ ăn còn nóng hoặc vấp té vào nồi canh, ấm nước sôi…


    Vì vậy, khi trong nhà có trẻ em, cần chú ý tuyệt đối không cho trẻ xuống bếp. Không vừa bế con, vừa làm bếp, vì dễ khiến bé bị phỏng hơi, dầu mỡ sôi văng vào mắt, phỏng tay chân do bé quơ quào, mẹ và bé mất thăng bằng, trượt té vào đồ ăn nóng…


    Với trẻ còn nhỏ, tốt nhất đặt bé vào cũi, nôi. Với trẻ lớn hơn, nên đợi cho trẻ ngủ hãy làm bếp hoặc tranh thủ làm từ sáng sớm, lúc mọi người trong gia đình chưa đi làm. Với trẻ đã biết phân biệt sự nguy hiểm, cần giải thích cho trẻ về các tai nạn và tuyệt đối không cho trẻ lại gần khu vực nấu nướng.

    Đứt tay, uống nhầm hóa chất, điện giật

    Trẻ đang độ tuổi lớn vốn hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh. Vì thế, trẻ dễ bị đứt tay, điện giật, thậm chí uống nhầm hóa chất, ăn nhầm thuốc do tưởng là nước, sữa, kẹo…


    Vì vậy, cha mẹ phải cẩn trọng canh chừng trẻ, không để dao, kéo, vật nhọn, thuốc, hóa chất, dầu xăng… trong tầm tay của trẻ. Nút chặt các ổ điện dưới thấp.


    Thú vật cắn

    Trẻ em rất yêu vật nuôi, vì thế, khi nhìn thấy thú vật, bé thường sà vào đòi bắt, nắm đuôi, ôm chặt các con thú. Tất cả những hành động này đều có thể dẫn đến sự phản kháng tự vệ của vật nuôi. Vì thế, không cho trẻ đến gần, bồng bế vật nuôi, kể cả quen và lạ.

    Hóc, nhét dị vật vào tai, mũi

    Trẻ cũng dễ hóc đồ chơi hoặc nhét đồ chơi vào lỗ mũi, lỗ tai… gây viêm tai, viêm mũi. Đã có không ít trường hợp phải phẫu thuật mới lấy được dị vật.


    Cần chú ý quan sát khi trẻ chơi, nhắc nhở trẻ về những điều không được làm. Chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi của trẻ.


    Cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn

    Phỏng: Với vết phỏng diện tích lớn, cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch rồi đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất. Với vết phỏng diện tích nhỏ, rửa sạch bằng nước vô trùng rồi thoa thuốc trị phỏng, dầu mù u…

    Uống nhầm hóa chất: Nếu các bé uống nhầm lượng hóa chất nhỏ và không độc hại, chỉ cần cho trẻ súc miệng bằng nước. Với hóa chất độc hại, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất. Khi đi nhớ cầm theo lọ hóa chất để nhân viên y tế tham khảo.

    Bị thú vật cắn: Trẻ bị chó mèo cắn, cào chiếm số lượng lớn nhất ở các bệnh viện nhi. Khi trẻ bị tấn công, cần rửa vết thương bằng xà bông và băng lại, đưa đến cơ sở y tế. Cần đưa bé đi chích ngừa dại ngay sau khi bị chó, mèo, khỉ… cắn.

    Khi tay chân trẻ chảy máu: Cần kê tay, chân ở vị trí cao để máu ngưng chảy, sau đó băng lại và đưa đi bệnh viện nếu vết thương lớn.


    Nếu bị đứt lìa, cần gói phần đứt vào vải sạch, bảo quản trong nước đá và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được phẫu thuật nối lại.

    Điện giật: Trường hợp bé bị điện giật, cần ngắt dòng điện bằng dụng cụ không dẫn điện như: quần áo khô, gỗ khô, cây nhựa… và gọi cấp cứu để bác sĩ kiểm tra tình trạng thương tích của bé.

    Hóc: Khi trẻ bị hóc đồ chơi, cần làm động tác vỗ lưng, ấn ngực (tạo áp lực trong lồng ngực tăng đột ngột để tống dị vật ra ngoài). Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu thấp và giữ chặt đầu trẻ.


    Dùng tay vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ, nếu thấy trẻ vẫn khó thở, dùng hai ngón tay ấn mạnh ngực trẻ năm cái ở vùng nửa dưới xương ức.

    Nếu vẫn còn khó thở, lặp lại thủ thuật vỗ lưng ấn ngực năm, sáu lần.

    Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi dịch vụ cấp cứu: số điện thoại 115.

    Theo Phương Nam - Phụ Nữ Online

    http://alobacsi.vn/20110815104440176p0c272/ie-phong-tai-nan-cho-trengay-trong-nha.htm
     
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em

    YBĐT - Thời gian qua, cùng với sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông thì cùng với đó là các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân là trẻ em cũng gia tăng đáng kể. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, mỗi năm có khoảng có khoảng 12.000 người bị chết, 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó, nạn nhân là trẻ em chiếm khoảng 35%.

    Học sinh tiểu học làm quen với các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ trên mô hình trực quan.

    Thực trạng đáng lo ngại

    Rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra với hậu quả vô cùng thương tâm mà nạn nhân trẻ em thường là bị tử vong ngay tại chỗ hoặc mang thương tích nặng. Mới đây hẳn không ít người từng biết đến vụ tai nạn giao thông vô cùng thương tâm xảy ra với một bé gái 2 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh.

    Nguyên nhân chỉ vì tiếng còi hơi của chiếc xe bồn quá lớn khiến người mẹ giật mình, phanh gấp làm cho em bé đứng ở phía trước xe ngã sang bên cạnh vừa đúng lúc chiếc xe bồn trờ tới, bánh xe đã nghiến nát đầu làm em bé tử vong ngay tại chỗ. Hay trường hợp một bé trai 2 tuổi ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình khi được mẹ và thím dâu chở bằng xe máy lưu thông trên tuyến đường liên xã, do tránh nhau với một chiếc xe máy đi ngược chiều nên người mẹ mất lái, cả người và xe đổ vật ra đường, người lớn chỉ bị thương nhẹ, riêng bé trai bị tử vong tại chỗ do văng vào gầm chiếc xe tải và bị bánh sau xe chèn vỡ hộp sọ.

    Theo thống kê, tình hình tử vong do tai nạn giao thông của trẻ em trong độ tuổi từ 0-19 năm 2007 chiếm tới 28% tổng số tử vong do tai nạn thương tích, năm 2008 tăng lên là 32,5%. Trong khoảng 22 triệu trẻ em, thiếu niên cả nước, ít nhất có khoảng 2/3 đến trường bằng xe đạp và đi bộ, phần lớn là học sinh các trường cấp I, cấp II, III, tập trung chủ yếu tại địa bàn nông thôn. Trong khi đó, tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam chiếm tới trên 95% về số vụ tai nạn và hơn 95% về số người chết, bị thương trong đó có nhiều vụ tai nạn thương tâm là các bạn đang độ tuổi cắp sách tới trường.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông thương tâm trên, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức và nhận thức về an toàn giao thông của các bậc phụ huynh và bản thân các em nhỏ còn rất hạn chế. Không ít các bậc phụ huynh coi thường tính mạng con em mình khi chở trẻ em trên sáu tuổi bằng xe máy mà không đội mũ bảo hiểm mặc dù bố mẹ đều đội mũ cẩn thận. Việc trẻ em đội mũ bảo biểm khi tham gia giao thông vẫn còn rất ít, trong khi đó ở Việt Nam, mô tô, xe máy là phương tiện đi lại chính của các gia đình.

    Do vậy, thương tích do tai nạn giao thông đường bộ gây nên là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tử vong ở trẻ em. Rồi việc cha mẹ chở theo con cái nhưng cũng không tự giác chấp hành luật an toàn giao thông như vi phạm các lỗi: phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi hàng hai hàng ba trên đường... Chính điều này vô hình chung khiến cho trẻ em tưởng rằng cha mẹ mình không tuân thủ thì mình cũng không cần phải tuân thủ và việc không tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông không nguy hiểm gì cho tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông khác.

    Vì thế, khi lưu thông trên những tuyến đường có trường học mới thấy mối nguy hiểm về tai nạn giao thông đang rình rập các em học sinh từng giờ, từng phút, nhất là vào giờ tan trường. Từng tốp học sinh dàn hàng hai, hàng ba thậm chí là hàng bốn đạp xe trên đường, nhiều em chỉ điều khiển xe bằng một tay, còn một tay thì che ô và vừa đi vừa cười đùa, trêu chọc lẫn nhau mà không để ý đến những người tham gia giao thông khác đang vừa bức xúc, vừa lo lắng vì tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì sự vô tư phạm luật của chính các em mặc dù các nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến rất nhiều về an toàn giao thông cũng như quy tắc tham gia giao thông đường bộ.

    Thậm chí có những em mới học lớp hai, lớp ba cũng đã được cha mẹ cho tự điều khiển xe đạp đi học, mặc dù tay lái của các em còn rất chệnh choạng và lại điều khiển những chiếc xe vượt quá tầm vóc của mình nên các em chỉ biết điều khiển xe theo bản năng, thích sang đường là sang, có khi đến giữa đường lại đột ngột vòng trở lại…Rồi việc đi bộ cũng không đúng quy tắc giao thông, vô tư chơi đùa ở lòng đường, vỉa hè, băng qua đường đột ngột mà không chú ý quan sát cũng đã gây ra không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nạn nhân đáng thương nhất luôn là các em nhỏ thân yêu của chúng ta.



    Cảnh sát giao thông hướng dẫn học sinh THCS cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
    (Ảnh: Thái Hoàng)


    Giải pháp nào hạn chế ?

    Để hạn chế thấp nhất việc con em gặp tai nạn giao thông khi đi xe đạp, xe máy, đi bộ, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các bậc phụ huynh. Phải luôn tự giác chấp hành và nhắc nhở con em mình những vấn đề sau: cho trẻ em đi xe vừa với tầm vóc của mình; không cho trẻ dưới 12 tuổi đi xe đạp và trẻ dưới 18 tuổi đi xe máy ra đường; không tham gia cổ vũ đua xe trái phép; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; luôn giúp trẻ bảo đảm xe hoạt động tốt; dạy và hướng dẫn trẻ các kỹ năng đi xe đạp, kỹ năng xử lý tình huống trên đường; nhường đường cho người đi bộ; dừng và đi theo tín hiệu đèn giao thông; không lạng lách, đánh võng trên đường; không dàn hàng ngang, không che ô khi điều khiển xe máy xe đạp vì như thế sẽ hạn chế tầm nhìn của bản thân và các phương tiện khác; đi đúng phần đường, đúng tốc độ cho từng loại xe; tuân thủ đúng các loại biển báo; không cho trẻ chơi đùa dưới lòng đường hoặc gần đường giao thông, vỉa hè khu vực đỗ ô tô; phải chú ý quan sát xung quanh trước khi qua đường và nên giơ tay cao để tăng sự chú ý của mọi người.

    Đặc biệt, các bậc cha mẹ và người lớn phải luôn làm gương cho trẻ trong việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông. Khi không may xảy ra tai nạn giao thông với trẻ em cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nơi nguy hiểm và gọi mọi người giúp đỡ. Tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh nhất trên nguyên tắc sơ cứu tại chỗ, rửa vết thương bằng nước sạch, cầm máu, chống choáng, nếu nạn nhân bị thương vào đầu hoặc nghi có gãy xương cần nẹp cố định, bất động chỗ gãy sau đó nhanh chóng tìm cách đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

    Các ngành chức năng và nhà trường cần tuyên truyền để các em thấy rõ những tình huống dẫn tới tai nạn giao thông, những nguy cơ và hiểm họa của tai nạn giao thông đối với sức khỏe, qua đó giúp các em có hiểu biết và tuân thủ tốt hơn các quy tắc và luật lệ an toàn giao thông; tổ chức các hoạt động tuyên truyền do các em làm chủ như thành lập nhóm tuyên truyền, câu lạc bộ tuyên truyền trong chi đội, chi đoàn, khu phố, cụm dân cư để cung cấp cho các em những kiến thức thiết thực về an toàn giao thông; thường xuyên tổ chức các hình thức thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông, thi thực hành các kỹ năng tham gia giao thông để giúp trẻ có thói quen tốt tuân thủ luật mỗi khi ra đường.

    Cuối cùng, một thông điệp mà bản thân mỗi người chúng ta phải luôn ý thức được rằng: hãy coi mọi đứa trẻ và những người bạn thấy trên đường như con cái và người thân của mình và hãy nhớ rằng những gì bạn xử sự trên đường với họ cũng là những gì người khác đối xử với con bạn và người thân của bạn!

    Tân Nhân

    http://www.baoyenbai.com.vn/228/66971/Phong_tranh_tai_nan_giao_thong_cho_tre_em.htm
     
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cách phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
    Dẽ phòng tránh và dễ chủ quan.
    Đó là thực trạng chung mà hầu hết người dân không nhận thức được. B.S Phùng Nam Lâm, Khoa cấp cứu BV Bạch Mai cho biết: Trẻ em cấp cứu do bị dị tật làm tắc đường thở, nhất là do kẹo cao su rất nhiều. Ngay cả phấn rôm dùng để chống hăm cho trẻ, nếu để trẻ hít phải với lượng nhiều có thể làm trẻ sặc, tím tái gây suy hô hấp dấn đến sưng, viêm phổi thậm chí gây tử vong. Dây dù bé nếu thít vào cổ trẻ cũng gây vết cứa sắc như dao. Và những miếng thạch ăn cũng dễ gây nghẹn đường thở của bé.
    Hiện nay, tình hình tai nạn (TN) trẻ em xảy ra trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao, do nguyên nhân môi trường, gia đình mất an toàn, nhiều nguy cơ gây TN trong gia đình đang rình rập các em: nhiều trẻ em bị ngã cầu thang, bị bỏng nước sôi, bị điện giật, bị vật sắc nhọn cắt đâm, bị ngạt thở do nuốt phải đồ chơi, dị vật ... Bên cạnh đó là sự bất cẩn, vô ý, thậm chí là vô trách nhiệm của người lớn, cha mẹ, cô nuôi dạy trẻ đã càng làm trầm trọng thêm vấn đề này, đã để xảy ra nhiều cái chết thương tâm của trẻ em. Nhiều người dân còn quan niệm rằng: "sống chết có số" không thể cưỡng lại được, không may xảy ra .. mà không hiểu tất cả những tai nạn đó thực chất đều có thể phòng ngừa được.

    Tỉ lệ trẻ mắc TN theo giới tính, nhóm tuổi và loại hình:
    - Tỉ lệ mắc ở trẻ nam là 14,5% cao hơn so với nữ là 8,49%.
    - TN thường xảy ra ở ngay trong gia đình và những chỗ chơi trong nhà chiếm 66,24%. Số TN xảy ra trong trường học ít hơn (7,65%). TN xỷ ra nhiều vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết ...
    - Nguyên nhân gây TN: trẻ em bị ngã chiếm tỉ lệ cao nhất:33,76%, động vật tấn công: 22,64%, chủ yếu là do chó cắn. TNGT chiếm 14,13% và bỏng chiếm 13,26%
    - Về thời gian: từ 13-16h là thời gian xảy ra nhiêu TNnhất 35,69%, có thể do thời gian buổi sáng đa số trẻ học ở trường được tập trung hơn. Buổi chiều ở nhà được tự do hơn, cha mẹ mải làm ăn, thiấu thời gian chăm sóc, chú ý đến trẻ. thời gian từ 17-19h, TN chiếm 22,44%
    - Trẻ được sơ cứu là 57,52% và chủ yếu là do người không có chuyênmôn thực hiện. TN thường gặp nhiều ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: kinh tế nghèo, bố mẹ có trình độ văn hóa thấp ...

    Theo Gia đình và xã hội
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!


    Học sinh học bơi "trên giấy" đến khi nào?


    Sự ra đi đột ngột của hơn mười em học sinh bị đuối nước khiến việc phổ cập bơi mỗi lúc trở nên cấp thiết hơn. Nhưng phần lớn các dự án vẫn nằm trên giấy.

    Biết bơi, các em có thêm kỹ năng hòa đồng trong cuộc sống. (Nguồn ảnh: VietNamtime )

    Thiếu chỗ bơi

    Trước nguy cơ trên, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho rằng, cần phổ cập bơi cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học.

    Nhưng một năm sau khi Bộ GD-ĐT phát công văn yêu cầu dạy bơi để phòng chống đuối nước cho học sinh ngay từ cấp tiểu học, đến nay vẫn chưa có sự dịch chuyển. Các trường đều đang lắc đầu kêu khó do ... không có chỗ để học bơi.

    "Tất cả các trường đều chưa có bể bơi đã đành, cả quận Cầu Giấy cũng chỉ có duy nhất một bể bơi công cộng phục vụ người dân. Vậy thì chưa thể tính đến chuyện dạy bơi cho HS tiểu học được" - Bà Bùi Thị Vân Anh, Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy.


    Bà Bùi Thị Vân Anh, Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy chia sẻ: “Mong muốn là có thật nhưng không thể lên một kế hoạch quá xa rời thực tế được. Tất cả các trường đều chưa có bể bơi đã đành, cả quận Cầu Giấy cũng chỉ có duy nhất một bể bơi công cộng phục vụ người dân. Vậy thì chưa thể tính đến chuyện dạy bơi cho HS tiểu học được".

    Ở Hà Nội, hầu hết các trường công lập đều chưa có bể bơi để phục vụ cho việc dạy bơi cho học sinh.

    Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh (Q.Đống Đa, Hà Nội) Đỗ Quang Hợp chia sẻ, việc xóa mù kỹ năng bơi cho học sinh là mong muốn của nhà trường nhưng với điều kiện hiện có thì “lực bất tòng tâm”.

    Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân) cũng rục rịch việc dạy bơi cho học sinh tiểu học, nhưng chưa thể triển khai, vì bể bơi bên cạnh trường chưa xây xong.

    Còn ở TP.HCM, trong số 1000 trường từ tiểu học đến THPT trên địa bàn mới chỉ có 20 trường có hồ bơi.

    Chờ xây bể

    Chính vì hầu hết các trường đều chưa có bể bơi nên đến thời điểm này Sở GD-ĐT Hà Nội chưa có văn bản nào hướng dẫn các phòng giáo dục các quận huyện về việc đưa môn bơi vào trường tiểu học Hà Nội, dù chỉ là thí điểm.

    "Ngoại trừ, năm vừa qua đã tiến hành tập huấn cho giáo viên cốt cán của các trường về phòng chống tai nạn, thương tích cho HS, trong đó có kỹ năng bơi lội để có thể triển khai đến các em trong dịp hè" - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên (Sở GD-ĐT Hà Nội) Mai Sỹ Nhật cho biết.

    Một khó khăn phổ biến hiện nay được nhiều trường thừa nhận là thiếu người để dạy bơi. Mặc dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể dạy HS bơi.

    "Tuy nhiên, nếu cứ chờ trường học có hồ bơi mới thực hiện thì không biết đến khi nào" - ông Nguyễn Hoài Chương phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận. Vì vậy các trường phải tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ sở vật chất để huy động, khuyến khích HS tham gia. Biết bơi, các em không chỉ biết tự bảo vệ bản thân mình dưới nước mà còn có thêm kỹ năng hòa đồng trong cuộc sống".

    Ông Chương cho biết, bắt đầu từ năm học 2010-2011, chương trình Phổ cập bơi lội học đường được Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai ở các trường từ tiểu học cho đến THPT. Cùng với đó, Sở cũng đã ký kết liên tịch với Liên đoàn Thể thao dưới nước để cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn trung tâm thể thao của các quận, huyện hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí, chuyên môn…

    Còn ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên cho hay, căn cứ Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12/2010, Bộ GD-ĐT đang xây dựng Đề án phổ cập bơi trong trường học nhưng không thể làm đồng loạt cùng một lúc.

    Những vùng có nguy cơ cao về đuối nước đối với trẻ em sẽ được chú trọng, những nơi có điều kiện cơ sở vật chất và có thể tận dụng tốt nguồn xã hội hóa thì sẽ làm trước. Không nhất thiết mỗi trường phải có một bể bơi và mỗi trường phải có một giáo viên chuyên trách dạy bơi; có thể một cụm trường sẽ sử dụng chung một bể bơi và có 1-2 giáo viên là đã có thể đưa môn bơi vào dạy trong chương trình chính khóa cho học sinh.

    Mỗi năm ở nước ta có khoảng 6.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Tỷ suất chết do đuối nước của Việt Nam cao gấp 10 lần các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do các trận lũ lụt lớn ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
    Theo Thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2005, 2006 và 2007, số trẻ em và vị thành niên bị tai nạn thương tích là 556.891 trường hợp, hơn 22.000 em đã tử vong. Trong đó, tỷ lệ tử vong do đuối nước là cao nhất, chiếm hơn 50%.
    10 tỉnh có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa.



    Theo Nguyễn Hiền
    VietNamNet
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Chị chết, hai em bị thương vì chơi chong chóng bay
    Vụ việc xảy ra vào khoảng 18 giờ ngày 10/9, tại thôn An Hồ, xã Phong Niên (Bảo Thắng, Lào Cai).
    Sáng nay 11/9, ông Phạm Văn Việt, phó chủ tịch UBND xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), cho biết cháu Phạm Thanh Trúc, 10 tuổi, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Phong Niên, bị điện cao thế 35kV phía trên mái nhà ở phóng điện thiêu chết, em ruột là Phạm Quốc Huy (6 tuổi) và Phạm Nhật Tân (8 tuổi, em họ Trúc) bị thương nặng, phải cấp cứu tại bệnh viện.


    Nguyên nhân là do các cháu chơi chong chóng bay (loại do Trung Quốc sản xuất) bị mắc lên dây điện cao thế phía trên mái nhà. Cháu Trúc dùng thanh nhôm dài khoảng 3m chọc để lấy chong chóng xuống, bất ngờ bị phóng điện và chết cháy. Hai cháu Huy và Tân đứng cạnh bị bỏng nặng.


    Theo UBND xã Phong Niên, nhà ở của anh Phạm Văn Quang (bố đẻ của cháu Trúc và Huy) vi phạm hành lang an toàn đường điện cao thế, chính quyền và ngành điện đã lập biên bản xử lý nhưng nhà ở vẫn tồn tại, không di dời.



    Theo Hồng Thảo

    Tuổi Trẻ
     
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ

    Khi đã có con, các bậc cha mẹ nào cũng yêu thương và chăm con từng chút một. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý việc phòng ngừa tai nạn cho con mình, chỉ cần một sơ suất nhỏ của cha mẹ thì con cái có thể bị tai nạn đáng tiếc, cha mẹ lại cảm thấy có lỗi và dằn vặt dài dài.

    Phòng ngừa tai nạn ngã

    Ngã là một tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em, có thể nói hầu như đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp, trẻ bị chấn thương rất nặng nề dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ rất thích khám phá hoặc bắt chước người lớn, thích leo cầu thang, leo cửa sổ, thích trèo, đứng trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công, chơi trên võng, vui chơi ở nơi trơn trợt… Nếu người lớn bất cẩn không trông coi trẻ đúng cách thì trẻ sẽ dễ gặp tai nạn ngã.


    Kệ inox chứa vật dụng nhọn sắc.


    Khung sắt bảo vệ bếp gas mini.

    Chắn cầu thang loại có cửa.


    Với trẻ biết bò hay mới biết đi, thì giường ngủ cần phải có che chắn bảo vệ xung quanh, để tránh cho trẻ té từ trên giường xuống đất. Bạn có thể nhờ thợ gỗ đến đóng gỗ che chắn, hoặc tự chế bằng những ống nước dán keo (xem hình), hoặc lấy những khung sắt từ cái nôi sắt đế che chắn tại giường (xem hình).

    Đối với cầu thang thì bạn nhờ thợ mộc đến làm chắn cầu thang, hoặc mua bộ chắn cầu thang có sẵn về đóng. Thanh chắn ở ban công thì nên làm cao hơn đầu trẻ 6 tuổi, không có lỗ lớn để trẻ chui đầu ra. Sàn nhà vệ sinh hay phòng luôn khô, tránh ướt trơn trợt. Trong phòng nên để ít đồ, chỉ những đồ cần thiết, không để đồ chơi bừa bãi trên sàn nhà, trẻ có thể đạp vào vấp té. Trong trường hợp bạn nấu ăn cho trẻ, tốt nhất đừng để trẻ một mình trong phòng mà không có bạn, bạn có thể cho trẻ vào nôi sắt chơi, nôi sắt cách chỗ bạn nấu ăn khoảng 3m và trông tầm nhìn của bạn, trẻ sẽ cảm thấy an toàn vì luôn có mẹ kề bên.

    Phòng ngừa tai nạn bỏng

    Bỏng ở trẻ em cũng là một tai nạn hay gặp tiếp theo. Theo khảo sát gần đây, số trường hợp nhập viện do bỏng thì có 50% những ca bỏng là trẻ dưới 5 tuổi, bé trai bị bỏng nhiều hơn bé gái và bỏng xuất hiện rải rác trong năm. Các ca bỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu bếp từ 8 - 10 giờ sáng hoặc chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như: nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe... trong tầm với của trẻ. Nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ nhỏ là nước nóng. Trẻ em chơi đùa tại chỗ bếp đang nấu hay nghịch lửa bếp ga, hột quẹt, khám phá thức ăn trong nồi đều có thể dễ bị bỏng. Vì thế không nên cho trẻ chơi đùa gần bếp. Bếp nên ở vị trí cao, đừng để dưới đất, khi nấu ăn không nên cho trẻ lẩn quẩn trong bếp. Nấu ăn xong, những món sôi nóng cần để xa và cao để tránh tầm tay của trẻ. Nhiều gia đình vì điều kiện khó khăn xài bếp gas mini để dưới đất thì cần rào thanh chắn xung quanh bếp gas này để tránh cho trẻ nghịch bếp gas.

    Phòng ngừa tai nạn từ đồ chơi - đồ vật

    Với những đồ chơi bằng mủ (nhựa) do Trung Quốc sản xuất thì chất lượng rất kém, dễ vỡ tạo những góc cạnh nhọn sắc gây đứt tay, hay chọc vào mắt gây chấn thương. Khi cho trẻ chơi, cần chú ý, đồ chơi bị nứt thì nên loại hẳn, đừng tiếc tiền mà có thể gây tật cho con. Những đồ chơi có pin tiểu nhỏ, cần chú ý vì trẻ có thể lấy pin nuốt hay nhét vào lỗ mũi. Những đồ chơi có nguồn gốc sản xuất rõ và có ghi lứa tuổi phù hợp, nên chọn những loại này phù hợp theo tuổi.

    Tivi đừng treo trên tường, trẻ hiếu động có thể đu vào làm tivi rơi hoặc kệ ti vi yếu làm rơi tivi vào đầu trẻ. Các vật dụng như: dao, kéo, thớt cần treo trên cao, tránh tầm tay trẻ. Đã có trường hợp trẻ nghịch thớt và bị thớt rơi làm dập móng ngón chân.

    Phòng ngừa tai nạn khác

    - Phòng đuối nước: bố mẹ phải thường xuyên kiểm soát trẻ khi trẻ đứng gần các hồ bơi, sông hồ.

    - Phòng nuốt vật nhỏ hay nhét vào mũi: để những vật nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ và khuyến khích trẻ chơi trong một không gian mở, nơi mà bố mẹ có thể kiểm soát được bé.

    - Phòng kẹt ngón tay: không để bé đùa nghịch xung quanh cửa. Lắp đặt những miếng xốp vào khe cửa, để cửa không tự đóng vào.

    - Phòng tai nạn giao thông: khi chở trẻ nhỏ lưu thông trên đường, cần thắt dây an toàn, che chắn cẩn thận, lưu thông với tốc độ vừa, không uống rượu khi lưu thông.

    - Phòng tai nạn thang cuốn ở siêu thị: ba mẹ nên bế trẻ nhỏ khi đi thang cuốn, đừng để trẻ tự đi vì khi có chuyện xảy xa thì không kịp xử lý.

    Cuối cùng, bạn cần nhớ một điều là:

    “Trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chămsóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi”.

    BS. TRẦN MẠNH HÀ





    http://suckhoedoisong.vn/20101025103028996p0c10/phong-ngua-tai-nan-cho-tre-nho.htm
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng ngừa tai nạn thương tích mùa hè cho trẻ em

    Trẻ em do chưa ý thức sâu sắc về mức độ nguy hiểm của những tai nạn thương tích trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt vào dịp nghỉ hè, nên trẻ em chính là nạn nhân của những tai nạn nguy hiểm, đôi khi dẫn đến tử vong thật đáng tiếc. Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo chương trình phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em của TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ tử vong do TNTT ở trẻ em gia tăng liên tục từ 0,17% lên đến 0,25% trong vòng 5 năm qua.



    Tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em vào dịp nghỉ hè

    1. Đuối nước: trẻ em vốn dĩ rất thích nghịch nước, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng, được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh giúp các em có được những phút giây thật thoải mái sau những tháng ngày học tập căng thẳng. Tuy nhiên nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ người lớn khi trẻ em bơi lội, chơi đùa trong ao, hồ, bể bơi…thì khả năng các em bị đuối nước là điều khó tránh. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho 3.786 trẻ em và trẻ vị thành niên từ 0 đến 19 tuổi trong năm 2007. Trong số này, khoảng 36% xảy ra ở trẻ em từ 0 đến 4 tuổi, 48% ở trẻ từ 5 đến 14 tuổi, và 16% ở trẻ em và vị thành niên từ 15 đến 19 tuổi.

    2. Phỏng ở trẻ em: trẻ em vốn rất hiếu động và hay tò mò, nhất là lứa tuổi lậm chậm biết đi, do chưa lường hết những nguy hiểm từ chính những tác nhân gây phỏng trong nhà như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe...lại được đặt ngay trong tầm với của trẻ, nên việc trẻ bị phỏng là điều khó tránh. Khảo sát gần đây cho thấy, trong số những trường hợp nhập viện do phỏng thì có đến 50% ca phỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, bé trai bị phỏng nhiều hơn bé gái và phỏng xuất hiện rải rác trong năm. Các trường hợp phỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu nhà bếp từ 8 - 10 giờ sáng hoặc chập choạng tối, do người lớn bất cẩn để trẻ chơi đùa một mình vì bận rộn nấu nướng hoặc lo bữa điểm tâm cho gia đình.

    3. Động vật hoặc côn trùng cắn: mùa nghỉ hè cũng là dịp các em được về quê nội/ngoại để tận hưởng những giây phút dã ngoại với bao nhiều điều thú vị chờ đón, nếu không cẩn thận việc chơi đùa quá trớn có thể làm các em gặp nguy hiểm như bị rắn cắn, ong đốt, chó dữ tấn công…Báo cáo thống kê tại Tiền Giang cho thấy TNTT nổi cộm ở trẻ là bị chó cắn, rắn cắn. Tổng số trường hợp trẻ em bị rắn cắn, chó cắn được xếp vào hàng thứ 2 sau tai nạn giao thông. Kết quả điều tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng cho biết có 1.464 trường hợp/100.000 trẻ trong 1 năm bị súc vật cắn vào mùa nắng nóng. Trẻ bị rắn cắn hoặc ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    4. Trẻ bị té ngã hoặc bị tai nạn giao thông: té ngã là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, hầu như trẻ nhỏ nào cũng đã từng bị té ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Một số chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng đôi khi trẻ cũng bị chấn thương nặng nề rồi dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ rất thích khám phá và bắt chước người lớn như thích leo cầu thang, leo cửa sổ, đứng trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công, chơi trên võng, nơi trơn trợt… Nếu người lớn không trông coi trẻ cẩn thận thì trẻ sẽ dễ gặp tai nạn té ngã. Vào dịp hè trẻ thường xuyên di chuyển cùng cha mẹ trên xe gắn máy để thưởng ngoạn những ngày hè, nếu không chú ý tính an toàn khi cho trẻ ngồi trên xe nhất là việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ theo qui định, khi xảy ra tai nạn trẻ có thể gặp những hậu quả khôn lường. Số liệu từ báo cáo từ 54 tỉnh thành của Bộ Y tế trong năm 2008 cho thấy có 495.545 vụ chấn thương đầu. Trong số này, tỷ lệ nạn nhân dưới 14 tuổi là 13%, gần 50% số trẻ em bị chấn thương não do không đội mũ bảo hiểm.

    Một số biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em

    - Phòng đuối nước: phải có sự giám sát chặt chẽ của người lớn mỗi khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước như ao, hồ, sông, bể bơi…Các vật dụng chứa nước nên đậy thật kỹ, tốt nhất là không nên trữ nước khi không thật cần thiết.

    - Phòng ngừa phỏng cho trẻ em: giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bỏng bằng cách không nên cho trẻ chơi đùa gần bếp. Bếp nấu ăn nên đật ở vị trí cao, khi nấu ăn không nên cho trẻ lẩn quẩn trong bếp. Nấu ăn xong, những món sôi nóng cần để xa và cao khỏi tầm tay trẻ.

    - Phòng động vật, côn trùng cắn: khuyên trẻ không nên leo trèo phá phách trên cây để ngừa ong đốt, không nên chơi đùa ở những nơi có nhiều bụi rậm hoặc thọt tay vào trong hang, lỗ không an toàn để ngừa rắn cắn, nhất là không nên chọc phá hoặc đến gần nơi có thú dữ như chó, mèo, gấu, khỉ…

    - Phòng té ngã và tai nạn giao thông: tốt nhất trẻ nhỏ phải luôn được người lớn chăm sóc mỗi khi trẻ ăn, ngủ, chơi đùa. Khi chở trẻ nhỏ lưu thông trên đường, cần thắt dây an toàn, che chắn cẩn thận, lưu thông với tốc độ vừa, tuyệt đối không uống bia, rượu khi lưu thông.

    Ths. BS Đinh Thạc

    http://www.nhidong.org.vn/Default.aspx?sid=7&nid=2545
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cậu bé 14 tuổi xả thân cứu người

    10 đứa trẻ rủ nhau đi tắm ao, một em sụp chân xuống hố sâu chới với. Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên kiệt sức, qua đời tại bệnh viện. Tỉnh đoàn Quảng Ngãi chiều nay đề nghị truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho cậu bé 14 tuổi.

    Đây là lần thứ 3 Nguyên cứu người, lại là lần định mệnh cướp đi sinh mạng của em. Cả xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, những ngày qua xôn xao về sự ra đi của cậu học trò trường THCS Bình Chánh.

    Trưa 8/9, sau khi tập tành múa lân đón tết trung thu, nhóm khoảng 10 đứa trẻ rủ nhau đi tắm ao để giải nhiệt. Em Phạm Văn Thơ, học sinh lớp 6, không biết bơi lại lội ra xa cách bờ khoảng 3m thì sụp hố sâu đuối nước. "Trong khi em hoảng loạn vùng vẫy thì may được anh Nguyên cứu đưa vào bờ", cậu bé kể rồi khóc: "không ngờ ảnh kiệt sức...".

    Người lớn đã cấp tốc đưa Nguyên đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu, song em kiệt sức lịm dần, rơi vào hôn mê sâu và không bao giờ tỉnh lại nữa...

    Sáng 12/9, hàng trăm người dân, học sinh cùng giáo viên trường THCS Bình Chánh tiếc thương tiễn đưa cậu học trò nghèo Trần Văn Nguyên về nơi an nghỉ cuối cùng. Câu chuyện về cậu bé 3 lần xả thân cứu người được bà con thôn Cù Lao nhắc lại trong tang lễ với nỗi nghẹn ngào.

    Con sông Trà Bồng chảy ngang qua thôn Cù Lao tạo nên nhiều ao hồ, nhánh sông. Ba năm trước, Nguyên vừa tròn 11 tuổi đã cứu bạn cùng lớp đang "giã gạo" đuối nước trên sông Đầm. Người gặp nạn lần ấy là em Bùi Thị Hương. "Nghỉ hè năm 2009, trong lúc cùng các bạn ra sông chơi em bị sặc nước, rơi vào vùng nước xoáy. Nghe tiếng kêu cứu của các bạn, lúc ấy dù Nguyên nhỏ hơn em 3 tuổi vẫn lao xuống dòng nước dìu em vào bờ thoát chết", Hương đỏ hoe mắt nhớ lại khoảnh khắc cứu mạng của ân nhân mình.

    Khóc sưng húp mắt trong lễ đưa tang Nguyên, em Trần Văn Hải thút thít nói: "Không nhờ anh Nguyên cứu thì em không được sống đến ngày hôm nay". Năm ngoái, trong lúc tắm hồ, Hải rơi vào vùng nước sâu, hụt chân uống nước no bụng. May mà Nguyên phát hiện nhảy xuống cứu kịp đưa lên bờ, kêu người lớn đưa Hải về nhà sơ cứu tỉnh lại.

    Sinh ra trong gia đình nghèo khó ở xóm ốc đảo thôn Cù Lao, xã Bình Chánh, Nguyên lúc nào cũng ngoan hiền, vượt khó học giỏi.

    Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã hoàn tất thủ tục đề xuất Trung ương Đoàn truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho em Trần Văn Nguyên vì thành tích 3 lần cứu người.

    Trao đổi với VnExpress.net, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết: "Nguyên tuổi còn nhỏ nhưng tinh thần dũng cảm, thương người của em khiến nhiều người cảm phục. Tấm gương cứu người của em hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh, truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm".

    Trí Tín
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Bị dừa rơi trúng đầu, bé 3 tuổi chấn thương sọ não

    (Dân trí) - Trong lúc hai chị em dắt nhau đi bên lề đường, bất ngờ bé T. bị trái dừa từ trên cây rơi trúng đầu, bất tỉnh. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định tai nạn hi hữu khiến bệnh nhi bị tụ máu dưới màng cứng, tổn thương vùng thần kinh ngôn ngữ.

    ...
    Qua trường hợp này bác sĩ khuyến cáo chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, nguy cơ xảy ra chấn thương luôn rình rập. Để tránh những tai nạn tương tự hoặc tai nạn đáng tiếc khác có thể xảy ra, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ chơi dưới gốc dừa, gốc sầu riêng… không cho trẻ leo trèo cao.

    Trong trường hợp xảy ra chấn thường đầu, nếu chấn thương nhẹ, bé hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì lạ, cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng trong vòng 24 giờ nếu xuất hiện các biểu hiện như: Tình trạng lúc tỉnh lúc mê, ngủ mê kêu không thức dậy, nhức đầu dữ dội, ói mửa nhiều lần, co giật tay chân… cần phải đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, điều trị kịp thời.
    Vân Sơn


    http://dantri.com.vn/c728/s728-519480/bi-dua-roi-trung-dau-be-3-tuoi-chan-thuong-so-nao.htm
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/40500/gio-tre-an-bot-trong-thang-may--dua-voi-tu-than.html

    Dỗ trẻ ăn bột trong thang máy: đùa với tử thần


    - Câu chuyện buồn về người đàn ông bị rơi trong thang máy và chết tại tòa nhà CT3 (ở phường Yên Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội) ngày 21/9/2011 đã khiến nhiều người đang ở chung cư không khỏi rùng mình, lo sợ.

    Việc sử dụng thang máy đối với người dân trở thành một việc rất bình thường, đơn giản.

    Thế nhưng, không phải cứ vào thang máy, ấn tầng di chuyển là đã biết cách sử dụng. Câu chuyện về người đàn ông bị rơi trong thang máy và chết tại tòa nhà CT3 (ở phường Yên Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội) đã khiến rất nhiều người đang ở chung cư không khỏi rùng mình, lo sợ.

    Bài học về việc sử dụng thang máy một lần nữa lại được mọi người xôn xao bàn tán.



    “Không phải cứ thích là cho con vào thang máy ăn bột”

    Một thực tế hiện nay cho thấy, ở các khu chung cư, nhiều gia đình có con nhỏ đang lạm dụng thang máy trở thành nơi vui chơi cho các cháu, thậm chí biến thành căng tin vào giờ dỗ trẻ ăn uống.



    Nhiều hộ dân ở các khu chung cư khi bắt đầu về sinh sống tại tòa nhà rất chủ quan với việc tìm hiểu về an tòan thang máy.








    Trong các thang máy của tòa nhà văn phòng hay chung cư, ban quản lý tòa nhà đều treo bảng hướng dẫn và nội quy sử dụng thang máy (Ảnh: Thu Lý)


    Có mặt trưa ngày 22/9 tại khu vực chung cư Nam Trung Yên, một người phụ nữ vừa hoàn thiện xong việc cho cháu ăn bột bằng cách ấn thang máy cho đi lại đã trả lời PV như sau: “Vào giờ cao điểm thì ở đây mọi người hay cho trẻ con vào trong thang, đi lại cho chúng nó thích, ăn cũng nhanh hết mà lại không chạy lung tung được”.



    Bác Đình Đông, một người dân sống trong khu Nam Trung Yên bức xúc: “Nhiều lần họp khu dân cư tôi đã nói rồi, không phải cứ thích là cho con vào thang máy ăn bột, vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, lại vừa ảnh hưởng đến mọi người xung quanh”.



    Trong các thang máy của tòa nhà văn phòng hay chung cư, ban quản lý tòa nhà đều treo bảng hướng dẫn và nội quy sử dụng thang máy.



    Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là gần như không bao giờ có người chú ý đến những nội quy này để vận hành cho đúng cách.



    Anh Hiếu, người làm công việc quản lý tòa nhà có kinh nghiệm cho rằng: Quan trọng nhất trong trường hợp này là nhân viên BQL tòa nhà phải bình tĩnh và có qui trình xử lý chuẩn, nếu không sẽ trầm trọng hóa sự việc.



    Việc sai sót của máy móc là khó tránh khỏi, thang được bảo trì định kỳ theo tháng, kỹ thuật theo dõi vận hành hàng ngày, những vẫn kẹt, mất điện, rơi tự do vài tầng rồi dừng, nhưng những người sử dụng chỉ cần hiểu một chút về thang máy thì cũng chắc không dẫn đến hậu quả chết người.



    Thực tế là mọi người rất chủ quan về an toàn cho chính mình, thông báo các kiểu cũng bỏ ngoài tai. Bỏ nhiều tiền ra diễn tập PCCC, nhưng khách hàng dửng dưng, cái nút gọi khẩn cấp trong thang thì như đồ chơi, thích lại bấm cho vui!?










    Thang máy ở khu Nam Trung Yên hư hỏng gây hoang mang trong người dân (Ảnh: Lao Động)


    Đi thang máy cũng cần biết cách

    Theo một thành viên trên một diễn đàn, thang máy nào cũng có một bộ lưu điện đề phòng khi mất điện.



    Vấn đề này người dân sinh sống tại các khu chung cư cần kiểm tra kĩ với chủ đầu tư hoặc ban quản lý tòa nhà để biết rõ.



    Nguyên tắc khi thang máy bị dừng đột ngột do mất điện hay bất kỳ nguyên nhân gì khác đều phải gọi và đợi cứu hộ từ những người có chuyên môn.



    Thành viên Nakio trên diễn đàn otofun chia sẻ về kinh nghiệm đối phó với thang máy lúc mất điện giữa chừng: Cắt điện nguồn cấp vào thang; Chạy lên phòng máy, dùng cảo mở phanh và đưa tay quay vào quay tới đưa thang về tầng theo dấu trên cáp; Xác định tầng thang dừng chạy xuống dùng chìa khóa mở cửa thang để khách ra.








    Cư dân mạng vẽ phác thảo thang máy để hướng dẫn nhau


    Nhiều người thống nhất cho rằng, thang máy không bao giờ kín đến ngạt thở cả nên khi bị mặc kẹt thì phải bình tĩnh chờ kỹ thuật đến xử lý không nóng vội tìm cách chui ra dễ tai nạn.



    Anh Thế, một người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc bảo trì thang máy chia sẻ với PV VietNamNet: Trường hợp để có người ngã ở thang máy thì người cứu hộ là quá kém chuyên nghiệp, chủ quan, người bị nạn cũng ẩu.



    Thường thì khoảng hở của buồng thang là nhỏ, khoảng hở cửa thang với giếng thang là lớn, trường hợp này rất nguy hiểm khi nhẩy từ trong buồng thang ra.



    Thực ra theo đúng tiêu chuẩn an toàn thì chỉ những người đã được huấn luyện mới được phép cứu hộ thang máy, tuy nhiên mọi người thường hành động theo ý thích của mình.



    "Thực tế thang máy tải khách là phương tiện vận chuyển rất an toàn, nó mất an toàn vì lỗi của người sử dụng và vận hành.



    Tôi là người trong nghề, tuy nhiên khi bị kẹt trong thang máy tôi cũng gọi sự trợ giúp từ bên ngoài, tôi chỉ tự cứu hộ cho mình khi chính tôi đang bảo trì hoặc sử chữa cái thang đấy, với trường hợp khác thì luôn là không vì mình không hiểu nó thì chỉ tự vác cái nguy hiểm vào mình" - anh Thế nói.







    Ngày 22/4/2011, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với “thang máy điện”.
    Theo đó, mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp thẻ an toàn theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của thang máy mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến thang máy; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.

    Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và đã đăng ký sử dụng với cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy. Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.

    Thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường. Các thang máy làm việc trong điều kiện làm việc bình thường thì chu kỳ kiểm định không ít hơn 5 năm một lần. Các thang máy làm việc trong điều kiện môi trường ăn mòn, tần suất làm việc cao thì chu kỳ kiểm định không ít hơn 3 năm một lần.

    *Theo luật xây dựng, thang máy là một thiết bị công trình. Thiết bị này trước khi đưa vào công trình phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu thiết bị đó được nhập khẩu thì phải có chứng chỉ xuất xứ (CO) và chứng chỉ chất lượng (CQ), để đảm bảo nhà sản xuất đã sản xuất theo đúng đơn đặt hàng, đúng tiêu chuẩn, đúng chỉ dẫn kỹ thuật.


    Thu Lý
     
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Các mẹ có kinh nghiệm, kiến thức hay thông tin gì về vấn đề này thì cùng chia sẻ nhé.

    Cảm ơn các mẹ ./.
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Uống nhầm xăng, bé 1 tuổi tử vong

    Trong lúc đang vo gạo ở sau bếp, người mẹ vô tình đặt con nhỏ trên sàn tre, để gần một số chai lọ. Bé gái đã vớ chai nước ngọt C2 đựng xăng để uống rồi đột tử sau đó.

    http://dantri.com.vn/c728/s728-523942/uong-nham-xang-be-1-tuoi-tu-vong.htm
     
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Bé trai 2 tháng tuổi bị động vật cắn đứt dương vật

    Ngày 4/10, bé trai Chích Thông Minh (2 tháng tuổi) người dân tộc Khơ Mú ở xã biên giới Bảo Nam 2 huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được xuất viện về nhà sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện Nhi Nghệ An.

    http://dantri.com.vn/c728/s728-524281/be-trai-2-thang-tuoi-bi-dong-vat-can-dut-duong-vat.htm
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Hiểm họa tai nạn ở trẻ em

    (Dân trí) - Trẻ tử vong vì ngạt nước, chấn thương sọ não do té cầu thang, thủng mắt vì chơi vật nhọn… Những tai nạn thương tâm liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn cho trẻ.


    Liên tiếp những tai nạn thương tâm

    Ngày 25/2 một bé gái tại trường mầm non Tuổi Ngọc thuộc thị trấn Dĩ An, Bình Dương đã tử nạn do cắm đầu vào xô nước trong nhà vệ sinh. Dư luận chưa hết bàng hoàng thì một vụ việc tương tự lại xảy ra tại TPHCM. Bé gái 14 tháng tuổi ngụ tại quận 2 cũng bị té cắm đầu vào xô nước tại nhà trẻ. Cháu được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

    Tiếp đó là hàng loạt các vụ tai nạn về mắt khiến cho trẻ mắc phải những thương tật suốt đời. Sau khi nhặt được một ống kim tiêm ở bụi cây gần nhà, cậu bé 6 tuổi ngụ tại Hóc Môn, TPHCM dùng nó làm “súng bắn nước”. Nhưng khi đang mê mẫn với trò chơi thì mũi kim tiêm bất ngờ văng ra chọc thủng mắt phải.

    Một bé gái 2 tuổi ngụ tại Bình Dương cũng đã bị rách tròng đen, phồng mống mắt do cầm dao nhọn chơi. Trong lúc gia đình không để ý cháu đã quơ tay khiến mũi dao đâm thẳng vào mắt trái.


    Một vụ việc thương tâm khác mới xảy ra tại Đồng Nai khiến 4 trẻ phải nhập viện. Trong đó có cháu Đ.V.T (13 tuổi) bị dập nát các đầu ngón tay phải, mắt phải bị vỡ thủy tinh thể. Nhiều khả năng mắt của cháu sẽ không nhìn thấy lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các cháu chơi nhầm phải ngòi nổ bị bỏ lại trong rẫy.


    Chỉ vì một phút lơ là của người lớn, cháu bé 3 tuổi ngụ tại quận Thủ Đức, TPHCM đã bị chấn thương sọ não do ngã xuống từ cầu thang vào ngày 11/4. Nhờ sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ cháu đã may mắn giữ lại được mạng sống. Tuy nhiên, cháu khó có thể tránh khỏi những di chứng thần kinh về sau này.


    Phải làm gì để hạn chế tai nạn ở trẻ?

    Chơi cùng con và luôn để mắt đến con là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng ngừa tai nạn ở trẻ nhỏ

    Bên cạnh những thương tích nghiêm trọng nêu trên, trẻ còn gặp phải các tai nạn khác. Mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2, TPHCM tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi gặp dị vật đường thở, bỏng nước, bỏng điện, ngộ độc… Nhiều ca chấn thương như gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống vì té ngã.

    Theo PGS. TS. BS Đoàn Thị Ngọc Diệp - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cho biết: “Hầu hết trẻ mắc phải những tai nạn đều là do sự sơ ý hoặc một phút lơ là ở người lớn. Vì thế biện pháp tốt nhất để phòng ngừa tai nạn cho trẻ chính là sự nhận thức, cảnh giác của người lớn trước các nguy cơ có thể gây ra tai nạn”.


    Tuyệt đối không để những chất như xăng, dầu hôi, axit, thuốc trừ sâu, thuốc tây, nước sôi, ổ điện… trong tầm tay của trẻ. Các cháu thường rất hiếu động nên hay leo trèo vì thế tại những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công phải được ngăn cách bằng hàng rào có thanh dọc bảo vệ.

    BS Diệp đang phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn ở trẻ nhỏ

    Bác sĩ Diệp nhấn mạnh: “Trong trường hợp trẻ gặp phải các tai nạn cần tiến hành sơ cứu cho các cháu trước khi chuyển đến bệnh viện. Với những trẻ bị ngộ độc, nếu đã mất ý thức và ngưng thở thì tiến hành cấp cứu ngưng thở ngưng tim. Trường hợp còn tỉnh táo thì gây nôn cho trẻ và cho uống nhiều nước lọc, nước đường.


    Trẻ bị bỏng do nhiệt, nước sôi, hóa chất, điện... Trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cần vén bỏ quần áo, để lộ vùng bị bỏng và rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch. Không bôi kem đánh răng hay nước mắm lên vết bỏng, phủ vải sạch lên vết bỏng. Trẻ bị hóc dị vật cần vỗ ngực ấn lưng để tống dị vật ra ngoài. Không đưa tay vào móc họng trẻ nếu không nhìn thấy dị vật.


    Với những trẻ bị chấn thương, nếu nghi các cháu mắc phải chấn thương cột sống cần phải cố định vết thương trước khi đưa các cháu đến bệnh viện. Tránh trường hợp trẻ đứt tủy sống dẫn đến bại liệt suốt đời.


    Vân Sơn
    http://dantri.com.vn/c7/s7-391563/Hiem-hoa-tai-nan-o-tre-em.htm
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Báo động tai nạn trẻ em

    Ngoài chuyện trẻ bị chó cắn, chết đuối, điện giật... còn có những nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ "khó tin" như: khi hơ con, làm rớt con vô mẻ than; chuyền con qua nồi nước đang sôi...


    "Ba mẹ hại con rồi!"

    Gương mặt thất thần, chị L.P (22 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) nhìn như bị thôi miên vòm miệng đen ngòm của đứa con trai 2 tuổi. Chị vò đầu bứt tai ân hận: "Lỗi tại tụi tui cẩu thả... Con ơi, ba mẹ hại con rồi!". L.P cho biết, cách đây nửa tháng, lúc chị đang tắm thì hết nước. Chị nhờ chồng mở máy bơm nước giùm. Khi đã bật cầu dao nhưng chưa kịp nối sợi dây điện với máy bơm thì đứa con trai của anh chị đã đưa phích điện cắm vào miệng! Theo các bác sĩ, sau ba tuần điều trị, cháu bé phải trải qua đợt cắt lọc lưỡi, vòm miệng. Có khả năng bé bị mất 2/3 cái lưỡi và những vùng lân cận do bị hoại tử bởi điện. Cũng tại khoa Phỏng - Chỉnh hình Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, chúng tôi gặp anh H. (quê Quảng Trị, thuê nhà ở Hóc Môn) đang túc trực chăm sóc đứa con trai 18 tháng của mình. Cháu bé bị phỏng do té vào nồi canh đang sôi. "Phải chi tui làm thanh chắn không cho con bò ra sau nhàâ; phải chi vợ chồng tui để mắt tới con hơn thì..." - anh H. than thở.

    Theo bà Nguyễn Thị Liên - Điều dưỡng trưởng khoa Phỏng - Chỉnh hình Bệnh viện Nhi đồng 1, trung bình mỗi tháng, Bệnh viện tiếp nhận 200 - 250 ca bệnh nhi điều trị chỉnh hình (nhiều nhất là do tai nạn giao thông, té ngã) và 40 - 50 ca bị phỏng (3 ca tử vong trong năm 2007). Trong đó, có những nguyên nhân gây tai nạn ở mức "khó tin" như: khi hơ con, làm rớt con vô mẻ than; chế nước sôi pha sữa trên người con; chuyền con qua nồi nước đang sôi... Ông Nguyễn Văn Tính - Phó chủ tịch HĐND huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết một trong những tai nạn trẻ em khá phổ biến ở đây là chết đuối vì địa hình có rất nhiều kênh rạch, ao hồ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp liên quan đến sự bất cẩn của cha mẹ. Một số phụ huynh khi đi giăng lưới dẫn trẻ nhỏ đi theo. Mải mê làm việc, đến khi quay lại phát hiện con, em mình đã bị lọt xuống ao hồ, chết đuối tự bao giờ!

    Hai năm, hơn 80 ngàn trẻ...

    Ước tính mỗi năm, cả nước có khoảng 27 ngàn trẻ em bị chết do tai nạn thương tích. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông và đuối nước. Được biết sắp tới sẽ diễn ra hội nghị cấp cao về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa XII tổ chức. Hội nghị sẽ đề ra những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.


    "Thật đáng kinh ngạc trước tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em rất cao trong những năm gần đây", đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM nhận định qua đợt khảo sát lần đầu tiên về tình hình tai nạn thương tích trẻ em tại TP.HCM. Theo thống kê, hai năm qua (từ 1.10.2005 đến 30.9.2007), số trẻ em bị tai nạn thương tích đến khám, cấp cứu và điều trị tại 52 đơn vị y tế đóng trên địa bàn TP.HCM là 80.819 ca và số ca tử vong là 169. Trong đó, số em bị ngã là 50.206 ca, tai nạn giao thông là 17.811, hóc dị vật 8.283, bỏng 2.183, tai nạn lao động là 516, bị súc vật, động vật cắn là 483...

    Theo ông Tăng Cẩm Vinh, Phó ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, tình hình trẻ bị tai nạn thương tích do nạn bạo hành gia đình cũng là một trong những thực trạng đáng lo ngại. Hai năm qua, đã xảy ra 1.186 vụ bạo hành trẻ em. Trong đó, một số vụ để lại di chứng nặng về mặt tâm lý, tỷ lệ thương tật cao. Điển hình là vụ em N.H.L (9 tuổi), bị mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và búa đánh vào đầu chỉ vì em ăn hết phần thức ăn để dành buổi chiều. Còn hai em Toàn và Còi thì bị đánh đến bầm mặt, tróc móng tay vì xin không đủ 200 ngàn đồng đem về...

    Hơn 80 ngàn ca vẫn chưa phản ánh toàn diện thực trạng tai nạn trẻ em tại TP.HCM. Bởi lẽ, số liệu này chỉ nắm được qua những trường hợp nhờ hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế can thiệp. Bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm từ gia đình, nhà trường, công tác khảo sát, kiểm tra đòi hỏi phải được thường xuyên, kịp thời mới... thì số ca tai nạn mới có thể hy vọng giảm thiểu.


    Theo Thanh Niên Online
    http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/20080116/35A6E733/
     
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Trẻ em dễ bị tai nạn thương tích tại... nhà


    Nhiều phụ huynh không để ý đồ chơi nhỏ, tròn, sắc nhọn khiến trẻ nuốt, chảy máu; bà cháu cùng cười đùa trong lúc ăn nhãn khiến cháu bị hóc hạt nhãn. Ngoài ra, ngã cầu thang, gác xép không có tay vịn, thò tay vào ổ điện dưới thấp, không che chắn… là nguyên nhân của rất nhiều ca tai nạn thương tích trẻ em.


    Tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em (do tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngã, bạo lực trong gia đình, xã hội và tự tử...) là thứ "họa bất kỳ" mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng đột biến vào dịp nghỉ hè, chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca TNTT đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.

    Nơi xảy ra tai nạn nhiều nhất

    Từ khi bắt đầu vào dịp nghỉ hè tới nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận số ca bệnh nhi TNTT đau lòng tăng gấp đôi so với ngày thường. Các bác sỹ ghi nhận, nhà lại chính là nơi xảy ra rất nhiều ca TNTT trẻ em. Nhiều phụ huynh cẩn thận để trẻ chơi trong phòng đã chặn cửa ra vào, lối đi, nhưng lại không để ý đồ chơi nhỏ, tròn, sắc nhọn khiến trẻ nuốt hoặc bị cứa đứt tay, chân; bà cháu cùng cười đùa trong lúc ăn nhãn khiến cháu bị hóc hạt nhãn.


    Chỉ một phút lơ là, trẻ có thể gặp nguy hiểm như ngã cầu thang

    Ngoài ra, ngã cầu thang, gác xép không có tay vịn, thò tay vào ổ điện dưới thấp, không che chắn… là nguyên nhân của rất nhiều ca TNTT trẻ em phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương.

    Đặc biệt, ở nhiều vùng nông thôn, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong trẻ em cao nhất. Nhiều trẻ bị cướp đi sinh mạng hoặc mang thương tật suốt đời chỉ vì những nguyên nhân không đáng có. TNTT hiện đang là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật cho trẻ em.

    Đau lòng hơn, tại Viện Bỏng quốc gia, phần lớn số bệnh nhân luôn là trẻ em, đặc biệt là trong những ngày hè này, số bệnh nhi tăng gấp đôi và tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn.

    Có mặt tại Khoa Bỏng trẻ em, chúng tôi đã chứng kiến những thân thể non nớt quấn trong băng trắng, những tiếng khóc thét khi y tá thay băng. Điều đáng nói là rất nhiều trẻ nhập viện bị bỏng sâu, phải điều trị lâu dài và chịu những di chứng nặng nề như sẹo xấu, sẹo co kéo, cắt cụt chi...

    TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, trẻ em bị tai nạn bỏng dù trong hoàn cảnh nào thì nguyên nhân vẫn là do người lớn. Rất nhiều vật dụng trong nhà như đồ điện, bàn là, bếp, phích nước nóng, thức ăn nóng… sẽ gây bỏng nặng nếu người lớn lơ là không để mắt tới trẻ.

    Khi trẻ bị bỏng, lại chưa biết cách sơ cứu đúng là ngâm chỗ phỏng bằng nước lạnh 15-20 phút để hạ nhiệt độ, sau đó băng chỗ phỏng lại và đưa ngay tới cơ sở, các phụ huynh lại nghe theo kinh nghiệm phản khoa học do người khác rỉ tai như bôi kem đánh răng, vôi, muối, nước mắm… lên vết bỏng không được xử trí sớm và càng nặng hơn.

    Người lớn bất cẩn

    Bác sỹ Cao Độc Lập, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, số ca TNTT trẻ em nhập viện trong dịp này chủ yếu là bị gãy xương tay, chân do ngã, đi xe đạp, trượt patanh, chơi đùa… Đặc biệt, gần đây đã nổi lên số bệnh nhân bị TNTT do đi xe đạp "ruồi" với nhiều kiểu nhào lộn khác nhau.

    Ngoài ra, bác sỹ Lập vẫn tiếp tục bày tỏ băn khoăn xung quanh việc trẻ em dưới 14 tuổi không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Ở các nước có nền y học phát triển trên thế giới, trẻ em khi đi xe đạp, chơi trò chơi, trượt tuyết, trượt patanh… đều được khuyến khích đội mũ bảo hiểm.

    Theo bác sỹ Lập, lý do trẻ em có đốt sống cổ yếu, việc đội mũ bảo hiểm có thể gây tổn thương là chưa thuyết phục. Điều quan trọng là phải đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng an toàn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hiện chưa có cơ sở khoa học xác định chính xác tuổi bắt đầu đội mũ bảo hiểm bắt buộc, nhưng theo bác sỹ Lập, bất kỳ trẻ nào đã có khả năng ngồi độc lập trên xe gắn máy thì nên đội mũ bảo hiểm.

    Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế, năm 2007, cả nước ta có hơn 9.000 trường hợp trẻ em bị TNTT, trong đó có hơn 7.500 trẻ tử vong. Cứ mỗi ngày, trên cả nước lại có 20 trẻ em thiệt mạng và rất nhiều trẻ em bị tàn tật vì TNTT.

    Theo nghiên cứu của Tổ chức Plan Việt Nam năm 2001, mỗi ngày có khoảng 35 trẻ bị chết do đuối nước và 11 trẻ bị chết do tai nạn giao thông.

    Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Việt Nam, trong số 796.241 trường hợp TNTT nhập viện, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm hơn 12%. Những hậu quả đau lòng do TNTT gây ra sẽ ảnh hưởng lâu dài và nặng nề tới sức khỏe của những công dân tương lai.

    Tuy vậy, khoảng 70% các ca tử vong do thương tích và 57% số ca bị thương của trẻ em dưới 20 tuổi là hoàn toàn có thể phòng chống được. Do đó, TNTT hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu mỗi bậc cha mẹ chịu tìm hiểu các kiến thức cơ bản phòng tránh nguy hiểm cho con cái.

    Cách sắp đặt ngôi nhà an toàn cho trẻ

    Theo Tổ chức Plan Việt Nam, để phòng tránh TNTT cho trẻ, nhất thiết phải xây đắp một ngôi nhà an toàn cho trẻ.

    Theo đó, ngôi nhà phải có cửa, cổng chắc chắn ngăn cách với đường, ngõ; ao hồ, hố vôi gần nhà phải có hàng rào bao quanh; giếng và dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy an toàn; tay vịn cầu thang, ban công, cửa sổ phải có chấn song an toàn, có cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang;

    các vật dụng như phích nước nóng, ổ cắm điện, diêm, bật lửa, vật sắc nhọn như dao, kéo… phải để trên cao, ngoài tầm với của trẻ; phải có cửa ngăn với nhà bếp, nếu bếp đặt trên sàn nhà phải có rào chắn; không để những đồ chơi nhỏ, vật dễ nuốt như đồng xu, bi, hạt lạc, nhãn… ở chỗ chơi của trẻ dưới 5 tuổi;

    các loại hóa chất độc hại phải bảo quản, tránh xa nguồn thức ăn, nước uống; tủ thuốc gia đình phải có đầy đủ nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, để trong tủ khoá, ngoài tầm với của trẻ và có đủ phương tiện sơ cứu trong các trường hợp TNTT thông thường.


    Theo

    http://www.tin247.com/tre_em_de_bi_tai_nan_thuong_tich_tai_nha-10-54547.html
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Mình không hiểu tại sao rất nhiều bố mẹ chở con trên xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm cho con. Ở nhiều nước khi trẻ em đi xe đạp hay trượt pa tanh cũng được đội mũ bảo hiểm !!!
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cháu bé 2 tuổi nguy kịch vì lưỡi máy mài đâm vào ngực

    Chiều 11/10, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa cấp cứu một cháu gái 2 tuổi trong tình trạng rất nặng với một vết thương thấu ngực dài khoảng 5 cm, khó thở, chảy máu nhiều.

    http://dantri.com.vn/c728/s728-526965/chau-be-2-tuoi-nguy-kich-vi-luoi-may-mai-dam-vao-nguc.htm
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063

Chia sẻ trang này